Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

67 952 3
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 1 Lớp K33A – GDCD TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** HOÀNG THỊ HUẾ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẢNG GIỚ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : Th.S TRẦN THẾ VĨNH HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 2 Lớp K33A – GDCD LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy giáo Trần Thế Vĩnh – Người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Trường Đại Học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Giáo Dục Chính Trị đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, cũng như bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của Thầy, Cô cũng như những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên! Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Tác giả đề tài Hoàng Thị Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 3 Lớp K33A – GDCD LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành bởi sự hướng dẫn của Thầy giáo: Trần Thế Vĩnh. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Tác giả đề tài Hoàng Thị Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 4 Lớp K33A – GDCD MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1 Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 7 3. Mục đích và nhiệm vụ 9 4.Đối tượng và phạm vị 9 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6.Đóng góp mới về khoa học của khóa luận 10 7. Kết cấu 10 Chương I: Cơ sở, lý luận và thực tiễn của vấn đề bình đẳng giới 11 1.1 Khái niêm và vị trí của bình đẳng giới trong đời sống xã hội 11 1.1.1 Bình đẳng 11 1.1.2 Bình đẳng giới 11 1.2 Một số lý luận về bình đẳng, bình đẳng giới 13 1.2.1 Một số quan niệm ngoài Mácxit về bình đẳng, bình đẳng giới 13 1.2.2 Một số quan niệm Mácxit về bình đẳng, bình đẳng giới 15 1.2.3 Quan niệm của Hồ Chí Minh về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ 19 1.2.4 Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới 21 Chương II: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới 23 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới 23 2.1.1 Hồ Chí Minh đã đánh gia cao vị thế, vai trò người phụ nữ trong xã hội 23 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 5 Lớp K33A – GDCD 2.1.2 Hồ Chí Minh đã khơi dậy những tiềm năng to lớn ở phụ nữ 25 2.1.3 Chỉ ra những thiêú xót, hạn chế 26 2.1.4 Đảng, Nhà nước phải quan tâm tới phụ nữ bằng chính sách, bằng pháp luật, bằng những đối xử bình đẳng, được học tập, được bồi dưỡng, được cử vào các chức vụ lãnh đạo quản lý 26 2.1.5 Các biện pháp cụ thể để thực hiện giải phóng phụ nữ 30 2.2 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay 33 2.2.1 Trong đời sống xã hội 34 2.2.1.1 Trong lĩnh vực kinh tế 34 2.2.1.2 Trong lĩnh vực chính trị 35 2.2.1.3 Trong lĩnh vực văn hóa 38 2.2.2 Trong gia đình 39 2.2.2.1 Mối quan hệ vợ chồng, con cái 39 2.2.2.1 Mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu 41 2.3 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 42 Chương III: Giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay. 43 3.1 Thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới 43 3.1.1 Thực trạng của bất bình đẳng giới 43 3.1.2 Những vấn đề đặt ra và những thách thức của vấn bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay 44 3.1.3 Nguyên nhân của bất bình đẳng giới 50 3.2 Giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong giai đoạn hiên nay 55 3.2.1 Tuyên truyên và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội 55 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 6 Lớp K33A – GDCD 3.2.2 Có chính sách phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người phụ nữ 58 3.2.3 Sử dụng pháp luật, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế gắn với việc đào tạo và sử dụng phụ nữ trong các công việc của Đảng, chính quyền, đoàn thể 59 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 7 Lớp K33A – GDCD PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người (cả nam và nữ) trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng như hưởng thụ các thành quả của phát triển.Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử nhân loại. Trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo nguồn lực con người là một nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thẻ chất, phong phú về tình cảm, đạo đức. Cuối thế kỷ XX, các quốc gia đều đạt những thành tựu quan trọng về phát triển con người. Nhưng đem so sánh chỉ số phát triển giữa nam và nữ, chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển năng lực của phụ nữ ở tất cả các quốc gia còn thấp hơn nam giới, đặc biệt tại các quốc gia chậm phát triển. Là một nước nông nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong những thập kỷ tới tập trung trước hết cho nông nghiệp và nông thôn.Quá trình này đòi hỏi phải phát huy mọi nguồn lực,đặc biệt là nguồn lực con người.Theo thống kê, phụ nữ chiếm 56% lao động trong nông ,lâm nghiệp, đảm đương 75% công việc của nhà nông, họ đang đóng góp phần quan trọng đưa Việt Nam vào hàng thứ hai về xuất khẩu gạo và cà phê trên thế giới.Phụ nữ không chỉ tham gia sản xuất mà còn làm phần lớn công Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 8 Lớp K33A – GDCD việc gia đình đồng thời họ cũng tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội Tuy nhiên , so với nam giới, phụ nữ còn rất hạn chế về trình độ, năng lực, họ đang gặp nhiều khó khăn , thách thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường.Mặc dù có đóng góp lớn cho phát triển nhưng xã hội cũng như gia đình chưa đánh giá hết cống hiến của phụ nữ , họ còn chịu nhiều thiệt thòi trong phát triển cá nhân.Chẳng hạn, phụ nữ chiếm số đông trong những người mù chữ, những người mắc bệnh tật và ít có cơ hội ,điều kiện học hành, vui chơi giải trí Sự hạn chế cơ hội phát triển ở phụ nữ trực tiếp làm giảm sút phúc lợi gia đình và xã hội đồng thời là một cản trở đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Các yếu tố tích cực và tiêu cực đang được phản ánh trong cuộc sống gia đình,đặc biệt là trong quan hệ về giới.Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ như thế nào nếu người phụ nữ chịu những thiệt thòi ,bất công ngay từ trong gia đình;nếu sự phát triển năng lực của phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại ngay từ gia đình?Đây là những câu hỏi đang đặt ra bức thiết cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển gia đình khi nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ.Thực tế này đã thôi thúc em chọn vấn đề:"Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài khóa luận. 2. Lịch sử nghiên cứu: Vấn đề giải phóng phụ nữ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đề cập rất sớm.Ở Việt Nam,vấn đề giải phóng phụ nữ cũng được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm ngay từ khi mới thành lập( năm 1930 ) .Từ góc độ nghiên cứu lịch sử,trong tác phẩm "Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại", của giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội (1975), đã đề cập khá sâu sắc vị thế người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội suốt chiều dài lịch sử,từ khi khai phá nền văn minh của dân tộc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 9 Lớp K33A – GDCD cho đến những năm 60.Song có lẽ việc nghiên cứu về phụ nữ và gia đình ở Việt Nam chỉ được đặt ra và giải quyết như một bộ môn từ năm 1987 với sự ra đời Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ (sau đổi thành Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ năm 1993).Cho đến nay,ở Việt Nam đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và gia đình như: -Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển. -Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. -Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ-Đại học Quốc gia Hà Nội. -Khoa phụ nữ học-Trường Đại học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù thời gian chưa nhiều nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự tâm huyết của nhiều nhà khoa học,một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu phụ nữ và gia đình Việt Nam đã được đặt ra,xem xét và có hướng giải quyết đúng đắn, trong đó có những chủ đề nghiên cứu về phụ nữ và gia đình. Nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành độc lập hoặc tổ chức liên ngành mà kết quả đã được công bố. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu bình đẳng giới.Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị như: ''Phụ nữ, giới và phát triển" của tiến sĩ Trần Thị Vân Anh và tiến sĩ Lê Ngọc Hùng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1996; "Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam" của giáo sư Lê Thi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1998 là những tác phẩm đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phương pháp tiếp cận giới - một phương pháp nghiên cứu mới mẻ nhưng rất hiệu quả.Các công trình trên đã nghiên cứu về giới, phụ nữ và giải phóng phụ nữ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh SVTH: Hoàng Thị Huế 10 Lớp K33A – GDCD Trước tình hình đó, em mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu:"Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Đề tài làm rõ thực trạng bình đẳng giới, đề xuất các giải pháp nhằm giảm dần bất bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ: 3.1 Mục đích: Làm rõ thực trạng bình đẳng giới trong công cuộc đổi mới. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần bất bình đẳng giới, tiến tới thực hiện bình đẳng giới trong xã hội. 3.2 Nhiệm vụ: Hệ thống, khái quát những quan điểm ngoài mácxit, mácxit, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới. Tìm hiểu quan hệ bình đẳng giới theo quan niệm phương Đông và phương Tây. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần sự bất bình đẳng về giới, tiến tới thực hiện bình dẳng giới trong toàn xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi: 4.1 Đối tượng: Khóa luận tập trung nghiên cứu bình đẳng giới trong lịch sử loài người; tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới; bình đẳng giới trong các lĩnh vực. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận làm rõ bình đẳng giới trong xã hội phương Đông, phương Tây; tư tưởng bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng trong giai đoạn đổi mới hiện nay. [...]... phù hợp tạo công ăn, việc làm cho phụ nữ 4.Quan tâm đến phụ nữ bằng chế độ, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước 2.2 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay: 2.2.1 Trong đời sống xã hội: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu đã được khẳng định trong các văn... thực hiện nam nữ bình đẳng là cơ sở lý luận, là nền tảng tư tưởng để Đảng và Nhà nước ta đề ra phương hướng, giải pháp nhằm xóa bỏ triệt để tình trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ trong gia đình SVTH: Hoàng Thị Huế 23 Lớp K33A – GDCD Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh CHƯƠNG II: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới: 2.1.1 Hồ Chí Minh. .. gia công tác xã hội.Bên cạnh đó, các quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng cho thấy tính chất lâu dài và khó khăn của cuộc đấu tranh vì bình quyền, bình đẳng và sự cần thiết tập trung vào việc thay đổi nhận thức xã hội, thực hiện giải phóng phụ nữ với việc xóa bỏ tư tưởng phong kiến của người đàn ông Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về. .. mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở, lý luận và thực tiễn về vấn đề bình đẳng giới Chương II: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới Chương III: Giải pháp nâng cao bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay SVTH: Hoàng Thị Huế 11 Lớp K33A – GDCD Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh CHƯƠNG I: CƠ SỞ, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 Khái niệm và. .. nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bình đẳng nam nữ.Tuy nhiên còn qua ít văn bản cụ thể và các biện pháp thực tế để nhằm từng bước tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông.Thực tiễn nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn và trở ngại trong việc thực hiện các chính sách về cán bộ nữ ở nhiều cấp ủy và cấp quản lý Nhà nước; Hiện tư ng bạo lực gia đình đối... biến đổi hàng ngày hàng giờ của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa .Nó được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc và cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh thành trong đất nước Việt Nam 1.2 Một số vấn đề lý luận về bình đẳng, bình đẳng giới: 1.2.1 Một số quan niệm ngoài Mácxit về bình đẳng, bình đẳng giới: Theo quan điểm của một số nhà Xã Hội Chủ Nghĩa không tư ng trong đó có Tomatx Moro nêu... lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát.Sự thống trị của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ ra những đứa con chỉ có thể là con của người chồng và phải được thừa hưởng tài sản của người ấy".[11; tr 356] Sở dĩ, địa vị xã hội của phụ nữ lúc bấy giờ luôn thấp kém hơn nam giới là bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ .Trong cả 3 loại quan hệ sản xuất gồm quan hệ sở hữu về tư. .. chọn chính bạn đời của mình.Khi hạnh phúc gia đình thực sự không còn nữa, Angghen tán thành giải quyết li hôn và coi đó là điều kiện cần thiết cho cả hai bên và xã hội 1.2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ: Ở phương Đông, tư tưởng "trọng nam, khinh nữ", bất bình đẳng vẫn đang tồn tại khá dai dẳng trong xã hội Trong xã hội Trung Quốc thì quan điểm của Nho Giáo... là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương SVTH: Hoàng Thị Huế 22 Lớp K33A – GDCD Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thế Vĩnh Xuyên suốt quan điểm của Đảng về vấn đề phụ nữ là những luận điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ, về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và về các biện pháp tiến tới bình đẳng nam nữ Chúng ta nhận thấy rằng, trong các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà... điểm trên đây về bất bình đẳng hoạc quá nhấn mạnh đến những yếu tố sinh học của cá nhân, hoặc quá thiên về yếu tố kinh tế như là nguyên nhân gây bất bình đẳng xã hội.Mac Weber coi sự bất bình đẳng là một hình thức thống trị của nam giới, vốn có nguồn gốc về sức khỏe, về thể lực của nam giới. Dần dần sức mạnh cơ bắp được thay thế bằng chế độ nam trị, tức là một hệ thống các giá trị xã hội và niềm tin vốn . đang bước vào nền văn minh trí tuệ.Thực tế này đã thôi thúc em chọn vấn đề:" ;Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay& quot;. cứu:" ;Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới và giá trị của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay& quot; cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Đề tài làm rõ thực trạng bình đẳng giới, . PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** HOÀNG THỊ HUẾ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẢNG GIỚ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan