Hoàn thiện chính sách marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn, chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng

26 409 0
Hoàn thiện chính sách marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiêp và phát triển nông thôn, chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐINH THỊ MIÊN SƯƠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN LÃN Phản biện 1: TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: TS. Nguyễn Thành Hiếu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 06 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thực hiện lộ trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đã đặt các NHTM trước những thách thức, đó là sự gia nhập của các tập đoàn tài chính đa quốc gia, các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài… . Ngoài ra trong thời gian qua, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và lạm phát cũng như sự trì trệ của thị trường chứng khoán, bất động sản trong nước đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, phát triển dịch vụ NHBL đã được các NHTM lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy để có thể đứng vững, phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thì yêu cầu bức thiết của NHNo&PTNT CN Hải Châu là phải hoàn thiện và phát triển dịch vụ bán lẻ để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã quyết định chọn: “Hoàn thiện chính sách Marketing đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Hải Châu - TP Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về các chính sách Marketing trong hoạt động kinh doanh dịch vụ. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ NHBL tại Đà Nẵng và thực trạng hoạt động marketing tại NHNo&PTNT CN Hải Châu. - Đề ra các giải pháp Marketing phù hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh dịch vụ NHBL tại NHNo&PTNT CN Hải Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các 2 chính sách Marketing đối với dịch vụ NHBL tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Hải Châu - TP Đà Nẵng.  Phạm vi nghiên cứu. + Không gian: NHNo&PTNT Chi Nhánh Hải Châu - TP Đà Nẵng + Thời gian: Từ năm 2011-2013 + Các giải pháp Marketing thực tế cho NHNo&PTNT Chi Nhánh Hải Châu 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp khảo sát thực tế.  Phương pháp điều tra.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu.  Phương pháp phân tích tổng hợp.  Phương pháp thống kê, mô tả; so sánh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả giúp ban lãnh đạo thấy được hiện trạng hoạt động marketing tại đơn vị, là cơ sở để cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi Nhánh Hải Châu - TP Đà Nẵng. - Góp phần cung cấp thông tin những nội dung cơ bản của lợi thế cạnh tranh, áp dụng vào sự phát triển các lợi thế cạnh tranh mang tính hệ thống, chuyên nghiệp, trong các Ngân hàng. Và giúp NH khác xem xét, tham khảo, áp dụng phù hợp với đặc điểm của NH mình. 6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing dịch vụ, dịch vụ NHBL Chương 2: Thực trạng triển khai chính sách marketing đối với DV NHBL tại NHNo&PTNT CN Hải Châu – TP Đà Nẵng. Chương 3: Hoàn thiện chính sách Marketing đối với dịch vụ NHBL tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Hải Châu - TP Đà Nẵng. 7. Tổng quan tài liệu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VÀ MARKETING DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm về Marketing: “Marketing là một tiến trình xã hội và quản lý theo đó các cá nhân và các nhóm có được cái mà họ mong muốn thông qua việc tạo ra, trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.” 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ và Marketing dịch vụ a. Đặc điểm dịch vụ Dịch vụ có đặc tính không hiện hữu, Dịch vụ có tính không đồng nhất, Dịch vụ có đặc tính không tách rời, Sản phẩm dịch vụ mau hỏng b. Marketing dịch vụ Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường phát triển bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân bố các nguồn lực của tổ chức. 1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.2.1. Quan niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và tập trung vào các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng, Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, khái niệm “dịch vụ ngân 4 hàng bán lẻ” được hiểu là “tất cả những dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú được ngân hàng thương mại cung cấp tới đối tượng khách hàng là cá nhân”. 1.2.2. Các đặc trƣng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ Các đặc điểm về: Số lượng khách hàng lớn; Đối tượng khách hàng; Địa bàn phục vụ; Nhu cầu về loại hình sản phẩm, chất lượng dịch vụ; Chính sách, phương thức quản lý, cách thức tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực; Yếu tố CNTT; Độ an toàn; Yêu cầu về cơ sở hạ tầng. 1.2.3. Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ chủ yếu của NHTM a. Huy động vốn từ dân cư  Theo thời gian: tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn.  Theo mục đích: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm mua nhà, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm giáo dục…  Theo đối tượng: các ngân hàng nghiên cứu và chia khách hàng làm nhiều loại, mỗi loại lại có hình thức gửi tiền phù hợp với những dịch vụ gia tăng, chính sách marketing tương ứng. b. Tín dụng cá nhân c. Dịch vụ ngân hàng điện tử Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó và đăng ký các dịch vụ mới. d. Dịch vụ thẻ Thẻ là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng do ngân hàng, các định chế tài chính, các công ty phát hành. Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hoá đơn dịch vụ hay để chuyển khoản. 5 e. Trao đổi ngoại tệ Dịch vụ khác Hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam đ ề u hoạt động theo hướng đa năng, do đó tùy theo điều kiện thực tế của mình, mỗi ngân hàng có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế, Dịch vụ kiều hối, Dịch vụ tư vấn và quản lý tài chính, Cung cấp các tài khoản giao dịch, Chiết khấu các giấy tờ có giá, Bảo quản vật có giá. 1.3. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING DỊCH VỤ 1.3.1. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu marketing Mục tiêu theo cách hiểu đơn giản nhất là những thành quả mà công ty mong muốn, nó là chuẩn đích của hành động. Mục tiêu định hướng cho các hành động nên chúng cần phải được xác định đúng. Có nghĩa là mục tiêu phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt tới được, thực tế và ấn định thời gian và có thể được diễn đạt cả về định lượng và định tính (điều gì cần phải đạt được, cần đạt được bao nhiêu, và đạt được điều đó khi nào). Mỗi một sự lựa chọn sẽ định hướng hình thành các chính sách marketing khác nhau gồm: Mục tiêu tăng trưởng, Mục tiêu cạnh tranh, Mục tiêu an toàn. 1.3.2. Phân tích môi trƣờng marketing a. Môi trường vĩ mô: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị-luật pháp, môi trường văn hóa-xã hội, môi trường công nghệ, môi trường tự nhiên. b. Phân tích ngành và cạnh tranh Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty theo quan điểm ngành và quan điểm thị trường; Phân tích các đối thủ cạnh tranh dựa trên phân tích chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, xác định các mục 6 tiêu của đối thủ cạnh tranh, đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh, đánh giá cách phản ứng của đối thủ cạnh tranh; Thiết kế hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh; Cân đối các quan điểm định hướng theo khách hàng và theo đối thủ cạnh tranh; Các vị thế cạnh tranh; Các chiến lược Marketing cạnh tranh c. Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gồm tài chính; nguồn nhân lực; tài sản; quy trình công nghệ; năng lực quản lý; năng lực kinh doanh; thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp để xem xét khi lựa chọn thị trường mục tiêu, vì ngay cả khi khúc thị trường phù hợp với những mục tiêu của mình, công ty vẫn phải xem xét xem có đủ những kỹ năng và nguồn tài nguyên để thành công trong khúc thị trường đó không. 1.3.3. Phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu a. Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là việc chia nhỏ một thị trường không đồng nhất thành nhiều thị trường nhỏ hơn và thuần nhất hơn nhằm thỏa mãn tốt nhất các khách hàng có những thuộc tính tiêu dùng và nhu cầu khác nhau. b. Lựa chọn thị trường mục tiêu Việc phân đoạn thị trường đã bộc lộ những cơ hội của mỗi phân đoạn thị trường và ngân hàng phải đánh giá các phân đoạn thị trường khác nhau để đưa ra quyết định lấy thị trường nào làm mục tiêu 1.3.4. Định vị sản phẩm trên thị trƣờng mục tiêu Định vị là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng làm sao để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì 7 ngân hàng đại diện so với các đối thủ cạnh tranh của nó. 1.3.5. Chính sách Marketing dịch vụ - Phân tích chính sách Marketing đối với dịch vụ ngân hàng a. Chính sách sản phẩm dịch vụ Sản phẩm (Product): là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nổ lực của các phối thức tiếp thị khác đều sẽ thất bại. Các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sửa chữa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì v.v. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi ngân hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. - Đặc trưng cơ bản của sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. - Cấu trúc của sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của ngân hàng. b. Chính sách giá Giá (Price): cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khác hàng. Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao ở khách hàng vì mọi người đều nghĩ “tiền nào của nấy”. Chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường. - Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Đặc trưng của giá và định giá cho sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. - Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá trong ngân hàng. - Xây dựng chính sách giá cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. 8 c. Chính sách phân phối Địa điểm (Place): là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho khách hàng. Không ai lại đi hàng chục cây số để đến một nhà hàng dùng bữa, vì vậy địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc là vị trí càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao. Chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng. - Kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Đặc điểm của kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Phân loại kênh phân phối sản phẩm sản phẩm dịch vụ ngân hàng: kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại - Chính sách phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng d. Chính sách xúc tiến – truyền thông Truyền thông (Promotion hay còn được gọi là communication): nhằm tạo sự nhận biết cũng như cảm nhận ban đầu của khách hàng về các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để đảm bảo sự nhất quán và gia tăng tính hiệu quả của truyền thông thì mọi thông điệp truyền tải cần phải bám sát với định vị thương hiệu. Chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet v.v. e. Chính sách con người Con người (People): là phần mấu chốt trong việc thực hiện dịch vụ. Nếu nhà hàng có những món ăn ngon mà người phục vụ quá kém thì cũng không tạo được sự hài lòng của khách hàng. Sự ân cần và tươi cười luôn được đánh giá cao bởi khách hàng. Là chính sách chung về phát triển nhân lực, nhân sự công ty nói chung; nhân lực Marketing nói riêng. [...]... hoạt động marketing để đảm bảo việc thực hiện các chính sách theo đúng kế hoạch từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHNo&PTNT CN HẢI CHÂU –TP ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo& PTNT CN HẢI CHÂU 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Hải Châu có trụ sở tại 107 Phan Châu Trinh,... các chi nhánh thừa hoặc thiếu 14 Tại NHNo&PTNT CN Hải Châu: căn cứ vào quy định lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà Nước, biểu lãi suất NHNo&PTNT CN Hải Châu và các ngân hàng trên địa bàn để đưa ra mức lãi suất phù hợp Vận dụng chính sách giá linh hoạt Ở đây khách hàng được phân chia và xếp loại theo một số chỉ tiêu nhất định, từ đó sẽ được chi nhánh áp dụng các mức lãi suất khác nhau NHNo&PTNT CN Hải Châu. .. gia đình: ngoài các hộ kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, là đối tượng cho vay truyền thống của Agribank nhằm thực hiện mục tiêu "tam nông" của ngành tuy nhiên chi m không nhiều trên địa bàn Hải Châu –Đà Nẵng, còn có các hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ 3.3.2 Định vị sản phẩm trên thị trƣờng mục tiêu NHNo&PTNT CN Hải Châu phát triển đa dạng tiện ích mọi sản phẩm dịch vụ phục... thức và điều hành hoạt động của của ngân hàng, hướng ngân hàng sang lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ NHBL Đây là xu hướng tất yếu của ngân hàng trong hiện tại và tương lai, là sản phẩm mang lại nguồn thu chủ yếu, vững chắc, ít rủi ro cho ngân hàng 13 2.2.2 Phân tích đặc điểm khách hàng của dịch vụ NHBL tại NHNo&PTNT CN Hải Châu Về việc phân đoạn thị trường: chia thị trường thành 2 nhóm khách hàng... NHNo&PTNT CN Hải Châu không được chú trọng, chủ yếu làm theo tinh thần chung của hệ thống NHNo&PTNT VN 2.2.3 Phân tích thực trạng việc triển khai các phối thức Marketing đối với dịch vụ NHBL tại NHNo&PTNT CN Hải Châu a Chính sách sản phẩm NHNo&PTNT CN Hải Châu chỉ dừng lại việc triển khai các sản phẩm mới theo chi n lược phát triển sản phẩm của toàn hệ thống NHNo&PTNT NHNo&PTNT CN Hải Châu không có bộ... động marketing Cần phải có sự kiểm tra thườn xuyên trong suốt quá trình đối với việc thực hiện chính sách marketing tại NHNo&PTNT CN Hải Châu để kịp thời có những điều chỉnh nếu cần thiết Kiểm tra về tiến độ thực hiện, về nội dung thực hiện so với kế hoạch Chính việc kiểm tra sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của công tác Marketing 3.3.9 Giải pháp về ngân sách cho các hoạt động marketing. .. các hoạt động marketing NHNo&PTNT CN Hải Châu nên trích 5% chi phí hoạt động 23 cho các hoạt động marketing cũng như không vượt quá 10% doanh thu phí 3.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ 3.4.1 Kiến nghị đối với Trụ sở chính 3.4.2 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Hải Châu KẾT LUẬN Dịch vụ ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường Phát triển dịch vụ ngân hàng là phát triển năng lực phản... đang hết sức được quan tâm phát triển … 2.2.2 Phân tích ngành và cạnh tranh a Định nghĩa ngành Theo ICB, Ngân hàng là phân ngành cấp 3 thuộc phân ngành Ngân hàng trong ngành Tài chính Phân ngành Ngân hàng được định nghĩa: “ Ngân hàng là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay, chuyển tiền ” b Phân tích ngành bằng mô hình năm lực lượng cạnh tranh Đe dọa... VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHNo&PTNT CN HẢI CHÂU 3.1 PHÂN TÍCH CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING 3.1.1 Các tiền đề bên ngoài a Các tiền đề bên ngoài Theo dự báo của các nhà kinh tế năm 2014-2105 là năm còn nhiều khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng Như vậy, hoạt động kinh doanh của hệ thống NH nói chung và NHNo&PTNT nói chung sẽ chịu những ảnh hưởng rất lớn Tuy nhiên, với định hướng chi n... trong chi n lược cũng như mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế 3.1.2 Các tiền đề bên trong a Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Hải Châu . THỊ MIÊN SƯƠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành:. quyết định chọn: “Hoàn thiện chính sách Marketing đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Hải Châu - TP Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHNo&PTNT CN HẢI CHÂU –TP ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo& PTNT CN HẢI CHÂU 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Hải Châu

Ngày đăng: 16/07/2015, 14:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • bia tom tat

  • tomtat_MienSuong020514

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan