HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

37 886 1
HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM  TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, diện mạo của đất nước Việt Nam có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém, chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp... Với nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo kinh tế xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo. Để làm được điều đó, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về giáo dục vẫn đang là vấn đề “nóng” mà xã hội quan tâm như quản lý giáo dục, phương pháp dạy và học, ứng xử trong nhà trường, đạo đức nhà giáo, dạy thêm – học thêm,... Trong đó, vấn đề dạy thêm – học thêm thu hút dư luận, báo chí quan tâm. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã nhận định: “Dạy thêm – học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của phụ huynh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của học sinh và quan hệ thầy trò”. Đứng trước tình hình này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn việc tăng cường khâu quản lý dạy thêm, nhưng dạy thêm – học thêm vẫn là vấn đề gây bức xức trong dư luận xã hội. Trong khi Thông tư 172012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm – học thêm có hiệu lực thi hành từ ngày 01072012, với nhiều điểm mới, có tính khả thi. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm trong trường THPT Nguyễn Trãi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Sáng kiến kinh nghiệm bám sát các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo, của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai và đặc điểm, tình hình của trường THPT Nguyễn Trãi.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI Người thực hiện: TRƯƠNG VĂN SƠN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trương Văn Sơn 2. Ngày tháng năm sinh: 1965 3. Nam, nữ: nam 4. Địa chỉ: 531/64 đường Phạm Văn Thuận, khu phố 2- Phường Tam Hiệp- Biên Hòa- Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613.881221- 3884351 (CQ) (NR): 0918.767293 6. Fax: 061.3881183 E-mail: thanhtutinh@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: quản lý. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1986 - Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy, quản lý - Số năm có kinh nghiệm: 29 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: • Chuyên đề: " Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp phân công CB- GV trong công tác tổ chức chuẩn bị giảng dạy nội dung, chương trình GDQP" • Chuyên đề: " Công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống thi đua hoàn thành mục tiêu " Học tốt - dạy tốt" trong nhà trường ở địa bàn vùng tôn giáo" 2 BM02-LLKHSKKN • Sáng kiến kinh nghiệm: - Xử lý tình huống giáo viên vi phạm quy chế dạy thêm, học thêm. - Hiệu trưởng quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườngTHPT Nguyễn Trãi. -Xây dựng các tiêu chí và thang điểm thi đua khối THPT & xây dựng bản cam kết thi đua cho các trường THPT Tỉnh Đồng Nai. - Một số biện pháp để nâng cao công tác phòng chống ma túy trong trường THPT Nguyễn Trãi. - Hiệu trưởng với vấn đề quản lý và xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT Nguyễn Trãi. 3 HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, diện mạo của đất nước Việt Nam có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém, chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp Với nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo. Để làm được điều đó, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về giáo dục vẫn đang là vấn đề “nóng” mà xã hội quan tâm như quản lý giáo dục, phương pháp dạy và học, ứng xử trong nhà trường, đạo đức nhà giáo, dạy thêm – học thêm, Trong đó, vấn đề dạy thêm – học thêm thu hút dư luận, báo chí quan tâm. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã nhận định: “Dạy thêm – học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của phụ huynh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của học sinh và quan hệ thầy trò”. Đứng trước tình hình này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn việc tăng cường khâu quản lý dạy thêm, nhưng dạy thêm – học thêm vẫn là vấn đề gây bức xức trong dư luận xã hội. Trong khi Thông tư 17/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm – học thêm có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2012, với nhiều điểm mới, có tính khả thi. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy thêm – học thêm trong trường THPT Nguyễn Trãi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Sáng kiến kinh nghiệm bám sát các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo, của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai và đặc điểm, tình hình của trường THPT Nguyễn Trãi. 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng trên cớ sở hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật về dạy thêm – học thêm. Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm – học thêm. Ngày 01/11/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số: 7291/BGDĐTGDTrH về việc hướng dẫn dạy học hai buổi/ ngày đối với các trường trung học. Với mục đích, yêu cầu; nội dung về kế hoạch dạy học hai buổi. Tổ chức thực hiện, cũng chỉ thực hiện được ở các trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sau khi nghiên cứu nội dung công văn 7291/BGDĐT-GDTrH, và căn cứ vào tình hình thực tế của trường, Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ chuyên môn nghiên cứu cách tổ chức thực hiện. Rút kinh nghiệm và nhân rộng nội dung về kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày. Trước Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT, Uỷ Ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai có Quyết định 61/2007/QĐ-UBND, ngày 16-10-2007, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh đã tổ chức thực hiện Quyết định 61/2007-QĐ-UBND. Trong quá trình tổ chức thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều điều chưa thật sự khả thi trong thực tế; Đặc biệt những người làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục hoàn toàn không quản lý được giáo viên của mình tổ chức dạy thêm – học thêm tại nhà hoặc các trung tâm tự tổ chức (về đối tượng người học, kiến thức truyền đạt, về thời gian, thời lượng, về học phí…). Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai có công văn số 772/SGDĐTGDTrH ngày 29-09-2012, về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm học thêm. Hai văn bản này là cơ sở pháp lý cho những người làm công tác quán lý tổ chức thực hiện tại cở sở giáo dục của mình. Ngày 08/01/2013 Sở Giáo dục có công văn 63/SGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện tạm thời uỷ quyền của UBND Tỉnh cấp phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh. Ngày 16 tháng 4 năm 2013 UBND Tỉnh Đồng Nai có Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. 2. Cơ sở thực tiễn 5 Trong thời gian vừa qua, dư luận, báo chí đã giành nhiều sự quan tâm bàn về vấn đề dạy thêm – học thêm. Thực chất, bản chất của việc dạy thêm – học thêm không có gì đáng phê phán, nếu như nó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành giáo dục và đào tạo đã đề ra và xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, củng cố, khắc sâu, bổ sung kiến thức của người học, động cơ không vụ lợi của người dạy. Học thêm đúng sẽ góp phần nâng cao kiến thức của người học, đồng thời sẽ là động lực để giáo viên không ngừng tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động dạy thêm – học thêm diễn ra ở các cấp lớp học phổ thông, ở cả môn khoa học tự nhiên lẫn bộ môn khoa học xã hội. Về phía gia đình, một số phụ huynh vì muốn con mình giỏi giang, giành được kết quả cao trong các kỳ thi; một số thì cho con học theo phong trào, người ta cho con học thêm thì mình cũng cho con học thêm; một số gia đình thì cho con đi học thêm vì không có thời gian quan tâm, quản lý con cái; một số thì cho con đi học thêm với mong muốn con được giáo viên ưu ái hơn khi lên lớp Về phía học sinh, thì do tâm lý không yên tâm giờ học chính khóa đủ kiến thức để vượt qua các kỳ thi, khi bạn bè học thêm, khi không chủ động tự học, Về phía giáo viên, thì cho rằng có “cầu” ắt có “cung”, áp lực chương trình trên lớp; vì đời sống còn khó khăn, Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hoạt động dạy thêm – học thêm ở nhiều nơi hiện nay đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát với nhiều hình thức biến tướng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm trong việc tổ chức dạy thêm – học thêm đúng pháp luật, hiệu quả, chấn chỉnh các hoạt động dạy thêm – học thêm biến tướng, ngăn chặn, xử lý các trường hợp lợi dụng dạy thêm – học thêm để vụ lợi, III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Đặc điểm, tình hình của trường THPT Nguyễn Trãi Trường vinh dự mang tên Nguyễn Trãi anh tài vĩ đại đất Việt, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trường được thành lập theo quyết định 1219/UBT Ngày 30-08-1983 của chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 189/QĐ-BGD ngày 09/04/1987 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. 1.1. Môi trường bên trong 6 a. Điểm mạnh Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của công chức, viên chức trong nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: : 100% đạt chuẩn, trong đó có 08 thạc sĩ; hiện đang học cao học 02; nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Chi bộ Đảng của trường có 32 Đảng viên đạt tỷ lệ 40,74% luôn làm tốt vai trò lãnh đạo các mặt hoạt động trong trường, là tập thể đoàn kết, có ý thức và tinh thần trách nhiệm, nhiều Đảng viên giữ những vai trò chủ chốt trong trường như BGH, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Cựu chiến binh, Tổ trưởng chuyên môn…. Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại: 19 phòng học, 04 phòng thực hành - thí nghiệm, 01 phòng công nghệ thông tin, 02 phòng vi tính, thư viện đạt chuẩn 01, khu sân chơi, bãi tập,… Trường có cảnh quan xanh, sạch, sân trường rộng, thoáng mát, có nhiều cây xanh, đạt chuẩn về tỷ lệ đất/ hs (7m2/hs), có đủ nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Là một trong những trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, có thành tích trong giảng dạy và học tập; được học sinh và phụ huynh học sinh vùng Hố Nai tín nhiệm: Nhà trường liên tục 22 năm liền (1989 - 2012) là tập thể lao động xuất sắc; được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba (1995), Huân chương lao động hạng nhì (2001), Huân chương lao động hạng nhất (2009); Trường được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen. b. Điểm hạn chế Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Chưa chủ động trong việc thanh tra, đánh giá chuyên môn; đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, công tác kiểm tra chưa thật sự sâu sát, dầy đủ. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa 7 thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Ý thức học tập nâng cao trình độ của một số giáo viên còn hạn chế. Nhiều giáo viên nữ còn trong độ tuổi sinh con, có con nhỏ nên đã hạn chế nhiều đến phân công chuyên môn Chất lượng học sinh: vẫn còn học sinh có học lực yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại; phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn; phòng làm việc của giáo viên, tổ chuyên môn chưa có. 1.2. Môi trường bên ngoài a. Thời cơ Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực Hố Nai. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Bên cạnh đó là lực lượng giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm. Nhà trường là một tập thể đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. b. Thách thức Đòi hỏi ngày càng cao của cha mẹ học sinh và xã hội về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Các trường THPT ở khu vực và Tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục. 2. Tình hình dạy thêm – học thêm ở trường THPT Nguyễn Trãi Trước hết phải hiểu rõ dạy thêm ở đây được đề cập ở đây là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và 8 đặc điểm tâm sinh lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học. 2.1. Dạy thêm – học thêm trong nhà trường a. Dạy luyện thi đại học (lớp nguồn) Nhằm tạo nguồn học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, nhà trường duy trì từ 2 đến 3 lớp nguồn cho mỗi khối. Để có nguồn học sinh này, vào mỗi đầu năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh khối 10 thi tuyển vào lớp nguồn với 3 môn Toán – Lý – Hóa cho lớp nguồn Ban khoa học tự nhiên và Toán – Văn – Anh cho lớp nguồn Ban cơ bản. Công tác tổ chức thi được tổ chức nghiêm túc từ khâu ra đề đến coi thi và chấm thi. Đối với học sinh lớp nguồn khối 11 và khối 12, vào cuối mỗi năm học nhà trường tiến hành rà soát những học sinh không đủ điều kiện về học lực, hạnh kiểm để tiếp tục theo học ở lớp nguồn thì cho các em chuyển sang các lớp học khác trong nhà trường. Đồng thời, những em đang không học lớp nguồn, nhưng có thành tích học tập tốt và có nguyện vọng thì sẽ được xét chuyển vào lớp nguồn. Đối với các lớp nguồn, nhà trường tổ chức dạy nguồn – dạy luyện thi đại học hay còn gọi là dạy thêm trong nhà trường. Mỗi lớp nguồn học 3 buổi trái buổi với 3 môn mỗi môn 4 tiết (Toán – Lý – Hóa hoặc Toán – Văn – Anh). Học sinh lớp nguồn có trách nhiệm học các buổi học nguồn như học chính khóa, thi đua tính vào thi đua chính khóa, đóng học phí đúng, đủ (250,000/ tháng, học 08 tháng/ năm học). Học sinh học nguồn từ tháng 9 đến hết tháng 5 hằng năm. Nhà trường phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn, có uy tín giảng dạy chính khóa và dạy tiết nguồn ở các lớp này để bảo đảm chất lượng dạy chính khóa cũng như luyện thi đại học. Giáo viên được phân công dạy tiết nguồn phải soạn giảng, duyệt giáo án và kiểm tra hồ sơ giảng dạy thường xuyên. b. Dạy luyện thi tốt nghiệp (Khối 12) Xuất phát từ chương trình nhiệm vụ năm học, từ chính nhu cầu của học sinh, nhà trường tổ chức dạy luyện thi tốt nghiệp cho 100% học sinh khối 12. Từ tháng 9, nhà trường tổ chức dạy luyện thi 3 môn bắt buộc thi tốt nghiệp với số tiết là 2 tiết/ môn/ tuần theo cơ cấu đơn vị lớp học chính khóa. Từ tháng 2, nhà trường cho học sinh đăng ký môn tự chọn và xếp lớp tự chọn. Tháng 3, học sinh học luyện thi theo thời khóa biểu 3 môn bắt buộc (2 tiết/ tuần/ môn) và các môn tự chọn (2 tiết/ tuần/ môn). 9 c. Bồi dưỡng học sinh giỏi Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho các bộ môn và triển khai đến các tổ bộ môn. Tổ bộ môn chọn lọc học sinh từ các lớp, nhà trường tổ chức thi tuyển học sinh vào đội tuyển. Đội tuyển được nhà trường bồi dưỡng theo các môn (1 môn/ 1 lớp). Với học sinh giỏi khối 10 và khối 12, việc bồi dưỡng học sinh giỏi thực hiện theo quy chế chuyên môn. Riêng học sinh giỏi khối 11 thì nhà trường tổ chức bồi dưỡng bằng hình thức khoán cho giáo viên (3.000.000 đồng/ môn) nhằm tạo nguồn học sinh giỏi cho khối 12, động viên giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm tham gia bồi dưỡng. Trong 3 năm trở lại đây, nhằm xây dựng sự kế thừa, nhà trường mạnh dạn phân công giáo viên trẻ tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, tuy hiệu quả bước đầu còn hơi hạn chế nhưng ngày càng có chiều hướng tích cực (giải 1, 2, 3 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đang gia tăng và giữ vững). d. Phụ đạo học sinh yếu, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh Tỷ lệ học sinh yếu không cao (dưới 3%), vì vậy, nhà trường chỉ tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu trong hè. Nhà trường không thu học phí của học sinh học phụ đạo. Giáo viên dạy phụ đạo được nhà trường trả thù lao như dạy luyện thi. Hoạt động ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh được tiến hành thống nhất trước mỗi kỳ kiểm tra, thi học kỳ. Các tổ chuyên môn thống nhất nội dung ôn tập, giáo viên bộ môn trực tiếp ôn tập cho học sinh trên lớp học chính khóa. e. Dạy luyện thi vào lớp 10 Trường được gian nhiệm vụ tuyển sinh 10 bằng hình thức thi tuyển. Do đó, số học sinh đăng ký dự thi vào trường THPT Nguyễn Trãi mỗi năm trên 1000 so với chỉ tiêu tuyển sinh là 450 học sinh. Vì vậy, phụ huynh có nhu cầu cho con em mình ôn tập, luyện thi để đủ năng lực dự thi, trúng tuyển vào trường. Trên cơ sở đó, nhà trường mở trung tâm luyện thi tuyển sinh vào lớp 10. Với kinh nghiệm 3 năm vừa qua, trung tâm luyện thi của nhà trường thu hút gần 500 học sinh/ năm. Vừa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh, vừa tăng nguồn quỹ phúc lợi chăm lo đời sống cho giáo viên. Nhà trường thành lập Hội đồng tuyển sinh vào lớp 10. Hội đồng này tham gia bàn bạc, biên soạn, dạy và quản lý hoạt động của trung tâm luôn. Lớp luyện thi học 3 môn Toán – Văn – Anh do giáo viên biên soạn tài liệu bám sát chương trình THCS và nội dung thi tuyển. Mỗi môn 20 tiết và học 10 [...]... hoạt động dạy thêm, học thêm: a) Trách nhiệm của Hiệu trưởng: - Tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm - Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy thêm, học thêm nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm -... thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm - Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường b) Trách nhiệm của giáo viên tổ chức hoặc tham gia hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường: - Thực hiện đúng quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông... chức hoạt động dạy thêm, học thêm: - Giáo viên xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ theo quy định, gửi hồ sơ về hiệu trưởng Hiệu trưởng tập hợp hồ sơ, trình Sở GDĐT Đồng Nai xét duyệt và cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm - Hiệu trưởng lập hồ sơ, trình Sở GDĐT Đồng Nai xét duyệt và gia hạn giấy phép cho dạy thêm, học thêm của trường 6 Trách nhiệm quản lý hoạt. .. về dạy thêm, học thêm; căn cứ nhu cầu học thêm của học sinh, sự thỏa thuận về việc dạy thêm, học thêm giữa lãnh đạo nhà trường với cha mẹ học sinh và giáo viên đăng ký dạy thêm, Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau: I ĐỐI TƯỢNG HỌC THÊM 1 Học sinh các khối lớp: Cấp trung học phổ thông Lớp 10  Lớp 11  Lớp 12  2 Không dạy thêm, . .. trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm - Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm: + Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; do Sở GD&ĐT Đồng Nai cấp Hiệu trưởng chỉ chứng nhận là giáo viên của trường + Danh sách người dạy thêm; + Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm; + Mức thu tiền học thêm - Về sĩ số học sinh của lớp dạy thêm, thời khóa biểu, số tiết học thêm. .. đình học sinh và học sinh học thêm - Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; 26 học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là đối tượng dạy thêm, học thêm - Giáo viên dạy thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm b) Các trường. .. giấy phép) tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; - Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu quy định đối với người dạy thêm - Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm b) Trình tự,... quy định v/v dạy thêm, học thêm của trường năm học 2013-2014 như sau: 1/ Quy định chung: Công tác tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm của trường được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT và Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND Trong đó, giáo viên tham gia dạy thêm tại trường và giảng dạy tại cơ sở riêng phải tuân thủ như sau: a) Nguyên tắc dạy thêm, học thêm: - Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp... biện pháp quản lý hoạt động này Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên dạy thêm tại nhà làm hồ sơ đăng ký dạy thêm, thành lập hội đồng xét duyệt dạy thêm – học thêm, kiểm tra, cấp phép dạy thêm, Nhờ đó, cho đến nay, hoạt động dạy thêm – học thêm tại nhà của các giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi không những không diễn ra tràn lan mà còn quy củ, hợp pháp, ổn định, góp phần tăng uy tín của giáo viên và nhà trường, ... của học sinh, số tiết dạy thêm của giáo viên thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND 3 Thu và quản lý tiền học thêm: a) Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường: - Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; . phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I tiêu " Học tốt - dạy tốt" trong nhà trường ở địa bàn vùng tôn giáo" 2 BM02-LLKHSKKN • Sáng kiến kinh nghiệm: - Xử lý tình huống giáo viên vi phạm quy chế dạy thêm, học thêm. -. được những thành quả đáng kích lệ: a. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục HKI, năm học 201 4-2015: Khối Sĩ số Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 10 SL 397 363

Ngày đăng: 16/07/2015, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan