Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo

68 5.7K 12
Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ********* TRẦN THỊ PHƯƠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt Người hướng dẫn khoa học TH.S LÊ THỊ LAN ANH HÀ NỘI - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp đại học. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - ThS. Lê Thị Lan Anh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo”. Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc và trường Mầm non Tiên Dược - thị trấn Sóc Sơn - thành phố Hà Nội cùng các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Trần Thị Phương 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận là trung thực. Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. 4 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT (1) : trường Mầm non Hoa Sen (2) : trường Mầm non Tiên Dược Đ : đúng S : sai HC : hành chính TP : thành phố TT : thị trấn STT : số thứ tự MỤC LỤC 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 6. Phương pháp nghiên cứu 10 7. Cấu trúc khóa luận 10 NỘI DUNG 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 11 1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 11 1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 11 1.1.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ mẫu giáo 12 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 16 1.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 16 1.2.2. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt 21 1.3. Một số lỗi phát âm của trẻ 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 28 2.1. Vài nét khái quát về trường Mầm non Hoa Sen - TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc và trường Mầm non Tiên Dược - Thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội 28 2.2. Điều tra thực trạng 30 2.3. Phân tích kết quả điều tra 31 6 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 47 3.1. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm ở trẻ mẫu giáo 47 3.1.1. Nguyên nhân chủ quan 47 3.1.2. Nguyên nhân khách quan 47 3.2. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ 48 3.2.1. Sửa lỗi phát âm thông qua việc trò chuyện với trẻ hàng ngày 48 3.2.2. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ 51 3.2.3. Sửa lỗi phát âm thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học 59 3.2.4. Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan 64 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non. Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của toàn xã hội. Để những mầm non lớn nên khoẻ mạnh, yêu đời, trở thành những người công dân có ích cho đất nước thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn chú trọng tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có như vậy trẻ mới phát triển đúng hướng và toàn diện về nhân cách để phù hợp với mục tiêu chung của ngành giáo dục mầm non. Trong mục tiêu chung của Giáo dục mầm non đã đặt ra rất nhiều kế hoạch nhằm phát triển trẻ về mọi mặt: đạo đức, trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ để trẻ có vốn hiểu biết vững chắc khi rời khỏi trường mầm non và bước vào môi trường mới đó là các bậc học phổ thông. Từ mục tiêu trên ta thấy việc giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được rèn luyện, chăm sóc, giáo dục và tiếp xúc với môi trường mầm non - xã hội thu nhỏ đầu tiên đối với trẻ thì khi bước vào môi trường xã hội lớn hơn, đòi hỏi năng lực của trẻ cao hơn, trẻ sẽ không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, Giáo dục mầm non không chỉ chú trọng phát triển nhân cách cho trẻ mà qua đó còn chuẩn bị cho xã hội những người công dân luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của một xã hội tiên tiến. Với ý nghĩa to lớn ấy, trong khi lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã nghĩ đến vai trò vô cùng quan trọng của việc phát âm đúng của trẻ. Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Thật vậy, như một nhà văn người Pháp nói: “ Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát 8 triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc và thế giới. Trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn “siêu tốc” trong phát triển ngôn ngữ. Tần số lời nói trong giao tiếp hằng ngày của trẻ tăng lên đáng kể. Đặc biệt là trẻ hay đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. Đồng thời trẻ ở lứa tuổi này thường xuất hiện một số lỗi ngôn ngữ, tiêu biểu là lỗi phát âm nên đây là thời điểm tốt nhất để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu các lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mầm non từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp chữa lỗi phát âm đó là một việc vô cùng quan trọng, cần làm để đạt được mục tiêu chung của ngành Giáo dục mầm non. Thông qua đó chúng tôi có thêm điều kiện để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Hơn nữa chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu này có thể phần nào nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, đúng hướng. Bởi vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu đề tài: “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo”. 2. Lịch sử vấn đề Phát triển ngôn ngữ là một nội dung quan trọng nằm trong mục tiêu chung của Giáo dục mầm non, là một nhiệm vụ đòi hỏi phải làm ngay, càng sớm càng tốt nhằm giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Chính vì mức độ quan trọng của nó mà từ xưa tới nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. 9 Tác giả Phan Thiều trong cuốn Dạy nói cho trẻ trước tuổi lớp Một (1979) và tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh trong cuốn Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo (1980) đã đưa ra những nội dung và phương pháp dạy tiếng Việt ở nhà trường. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở sự giải thích, vận dụng các tri thức ngôn ngữ học, các thành tựu ngôn ngữ về tiếng Việt vào nhà trường. Trong cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, năm 1997, Nxb Giáo dục, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đưa ra những nhiệm vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ. Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải. Các lỗi phát âm được trình bày lần lượt theo cấu trúc âm tiết: lỗi thanh điệu, âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập đến nguyên nhân mắc những lỗi đó ở trẻ, qua đó tác giả cũng đã đưa ra một số trò chơi nhằm luyện cách phát âm cho trẻ. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện vào trong nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta một cách toàn diện, có hệ thống và sát với nội dung nghiên cứu trong đề tài này. Ngoài tác giả Nguyễn Xuân Khoa, trong cuốn Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, năm 2007, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tác giả Đinh Hồng Thái cũng chú trọng đến dạy trẻ nói, phát triển ngôn ngữ thông qua các thành phần của ngữ pháp tiếng Việt, đó là: giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển lời nói nghệ thuật cho trẻ qua thơ, truyện để tạo tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp một. Trong cuốn Giáo dục Mầm non, lí luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Nxb ĐHSPHN) đã đề cập tới một lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo, đó là tật nói lắp. Tác giả cho rằng, nói lắp là lỗi phát âm thường gặp ở 10 trẻ lên ba, nó mang tính di truyền và con trai thường bị nhiều hơn con gái, tuy nhiên tật đó không phải là không sửa được. Cùng với đó, tác giả đã đưa ra hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nói lắp ở trẻ và một số biện pháp chữa tật nói lắp. Có thể thấy rằng, rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết các tác giả đều đã quan tâm tới vấn đề lỗi phát âm, tìm ra nguyên nhân và đưa ra được một số biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi thì các tác giả mới đưa ra vấn đề một cách chung chung, sơ lược, mang tính lí luận mà chưa đi sâu tìm hiểu, gắn với thực tiễn. Đặc biệt là chưa đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất, mang tính thực tiễn nhất để sửa lỗi phát âm cho trẻ. Chính vì lí do này mà chúng tôi càng có quyết tâm theo đuổi, nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo” với mong muốn sẽ hoàn thiện hơn nữa những vấn đề mà các tác giả trước đây đã nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Điều tra thực trạng phát âm của trẻ mẫu giáo nhằm tìm hiểu các lỗi phát âm thường gặp ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục những lỗi phát âm đó một cách toàn diện, triệt để hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Một số lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm thường gặp ở trẻ mẫu giáo nhưng do thời gian và điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở hai trường Mầm non: [...]... Chương 1 Cơ sở lí luận Chương 2 Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo Chương 3 Nguyên nhân và một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 1.1.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 11 Tâm lí của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh, dần dần trẻ học cách hành động có chủ định theo mục đích đặt ra một cách có ý thức Mầm mống của nhân cách... trình học phát âm của trẻ, trẻ phải ghi nhận các âm thanh (nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện lại nó bằng âm thanh của mình Trẻ tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của 25 bộ máy phát âm Ở tuổi mẫu giáo những điều kiện này đã đặt được mức tương đối ổn định cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị Tuy nhiên một số trẻ vẫn... một số lỗi về âm Dưới đây là một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải 1.3.1 Lỗi thanh điệu Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thành ngã là hai thanh có cấu tạo phức tạp - Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối với trẻ Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn tức là với âm điệu không gãy ở giữa Vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc VD: Phát âm. .. bin 1.3.3 Lỗi âm đệm Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm chính vì thế âm đệm thường bị bỏ qua VD: Trẻ phát âm quả quất thành cả cất; hoa quả thành ha cả,… 1.3.4 Lỗi âm chính Lỗi về âm chính tập trung vào việc trẻ phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi kia VD: Trẻ phát âm con hươu thành con hiêu; hữu thành hĩu; quả chuối thành quả chúi; huyền thành huền;… 1.3.5 Lỗi âm cuối... lượt từng trẻ Ghi chép cẩn thận câu trả lời của trẻ rồi phân loại lỗi phát âm - Ghi chép những âm tiết mà trẻ nói sai trong mọi hoạt động ở trường mầm non - Sử dụng tranh vẽ, hình ảnh có nội dung biểu thị từ, các cụm từ cho trẻ phát âm và ghi chép lại các âm mà trẻ đã phát âm sai 2.3 Phân tích kết quả điều tra 2.3.1 Tình hình lỗi phát âm của trẻ Để tìm hiểu được tình trạng lỗi phát âm của trẻ 5 - 6... là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau Ví dụ: âm tiết Toan: o là âm đệm; a là âm chính; n là âm cuối; oan là phần vần 1.3 Một số lỗi phát âm của trẻ Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không thể phân chia được nữa Lúc đầu trẻ hình thành thính giác, âm thanh tức là sự phân biệt các âm của ngôn ngữ còn phát âm chúng sẽ học sau Sự phát âm đúng có liên quan... cứu cơ sở lí luận của đề tài - Tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo - Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm của trẻ 6 Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi sử dụng: - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra (điều tra phỏng vấn, phiếu anket) - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp 7 Cấu trúc khoá luận Ngoài phần Mở đầu... chất dội âm, tức là làm cho âm thanh được cộng hưởng, âm vang và phát ra ngoài 1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 1.2.1 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 1.2.1.1 Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo Nhà tâm lí học người Nga đã nghiên cứu đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo và ông đã chỉ rõ rằng: Trong vốn từ của trẻ mẫu giáo đầu tiên trẻ em phản ánh những đặc trưng của sự vật hiện tượng, càng lớn trẻ càng... âm điệu thanh hỏi không diễn ra đột ngột như thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài trở thành khó đối với trẻ nhỏ có hơi thở ngắn Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng VD: Trẻ phát âm hỏi thành họi hoặc phát âm hổ thành hộ Đến hết tuổi mẫu giáo lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn toàn 1.3.2 Lỗi. .. Tình hình phát âm của trẻ mẫu giáo lớn: - Trường Mầm non Hoa Sen, TP Vĩnh Yên, T Vĩnh Phúc - Trường Mầm non Tiên Dược, xã Tiên Dược, thị trấn Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Đặc điểm phát âm của gia đình và giáo viên, một số đặc điểm xã hội của gia đình trẻ, một số tình hình ngữ âm của gia đình trẻ, đặc điểm về giáo viên 2.2.3 Phương pháp điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra dựa trên những phương pháp sau: . 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 47 3.1. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm ở trẻ mẫu giáo 47 3.1.1. Nguyên nhân chủ quan 47 3.1.2. Nguyên nhân khách quan 47 3.2. Một số biện pháp. trạng lỗi phát âm của trẻ mẫu giáo Chương 3. Nguyên nhân và một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo. pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ 48 3.2.1. Sửa lỗi phát âm thông qua việc trò chuyện với trẻ hàng ngày 48 3.2.2. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ 51 3.2.3. Sửa lỗi phát âm

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • 7. Cấu trúc khoá luận

    • NỘI DUNG

    • CHƯƠNG 1

    • CƠ SỞ LÍ LUẬN

    • 1.1. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo

      • 1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo

      • 1.1.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ mẫu giáo

      • 1.2. Cơ sở ngôn ngữ học

      • THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ MẪU GIÁO

      • 2.1. Vài nét khái quát về trường Mầm non Hoa Sen, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc và trường Mầm non Tiên Dược, TT. Sóc Sơn, Hà Nội

        • 2.1.1. Vài nét khái quát về trường MN Hoa Sen, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

        • 2.1.2. Vài nét khái quát về trường Mầm non Tiên Dược, Xã Tiên Dược, Thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội

        • 2.2. Điều tra thực trạng

          • 2.2.1. Mục đích điều tra

          • 2.2.2. Nội dung điều tra

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan