Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương i công nghệ 10

54 1.2K 9
Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương i công nghệ 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ******** VŨ NHƢ QUỲNH SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG I - CÔNG NGHỆ 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. ĐỖ THỊ TỐ NHƢ HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương. Hiện nay đề tài của em đã có tư liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong tổ phương pháp dạy học, khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, cùng các thầy cô dạy môn Công nghệ trường THPT Nguyễn Thị Giang đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Đỗ Thị Tố Nhƣ người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014 Sinh viên Vũ Nhƣ Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Thị Tố Nhƣ giảng viên khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2. Em xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Đỗ Thị Tố Nhƣ giảng viên khoa Sinh - KTNN. Mọi kết quả trình bày trong đề tài này là hoàn toàn trung thực, không trùng với kết quả của tác giả nào và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Vũ Nhƣ Quỳnh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết Tắt Đọc Là BVTV Bảo vệ thực vật CTC Chương trình chuẩn GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông VSV Vi sinh vật MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Giả thiết khoa học 3 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi giới hạn của đề tài 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Những đóng góp mới của đề tài 4 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài 5 1.1.1. Lịch sử phát triển phương pháp dạy học tích cực trên thế giới 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học tích cực ở Việt Nam 5 1.2. Cơ sở lí luận 8 1.2.1. Phương pháp dạy học 8 1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực. 11 1.2.3. Kĩ thuật dạy học 13 1.3. Cơ sở thực tiễn 18 1.3.1. Mục tiêu điều tra 18 1.3.2. Nội dung điều tra 19 1.3.3. Phương pháp điều tra 19 1.3.4. Kết quả điều tra 19 CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƢƠNG 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƢƠNG, CÔNG NGHỆ 10 21 2.1. Vị trí, cấu trúc và nội dung chương 1 21 2.1.1. Vị trí 21 2.1.2. Cấu trúc và nội dung 21 2.3. Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 1 24 2.3.1. Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học 24 2.3.2. Ví dụ vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tổ chức dạy học Chương 1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương. 25 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP VÀO DẠY HỌC CHƢƠNG 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƢƠNG, CÔNG NGHỆ 10 43 3.1. Mục đích 43 3.2. Nội dung 43 3.3. Phương pháp 43 3.3.1. Chọn đối tượng 43 3.3.2. Cách tiến hành 43 3.4. Kết quả đánh giá hiệu quả vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong tổ chức dạy học Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương, Công nghệ 10 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của phƣơng pháp dạy học Dạy học là hoạt động đặc trưng, chủ yếu và có vai trò quyết định chất lượng đào tạo của trường phổ thông. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật hoạt động dạy học dần dần thay đổi từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm chuyển dần từ học tập thụ động sang học tập chủ động, tích cực. Trong nhiều thập kỷ qua, ở nước ta phương pháp phương pháp dạy học bị ảnh hưởng nặng nề của cách dạy học truyền thống, với phương pháp độc thoại, truyền thụ kiến thức một chiều, người dạy chú trọng giảng giải minh họa, thông báo kiến thức, học sinh chăm chú lắng nghe, ghi chép, lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Kết quả học sinh chỉ biết vâng lời, làm theo, bắt chước, không năng động sáng tạo, không đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong tình hình đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục phổ thông: Luật giáo dục công bố 2005, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiện, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng đã có của nhân loại mà chú trọng tới vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống đặc biệt quan tâm tới phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là dạy học không phải chủ yếu truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn khả năng tìm kiếm kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức. 2 - Xuất phát từ thực tiễn dạy học bộ môn Đặc thù của môn công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc, nấu ăn, trang trí, trồng trọt… Do đó liên quan tới trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Sách giáo khoa Công nghệ 10 - CTC được biên soạn theo hướng phát huy tích cực học tập của học sinh. Nội dung của sách không chỉ cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại mà còn định hướng, chỉ dẫn hoạt động dạy và học, tạo điều kiện và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy và học. - Xuất phát từ vai trò của kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Khi dạy và học Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương sử dụng kĩ thuật mảnh ghép có thể phát huy năng lực cá nhân, nhóm và kết hợp các nhóm để tìm hiểu về trồng trọt và lâm nghiệp ở nước ta. Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham ra vào các hoạt động với nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kĩ thuật mảnh ghép khiến học sinh chủ động, tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua các hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương I - Công nghệ 10” 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép để thiết kế các hoạt động dạy học Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học Chương I, Công nghệ 10. 3 3. Giả thiết khoa học Nếu sử dụng hợp lí, khoa học kĩ thuật mảnh ghép tổ chức các hoạt động dạy học Chương I, Công nghệ 10 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Chương I, Công nghệ 10. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương 5. Phạm vi giới hạn của đề tài Nghiên cứu vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương I - Công nghệ 10. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận về thực tiễn của kĩ thuật mảnh ghép. 6.2. Điều tra thực trạng về tình hình ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học. 6.3. Phân tích những mục tiêu, nội dung kiến thức của chương I - CN10- CTC 6.4. Soạn một số giáo án vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong Chương I - Công nghệ 10. 6.5. Lấy ý kiến đánh giá về chất lượng bài đã vận dụng kĩ thuật mảnh ghép. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu về kĩ thuật mảnh ghép, các giáo trình lí luận dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Phƣơng pháp điều tra Thông qua các phiếu điều tra, dự giờ, thăm dò ý kiến của giáo viên vận dụng mảnh ghép trong dạy học. 4 7.3. Phƣơng pháp chuyên gia Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của một số thầy cô giáo có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề về các giáo án dạy học có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép đã xây dựng. 8. Những đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ thuật dạy học trong đó có kỹ thuật mảnh ghép. Đánh giá được về tình hình ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học. Xác định được cách vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học. Thiết kế được một số giáo án dạy học Chương I, Công nghệ 10 có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. [...]... viên xin trợ giúp 1.3 Cơ sở thực tiễn 1.3.1 Mục tiêu i u tra Tìm hiểu về thực trạng về việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 1, Công nghệ 10 18 1.3.2 N i dung i u tra T i i u tra về các vấn đề chủ yếu sau: - Các phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng trong dạy học chương 1, Công nghệ 10 - Việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 1, Công nghệ 10 - Những khó khăn khi... thích học sinh tư duy sáng tạo * Về việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép + Giáo viên có sử dụng sơ đồ, đồ thị, phiếu học tập trong dạy học nhưng còn rất nhiều hạn chế + Mức độ vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học còn rất thấp, thậm chí là không vận dụng Nhiều giáo viên khi được trao đ i còn không biết đến những kĩ thuật dạy học tích cực 19 + Học sinh khi được học những b i có áp dụng kĩ thuật mảnh ghép. .. áp dụng kĩ thụât mảnh ghép trong dạy học Công nghệ 10 1.3.3 Phƣơng pháp i u tra - Chúng t i i u tra về việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Công nghệ 10 phiếu i u tra (n i dung phiếu i u tra xem ở phần phụ lục), dự giờ giáo viên hướng dẫn giảng dạy và một số giáo viên khác trong trường, tìm hiểu giáo án 1.3.4 Kết quả i u tra - Trên kết quả của phiếu i u tra và qua trình trao đ i, ... quyết một nhiệm vụ / n i dung cụ thể 13 * Kĩ thuật mảnh ghép - Kh i niệm Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm - Vai trò Kĩ thuật mảnh ghép có vai trò quan trọng đ i v i việc dạy và học của giáo viên và học sinh Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tổ chức dạy và học giúp: + Gi i quyết một nhiêm vụ phức hợp + Kích thích sự tham gia tích... dịch h i cây trồng Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ cây trồng đến quần thể sinh vật và m i trường Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ cây trồng 23 2.3 Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chƣơng 1 2.3.1 Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép vào dạy học * Bước 1: Xác định mục tiêu b i học Mục tiêu b i học là những yêu cầu đặt ra đ i v i học sinh khi thực hiện b i học Có nhiều... mảnh ghép trong dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 8 (2012) - luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thanh Tỵ - Đ i học Sư phạm Th i Nguyên; Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương 3: Sinh trưởng và phát triển, 7 Sinh học 11 (CTC) (2013) – luận văn tốt nghiệp đ i học của Nguyễn Thùy Linh – Đ i học Sư phạm Hà N i 2… Tuy nhiên, việc vận dụng kĩ thuật mảnh ghép vào trong dạy học ở các cấp học vẫn còn hạn... học Giáo viên ph i tạo i u kiện để học sinh tự đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và i u chỉnh kịp th i là một năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường trang bị cho m i học sinh 1.2.3 Kĩ thuật dạy học 1.2.3.1 Kh i niệm kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống / hoạt động nhằm thực hiện, gi i quyết... thì kĩ thuật mảnh ghép cũng đang ngày càng được biết đến và sử dụng vào trong dạy học GV có thể biết đến kĩ thuật mảnh ghép từ sách, báo, internet, các chương trình tập huấn hoặc từ đồng nghiệp, sinh viên các ngành sư phạm có thể được học kĩ thuật mảnh ghép trong môn phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Đã có các b i báo viết về kĩ thuật này như: Phương pháp dùng các mảnh ghép là cách dạy học. .. cao đ i v i ngư i dạy Giáo viên ph i là ngư i tổ chức hướng dẫn tạo i u kiện để học sinh hoạt động độc lập, được tác động trực tiếp vào đ i tượng nghiên cứu, tự lực khám phá tri thức Giáo viên chỉ là ngư i cố vấn giúp học sinh chủ động lĩnh h i tri thức + Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Dạy học tích cực chú trọng hoạt động độc lập của học sinh tạo i u kiện để học sinh được... kiến thức chủ chốt trong b i ta sẽ áp dụng kĩ thuật mảnh ghép để gi i quyết các nhiệm vụ đó bằng việc phân nhóm chuyên sâu M i nhóm sẽ gi i quyết các n i dung kiến thức đó Ví dụ: Dạy B i 12 “Đặc i m, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số lo i phân bón thường dùng” * Bước 1: Xác định mục tiêu b i học Sau khi học xong b i này HS ph i: - Nhận biết và phân biệt được phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh . khoa học kĩ thuật mảnh ghép tổ chức các hoạt động dạy học Chương I, Công nghệ 10 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Chương I, Công nghệ 10. 4. Đ i tƣợng nghiên cứu Kĩ thuật mảnh ghép trong. trong dạy học Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đ i cương 5. Phạm vi gi i hạn của đề t i Nghiên cứu vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Chương I - Công nghệ 10. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. kết giữa các nhóm. - Vai trò Kĩ thuật mảnh ghép có vai trò quan trọng đ i v i việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép vào tổ chức dạy và học giúp: + Gi i quyết

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan