Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay

73 795 4
Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** VI THỊ LẠI KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Ở LẠNG SƠN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết Học Người hướng dẫn khoa học : TS. VI THÁI LANG HÀ NỘI - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới T.S Vi Thái Lang đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn các thầy, cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy, cô khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô cũng như các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Vi Thị Lại 3 LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.S Vi Thái Lang. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Vi Thị Lại 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG Chương 1: Lý luận chung về kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 8 1.1 Một số khái niệm 8 1.1.1 Văn hóa 8 1.1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc 13 1.1.3 Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 16 1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn 21 1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 21 1.2.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn 25 Chương 2: Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay – Thực trạng và nguyên nhân 32 2.1 Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 32 2.2 Nguyên nhân của thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 47 Chương 3: Một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 55 3.1 Một số định hướng chung nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 55 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 58 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Là nhân tố quan trọng trong nền sản xuất tổng hợp, văn hóa như chất keo dính kết các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội… tạo nên hình hài và bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình được kết tinh với hàng ngàn năm văn hiến. Cùng với dòng chảy của thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cũng vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã hội, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, vận hội của sự phát triển là nguy cơ phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa. Hơn nữa, các thế lực thù địch vẫn tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình, đặc biệt là trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Do vậy, khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết vừa có tính thời sự vừa lâu dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới, rất nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ trương, giải pháp 6 cụ thể việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt là vùng văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương năm, (khóa VIII) Đảng chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong cộng đồng đa dân tộc, dân tộc Tày là dân tộc thiểu số đông người nhất ở Việt Nam. Cộng đồng người Tày cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông Bắc và một phần Tây Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang… Trong đó, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều đồng bào Tày cư trú nhất. Sự phong phú về cảnh quan, môi trường của Xứ Lạng đã tác động rất lớn đến đời sống văn hóa người Tày ở đây, làm nên một đời sống văn hóa dân gian cổ truyền phong phú, độc đáo và đặc sắc như lễ hội, trang phục, thơ, ca, tín ngưỡng đậm tính triết lý nhân sinh. Phần lớn những giá trị đó đến nay vẫn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật của cư dân người Tày. Chúng còn tương đối nguyên vẹn hoặc đã biến dạng, thay đổi ít nhiều. Thậm chí có những giá trị bị mai một hoàn toàn, chỉ còn lại dưới hình thức bào tàng hoặc nằm sâu trong lớp kí ức của người già ở vào lứa tuổi “xưa nay hiếm”. Điều đó gây nhiều ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển văn hóa dân tộc nói riêng và mục tiêu phát triển tỉnh Lạng Sơn nói chung. Do vậy, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn là một vấn đề hết sức cần thiết. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay" làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Triết học. 7 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độ khác nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm tiêu biểu như: PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Phan Ngọc, "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Nxb Văn học, “2006. Hồ Bá Thâm, Bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Văn hóa Thông tin, 2003 Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có: Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, viện dân tộc học, “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)”,Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội 1978. Lò Giàng Páo, "Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. Ngô Văn Lệ, "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày có các công trình: Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, “ Văn hóa Tày Nùng”, Nxb Văn Hóa 1984. Viện khoa học xã hội Việt Nam, viện dân tộc học , “Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam”, Hà Nội 1992. “Ai lên xứ Lạng”Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội 1994. Hoàng Quyết – Ma Khánh Bằng – Hoàng Huy Phách – Công Văn Lược – Vương Toàn, “Văn hóa truyền thống Tày Nùng” Nxb Văn hóa dân tộc 1993. Hoàng văn Páo (chủ biên), “Lượn Tày Lạng Sơn” , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2003. La Công Ý, “Đến với người Tày và văn hóa Tày” , Nxb khoa học xã hội, Hà Nội 11/2010. Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Tày ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Tày (nói 8 chung), người Tày ở Lạng Sơn (nói riêng) nhằm giới thiệu về người Tày; những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Tày. Một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc đi sâu tìm hiểu một số nét văn hóa cụ thể; đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp cho sự phát triển văn hóa dân tộc Tày nhưng cũng chỉ là những giải pháp mang tính định hướng chung cho các dân tộc thiểu số; chủ yếu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày ở góc độ văn hóa, chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học, chưa bàn nhiều tới vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn một cách khái quát. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề: "Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay" 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay, khóa luận đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày Lạng Sơn 3.2 Nhiệm vụ Khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày và tính tất yếu khách quan của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày. Hai là, đánh giá thực trạng vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng Ba là, đề ra một số định hướng và giải pháp cơ bản, nhằm kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Tày ở Lạng Sơn. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn trên góc độ triết học. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong phú. Khóa luận không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, ở khía cạnh triết học những giá trị văn hóa tạo nên "Bản sắc văn hóa" của dân tộc Tày ở Lạng Sơn nhằm kế thừa và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Thực hiện đề tài này, khóa luận chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong khóa luận. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, điều tra, so sánh nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra. 10 6. Đóng góp khoa học của đề tài Khóa luận góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc của tộc Tày ở Lạng Sơn; phân tích và hệ thống hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Tày dưới góc độ triết học. Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. 7. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa và vấn đề kế thừa nó; đồng thời góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của những giá trị văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn theo hướng: Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn: Triết học, Văn hóa, Dân tộc học ở các nhà trường, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở Lạng Sơn. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 6 tiết [...]... Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tới bản sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản sắc dân tộc Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ nét hơn ở văn hóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy Bản sắc văn hóa dân tộc có hai... loại bánh trái đặc trưng cho từng vụ mùa, từng địa phương 34 CHƯƠNG 2: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Ở LẠNG SƠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1 Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay Trong lịch sử hàng ngàn năm của mình, các bộ phận người Tày ở Lạng Sơn phát triển theo mạch vừa tụ cư - định cư vừa di cư - lan tỏa từ khắp các... cùng quý báu của văn hóa Việt Nam Việc nhận diện đúng về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc và các dân tộc thành viên là việc làm hết sức có ý nghĩa Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự chặt chẽ, hài hòa và thực hiện theo định hướng, đường lối của Đảng, Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân 1.1.3 Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Kế thừa là một trong... Tày ở Lạng sơn là sự thừa hưởng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ rất lâu đời cùng với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Tày hàng ngàn 22 năm nay Với đặc điểm của tự nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo cho văn hóa Tày nói chung, văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng Sơn nói riêng, những điểm độc đáo tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Việc... tiền đề phát triển kinh tế, xã hội vững chắc thì việc gìn giữ và kế thừa các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa các dân tộc là một vấn đề hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn mới hiện nay 1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn 1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông... của dân tộc Tày Kế thừa bản sắc văn hóa của dân tộc Tày là kế thừa những nét văn hóa đặc trưng nhất, mà người ta có thể dựa vào đó để phân biệt cộng đồng tộc người Tày với các dân tộc khác Những đặc trưng văn hóa này không bị pha trộn, mặc dù luôn có sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa các nền văn hóa, của các cộng đồng tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. .. văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện nhất thời, nó có mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông qua văn hóa Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc Người... diện cho mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (trong đó có dân tộc Tày ở Lạng Sơn) , là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, là vấn đề trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu... ở những nét cơ bản mang tính liệt kê Người Tày ở Lạng Sơn là một bộ phận của hệ thống dân tộc Tày ở Việt Nam Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 số cư dân người Tày ở Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Tày tại Việt Nam Ngoài những đặc điểm chung của dân tộc Tày ở Việt Nam, người Tày ở Lạng sơn còn có những đặc trưng riêng, thể hiện. .. kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Lạng sơn hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa phương mà lựa chọn, để có thể đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi trên thực tế Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, . nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 55 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 58 KẾT LUẬN. thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 47 Chương 3: Một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay 55 3.1. thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay – Thực trạng và nguyên nhân 32 2.1 Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn hiện nay

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan