Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5

154 4.2K 4
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 3 Lời cảm ơn Để giúp mình trang bị những kiến thức cần thiết về biên soạn bài tập trắc nghiệm khách quan môn Tiếng Việt ở tiểu học chúng tôi đã chọn đề tài Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Lan Anh - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, ThS. Lê Thị Lan Anh - người đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Mơ Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 4 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận này là trung thực. Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Sinh viên Nguyễn Thị Mơ Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 5 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT NXB : Nhà xuất bản T : Tập THPT : Trung học phổ thông TV : Tiếng Việt Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 6 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 6. Giả thuyết khoa học 10 7. Phương pháp nghiên cứu 10 8. Cấu trúc khóa luận 10 Nội dung Chương 1. Cơ sở lí luận 11 1.1. Tâm sinh lí của học sinh tiểu học 11 1.2. Vài nét về trắc nghiệm khách quan 18 1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan 18 1.2.2. Phân loại trắc nghiệm 20 1.2.3. So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 21 1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan 23 1.2.5. Ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong trường tiểu học hiện nay 25 1.2.6. Phân loại về trắc nghiệm khách quan 26 1.2.7. Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học 32 1.3. Vài nét về dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5 33 Chương 2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu – Tiếng Việt lớp 5 52 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 7 2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 52 2.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 53 2.3. Quy trình xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan 55 2.3.1. Xác định nội dung, mục tiêu bài dạy 55 2.3.2. Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá 55 2.3.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm 56 2.3.4. Soạn thảo hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan 56 2.3.5. Xây dựng đáp án 56 2.3.6. Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm 57 2.3.7. Hoàn thành các câu trắc nghiệm 57 2.4. Ví dụ minh họa áp dụng quy trình 58 2.5. Nội dung đánh giá kết quả học tập phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5 62 2.6. Hệ thống các bài tập đọc lớp 5 63 2.7. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5 65 Kết luận 111 Phụ lục 113 Tài liệu tham khảo Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức khoa học, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển của thế giới Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế xã hội đã có những bước chuyển biến mang tính chất bước ngoặt. Vì vậy, yêu cầu về nguồn nhân lực tất yếu phải chuyển biến nhanh chóng để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển xã hội. Nhiệm vụ ban đầu đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo là phải đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất mới và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, nền giáo dục nói chung và cấp tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ nội dung đến phương pháp dạy và học cho phù hợp với những yêu cầu mới mang tính thời đại. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích của giáo dục tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu về năng lực và nhân cách của người công dân tương lai. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt là một trong những môn học trung tâm, quan trọng và chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình tiểu học. Tiếng Việt không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà nó còn có vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng của con người góp phần thực hiện nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân và được thể hiện qua các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Trong năm phân môn trên của môn Tiếng Việt, phân môn Tập đọc có một vị trí đặc biệt quan trọng nó không chỉ rèn cho học sinh các kĩ năng đọc mà còn trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu về ngữ âm, từ vựng, Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 9 ngữ pháp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người, tình cảm của gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước. Qua các bài tập đọc, học sinh hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn cho học sinh. Hiện nay, cùng với sự đổi mới trong giáo dục, môn Tiếng Việt ở tiểu học cũng có sự đổi mới về nội dung, hình thức cũng như phương pháp giảng dạy. Một trong những đổi mới của môn học này là bên cạnh các bài tập mang tính truyền thống thì xuất hiện nhiều dạng bài tập trắc nghiệm khách quan. Các bài tập được xây dựng bằng hình thức trắc nghiệm khách quan do có nhiều ưu điểm trong quá trình kiểm tra nên được sử dụng rộng rãi trong các môn học nói chung và trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng, thông qua phân môn này sẽ giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng đọc. Trong đó kỹ năng đọc hiểu xác định những cái đích mà việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời cũng là phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh. Để tiếp thu những thành tựu văn hóa khoa học của nhân loại, để hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho các em. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đã được triển khai từ nhiều năm nay, vì thế hầu hết giáo viên đều nắm bắt được và đã có sự đổi mới. Tuy nhiên sự kết hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò còn một số hạn chế nhất định đặc biệt phần tìm hiểu nội dung bài trong phân môn Tập đọc. Trong hai đợt thực tập gần đây qua thực tế giảng dạy chúng tôi đã tiến hành dự một số giờ dạy Tập đọc lớp 5, sau khi thảo luận nhận xét chúng tôi thấy giờ dạy của nhiều giáo viên chưa có sự đổi mới đáng kể. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra phần đọc hiểu - phân môn Tập đọc chúng tôi đã quyết định tìm hiểu nghiên cứu về hình thức, nội dung cũng như việc xây Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 10 dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phần đọc hiểu nên chúng tôi đã chọn đề tài Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5. 2. Lịch sử vấn đề Phương pháp trắc nghiệm đã và đang được sử dụng rộng rãi và ngày càng có hiệu quả khắp thế giới. Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp để đo lường một số đặc điểm và năng lực trí tuệ của học sinh hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo hoặc thái độ, hành vi nhằm mục đích xác định. Khoa học trắc nghiệm gắn liền với mối quan tâm về khoa học vật lí, tâm lí cuối thế kỉ XIX. Năm 1904, Aljed Binet nhà tâm lí học người Pháp cùng với cộng sự của mình đã phát minh ra bài trắc nghiệm về trí thông minh được xuất bản năm 1905. Ở Mỹ, phương pháp này được dùng để phát hiện năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Đầu thế kỉ XX, E.Thondiker là người đầu tiên dùng phương pháp trắc nghiệm như một phương pháp “Khách quan nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của học sinh. Năm 1920, các trắc nghiệm nhóm trong trường học ra đời và phát triển nhanh chóng. Đến năm 1940, ở Mỹ đã xuất hiện rất nhiều các câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong rất nhiều các kì thi tuyển sinh. Năm 1961, Mỹ đã có trên 22000 bài trắc nghiệm chuẩn. Năm 1964, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin Gerbirich đã sử dụng máy tính điện tử để xử lý kết quả trắc nghiệm trên diện rộng. Ở Nga, từ năm 1926 đến năm 1931 đã có một số nhà sư phạm ở Matxcơva, Lêningrat, Kiev dùng câu hỏi trắc nghiệm (Test) để chuẩn đoán đặc điểm tâm sinh lí cá nhân và kiểm tra kiến thức. Nhưng do một số quan điểm bảo thủ, lối mòn, máy móc trong việc đánh giá năng lực học sinh hay quan điểm phân biệt giai cấp nên việc dùng Test trong kiểm tra đánh giá đã bị Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 11 phê phán. Đến năm 1963, kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm mới được phục hồi và dần được sử dụng rộng trong các môn học khác nhau. Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, rất nhiều nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,… đã kết hợp sử dụng đề thi trắc nghiệm khách quan trong các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, các kì thi Olympic quốc tế. Trong những năm gần đây đã ứng dụng câu hỏi trắc nghiệm trong phần lớn các đề thi lý thuyết và thực hành. Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Bỉ,… đã sử dụng rộng rãi công nghệ tin học trong kiểm tra đánh giá, khiến cho phương pháp trắc nghiệm thực sự trở thành công cụ hữu ích, nhất là chương trình học từ xa, tự học và tự đào tạo. Việc cài đặt các chương trình trắc nghiệm vào máy tính và ngày càng phát triển trên mạng lưới vi tính giúp con người tự học, tự kiểm tra đánh giá trình độ bản thân mình trước khi vào các kì thi chính thức. Ở Việt Nam, từ trong thập niên 70 đã có những công trình vận dụng Test vào kiểm tra kiến thức của học sinh. Ở miền Nam, trước ngày giải phóng câu hỏi trắc nghiệm đã được sử dụng phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc THPT. Năm 1994, theo hướng đổi mới việc kiểm tra đánh giá. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu phương pháp trắc nghiệm trong các trường đại học và bước đầu thử nghiệm. Năm 1996, một số giảng viên của trường Đại học Sư phạm Vinh cũng đã tiến hành nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm như: Nguyễn Dương Tuệ, Nguyễn Xuân Thăng,… và thu được những kết quả nhất định. Ở phía Bắc, tác giả Trần Bá Hoành đã đưa ra những nghiên cứu sớm nhất: năm 1971, tác giả đã soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm và áp dụng vào kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh. Từ năm 1980 đến năm 1990, tác giả Trần Kiên cũng đã đề cập vấn đề câu hỏi Test dưới dạng đơn vị kiến thức đề Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 12 lập ra các câu hỏi cho chương trình “Động vật có xương sống” thuộc bộ môn Sinh học. Năm 1993, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Kĩ thuật trắc nghiệm và ứng dụng ở đại học” của tác giả Lâm Quang Thiệp, Phan Hữu Tiết, Nghiêm Xuân Hùng. Ở các trường Đại học, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm, đã có nhiều sinh viên lựa chọn việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm cho các chuyên ngành làm đề tài khóa luận tốt nghiệp như Đỗ Thị Duyên (2009) sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá phần phân số môn toán lớp 4” hay Phạm Thị Thủy (2007) sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên với đề tài: “ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương Axit - Bazơ trong hóa phân tích"… Năm 2005 - 2006, chương trình thi tốt nghiệp THPT và đại học đã tiến hành thành công với trắc nghiệm môn Ngoại ngữ. Năm 2006 - 2007 thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT các môn Vật lí, Hóa học, Ngoại ngữ đã đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh, tuy chất lượng đạt được là thấp so với những năm trước đây nhưng đây là bước đầu để ngành giáo dục đổi mới phương pháp dạy và học. PGS.TS Nguyễn Hữu Lân đánh giá đó là “một khâu đột phá, một cuộc cách mạng đầu tiên trong chiến lược cải cách nói chung”. Chương trình sách giáo khoa hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức triển khai vào các trường tiểu học trên toàn quốc từ năm học 2002- 2003 và kết thúc vào năm học 2006 - 2007 đòi hỏi phải thực sự đổi mới cách dạy Tiếng Việt, học Tiếng Việt nói chung và cách tiếp nhận, thông hiểu được các tác phẩm văn, thơ nói riêng trong nhà trường tiểu học. Từ thực tế đó đặt ra một yêu cầu và nhiệm vụ mới về nội dung, phương pháp, cách thức để người [...]... lại ở việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần đọc hiểu - phân môn Tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 5 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5. 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5 5.2 Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5 Nguyễn... hiểu cho học sinh lớp 5 Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này nhằm có thể xây dựng được một hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan phục vụ cho việc dạy học phần đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học một cách có hiệu quả hơn 3 Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5 dùng để hỗ trợ cho việc dạy học. .. dạy học truyền thống 1.2.6 Phân loại về trắc nghiệm khách quan Tuỳ thuộc quan điểm của mỗi tác giả có thể phân loại trắc nghiệm khách quan theo những cách khác nhau với những tên gọi khác nhau Trong dạy học phần đọc hiểu trong phân môn Tập đọc môn Tiếng Việt lớp 5 khi xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chúng tôi đã thống nhất và đưa ra 4 loại trắc nghiệm khách quan như sau:  Trắc nghiệm. .. khoa học Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu trong môn Tiếng Việt lớp 5 phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần đọc hiểu trong phân môn Tập đọc 7 Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp điều tra + Phương pháp phân tích kết hợp + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm + Phương pháp hệ thống 8 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần. .. dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh đồng thời cũng là một cơ sở tham khảo để giáo viên tiểu học có thể xây dựng các hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phục vụ công tác giảng dạy 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5 4.2 Phạm vi nghiên cứu Do cấu trúc của... phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được tổ chức làm 2 chương: Chương 1 Cơ sở lí luận Chương 2 Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu - Tiếng Việt lớp 5 Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 15 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tâm sinh lí của học sinh tiểu học 1.1.1 Đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học - Hệ xương còn nhiều... trắc nghiệm khách quan Mặt khác, trắc nghiệm khách quan còn có thể sử dụng ở các khâu trong quá trình dạy học và mang lại hiệu quả cao 1.3 Vài nét về dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5 1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học 1.3.1.1 Vị trí của dạy đọc ở tiểu học 1.3.1.1.1 Đọc là gì? Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho. .. cách phân loại trắc nghiệm Căn cứ vào mục đích của trắc nghiệm có trắc nghiệm năng lực và trắc nghiệm kết quả học tập Căn cứ vào sử dụng trắc nghiệm có trắc nghiệm theo tiêu chuẩn và Nguyễn Thị Mơ K33A - GDTH 24 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp trắc nghiệm theo tiêu chí Căn cứ vào mục đích và quá trình tiến hành trắc nghiệm có trắc nghiệm hình thành và trắc nghiệm tổng kết… Gọi trắc nghiệm khách. .. Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan là đảm bảo được tính khách quan + Dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể kiểm tra được số lượng lớn học sinh mà lại ít tốn thời gian thực hiện, nhất là khâu chấm bài, nó thuận lợi cho việc chấm bài và xử lý kết quả bằng máy tính + Trắc nghiệm khách quan cho phép thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức khác nhau, đánh giá thành quả học tập của học sinh với phạm... trắc nghiệm được tiến hành trong các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với môn học hoặc trong các kì thi cuối cấp, tuyển sinh Hiện nay, việc phân loại câu hỏi trắc nghiệm vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng theo ý kiến của tác giả Phó Đức Hoà và một số nhà nghiên cứu khoa học khác thì câu hỏi trắc nghiệm được phân ra làm hai loại: trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách . trong dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5. 5. 2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phân môn Tập đọc phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 5. Trường. hiểu môn Tiếng Việt lớp 5 62 2.6. Hệ thống các bài tập đọc lớp 5 63 2.7. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu cho học sinh lớp 5 65 Kết luận 111 Phụ. dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học phần đọc hiểu nên chúng tôi đã chọn đề tài Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phân môn Tập đọc phần đọc hiểu

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÍ LUẬN

  • 1.1. Tâm sinh lí của học sinh tiểu học

  • 1.1.1. Đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học

  • - Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,…

  • 1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan

  • 1.2.2. Phân loại trắc nghiệm

  • 1.2.3. So sánh trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

  • 1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan

  • 1.2.4.1. Ưu điểm

  • 1.2.5. Ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong trường tiểu học hiện nay

  • 1.2.6. Phân loại về trắc nghiệm khách quan

  • Phần 1: là một câu hỏi hoặc một phát biểu, còn gọi là phần đề.

  • Yêu cầu chọn một trong hai phương án trả lời.

  • ( Hạn chế của loại trắc nghiệm này:

  • Ví dụ: Điền vào ô trống chữ Đ trước câu trả lời đúng và S trước câu trả lời sai về những hình ảnh về chim sẻ đã để lại sự day dứt cho tác giả.

  • ( a. Không có tiếng cánh chim bay về đầu nhà.

  • ( b. Không có tiếng chim hót mỗi buổi sớm mai.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan