Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe

55 2.8K 16
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ******** MẠC THỊ DUYÊN NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM CỦA HARRIET BEECHER STOWE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn các thầy các cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận, đặc biệt là cô Đỗ Thị Thạch, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của em không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Mạc Thị Duyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những nghiên cứu trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kì tài liệu nào! Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Tác giả khoá luận Mạc Thị Duyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 4. Đối tượng nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Cấu trúc khóa luận 4 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 5 1.1 Khái lược về tác phẩm Túp lều bác Tom của Harrirt Beecher Stowe 5 1.2 Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom 5 1.2.1. Những người tốt, có tấm lòng nhân ái 9 1.2.1.1 Những người chủ nô tốt bụng, có tấm lòng nhân ái 9 1.2.1.2 Những người có lòng yêu thương che chở những người da đen. 11 1.2.1.3 Những người da đen trung thực, thẳng thắn có ý chí và nghị lực. 13 1.2.2 Những người tàn bạo, độc ác 16 1.2.2.1 Những người chủ nô độc ác tàn bạo. 16 1.2.2.2 Những tên buôn người độc ác, hám tiền. 18 1.2.2.3 Những người da đen độc ác, đánh đập dã man những nô lệ khác để lấy lòng chủ 19 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP, THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 21 2.1 Thủ pháp tương phản trong xây dựng nhân vật. 21 2.1.1 Tương phản giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 21 2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua cách kể. 28 2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả. 31 2.3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình. 31 2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động. 35 2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua đối thoại. 40 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử nhân loại, con người đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh, nhưng có lẽ một trong những cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài và bền bỉ nhất là cuộc đấu tranh chống lại chế độ phận biệt chủng tộc. Đây là chế độ nô lệ hà khắc nhất, dã man nhất, coi những người nô lệ da đen như những công cụ lao động biết nói, không có trái tim, tình cảm như con người, họ bị đem ra chợ như một món hàng để người ta mặc sức mua bán. Nếu may mắn, gặp được người chủ tốt bụng, chịu mua cả mẹ cả con hoặc anh chị em thì những người nô lệ da đen may mắn được sống với gia đình mình, dù có phải chịu cuộc sống vất vả, khổ cực. Nếu không, họ sẽ bị chia cắt, mỗi người một nơi theo một ông chủ, cả đời không tìm lại được nhau; có những đứa trẻ mới chập chững tập đi đã bị cướp khỏi vòng tay người mẹ; vợ chồng, anh chị em, mẹ con li tán… Thực tế tàn bạo và đáng buồn này không chỉ được lịch sử nhân loại ghi chép lại với những dòng đầy căm phẫn mà còn được phản ánh cả vào văn học. Một trong những tác giả xuất sắc viết về đề tài này với ngòi bút hiện thực sắc sảo và nhân đạo sâu sắc là nữ văn sĩ người Mĩ gốc Âu Harriet Beecher Stowe với cuốn Túp lều bác Tom. Túp lều bác Tom là cuốn sách xuất sắc với một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng, nhà văn như vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội bấy giờ với đầy đủ mọi loại người: Từ những người chủ nô nhân hậu tốt bụng đến những tên buôn người hám tiền và độc ác; từ những đứa trẻ ngây thơ như những thiên thần giàu lòng nhân ái, yêu thương những người lao động khốn khổ đến những ông chủ, bà chủ ích kỉ, độc ác, chỉ nghĩ đến bản thân và lợi ích; từ những người nô lệ da đen trung thực, thẳng thắn, sùng đạo đến những tên nô lệ độc ác, sẵn sàng đánh đập dã man những nô lệ khác đê lấy lòng chủ… 2 Túp lều bác Tom là một tác phẩm rất nổi tiếng và có sức ảnh hưởng rộng lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện về tác phẩm Túp lều bác Tom cũng như sự nghiệp văn học của Harriet Beecher Stowe. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Túp lều bác Tom của Harriet Beecher Stowe” làm đối tượng nghiên cứu để góp thêm một hướng tiếp cận với tác phẩm, giúp bạn đọc có thể hiểu thêm những nét đặc sắc của tác phẩm. Đây cũng là dịp để chúng tôi có điều kiện tìm hiểu sâu hơn nội dung cũng như nghệ thuật của cuốn sách này. 2. Lịch sử vấn đề Túp lều bác Tom là một tác phẩm đặc sắc, được xếp vào hàng “tủ sách truyện kinh điển”, cuốn sách được nhiều người biết đến và việc nghiên cứu về tác phẩm này đã được triển khai từ lâu. Cho đến năm 1854, ước tính cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra 60 thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ngoài, tác phẩm đã được nhiều người và nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên, do điều kiện về ngoại ngữ, người nghiên cứu chỉ dừng lại ở những tài liệu tiếng Việt hoặc đã được dịch ra tiếng Việt. Túp lều bác Tôm từng được dịch sang tiếng Việt từ mấy chục năm trước và đến nay đã được tái bản nhiều lần. Trong thời gian hoạt động ở Mỹ (những thập niên đầu thế kỷ XX), Bác Hồ đã đọc Túp lều bác Tôm và Người từng viết bài phê phán sự phân biệt chủng tộc, ngược đãi người da đen của nhà cầm quyền Mỹ thời ấy (đây là điều mà nội dung cuốn tiểu thuyết phản ánh). Ở Việt Nam cũng đã có nhiều người và nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận với tác phẩm Túp lều bác Tom. Tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Từ điển văn học nước ngoài (tác gia - tác phẩm) đã nhận xét “tác phẩm đã có vai trò rất lớn trong việc giải phóng nô lệ da đen ở Hoa Kỳ, mang lại sự tự do, bình đẳng cho họ”[2]. 3 Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) của Nxb Thế Giới do tác giả Đỗ Đức Hiểu chủ biên cũng nhận xét: “tác phẩm được ngợi ca là kinh thánh của người nghèo” [10,1885], với tác phẩm này, nhà văn đã “góp tiếng nói quan trọng trong việc đấu tranh bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ” [10,1885]. Hơn nữa, Túp lều bác Tom là một tác phẩm rất nổi tiếng, gây ảnh hưởng to lớn, nó đã đến với hàng triệu người trong dạng kịch nghệ và tiểu thuyết. Chính vị tổng thống lỗi lạc của nước Mỹ - Abraham Lincoln tóm tắt ảnh hưởng của tác phẩm này khi tiếp kiến Stowe đã có câu nói nổi tiếng: “Vậy ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách gây ra cuộc chiến vĩ đại này”. Bởi cuốn sách được tin là động lực quan trọng cho cuộc đấu tranh bãi nô ở Hoa Kỳ. Từ lâu vấn đề nhân vật và xây dựng nhân vật đã được nghiên cứu, tìm hiểu. Bởi trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là với các tác phẩm thuộc thể loại tự sự và kịch thì nhân vật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó vừa là công cụ, vừa là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, là nơi để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Với một tác phẩm nổi tiếng như Túp lều bác Tom thì việc tiếp cận và tìm hiểu về tác phẩm không còn là một điều mới lạ. Chính những nghiên cứu của những người đi trước về tác giả, tác phẩm là những tài liệu tham khảo và là những gợi ý hữu ích để hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên ở Việt Nam chưa thực sự nổi tiếng và xứng tầm với một tác phẩm xuất sắc như Túp lều bác Tom, chính vì vậy, người viết mong muốn có thể góp phần nào đó vào việc quảng bá và tiếp thu tác phẩm ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu hướng tới mục đích: - Tiếp cận với tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng hệ thống nhân vật của tác phẩm, đồng thời khám phá ý đồ tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua các nhân vật. 4 - Góp phần vào việc cung cấp tư liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Túp lều bác Tom phản ánh được một hiện trạng chân thực và rộng lớn, làm sáng tỏ các yếu tố chính trị trong thập niên 1850 về vấn đề nô lệ với hàng triệu người, cũng như củng cố phong trào bãi nô. Nhà văn cũng rất tài tình khi xây dựng kết cấu, cốt truyện, cách thức tổ chức cốt truyện, cách kể, trần thuật… Tuy nhiên ở đề tài này tôi không đi vào tìm hiểu những vấn đề trên mà chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Túp lều bác Tom của Harriet Beecher Stowe. - Do hạn chế về ngoại ngữ, cho nên khi tiến hành nghiên cứu người viết chủ yếu dựa vào bản dịch. Bản dịch mà người viết lựa chọn là cuốn Túp lều bác Tom do nhóm Ngọc Linh books dịch, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai làm 2 chương: - Chương 1: Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom. - Chương 2: Một số biện pháp, thủ pháp xây dựng nhân vật trong Túp lều bác Tom. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 1.1 Khái lƣợc về tác phẩm Túp lều bác Tom của Harrirt Beecher Stowe Túp lều bác Tôm (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher Stowe (1811 - 1896) - một nhà văn người Mĩ gốc Âu tích cực ủng hộ chế độ bãi nô. Với kiệt tác Túp lều bác Tom (xuất bản năm 1852), nhà văn đã công kích kịch liệt sự tàn bạo của chế độ nô lệ; tác phẩm này đã đến với hàng triệu người đọc, gây ảnh hưởng lớn ở vương quốc Anh. Túp lều bác Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ XIX, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch (cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh thánh) và được tin là động lực quan trọng cho cuộc đấu tranh bãi nô. Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Túp lều bác Tom gồm 45 chương, kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là bác Tom với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác đã bị đánh đập hành hạ cho đến chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ - đây cũng là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác. Nhà văn đã công kích và lên án chế độ nô lệ, chế độ phân biệt chủng tộc và cất tiếng nói đấu tranh cho những con người khốn khổ dưới đáy xã hội. 1.2 Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom Trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại tự sự thì nhân vật có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là phương tiện để [...]... xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định”[7] Chính vì vậy, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện luôn luôn đối lập với nhau Trong Túp lều bác Tom, Harriet Beecher Stow đã xây dựng một hệ thống nhân vật đối lập với nhau như thế Bảng thống kê phân loại hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom Những người tốt đẹp có tấm... thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện thì nghệ thuật miêu tả cũng đóng vai trò quan trọng cho thành công của tác phẩm cũng như trong việc xây dựng nhân vật Với ngòi bút miêu tả hết sức tỉ mỉ và tầm quan sát rộng lớn, nhà văn đã khái quát và xây dựng lên một hệ thống nhân vật độc đáo Trong Túp lều bác Tom, nhà văn chủ yếu tập trung vào xây dựng nhân vật thông qua việc... giữa các nét tính cách Trong Túp lều bác Tom sự tương phản được thể hiện rõ nét qua hai khía cạnh, đó là tương phản giữa nhân vật chính diện với nhân vật phản diện và tương phản trong bản thân nhân vật 2.1.1 Tƣơng phản giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Hệ thống nhân vật trong tác phẩm được phân thành hai cực rõ ràng, phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, đó là... độc ác Trong Túp lều bác Tom, thế giới nhân vật được nhà văn dày công xây dựng và miêu tả, chính thế giới nhân vật này đã truyền tải ý đồ nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn Xây dựng lên một thế giới nhân vật mà ở đó có sự đối cực rõ ràng giữa tốt và xấu, nhà văn muốn khái quát một hiện trạng xã hội rộng lớn, mang ý nghĩa phổ quát nhưng lại vô cùng cụ thể, chân thực Thế giới nhân vật ấy còn mang trong. .. 2.3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình Ngoại hình là hình dáng bên ngoài, là diện mạo của nhân vật Trong văn học, mỗi chi tiết, hình ảnh đều góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, ngoại hình cũng vậy Khi xây dựng nhân vật, hầu hết các nhà văn đều có ý chú trọng tạo cho nhân vật của mình một ngoại hình, một diện mạo, góp phần thể hiện đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật, ... tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa - Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học”[12] Có nhiều cách phân chia nhân vật khác nhau, tuy nhiên trong tác phẩm Túp lều bác Tom, hệ thống nhân vật được chia làm hai loại rõ ràng, đó là hệ thống những nhân vật chính diện và hệ thống những nhân vật phản diện Theo 6 Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình... ngôn ngữ trần thuật của mình, dù là trật thuật trực tiếp hay nửa trực tiếp, nhà văn cũng đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ ấy vào xây dựng các nhân vật trong tác phẩm Trong Túp lều bác Tom, nhà văn gần như không sử dụng độc thoại nội tâm, mà chủ yếu là để nhân vật tự mình bộc lộ thông qua việc nhà văn miêu tả ngoại hình, hành động và đối thoại, vậy nên ngôn ngữ kể (trần thuật) của nhà văn... tƣơng phản trong xây dựng nhân vật Tương phản không phải là một thủ pháp mới lạ trong văn học Tùy vào dụng ý nghệ thuật mà tương phản được sử dụng với mức độ nhiều ít khác nhau Sự tương phản được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: tương phản giữa nhân vật với nhân vật; tương phản giữa nhân vật với hoàn cảnh sống; trong từng nhân vật có sự tương phản giữa hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong; sự... nhau về nhân vật: Cuốn 150 thuật ngữ văn học (do Lại Nguyên Ân biên soạn) định nghĩa: Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn... phiêu bạt của bác như hiện ra 28 trước mắt chúng ta Từng con người, từng nhân vật, từng tính cách như được nhà văn vẽ ra trong tâm trí bạn đọc Bên cạnh những lời trật thuật trực tiếp, trong Túp lều bác Tom vẫn xuất hiện lời trần thuật nửa trực tiếp, tức là kèm theo trần thuật là lời nhận xét, đánh giá, biểu thị thái độ của nhà văn Đó là lúc Cassy và Emmeline trốn khỏi đồn điền của Legree, bác Tom biết . THỐNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 5 1.1 Khái lược về tác phẩm Túp lều bác Tom của Harrirt Beecher Stowe 5 1.2 Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom 5 1.2.1. Những người tốt, có tấm lòng nhân. PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 21 2.1 Thủ pháp tương phản trong xây dựng nhân vật. 21 2.1.1 Tương phản giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 21 2.2 Nghệ thuật xây dựng. xây dựng nhân vật qua cách kể. 28 2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả. 31 2.3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình. 31 2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan