Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945)

84 1.6K 6
Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc ( 1858 - 1945)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********** BÙI THỊ HÒA CHẾ ĐỘ TÔ, THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 – 1945) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học Th.S CHU THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Khóa luận với đề tài: “Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 - 1945)” em được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới sự động viên, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử đã đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện khóa luận thành công. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Chu Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Thị Hòa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Chu Thị Thu Thủy, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Hòa MỤC LỤC M ĐU Error! Bookmark not defined. 1. LÝ DO CHN Đ TÀI Error! Bookmark not defined. II. LCH S VN Đ Error! Bookmark not defined. III. MC ĐÍCH, NHIM V VÀ PHM VI NGHIÊN CU Error! Bookmark not defined. IV. NGUN T LIU VÀ PHNG PHÁP NGHIÊN CU Error! Bookmark not defined. V. ĐÓNG GÓP CA KHÓA LUN Error! Bookmark not defined. VI. B CC CA BÀI KHÓA LUN Error! Bookmark not defined. NI DUNG Error! Bookmark not defined. CHNG I: KHÁI QUÁT V CH Đ TÔ THU NÔNG NGHIP VIT NAM THI NGUYN THNG TR (1802 - 1858) Error! Bookmark not defined. 1.1. Tình hình kinh t nông nghip và xã hi nông thôn Vit Nam di thi Nguyn thng trErro r! Bookmark not defined. 1.1.1. Tình hình kinh t nông nghip Vit Nam di thi Nguyn thng tr:Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Tình hình xã hi nông thôn Vit Nam Error! Bookmark not defined. 1.2. Ch đ thu nông nghip Vit Nam di thi Nguyn thng tr (1802 - 1858) Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Đa tô thi Nguyn Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Thu nông nghip thi Nguyn Error! Bookmark not defined. CHNG II: CH Đ TÔ THU NÔNG NGHIP VIT NAM THI PHÁP THUC (1858 - 1945) Error! Bookmark not defined. 2.1. Quá trình xâm lc và thng tr ca Pháp - Nht. Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Quá trình thc dân pháp tin hành công cuc xâm lc, bình đnh toàn b lãnh th Vit Nam: Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Quá trình t chc b máy hai tr ca Pháp - Nht: Error! Bookmark not defined. 2.2. Chính sách thu khóa ca thc dân pháp: Error! Bookmark not defined. 2.3. ?????? Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Thu nông nghip ca thc dân pháp: Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Đa tô Error! Bookmark not defined. 2.4 Tác đng ca ch đ tô thu đi vi kinh t - xã hi Vit Nam thi pháp thuc Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Tác đng ca ch đ tô thu đi vi nông nghip Vit Nam: Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Tác đng ca ch đ tô thu nông nghip đi vi đi sng xã hi Vit Nam Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Phn ng ca nông dân đi vi ch đ tô thu Error! Bookmark not defined. KT LUN Error! Bookmark not defined. TÀI LIU THAM KHO Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nét nổi bật nhất trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc là một nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống người nông dân chìm trong cảnh đói nghèo. Đó cũng là biểu hiện rõ rệt sự bế tắc của nền sản xuất Việt Nam thời Pháp thuộc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều, nhưng nguyên nhân đặc biệt quan trọng, đó là gánh nặng thuế má, địa tô đè lên vai họ. Ngay sau khi đặt được ách thống trị ở Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay ngay vào bóc lột kinh tế, vơ vét của cải, tài nguyên làm giàu cho chính quốc, trong đó tô, thuế là một nguồn thu lớn. Cùng với sự bóc lột của thực dân Pháp, người nông dân còn chịu thêm sự bóc lột của địa chủ thông qua chế độ địa tô. Ngoài ra cùng với tô, thuế người nông dân còn phải chịu thêm nhiều khoản phụ thu lạm bổ. Chính gánh nặng tô, thuế là nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nông dân đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Tiêu biểu như: phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, phong trào chống đế quốc của nông dân năm 1930 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, cũng như cao trào chống đế quốc của nông dân Việt Nam trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945… Để hiểu rõ hơn tình cảnh khổ cực của người nông dân dưới thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu “Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 – 1945)” là rất quan trọng. Làm sáng tỏ vấn đề này sẽ góp phần làm rõ hơn chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc, đối chiếu so sánh với thời phong kiến, chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của chế độ tô, thuế đối với kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân Việt Nam thời thuộc địa. Qua đó đánh giá một cách khách quan chính sách tô, thuế của thực dân Pháp, không chỉ có mặt xấu, mặt hạn chế để “lên án” mà còn thấy được phần “tiến bộ” của nó đối với chế độ tô, thuế thời phong kiến. Đồng thời làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta sẽ góp phần thêm vào việc tìm hiểu động cơ chống đế quốc của nông dân Việt Nam, làm rõ thêm luận điểm quan trọng về Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Khóa luận sẽ góp phần làm sáng rõ một phần quan trọng của nông nghiệp Việt Nam thời cận đại, cung cấp những tư liệu cần thiết phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam cận đại trong các trường phổ thông. “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Chính phủ” (Mác). Thuế là nguồn thu chính đảm bảo cho nguồn chi tiêu của mọi Nhà nước, là công cụ tác động sâu sắc nhất đến kinh tế, xã hội của quốc gia. Những bài học rút ra từ đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những cơ sở khoa học để nghiên cứu vận dụng cải tiến chế độ thuế khóa hiện hành, nhằm mục đích bảo vệ công bằng trong thu thuế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài “Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 – 1945)” làm đề tài khóa luận. 2. Lịch sử vấn đề Cho tới nay, chưa có một công trình nào đi sâu, tập trung nghiên cứu về “Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 – 1945)”. Vấn đề này mới chỉ được đề cập rải rác trong một số công trình nghiên cứu của các nhà sử học: Một là, tác phẩm “Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc kỳ năm 1897 đến 1945” của Tiến sỹ Hồ Tuấn Dung đã nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ chính sách thuế mà Nhà nước thực dân đã ban hành thực thi trên địa bàn Bắc kỳ từ năm 1897 đến 1945… Tác phẩm đã làm sáng tỏ một số vấn đề cụ thể gắn liền với chính sách đó ở Bắc kỳ như: cơ sở ban hành chính sách thuế; chủ trương, biện pháp, phương thức đánh thuế; cách tổ chức quản lý thu thuế, cuối cùng là tác dụng của chính sách thuế đến nền kinh tế và đời sống thuộc địa thúc đẩy nhân dân không ngừng đấu tranh với mọi hình thức từ thấp đến cao, cho tới ngày cách mạng thành công. Tuy nhiên do nghiên cứu toàn bộ chính sách thuế Nhà nước thực dân áp dụng ở Bắc kỳ, nên phần nghiên cứu về thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc mới chỉ đề cập trên những nét lớn. Hai là, những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: luận văn Thạc sĩ của Tô Yên Khánh với “Tìm hiểu sự bóc lột của thực dân Pháp đối với nông dân Việt Nam trước Cách mạng thángTám”, Luận văn tốt nghiệp của Trương Huấn Thường “Những thủ đoạn bóc lột về nông nghiệp của thực dân Pháp”, có đề cập đến sự bóc lột về thuế má và địa tô của thực dân Pháp đối với người nông dân. Do trình bày trong phạm vi rộng, với nhiều nội dung, nên các tác giả chưa thể đi sâu vào tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, qua đó chúng ta cũng tìm thấy nhiều tài liệu tham khảo, những gợi ý cần thiết cho nội dung của luận văn. Ba là, những tác phẩm tiêu biểu như: “Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám” của Nguyễn Kiến Giang, tác phẩm “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại” của Viện sử học …có đề cập đến thuế và địa tô dưới thời Pháp thuộc, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tô, thuế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Bốn là, những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài tiêu biểu như: Y.Henry với “Kinh tế nông nghiệp Đông Dương”, P.Gourou với “nông dân đồng bằng Bắc Kỳ”, P.Aumiphin với “Sự hiện diện của tài chính và kinh tế Pháp ở Đông Dương”,… đã góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Năm là, những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí: tạp chí Tài chính, Đông Dương tạp chí, tạp chí Dân chúng, báo Ý dân, báo Đời sống mới, báo Tin tức… Cũng góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Nhìn chung, công việc nghiên cứu tô, thuế Việt Nam thời Pháp thuộc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Điều đó đã tạo thuận lợi cho chúng tôi tìm thấy nhiều tư liệu, những gợi ý cần thiết cho nội dung khóa luận. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng về tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của khóa luận Tìm hiểu chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Trên cơ sở đó giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn thủ đoạn bóc lột của thực dân và phong kiến đối với nông dân thông qua chế độ thuế má, địa tô. Đồng thời thấy được tác động của tô,thuế đối với kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân thuộc địa, hiểu rõ động cơ chống đế quốc của nông dân Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm vào việc cải tiến chế độ thuế khóa hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận Đề tài khóa luận tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: Khái quát về chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn thống trị để làm nền tảng tìm hiểu và so sánh với chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Tìm hiểu cụ thể chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc thông qua đó giải quyết các nhiệm vụ sau: + Trình bày quá trình xâm lược và thống trị của Pháp – Nhật + Chính sách thuế khóa của thực dân Pháp + Chế độ tô, thuế nông nghiệp thời Pháp thuộc + Tác động của chế độ tô, thuế đối với kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc Rút ra những bài học kinh nghiệm để nghiên cứu vào việc cải tiến chế độ thuế khóa hiện hành nhằm mục đích đảm bảo công bằng trong thu thuế và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế 3.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận Thời gian: khóa luận tập trung nghiên cứu chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc từ năm 1858 đến 1945 Không gian: Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1858- 1945) 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: - Một số tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin, văn kiện của Đảng, Nhà nước về vấn đề tô, thuế nông nghiệp làm cơ sở lý luận, phương pháp cho việc nghiên cứu các vấn đề tô, thuế nông nghiệp trong khóa luận - Những bài nghiên cứu khoa học về tô, thuế được đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử để nghiên cứu đề tài. - Những công trình nghiên cứu luận án Tiến sỹ của Tiến sỹ Hồ Tuấn Dung, luận văn Thạc sỹ của Tô Yên Khánh, khóa luận tốt nghiệp của Trương Huấn Thường đã cung cấp nhiều tư liệu tham khảo để nghiên cứu đề tài. - Sách tham khảo chuyên ngành lịch sử Việt Nam thời cận đại của các nhà sử học trong nước. Ngoài ra chúng tôi còn khai thác một số công trình của tác giả nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt. Những tư liệu này chủ yếu được lưu tại thư viện Quốc Gia, thư viện khoa Sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính sử dụng trong khóa luận là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trong từng nội dung cụ thể. Thông qua việc trình bày có hệ thống các sự kiện lịch sử theo từng chủ đề từng chương, tác giả phân tích đánh giá các sự kiện, từ đó rút ra những nhận định khái quát thành chương và kết luận chung của khóa luận 5. Đóng góp của khóa luận Làm rõ chế độ thuế khóa và địa tô nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc, giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp. Góp phần tìm hiểu động cơ chống đế quốc của nông dân Việt Nam, động cơ chống đế quốc của nông dân chính là sự phản ứng của nông dân đối với gánh nặng thuế má địa tô, cung cấp một phần tài liệu cần thiết làm rõ luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo phần nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn thống trị (1802 – 1858). Chương 2: Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1858 – 1945). [...]... nhân dân Việt Nam đến nỗi có những người Pháp cũng kêu lên ngay từ khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam Một văn sĩ Pháp đã phát biểu: “Người An Nam cứ trả tiền và trên chiếc lưng cao su cả họ, nhà nước tha hồ kéo dài mức thuế co dãn” [16, tr.254] 2.3 CHẾ ĐỘ TÔ, THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1 85 8-1 945) 2.3.1 Thuế nông nghiệp của thực dân Pháp Số tiền thuế của ngân sách Đông Dương không ngừng... miếng mồi ngon của tư bản Pháp Chương 2: CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1 858 - 1945) 2.1 QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ CỦA PHÁP- NHẬT 2.1.1 Quá trình thực dân Pháp tiến hành công cuộc xâm lược, bình định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Ngày 1/9/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta, tiếp đó thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định...NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÔ, THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI THỜI NGUYỄN THỐNG TRỊ (1 802 - 1858) 1.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM DƯỚI THỜI NGUYỄN THỐNG TRỊ 1.1.1 Tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn thống trị * Sở hữu ruộng đất Nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta tồn tại hai hình thức... cuộc, thời Tự Đức 40 cuộc cuộc đấu tranh của nhân dân trong đó chủ yếu là nông dân Khởi nghĩa nông dân trước hết là sự phản ánh tình hình kinh tế xã hội thời kỳ này là phản ứng của nhân dân trước chính sách cai trị của Nhà nước Nhân dân lưu tán, đói khổ, nổi dậy đấu tranh có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân lớn đó là chế độ tô, thuế nặng nề 1.2 CHẾ ĐỘ TÔ, THUẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI THỜI NGUYỄN... Sau khi trở thành thuộc địa của Pháp quá trình phân hóa diễn ra với cường độ mạnh, tình trạng tập trung ruộng đất diễn ra với trình độ cao dẫn tới sự thu hẹp của sở hữu nhỏ Đây là tiền đề cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong nông thôn thời Pháp thuộc * Chính sách phát triển nông nghiệp Ở thế kỷ XIX, dưới thời Nguyễn Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp Nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu của... thực dân Pháp Dưới thời phong kiến, nền kinh tế nước ta có tính chất tự cấp, tự túc, hầu hết mọi hoạt động đều quy tụ vào nông nghiệp Từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, để thu được nhiều tiền thuế từ nông nghiệp, thực dân Pháp duy trì tất cả các loại thuế có từ thời phong kiến mà chủ yếu là thuế đinh và thuế điền 2.3.1.1 Thuế ruộng đất Trước năm 1897, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ thực dân Pháp vẫn... tương đương với khoảng 20kg gạo) Đó là mức thuế khá nhẹ so với thuế má của người dân phải chịu dưới thời Pháp thuộc Tình hình thuế má ấy của nhà Nguyễn phản ánh một nền sản xuất lạc hậu, một nền tài chính quốc gia quá nghèo * Tiểu kế chương 1 Qua chế độ tô, thuế thời Nguyễn nổi lên một số vấn đề chủ yếu sau: Tô, thuế triều Nguyễn về cơ bản theo nguyên tắc tô, thuế hiện vật Chính sách này có tính chất... kinh tế nông nghiệp Thuế hiện vật ấy phản ánh một trạng thái kinh tế kém phát triển và đồng thời bản thân nó cũng góp phần duy trì trình độ kinh tế lạc hậu” [36, tr.13] Chính sách tô, thuế triều Nguyễn còn là chính sách có lợi cho bọn giàu có, trước hết là địa chủ, mặt khác ra sức bóc lột nông dân, làm cho đời sống của người nông dân vô cùng cực khổ So với triều đại trước tô, thuế nông nghiệp thời Nguyễn... chân Pháp lan ra Hàng năm thực dân Pháp đã thu rất nhiều thuế từ sòng bạc Tóm lại, thực dân Pháp đặt thêm rất nhiều thứ thuế từ xưa chưa từng có ở Việt Nam Thậm chí đến học sinh đi thi cũng phải nộp tiền cho chúng Thí dụ năm 1933 mỗi học sinh thi bằng cao đẳng tiểu học phải nộp 3đ00 (trước 2đ00) và thi sơ học Pháp Việt mất 0đ50 (trước không mất) Tất cả những thứ thuế đó đè nặng lên nhân dân Việt Nam. .. thu thuế đến từng người dân Song song với việc cải cách hành chính, thực dân Pháp còn tăng cường biện pháp kinh tế nhằm khai thác triệt để thuộc Địa Đông Dương Một mặt chính quyền thuộc địa tạo điều kiện khuyến khích tư bản Pháp đầu tư vốn vào thuộc địa đặc biệt là Việt Nam Mặt khác để tăng nguồn thu từ thuộc địa, thực dân Pháp chú trọng điều chỉnh chính sách thuế thực thu đặc biệt là cải cách thuế . về chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn thống trị để làm nền tảng tìm hiểu và so sánh với chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc. Tìm hiểu cụ thể chế độ tô, thuế. Chương 1: Khái quát về chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn thống trị (1 802 – 1858) . Chương 2: Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1 858 – 1945). NỘI DUNG. trung nghiên cứu chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc từ năm 1858 đến 1945 Không gian: Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1 85 8- 1945) 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan