Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

65 918 0
Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** LÝ VĂN SỸ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Người hướng dẫn khoa học : GV. LÊ THỊ MINH THẢO HÀ NỘI - 2011 Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên Lê Thị Minh Thảo, Cô đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian xây dựng và hoàn thiện đề tài. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các Thầy, Cô trong tổ Chủ nghĩa xã hội khoa học, các Thầy, Cô trong khoa Giáo dục Chính trị, các cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên đã có những sự giúp đỡ đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Tòa án nhân dân, tỉnh uỷ Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô và các bạn sinh viên. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Người thực hịên Lý Văn Sỹ Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi khẳng định đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, chính thực lực tôi nghiên cứu và hoàn thanh trên cơ sở những kiến thức đã học về môn Chủ nghĩa xã hội khoa học và sử dụng tài liệu tham khảo. Nó không trùng khớp với bất kì kết quả của tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Lý Văn Sỹ Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 6 1.1. Một số khái niệm 6 1.2. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng 15 Chương 2. BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 24 2.1. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 24 2.2. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai 39 2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá bỏ tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tình Lào Cai 47 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 MỞ ĐẦU Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 5 1. Lí do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vững thì xã hội mới mạnh. Nhưng tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn ngày càng gia tăng, tình trạng bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi với nhiều hình thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, địa vị, trình độ văn hoá và phổ biến ở các nước có nền kinh tế kém phát triển như Tây Phi, Thái Lan, Việt Nam…, kể cả ở một số nước châu Âu, châu Mĩ có trình độ phát triển kinh tế cao, chị em phụ nữ vẫn còn bị tình trạng ngược đãi. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề gia đình rất được Đảng coi trọng: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên trong gia đình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [5, tr.414]. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm vấn đề bình đẳng nam nữ. Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được khẳng định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Và được tiếp tục ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 [33, tr.32]. Các chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp, luật pháp, văn bản luật… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên ở nước ta, gần đây nhất, tại Hội thảo công bố nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 25 tháng 11 năm 2010, cho biết có 58% số phụ nữ Việt Nam đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999) khi nghiên cứu vấn đề này đã công bố tình trạng phụ nữ là nạn nhân của bạo lực Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 6 gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm 40% đến 80%. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân. Ở tỉnh Lào Cai trong mấy năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình ngày càng tăng và xảy ra phổ biến ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tình trạng này làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm tổn hại kinh tế gia đình và sự phát triển của xã hội Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi chọn đề tài: “Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương Lào Cai. Qua đây góp phần công sức nhỏ bé vào nỗ lực của toàn xã hội nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng với vấn đề giải phóng phụ nữ về mặt lí luận cũng như thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề về gia đình được C.Mác- Ph.Ăngghen nghiên cứu rất sớm trong các tác phẩm của mình. Điển hình là tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã đề cập rất rõ đến nguyên nhân xuất hiện gia đình, các loại hình gia đình trong lịch sử, nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới, đồng thời chỉ ra phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Vận dụng những lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện của nước ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ. Nhất là trong Hiến pháp, luật pháp và nhiều văn kiện của Đảng rất nhiều quy định liên quan đến vấn đề này. Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 7 Một số năm gần đây, nhiều Hội thảo đã đi vào nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau về luật dành cho chị em phụ nữ. Tại Hội thảo “Đại biểu hội đồng nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với công tác phòng chống bạo lực gia đình” tổ chức tại Vĩnh Long vào ngày 10/3/2008 đã bàn về thực trạng và giải pháp nhằm xoả bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và đưa ra được 44 điều khoản trình Quốc hội. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu có liến quan đến phụ nữ như: - Công trình “Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985- 1995” (1995) của PGS.TS Lê Thị Quý. - Đánh giá những biến đổi trong gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề xây dựng con người” (2005) của PGS.TS Lê Thị Quý. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp nhà nước, luận án, luận văn khác bước đầu nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo nhiều phương pháp đem lại hiệu quả. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, một vấn đề đang được quan tâm là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, vấn đề này có tính chất phức tạp ở chỗ: Vì mỗi vùng miền, địa phương có sự khác nhau. Những nghiên cứu mang tính chất địa phương còn ít, nghiên cứu chưa sâu, chưa mang tính khả thi. Ở tỉnh Lào Cai Hội Liên Hiệp Phụ nữ cũng đã đưa ra được nguyên nhân và giải pháp ngăn chăn bạo lực gia đình. Nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra và ngày càng tăng gây ra nhiều đau khổ cho người phụ nữ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ của Chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ thực trạng và đưa ra được giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 8 nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, xây dựng Lào Cai nói riêng, Việt Nam nói chung thêm giàu đẹp, văn minh. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích, khoá luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Trình bày hệ thống cơ sở lý luận về bình đẳng, bạo lực, giải phóng phụ nữ. - Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở địa bàn tỉnh Lào Cai. - Phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở địa bàn Lào Cai, thực hiện bình đẳng nam nữ. 4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nhưng tập trung chủ yếu từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp, khảo sát thực tế, điều tra, so sánh, phỏng vấn 6. Đóng góp của khóa luận Khoá luận tốt nghiệp góp phần làm rõ thực trạng bạo lực đối với phụ nữ ở Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục, xoá bỏ tình trạng này. Ngoài ra khoá luận còn là tài liệu dùng cho các sinh viên tham khảo cho việc nghiên cứu. Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 9 7. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận có kết cấu gồm: Chương 1 Một số quan điểm cơ bản về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Chương 2 Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT 10 Chương 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Quan hệ gia đình là quan hệ giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau, đó là tình cảm thiêng liêng, ấm áp, che chở cho nhau. Gia đình là tổ ấm, là nơi thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước căng thẳng của cuộc sống. Gia đình trở thành “thiên đường trong thế giới không tim” (Chữ dùng theo nhan đề của một số cuốn sách của tác giả Mĩ Ch.Lash). Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường khi mà bạo lực gia đình đang là vấn đề mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới đạo đức xã hội, cản trở sự phát triển xã hội. Tình trạng này còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Bình đẳng Quan điểm về gia đình nói chung hay phụ nữ nói riêng được các nhà tư tưởng trước Mác nghiên cứu và đề cập rất sớm. Tomat Morơ là nhà xã hội không tưởng đã đề cập đến sự bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ông quy định: “Tuổi thành hôn của nam là 20, của nữ là 18, hôn nhân tự do mọi người đều có quyền lợi chọn vợ hoặc chồng” [35, tr.76]. Đây là tư tưởng rất tiến bộ trong việc củng cố tình yêu vợ chồng, bảo vệ phụ nữ. Vào thế kỷ XVII, XVIII nhiều nhà tư tưởng cho rằng phụ nữ là nô lệ của đàn ông, phụ nữ không có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội, phụ nữ sinh ra là để phục vụ đàn ông. Điều này cho thấy đây là sự xem phụ nữ có giá trị thấp kém so với đàn ông. Các nhà khai sáng như Điđơrô và sau này được Phuriê phê phán gay gắt “chế định hôn nhân tư sản bị biến dạng thành giao kèo buôn bán hợp thức hóa sự sa đọa làm cho phụ nữ bị vô [...]... ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 2.1.1 Khái quát về tỉnh Lào Cai * Điều kiện tự nhiên Lào Cai là một tỉnh biên giới phía bắc nằm ở chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 296km đường sắt và 345km đường bộ, có diện tích tự nhiên là 6.383,89km2 [6, tr.1] Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với. .. học về phụ nữ: Bạo lực trong gia đình là tệ nạn ngược đãi phụ nữ và trẻ em, là hiện tượng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư, xảy ra trên mọi vùng miền” [15, tr.3] Theo tạp chí gia đình: Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, ... em phụ nữ, đây là hình thức bạo lực tinh vi nhất hiện nay và đặc biệt loại bạo lực này có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây Ngoài ra còn có nhiều kiểu phân chia bạo lực gia đình khác như: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hay các dạng bạo lực tình cảm, lời nói, tâm lý đến ngược đãi thân thể Thường thì trong bạo lực gia đình thì người chồng gây ra là chủ yếu đối với. .. trạng phụ nữ bị ngược đãi đánh đập vẫn còn Vậy thì nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lại hội nhập kinh tế toàn cầu, sự biến đổi trong gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại gây ra sự xung đột, bạo lực gia đình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình là điều không tránh khỏi * Các hình thức của bạo lực gia đình Nạn bạo lực gia đình đang lan rộng và ngày càng gia tăng trong xã hội, trở... CNXHKH lực gia đình là bạo lực giới, có nghĩa là bạo lực được thực hiện bởi phần lớn là do nam giới đối với phụ nữ (bao gồm cả các em gái) Như vậy bạo lực gia đình là một trở ngại đặc biệt quan trọng của hạnh phúc gia đình, nó không chỉ gây tổn thương đến sức khoẻ, đến cuộc sống cũng như danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng... vũ lực nhằm hăm doạ hoặc đánh đập những người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó” [8, tr.5] Cần lưu ý rằng bạo lực gia đình dựa trên cơ sở giới là một khái niệm hẹp, khái niệm bạo lực chống lại phụ nữ Theo định nghĩa được nêu trong Tuyên ngôn về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 1993: Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kì hành động bạo lực. .. huyết thống” [5, tr.415] Như vậy, gia đình là một tập hợp người nhỏ, là tế bào của xã hội Gia đình là nơi mọi người yêu thương và chia sẻ những yêu thương với nhau, cùng làm ăn chung sống suốt đời mình Vậy thì bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình có tính chất như thế nào? Theo luật phòng, chống bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng... ngành: CNXHKH 2.1.2 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã là một vấn đề của toàn xã hội Ở Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng, tình trạng ngược đãi phụ nữ và trẻ em không phải là một vấn đề mới xuất hiện Tuy nhiên, đến nay nó vẫn chưa bị xoá bỏ mà ngược lại có xu hướng gia tăng Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá cương quyết của pháp luật,... bộ của phụ nữ [12, tr.231] Lênin khẳng định: “Ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc, vì toàn bộ công việc gia đình đều trút hết lên vai phụ nữ [12, tr.231] Vì vậy để thực sự giải phóng phụ nữ thì cần giảm nhẹ công việc gia đình, đưa phụ nữ vào tham gia sản xuất Chủ nghĩa Mác- Lênin cho chúng ta thấy rằng để thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình... phải gia đình nào cũng có thể sống hoàn toàn êm ấm, hạnh phúc Bạo lực gia đình lúc công khai, lúc lén lút, lúc ngấm ngầm đã và đang phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ Bạo lực gia đình làm mất đi sự lành mạnh của xã hội Vì vậy đấu tranh nhằm ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ là điều mà toàn xã hội cần quan tâm giải quyết * Bạo . PHỤ NỮ Ở LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 24 2.1. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 24 2.2. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai 39 2.3 phúc gia đình, làm tổn hại kinh tế gia đình và sự phát triển của xã hội Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi chọn đề tài: Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn. bạo lực, giải phóng phụ nữ. - Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở địa bàn tỉnh Lào Cai. - Phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm xoá bỏ tình trạng bạo lực đối

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • * Mục đích nghiên cứu

  • * Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

  • 6. Đóng góp của khóa luận

  • 7. Kết cấu khoá luận

  • 1.1. Một số khái niệm

  • 1.1.1. Bình đẳng

  • 1.1.3. Baọ lực gia đình

  • 1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng

  • 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin

  • 1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng đối với phụ nữ Vận dụng những lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề giải phóng dân tộc cũng như giải phóng phụ nữ được Đảng ta chú trọng ngay từ đầu thành lập. Trong các văn kiện thành lập Đảng tháng 2- 1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã nêu: “Nam, nữ bình đẳng” [17, tr.433] là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương. Đây là một trong bốn điểm chính cương đề ra. Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu thành lập Đảng, vấn đề giải phóng phụ nữ được Bác Hồ và Đảng ta hết sức coi trọng trong xây dựng đường lối cách mạng, một nội dung trong cách mạng giải phóng dân tộc.

  • 2.1. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình

  • - Hoạt động hoà giải

  • - Giải quyết đơn thư

  • 2.2. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ Lào Cai

  • 2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ trong gia đình ở Lào Cai

  • 2.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan