Góp phần nghiên cứu sàng lọc acid shikimic trong một số cây thuốc ở việt nam

30 951 2
Góp phần nghiên cứu sàng lọc acid shikimic trong một số cây thuốc ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, acid shikimic còn được biết đến với vai trò quan trọng mới, nó là nguyên liệu dùng để tổng hợp osletamivir – hoạt chất chính của Tamiflu, thuốc có tác dụng điều trị bệnh cúm gia cầm H5N1. Hiện nay, acid shikimic dùng để tổng hợp Tamiflu được chiết xuất chủ yếu từ quả của cây Hồi đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất thuốc phòng chống cúm gia cầm.

ĐẶT VẤN ĐỀ Acid shikimic từ lâu được biết đến là một hợp chất trung gian quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp một số acid amin thơm như phenylalanine, tyrosin, tryptophan; và một số hợp chất alcaloid. Acid shikimic có thể được phân lập từ vi khuẩn như E. coli hay từ một số loài thực vật. Trong những năm gần đây, acid shikimic còn được biết đến với vai trò quan trọng mới, nó là nguyên liệu dùng để tổng hợp osletamivir – hoạt chất chính của Tamiflu, thuốc có tác dụng điều trị bệnh cúm gia cầm H 5 N 1 . Hiện nay, acid shikimic dùng để tổng hợp Tamiflu được chiết xuất chủ yếu từ quả của cây Hồi - đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất thuốc phòng chống cúm gia cầm. Tuy nhiên, Hồi không phải là loại cây dễ trồng, và phải đợi khoảng 5-7 năm mới có thể thu hoạch quả được, và phải hơn 10 năm mới cho thu hoạch ổn định. Hơn nữa, cây Hồi là cây có vùng phát triển hẹp, cây thích nghi vùng đồi núi thấp, nhiệt độ trung bình 21-23 0 C; lượng mưa hàng năm vào khoảng 1450- 1600mm. Như vậy, nếu chỉ trông chờ vào cây Hồi thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu acid shikimic, việc tìm ra các nguồn dược liệu khác có chứa acid shikimic là rất quan trọng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Góp phần nghiên cứu sàng lọc acid shikimic trong một số cây thuốc ở Việt Nam” nhằm mở rộng nguồn dược liệu có chứa acid shikimic. Đề tài gồm các nội dung sau : 1. Định tính acid shikimic trong một số dược liệu bằng SKLM. 2. Định lượng hàm lượng acid shikimic trong các dược liệu bằng HPLC. 3. Xây dựng quy trình chiết tách và tinh chế acid shikimic từ dược liệu có hàm lượng cao ở quy mô phòng thí nghiệm. 1 PHẦN I : TỔNG QUAN 1.1.ACID SHIKIMIC 1.1.1 Công thức hóa học, tính chất chung : Acid shikimic có công thức phân tử C 7 H 10 O 5 ; tên khoa học [3R- (3α,4α,5β)]-3,4,5-trihydroxy-1-cyclohexem-1-carboxylic acid ; phân tử khối 174,15 [30]. Công thức cấu tạo : Acid shikimic là chất bột màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 190-191 0 C , tan nhiều trong nước (18%), tan trong ethanol tuyệt đối (2,5%), không tan trong ether, cloroform, benzen và ether dầu; có đỉnh hấp thụ cực đại trong ethanol ở bước sóng 213nm [30]. 1.1.2. Các phương pháp định tính, định lượng acid shikimic * Phương pháp định tính Các phương pháp định tính acid shikimic đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm. - Phương pháp thuốc thử hiện màu: SA là chất không màu và không phát quang dưới ánh sang tử ngoại. Các phương pháp đo màu được áp dụng bằng cách cho phản ứng với các thuốc thử hiện màu để phát hiện SA trên SKG. Tuy nhiên các thuốc thử trong phương pháp này không đặc 2 hiệu cho SA, một số acid hữu cơ khác như acid quinic cũng cho màu tương tự [27]. - Phương pháp SKLM: được sử dụng để định tính SA từ những năm 1960 [27]. Sử dụng hệ dung môi thích hợp để chấm sắc ký so sánh chất thử với SA chuẩn. Một mẫu có SA dương tính nếu có vết cùng R f và cùng màu sau khi phun thuốc thử với SA chuẩn. - Phương pháp HPLC: gần đây HPLC là phương pháp phổ biến để định lượng các chất trong đó có SA [10], [20], [23]. * Phương pháp định lượng acid shikimic Có nhiều phương pháp được áp dụng để định lượng acid shikimic như: - Phương pháp HPLC với detector UV: phương pháp này được áp dụng dựa vào việc xác định đường chuẩn của SA chuẩn, phát hiện SA ở bước sóng 210nm [20], [23], [24]. - Phương pháp sắc ký khí lỏng (GLC): phương pháp này được tiến hành bằng cách tạo dẫn xuất trimethylsilyl. Sử dụng cafein làm chất chuẩn nội, cột IO và 200 mesh gas – chrom Q với detector FID, nhiệt độ buồng tiêm mẫu và buồng cột lần lượt là 210 và 185 0 C [18], [19]. - Phương pháp chuẩn độ: SA sau khi được tách cột Dowex-1x 8 column, chuẩn độ bằng NaOH loãng [16], [25]. 1.1.3. Vai trò và tác dụng * Vai trò Acid shikimic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp của nhiều hợp chất thiên nhiên như các acid amin thơm như phenylalanin, tryptophan và tyrosin, và các alcaloid, các hợp chất phenolic, các phenyl propanoid [27], [11], [28]. Acid shikimic là chất trung gian hóa học quan trọng trong các quá trình chuyển hóa trong thực vật và vi sinh vật (con đường shikimat). 3 Những năm gần đây, acid Shikimic được biết đến với vai trò mới, nó là nguyên liệu để bán tổng hợp oseltamivir làm thuốc điều trị cúm H 5 N 1 . * Tác dụng Các nhà khoa học đã chứng minh acid shikimic có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống co giật, chống oxy hóa, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư [24]. 1.1.4. Tình hình sản xuất acid shikimic hiện nay Hiện nay,đã có nhiều nghiên cứu công bố về việc phân lập và tinh chế SA từ quả Hồi. Theo đó, người ta nghiên cứu chiết xuất SA từ quy mô phòng thí nghiệm đến pilot và quy mô công nghiệp. Các cơ sở nghiên cứu công bố có thể đáp ứng được một khối lượng lớn SA [9]. Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều nghiên cứu mới về các phương pháp sản xuất SA khác nhau, có thể lên men vi khuẩn E. coli, có thể ức chế con đường shikimat ở thực vật để tăng tích lũy SA, và cũng có những nghiên cứu tổng hợp hóa học hoàn toàn [9]. Tuy nhiên những nghiên cứu đó vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa được áp dụng vào công nghiệp do nhiều hạn chế. Vì vậy, cho tới nay, việc sản xuất SA đi từ dược liệu vẫn là phương pháp được áp dụng, do vậy việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới có khả năng cung cấp SA thay thế cho cây Hồi là một vấn đề cấp thiết hiện nay. 1.2. Các dược liệu có chứa acid shikimic Acid shikimic được phân lập lần đầu tiên từ cây Hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) vào năm 1885. Tuy nhiên phải sau gần 50 năm cấu trúc của nó mới được xác định[32]. Sau đó, acid shikimic cũng được tìm thấy và được phân lập từ nhiều cây khác như Hồi (Illicium verum Hook.f.), Canh-ki-na (Cinchona spp.), Kha tử (Terminalia chebula), Chuối tiêu (Musa sapientum), Hướng 4 dương (Heliantuns annuus), Bạch quả (Ginko biloba), Tiểu hồi (Foeniculum vulgare), Liquidambar styraciflua…[32], [26]. Hiện nay, phần lớn acid shikimic để sản xuất Tamiflu vẫn chủ yếu được chiết xuất từ quả Hồi. Tuy nhiên, phải mất 5-7 năm sau khi trồng cây mới bắt đầu cho thu hoạch quả được, và phải hơn 10 năm mới bắt đầu cho thu hoạch ổn định. Hơn nữa, cây Hồi là cây có vùng phát triển hẹp, cây thích nghi vùng đồi núi thấp, nhiệt độ trung bình 21-23 0 C; lượng mưa hàng năm vào khoảng 1450-1600mm. Cây được trồng trên loại đất feralit đỏ vàng, mới được khai phá, có pH 4-5,5 [2]. Như vậy, nếu chỉ trông chờ vào cây Hồi thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu acid shikimic, việc tìm ra các nguồn dược liệu khác có chứa acid shikimic là rất quan trọng. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát acid shikimic trên các cây sau : một số loài Hồi, Cỏ ngọt, Bụp giấm, Dây thìa canh, Bồ công anh, Ban tròn. 1.2.1. Đại Hồi (Illicium. verum Hook.f. Illiaceae ) * Đặc điểm thực vật, phân bố, sinh thái Đại Hồi còn gọi là Bát giác hồi hương, Hồi hương, Hồi sao, Mác chác, Mác Hồi (Tày), Pit cóc (Dao) [2]. Là cây gỗ nhỏ, cao 6-8m, có thể đến 10m hay hơn. Cây có nhiều ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, đây là hai khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu và tinh dầu Hồi chủ yếu cho thế giới. Ở Việt Nam, cây Hồi có nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Gần đây phát triển rộng ra Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lai Châu và Hà Giang [1,2]. Cây thích nghi vùng đồi núi thấp, nhiệt độ trung bình 21-23 0 C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1450 – 1600mm. Hàng năm cây ra hoa kết quả theo 2 vụ, vụ chính thu hoạch vào tháng 8-10, vụ muộn thu hoạch vào tháng 2-4 năm sau. Cây trồng sau 5-6 năm bắt đầu cho 5 thu hoạch. Sau 15 năm mỗi cây có thể cho 10-20kg quả tươi/năm, sau 20 năm, năng suất tương đối ổn định ở mức 20-30 kg/năm [2]. * Thành phần hóa học Thành phần hóa học của cây hồi, nhất là quả Hồi đã được nghiên cứu khá kỹ. Ngoài hai thành phần chính được quan tâm nhiều là tinh dầu và acid shikimic, quả hồi còn có chứa các thành phần catechin, protocatechin, tinh dầu, dầu béo, acid protocatechuic, acid shikimic, secocycloartan, phenpropanoid và các chất vô cơ… Lá có chứa tinh dầu. Hạt chứa dầu béo [2], [20]. * Công dụng Người ta chiết xuất lấy tinh dầu Hồi dùng làm nước hoa, hương liệu cho đồ uống…Tinh dầu Hồi là một thành phần trong các cao xoa, cao dán để giảm đau khi bị sai khớp, bong gân, chấn thương bầm tím, đau lưng [2], [8]. Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, các phương pháp chiết xuất, định tính, định lượng SA từ quả Hồi đã và đang được nghiên cứu khá kỹ. Hàm lượng SA trong quả Hồi được công bố khoảng 5 – 8% [8]. 1.2.2. Các loài Hồi khác Chi Illicium ở Việt Nam hiện có 14 loài [5]. Trong số các loài Hồi đó, chỉ loài Hồi trồng (I. verum) là loài có diện tích lớn, tập trung và có giá trị cao do sản phẩm (tinh dầu, quả khô) được sử dụng rộng rãi và hàm lượng acid shikimic thu được khá cao. Các loài còn lại chủ yếu mọc hoang và sử dụng trong dân gian trong một số bài thuốc dân tộc (rễ Hồi núi ngâm rượu chữa bong gân, hoặc trong một vài bài thuốc trị thương của những người học võ nghệ). Với mục đích tìm kiếm nguồn dược liệu có SA, chúng tôi đã thu mẫu và tiến hành khảo sát SA trong 2 loài Hồi mọc hoang là Hồi lá nhỏ và Hồi lá mỏng. 6 Hồi lá nhỏ có tên khoa học là I. parviflorum, hiện nay mới chỉ thấy phân bố ở Bạch Mã (TT Huế), Bà Nà ( Đà Nẵng). Trong đề tài này chúng tôi gọi tên mẫu là Hồi Bạch Mã và Hồi Bà Nà. Hồi lá mỏng có tên khoa học là I. tenuifolum, phân bố ở Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hòa. Mẫu được sử dụng trong đề tài được lấy từ Pù Mát – Nghệ An, nên gọi tên là Hồi Pù Mát. 1.2.3. Bụp giấm Bụp giấm còn được gọi là Cây giấm, đay Nhật; tên khoa học là Hibiscus sabdariffa L. họ Bông Malvaceae. * Mô tả, phân bố, sinh thái Bụp giấm là cây bụi, cao 1 – 2 m, sống nhiều năm, nhưng trong sản xuất người ta chỉ trồng một năm rồi phá đi trồng lại. Cây dễ trồng, không kén đất, có khả năng chịu hạn, không chịu úng, được nhân giống bằng hạt và cành. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á và châu Phi. Bộ phận dùng là đài hoa, lá và quả. Để chiết xuất SA, người ta sử dụng đài hoa Bụp giấm [10]. * Thành phần hoá học Bụp giấm chứa anthocyan, acid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid và một số thành phần khác. Các lá đài giàu về acid và protein; các aicd chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric và acid hisbiscis [2], [4], [5]. Ngoài ra hoa bụp giấm còn chứa acid shikimic với hàm lượng 0,3% [10]. * Công dụng Lá Bụp giấm có vị chua, dùng làm rau ăn. Đài hoa được dùng làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, mứt kẹo, siro hoặc đem phơi khô và nấu lấy nước uống. 7 Lá, đài hoa và quả cong chữa bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hoặc hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật, cũng dùng điều trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch [2], [5]. 1.2.4. Cỏ ngọt Cỏ ngọt còn được gọi là Cỏ đường, Cúc ngọt, có tên khoa học là Stevia rebaudiana Bert. họ Cúc Asteraceae. * Mô tả, phân bố, sinh thái Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30-60cm. Mùa hoa tháng 5-9. Bộ phận dùng là lá. Hiện nay được trồng phổ biến ở Việt Nam. Là cây ưa ẩm và ưa sáng, sinh trưởng tốt vào vụ xuân – hè, trồng một lần có thể thu hoạch trong 2 – 3 năm Mùa hoa tháng 5-9. Bộ phận dùng là lá [2], [4], [5]. * Thành phần hoá học Lá chứa các heterosid diterpenic dẫn xuất của phyllocladen: steviosid (7%), rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có độ ngọt gấp 150-280 lần cao hơn saccharose [2], [4], [5]. Ngoài ra lá Cỏ ngọt còn chứa acid shikimic với hàm lượng 0,66% [10]. * Công dụng Cỏ ngọt được sử dụng rộng rãi để lấy chất thay thế đường (steviosid) trong công nghiệp thực phẩm (làm chất điều vị cho bánh mứt kẹo, nước giải khát), trong công nghiệp dược phẩm (thuốc thay thế đường trong đái tháo đường và mập phì). Người ta sử dụng bột lá Cỏ ngọt khô để làm chất điều vị ngọt cho trà túi lọc, trà thuốc[2], [5]. 1.2.5. Dây thìa canh Còn có tên khác là Dây muôi, tên khoa học là Gymnema sylvestre họ Thiên lý Acclepiadaceae. * Mô tả 8 Dây leo cao 6-10m, lá có phiến bầu dục. Thường mọc trong các bờ bụi, hàng rào tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam như Haiir Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, dài 8mm, rộng 12- 15mm, đài có lông mịn; tràng không có lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng [4].Quả đại dài 5,5cm, rộng ở nửa dưới, hạt dẹp, lông mao dài 3cm. Hoa tháng 7, quả tháng 8. Bộ phận dùng là dây, lá được thu hái quanh năm [4]. * Thành phần hóa học Cây chứa một chất glucosidic là acid gymnetinic rất gần với acid chrysophanic nhưng khác về một số tính chất. Lá chứa những hợp chất hữu cơ, 2 hydratcacbon, chlorophyll a và b, phytol, nhựa, acid tartric, inositol, các hợp chất anthraquinonic và acid gymnemic. Lá Dây thìa canh có chứa acid shikimic với hàm lượng 6,79% [10]. * Công dụng Thường dùng trị đái tháo đường. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hóa, còn dùng tán thành bột để chống độc. Ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta thường dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê dại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn [4]. 1.2.6. Bồ công anh – Trung Quốc Tên khác là Bồ công anh thấp, tên khoa học là Taraxacum officinale, họ Cúc Asteraceae. * Mô tả, phân bố, sinh thái 9 Cây thảo, sống một năm hay nhiều năm, cao 0,2 – 0,4 cm, không có thân [2], [4], [5]. Phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm, á nhiệt đới thuộc châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Được nhập vào Việt Nam từ lâu nhưng đến nay đã trở nên hoang dại ở một số vùng núi cao 900m trở lên như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Đà Lạt (Lâm Đồng)…[2]. Cây được nhân giống từ hạt. Sau khi ra hoa quả, cây tàn lại, hạt có túm lông được gió phát tán đi khắp nơi. Vòng đời của cây dài khoảng 3 – 5 tháng. Bộ phận dùng là toàn cây, gồm rễ, thân và lá. * Thành phần hóa học Toàn cây Bồ công anh TQ chứa 0,98% flavonoid toàn phần: lactopicrin, taraxacin, taraxasterol, β - sitosterol, stigmasterol…Ngoài ra còn có nhựa, tinh dầu, pectose, acid béo, sáp [2],[4],[5]. Theo nghiên cứu gần đây, cây Bồ công anh có chứa 1,21% acid shikimic [10]. * Công dụng Toàn cây dùng để chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy. Ở Trung Quốc còn dùng để chữa đau mắt, tiêu hóa kém, rắn cắn. Ở Pháp, Bồ công anh thấp còn chữa các bệnh gan mật, các bệnh tiêu hóa, sỏi thận, tiểu tiện ít, tăng cholesterol, xơ vữa động mạch, béo phì…[2], [4], [5]. 1.2.7. Ban tròn Tên khoa học là Hypericum patulum họ Ban Hypericaceae. * Mô tả, phân bố, sinh thái Cây thảo nhỏ, sống một năm hay hai năm, cao 10 – 20 cm. Thân cứng, nhẵn, không phân nhiều nhánh. Cây phân bố ở hầu hết các tỉnh từ vùng đồng bằng đến trung du và miền núi phía Bắc. Cây mọc từ hạt vào cuối xuân hoặc đầu hè, sinh trưởng và phát triển nhanh, khoảng 3 – 4 tháng là lụi tàn. Quả khi chín tự nứt, hạt vương vãi trên 10 [...]... canh Trong số đó, trên thế giới hiện nay mới chỉ có nghiên cứu SA trên Hồi, Bụp giấm, Cỏ ngọt, Dây thìa canh và một số loài Hypericum, trong đề tài này chúng tôi đã khảo sát được trên một số cây mới mà trên thế giới chưa nghiên cứu là Bồ công anh và một loài Hypericum là Hypericum patulum (Ban tròn) Đây có thể nói là một phát hiện mới về nguồn dược liệu cung cấp SA 3.4.3 Về kết quả chiết tách acid shikimic. .. thấp hơn trong loài Illicium verum (5 – 8 % acid shikimic) - Với các dược liệu còn lại, đây là lần đầu tiên được khảo sát acid shikimic tại Việt Nam, hàm lượng của chúng tuy không cao nhưng hầu hết đều là những cây có vòng đời ngắn, dễ trồng, do đó có thể là nguồn nguyên liệu thay thế cho cây Hồi trong sản xuất acid shikimic 3.3 Chiết tách acid shikimic từ cây Ban tròn (Hypericum patulum) * Phương pháp... trẻ em lên sởi, vết thương sưng đau, mụn nhọt, sâu răng, hôi mồm, ho, có nơi dùng chữa rắn cắn Ở Trung Quốc còn dùng để chữa viêm gan cấp hoặc mãn, viêm ruột thừa, viêm amidan, cam tích ở trẻ em Trong số các dược liệu trên, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có các nghiên cứu về acid shikimic trên các loài Đại Hồi (Illicium verum), những loài Hồi khác và dược liệu còn lại đang được bước đầu nghiên cứu trên thế... shikimic từ cây Ban tròn Đã chiết tách và tinh chế được một lượng nhỏ acid shikimc từ dược liệu là lá Ban tròn Sản phẩm thu được được khẳng định là acid shikimic dựa vào kết quả so sánh pic và phổ hấp thụ UV của phương pháp HPLC với detector UV và hiện được lưu tại phòng Phân tích, Viện dược liệu 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua một thời gian nghiên cứu sàng lọc acid shikimc trong một số dược liệu,... than Dịch trong Cô chân không Bột shikimic màu nâu nhạt Hỗn hợp MeOH-EtAC Tinh thể acid shikimic 29 3.4 Bàn luận 3.4.1 Về kết quả định tính acid shikimic trong các dược liệu bằng SKLM - Các dược liệu đem sàng lọc qua phép thử định tính bằng SKLM đều cho thấy có acid shikimic, điều này thể hiện ở các dược liệu đều vết có R f trùng với chất chuẩn và hiện cùng màu với vết chuẩn sau khi phun thuốc thử... thuốc thử 3.4.2 Về kết quả định lượng acid shikimic trong các dược liệu bằng HPLC - Đã khảo sát về tính thích hợp của hệ thống sắc ký, khoảng tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng và giới hạn định lượng của phương pháp đinh lượng acid shikimic bằng HPLC cho thấy có thể áp dụng phương pháp này để định lượng acid shikimic trong một số dược liệu - Đã định lượng acid shikimic trong 8 mẫu dược liệu: 3 loài Hồi,... ta thấy acid shikimic còn có trong nhiều cây khác, mà đề tài này mới chỉ sàng lọc được trên số lượng nhỏ dược liệu  Đã xây dựng được quy trình chiết tách và tinh chế acid shikimic từ dược liệu, và có thu được sản phẩm, hiện được lưu mẫu tại phong Phân tích, Viện Dược liệu KIẾN NGHỊ Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên kết quả nghiên cứu còn hạn chế Chúng tôi đề nghị cần tiếp tục:  Sàng lọc trên... khẳng định đó là acid shikimic Hình 10: Acid Shikimic tách từ lá ban tròn 27 Sơ đồ 1 Quy trình chiết tách acid shikimic từ cây Ban tròn Dược liệu Cồn 85, chiết Soxhlet Dịch chiết cồn Cô chân không Cắn Nước, siêu âm Dịch chiết nước Cắn Gạn Để lạnh 40C (24h) Dịch trong EtAc Phân đoạn EtAc Dịch chiết nước Cô chân không Cặn shikimic thô 28 Sơ đồ 2 Qui trình tinh chế acid shikimic Cắn thô shikimic Hỗn hợp... SA trong các mẫu dược liệu đem sàng lọc 3.2.2 Định lượng acid shikimic trong các mẫu dược liệu Các mẫu dược liệu nghiên cứu được xác định hàm lượng SA bằng phương pháp HPLC với các điều kiện đã chọn Sắc ký đồ HPLC thu được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử được thể hiện ở hình 6 và hình 7 Hình 6: Sắc ký đồ HPLC của dung dịch acid chuẩn 4.35 0 100.00 200 400 mAU 600 800 1000 1: 210 nm, 8 nm ACID SHIKIMIC. .. tồn tại trong một thời gian dài, qua đông đến mùa xuân sang năm mới nảy mầm Bộ phận dùng là toàn cây phơi khô * Thành phần hóa học Toàn cây chứa sarotranol, isojaca Từ phần trên mặt đất đã phân lập được 2 chromon glycosid Cho tới nay, đã có một số thông báo về sự có mặt của SA trong một số loài thuộc chi Hypericum, nhưng chưa có bất cứ tài liệu nào công bố về H patulum * Công dụng Theo dân gian, cây Ban . liệu acid shikimic, việc tìm ra các nguồn dược liệu khác có chứa acid shikimic là rất quan trọng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài Góp phần nghiên cứu sàng lọc acid shikimic trong một số cây. cây thuốc ở Việt Nam nhằm mở rộng nguồn dược liệu có chứa acid shikimic. Đề tài gồm các nội dung sau : 1. Định tính acid shikimic trong một số dược liệu bằng SKLM. 2. Định lượng hàm lượng acid. cắn. Ở Trung Quốc còn dùng để chữa viêm gan cấp hoặc mãn, viêm ruột thừa, viêm amidan, cam tích ở trẻ em. Trong số các dược liệu trên, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có các nghiên cứu về acid shikimic

Ngày đăng: 17/07/2015, 00:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan