Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-2014

41 442 0
Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tám năm qua kể từ ngày gia nhập WTO, mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Thị trường được rộng mở tới gần 149 nền kinh tế thành viên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện. Tuy nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp. Vì vậy, một trong những nhu cầu cấp thiết được đặt ra của mỗi doanh nghiệp Việt Nam là chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Trong đó việc huy động và đảm bảo vốn cho nhiều hoạt động của doanh nghiệp là chính sách tài chính quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của những nhà quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân tích thống kê nguồn vốn vì kết quả thu được từ công tác này là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính sách chất lượng cũng như các quyết định kinh doanh để đạt lợi nhuận cao nhất. Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-2014”.

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KQ Kết quả CP Chi phí VNĐ Việt Nam đồng ĐHĐCĐBT Đại hội đồng cổ đông bất thường TV Tổng vốn VSH Vốn chủ sở hữu NPT Nợ phải trả LỜI MỞ ĐẦU Tám năm qua kể từ ngày gia nhập WTO, mặc dù tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, phức tạp và khó lường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên. Thị trường được rộng mở tới gần 149 nền kinh tế thành viên. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác lập và ngày càng hoàn chỉnh. Các yếu tố thị trường và các loại hình thị trường tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ chế chính sách thông thoáng, đầy đủ, đồng bộ, môi trường kinh doanh được cải thiện. Tuy nhiên, gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp. Vì vậy, một trong những nhu cầu cấp thiết được đặt ra của mỗi doanh nghiệp Việt Nam là chú trọng đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm cạnh tranh. Trong đó việc huy động và đảm bảo vốn cho nhiều hoạt động của doanh nghiệp là chính sách tài chính quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của những nhà quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân tích thống kê nguồn vốn vì kết quả thu được từ công tác này là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chính sách chất lượng cũng như các quyết định kinh doanh để đạt lợi nhuận cao nhất. Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005- 2014”. Nội dung đề tài gồm hai chương: Chương I: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô giai đoạn 2005-2014 4 CHƯƠNG I: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1 .Khái niệm, phân loại và vai trò nguồn vốn của doanh nghiệp - Khái niệm: Vốn doanh nghiệp là các nguồn lực tài chính được doanh nghiệp huy động trong sản xuất kinh doanh mà quá trình vận động chuyển hóa của chúng tạo lập các quỹ tiền tệ và doanh nghiệp sử dụng chúng để tạo lập các loại tài sản của mình. Các nguồn lực tài chính doanh nghiệp huy động gồm nhiều loại, song nguồn lực chủ yếu gồm nguồn lực từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó, nguồn lực bên trong thu được từ hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu và vốn vay; nguồn lực bên ngoài từ hoạt động nhượng bán, cho thuê tài sản… Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu số lượng, thời điểm, tuyệt đối nên tính toán các chỉ tiêu có liên quan trong một thời kỳ cần tính giá trị vốn bình quân. - Phân loại: Có nhiều tiêu thức phân loại nguồn vốn doanh nghiệp , song tiêu thức quan trọng nhất là phân loại theo nguồn hình thành: các nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. • Vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các loại tài sản của đơn vị do chủ đơn vị cơ sở và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. • Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đơn vị phỉa trả hay phải thanh toán cho các đơn vị bạn, các tổ chức kinh tế-xã hội hoặc các cá nhân như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà nước, cho công nhân viên, cho cơ quan quản lý cấp trên và các khoản phải trả khác. - Vai trò: Vốn là yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất, vốn giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục không gián đoạn. Vốn làm năng lực sản xuất của doanh nghiệp nâng cao. Ngoài ra việc phân loại vốn theo tiêu thức khác nhau và nghiên cứu ảnh hưởng của từng loại vốn giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá chính xác vai trò của từng loại vốn trong quá trình sản xuất dẫn đến sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. 5 1.1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất. Sản xuất kinh doanh có quy mô tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường, luôn so sánh về chất lượng, mẫu mã…với các doanh nghiệp khác nhằm tiến hành hạch toán kinh tế để thu lợi nhuận tối đa. • Kết quả sản xuất kinh doanh gồm: giá trị sản xuất, doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế • Chi phí kinh doanh gồm: tài sản, lao động, vốn • Hiệu quả tuyệt đối bằng kết quả trừ chi phí • Hiệu quả tương đối gồm hiệu quả dạng thuận và hiệu quả dạng nghịch: Dạng thuận: Dạng nghịch: 1.1.3. Khái niệm, ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn - Khái niệm: Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động, quỹ lương, tài sản, vốn… của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của vốn tới kết quả sản xuất kinh doanh. - Ý nghĩa nghiên cứu: Việc nghiên cứu giúp xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau, từ đó sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào của sản xuất, với chi phí không đổi hoặc giảm nhưng tạo ra nhiều kết quả hơn. Đây là một chỉ tiêu của hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại là nội dung quan trọng nhất phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính của công ty. 1.2. LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN 1.2.1. Chỉ tiêu thống kê quy mô vốn Tổng vốn của doanh nghiệp được thống kê theo hai chỉ tiêu: Tổng vốn có ở đầu kỳ và cuối kỳ; tổng vốn có bình quân trong kỳ Chỉ tiêu tổng vốn có ở đầu kỳ và cuối kỳ là các số thời điểm phản ánh hiện trạng của vốn tại các thời điểm thống kê trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu tổng vốn có bình quân trong kỳ được sử dụng để tính toán ra nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như năng suất vốn, doanh lợi vốn hay vòng quay của vốn… 6 Tổng vốn bình quân trong kỳ được tính theo các công thức sau: Tổng vốn có bình quân trong kỳ Trường hợp có tài liệu về tổng vốn có ở ngày đầu của các tháng trong kỳ thì tổng vốn có bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau: ( • : Lần lượt là tổng vốn có ở ngày đầu tháng thứ nhất, ngày đầu tháng thứ hai,…, ngày đầu tháng thứ n trong kỳ nghiên cứu • : Số tháng tham gia tính toán 1.2.2. Chỉ tiêu thống kê cơ cấu vốn Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn tính trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành cho biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp K = VSH+NPT Đơn vị tính: lần hoặc % Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành là chỉ tiêu tương đối- thời kỳ. Chỉ tiêu cho biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả chiếm bao nhiêu lần hoặc % trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn, làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách tài chính phù hợp với tiềm lực của mình. 1.2.3. Chỉ tiêu thống kê tình hình trang bị và đảm bảo vốn cho lao động • Mức trang bị và đảm bảo tổng vốn cho lao động (TB K ) • Mức trang bị và đảm bảo vốn chủ sở hữu cho lao động (TB VSH ) Đơn vị tính: Chỉ tiêu mức trang bị và đảm bảo vốn cho lao động cho biết mức đầu tư nguồn vốn cho người lao động của doanh nghiệp là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị tổng vốn cho người lao động càng nhiều và ngược lại. 7 1.2.4. Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng vốn 1.2.4.1. Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng tổng vốn • Năng suất (hay hiệu năng) tổng vốn (H K ) Đơn vị tính: Chỉ tiêu năng suất tổng vốn là chỉ tiêu tương đối-thời kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tổng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu, đồng thời cho thấy khả năng sử dụng tổng vốn hàng năm của doanh nghiệp. • Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) tổng vốn (DL K ) Đơn vị tính: lần hoặc % Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tổng vốn là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của tổng vốn: một đồng tổng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đồng thời phản ánh quan hệ so sánh của lợi nhuận sau thuế với tổng vốn bình quân. • Vòng quay tổng vốn (L K ) Đơn vị tính: lần hoặc vòng Chỉ tiêu vòng quay tổng vốn là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ. Chỉ tiêu phản ánh một năm tổng vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu càng lớn thì độ dài một vòng quay tổng vốn càng ngắn, tốc độ chu chuyển của vốn càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được thêm vốn và ngược lại. 1.2.4.2. Chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu • Năng suất (hay hiệu năng) VSH (H VSH ) Đơn vị tính: Chỉ tiêu năng suất vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu tương đối-thời kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu, đồng thời cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu hàng năm của doanh nghiệp. • Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) VSH (DL VSH ) Đơn vị tính: lần hoặc % Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ. Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: một đồng vốn chủ 8 sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đồng thời phản ánh quan hệ so sánh của lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân. • Vòng quay vốn chủ sở hữu (L VSH ) Đơn vị tính: lần hoặc vòng Chỉ tiêu vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu chất lượng, tương đối- thời kỳ. Chỉ tiêu phản ánh một năm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu càng lớn thì độ dài một vòng quay vốn chủ sở hữu càng ngắn, tốc độ chu chuyển của vốn càng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được thêm vốn và ngược lại. 1.3. LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH VỀ VỐN Để phân tích biến động của nguồn vốn doanh nghiệp, ta có thể sử dụng các phương pháp thống kê như: phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích dãy số thời gian, phương pháp chỉ số… 1.3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ Đồ thị thống kê là phương pháp sử dụng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học với các hình dáng và màu sắc thích hợp để biểu hiện đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Đồ thị là phương pháp trực quan sinh động với các loại đồ thị, hình dáng, màu sắc được lựa chọn kết hợp với số liệu thích hợp. Ưu điểm và hạn chế: phương pháp đồ thị trực quan, sinh động, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhận biết và vì vậy có tính thuyết phục cao; là cơ sở của một số phương pháp khác như phương pháp hồi quy. Nhưng phương pháp này khó phân tích mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu; hiện nay đồ thị mới chỉ phân tích được biến động của chỉ tiêu tổng hợp theo 2 nhân tố; không tính được tác động của từng nhân tố đối với chỉ tiêu tổng thể về số tương đối mà chỉ tính được số tuyệt đối. Điều kiện vận dụng phương pháp đồ thị: cần có nguồn số liệu đủ lớn, đồng bộ và thống nhất, đối với đồ thị liên hệ: các chỉ tiêu nghiên cứu cần phải có mối liên hệ với nhau, khi phân tích nhân tố bằng phương pháp đồ thị hình chữ nhật thì số nhân tố là 2 và chúng phải có quan hệ tích với chỉ tiêu tổng hợp. 9 1.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ Phân tổ trong thống kê là việc phân chia một hiện tượng kinh tế - xã hội nào đó thành các tổ hoặc tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cở sở căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nhất định. Phân tổ là phương pháp nghiên cứu, quản lý quan trọng. Bởi lẽ hiện tượng nghiên cứu thường là các tổng thể kinh tế - xã hội rất phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận, nhiều loại hình cấu thành nên nếu không phân tổ một cách hợp lý thì khó có thể nghiên cứu tốt. Phân tổ giúp phân chia tổng thể phức tạp thành các loại hình khác nhau, đây là cơ sở để dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tính chất, đặc điểm, bản chất, quy luật của từng loại cũng như mối liên hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó chúng ta có thể nắm bắt được bản chất, quy luật của cả tổng thể nghiên cứu cũng như đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp đối với từng loại hình. Ưu điểm và hạn chế: phương pháp phân tổ khá đơn giản và nhìn chung có tính khả thi cao trong nghiên cứu kinh tế; là cơ sở của các phương pháp nghiên cứu khác. Nhưng nếu chỉ sử dụng phương pháp phân tổ thì khó khăn trong việc nghiên cứu biến động của hiện tượng qua thời gian, qua không gian hay mối tương quan giữa các hiện tượng. 1.3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN Dựa vào các ưu nhược điểm của từng phương pháp phân tích thống kê cũng như căn cứ vào đặc điểm dữ liệu đã thu được như trên, phương pháp phân tích dãy số thời gian là một trong những phương pháp phù hợp với nội dung phân tích biến động nguồn vốn của doanh nghiệp trong đề tài này 1.3.3.1. Khái niệm Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian bao gồm 2 yếu tố: thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu, với đề tài này là nguồn vốn của doanh nghiệp. Ưu điểm và hạn chế: phương pháp phân tích dãy số thời gian có ưu điểm lớn nhất là sự đơn giản, việc vận dụng phương pháp này rất dễ dàng, không phức tạp như các phương pháp khác. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc phân tích nhân tố, không cho phép nghiên cứu biến động của hiện tượng theo không gian. 1.3.3.2. Đặc điểm vận dụng Khi phân tích hiện tượng kinh tế- xã hội nói chung, phân tích biến động nguồn vốn của doanh nghiệp nói riêng, vấn đề quan trọng là cần xem xét biến động 10 [...]... II: VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2005-2014 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ 2.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô 2.1.1.1 Sơ lược về công ty Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Mã CK KDC Nơi niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh... hồi phục của nên kinh tế, năng suất vốn của công ty đã dần ổn định trở lại: năng suất tổng vốn 1.81 tỷ VNĐ/tỷ VNĐ và năng suất vốn chủ sở hữu 3.04 tỷ VNĐ/tỷ VNĐ 2.5.2 Phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn đến doanh thu 2.5.1.1 Phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng tổng vốn đến doanh thu do 2 nhân tố: năng suất tổng vốn và tổng vốn bình quân Bảng 7:Ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng tổng vốn đến... thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả Giai đoạn 2007-2010, năng suất nguồn vốn công ty liên tục biến động Đặc biệt năm 2009, năng suất tổng vốn là 1.49 tỷ VNĐ/tỷ VNĐ, năng suất vốn chủ sở hữu là 1.98 tỷ VNĐ/tỷ VNĐ: thấp nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu Điều này cho thấy trong năm 2009, tốc độ chu chuyển của vốn chậm, công ty lãng phí nguồn vốn và hoạt động kém hiệu quả nhất Tuy... và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động chung của hiện tượng nghiên cứu Đề tài này phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng tổng vốn và các bộ phận của tổng vốn đến doanh thu; phân tích biến động của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng bởi các nhân tố 12 CHƯƠNG II: VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU... đảm bảo vốn chủ sở hữu từ 0.09 tỷ VNĐ/người (2007) giảm xuống còn 0.06 tỷ VNĐ/người (2008) và tiếp tục tăng lên đến 0.15 tỷ VNĐ/người (2009) 2.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 2.5.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu công ty cổ phần tập đoàn Kinh Đô giai đoạn 2005-2014 Chỉ tiêu Năng suất TV Năng suất VSH Vòng quay TV Độ dài 1 vòng quay TV 2005 1.79... thường niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn của công ty liên tục biến động, cao nhất vào năm 2009 (cứ 1 đồng tổng vốn tạo ra 0.51 đồng lợi nhuận; 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.67 đồng lợi nhuận) và âm vào năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên, công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong khả năng tài chính của mình,... trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sụt giảm tăng trưởng và đầu tư nước ngoài, mất việc làm, thiểu phát, sức mua giảm khiến tình hình doanh thu năm 2008 so với năm 2007 của công ty như trên 29 2.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo lợi nhuận Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn theo lợi nhuận công ty cổ phần tập đoàn Kinh Đô giai đoạn 2005-2014 đơn vị tính:lần Chỉ tiêu CTT Năm 2009... Trong giai đoạn 2005-2014, mỗi năm tổng vốn bình quân của công ty tăng bình quân 29.00% Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2007 - (131.51%) Nguyên nhân là năm 2007 (11/2007), Công ty Cổ phần Kinh Đô đã tiến hành chào bán 11.000.000 cổ phiếu ra công chúng thu về 1.700 tỷ đồng nâng tổng vốn điều lệ lên 469.996.650.000 VNĐ Nguồn vốn của công ty ngày càng tăng Bình quân hàng năm trong giai đoạn, tổng vốn bình... niên Công ty Cổ phần Kinh Đô và tính toán của tác giả Mức trang bị và đảm bảo tổng vốn cho lao động tăng lên qua các năm trong giai đoạn, cho thấy mức đầu tư, trang bị tổng vốn cho người lao động của công ty càng lớn Mức trang bị và đảm bảo vốn chủ sở hữu cho lao động biến động đáng kể trong 3 năm 2007-2009 do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Biểu hiện là mức trang bị và đảm bảo vốn. .. động nhà máy Kinh Đô Bình Dương với dây chuyền hiện đại khép kín, công nghệ Châu Âu, theo tiêu chuẩn GMP, HACCP Chính thức dời trụ sở về 141 Nguyễn Du, P Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty KiDo sáp nhập vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC) Kinh Đô ký kết đối tác chiến lược với Ezaki Glico (Nhật Bản) Tiếp tục sáp nhập Vinabico vào KDC Lần . thống kê phân tích quy mô, cơ cấu, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của. của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô giai đoạn 2005-2014 4 CHƯƠNG I: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP. VÂN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2005-2014 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ 2.1.1.

Ngày đăng: 16/07/2015, 14:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KQ Kết quả

  • CP Chi phí

  • VNĐ Việt Nam đồng

  • ĐHĐCĐBT Đại hội đồng cổ đông bất thường

  • Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành giai đoạn 2005-2014

  • Linear

  • Inverse

  • Quadratic

  • Compound

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan