Thủ pháp lạ hóa trong tửu quốc của mạc ngôn

61 742 6
Thủ pháp lạ hóa trong tửu quốc của mạc ngôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài HÀ NỘI – 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Hƣớng dẫn khoa học TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi cho lời khuyên bổ ích để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô thuộc tổ Văn học nước ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo diều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Với điều kiện còn hạn chế về thời gian nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thanh Loan LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian nghiên cứu, bằng sự nỗ lực của chính bản thân và sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, khóa luận này của tôi đã được hoàn thành. Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nó không trùng với khóa luận hay bất cứ công trình nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thanh Loan MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu . 4 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Cấu trúc khóa luận 5 7. Đóng góp của đề tài . 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỬU QUỐC TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MẠC NGÔN 6 1.1: Tác giả Mạc Ngôn . 6 1.2: Tửu quốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn . 10 CHƢƠNG 2: THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN 14 2.1: Khái niệm lạ hóa . 14 2.2: Lạ hóa nhân vật 17 2.2.1: Khái niệm nhân vật 17 2.2.2: Lạ hóa nhân vật 19 2.2.2.1: Lạ hóa ngoại hình 19 2.2.2.2: Lạ hóa hành động 21 2.2.2.3: Lạ hóa tâm lí 28 2.3: Lạ hóa tình tiết và sự kiện 38 2.3.1: Khái niệm 38 2.3.2: Lạ hóa tình tiết và sự kiện 39 2.3.2.1: Lạ hóa rượu 39 2.3.2.2: Lạ hóa món ăn 44 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 54 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Lí do khoa học. Vào những năm cuối thế kỉ XX, nền văn học Trung Quốc có một diện mạo mới với những bước đột phá và cách tân về thi pháp. Mạc Ngôn được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại. Sáng tác của Mạc Ngôn là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống và hiện đại. Tác phẩm của ông thực sự thu hút được độc giả trong và ngoài nước. Mạc Ngôn là nhà văn có đóng góp không nhỏ cho sự đổi mới của nền văn học và có một vị trí quan trọng trong nền văn học Trung Quốc đương đại. Ông là một cây bút sáng tác miệt mài không biết mệt mỏi. Cho đến nay, Mạc Ngôn đã có hơn 300 đầu sách trong sự nghiệp văn học của mình và tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 18 ngôn ngữ. Ông sở hữu trên 40 giải thưởng và danh hiệu cho sáng tác văn chương. Đặc biệt, Mạc Ngôn đã vinh dự giành được giải thưởng Nobel Văn học cao quý vào ngày 11/10/2012. Tại Việt Nam, Mạc Ngôn là nhà văn đương đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm được dịch và rất được dư luận Việt Nam chú ý. Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách và được độc giả Việt “săn lùng” từ cách đây khoảng chục năm. Mạc Ngôn được sưu tầm bởi những cuốn sách gây ám ảnh như: Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Châu chấu đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận,… Đặc biệt, sau khi Mạc Ngôn đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 2012, sách của Mạc Ngôn càng được độc giả Việt săn lùng gắt gao và trở nên khan hiếm hơn. Đọc văn Mạc Ngôn, người đọc thấy được dũng khí của một cây bút xuất thân nông dân đầy mãnh liệt và can đảm. Qua những trang sách của Mạc ngôn, người đọc thấy những hiện trạng bê bối, bi thảm của xã hội Trung Quốc và sau mỗi câu chữ tả thực ấy là cả một tấm lòng nhân đạo sâu sắc. 2 Trong các tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp lạ hóa để tạo nên những trang viết hấp dẫn làm say mê bao thế hệ bạn đọc. Mạc Ngôn đã “bày đặt những truyện kì lạ trên những khung nền không xa lạ”. Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Tửu quốc là một tác phẩm độc đáo và chiếm một vị trí quan trọng. Là tác phẩm mà Mạc Ngôn tâm đắc và tự hào nhất. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn trên phương diện thi pháp và là cuốn tiểu thuyết mà Mạc Ngôn tâm đắc và tự hào nhất. Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp lạ hóa – một trong những thủ pháp nghệ thuật được ông sử dụng để xây dựng nên nhân vật, sự kiện và tình tiết trong tác phẩm. Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn” để có thể đi sâu nghiên cứu việc sử dụng thủ pháp lạ hóa trong xây dựng nhân vật, tình tiết và sự kiện của tác phẩm. Hi vọng đề tài giúp bạn đọc quan tâm hơn tới tiểu thuyết Trung Quốc đương đại. 1.2. Lí do sƣ phạm. Đối với tác giả khóa luận cũng là một người giáo viên dạy văn tương lai, thông qua việc tìm hiểu “Thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn”, người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện nâng cao trình độ tư duy và có được một hướng tiếp cận mới về tác phẩm văn học: từ việc tìm hiểu nghệ thuật để hiểu nội dung của tác phẩm. Đây có thể được xem như một đổi mới trong phương pháp dạy và học văn. Bởi chỉ khi người giáo viên đổi mới cách dạy thì mới giúp học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng, giúp học sinh tìm hiểu được thế giới nghệ thuật để đến với cái hay, cái đẹp được thể hiện qua mỗi tác phẩm văn chương. 2. Lịch sử vấn đề. Tửu quốc của Mạc Ngôn là cuốn tiểu thuyết đang tạo được sức hút đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc 3 sắc. Nhưng vì là tác phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về Tửu quốc cũng như những tác phẩm khác của Mạc Ngôn còn tương đối ít. Đương thời, những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận một cách sơ lược tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố chính trị, lịch sử,… mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thủ pháp lạ hóa được sử dụng trong tiểu thuyết. Bài nghiên cứu có phần toàn diện đầu tiên về tiểu thuyết Mạc Ngôn là “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của tác giả Lê Huy Tiêu, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm 2003. Ở đây, tác giả Lê Huy Tiêu cho rằng thủ pháp lạ hóa là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Theo ông, nhờ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng nắm bắt những cảm giác mới, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra nhiều nhân vật, sự kiện, chi tiết kì lạ để hấp dẫn bạn đọc. Tác phẩm cũng phân tích khá sâu về nghệ thuật miêu tả cảm giác đặc biệt của Mạc Ngôn với cách tạo ra thế giới cảm giác mang đậm dấu ấn chủ quan, cách miêu tả chậm lại những hành động, cảm nhận của nhân vật,… Song trong khuôn khổ một bài nghiên cứu có tính chất khái quát về những đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết của Mạc Ngôn, những biểu hiện cụ thể của lạ hóa vẫn chưa được bàn đến. Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài viết “Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn” (Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử phần 2, NXB Giáo dục, 2008) hay trong cuốn Tự sự kiểu Mạc Ngôn (NXB Văn học, 2013) cũng đã động chạm đến thủ pháp lạ hóa được sử dụng trong tiểu thuyết Tửu quốc cũng như một số tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn ở khía cạnh điểm nhìn. Tự sự kiểu Mạc Ngôn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện nghệ thuật tự sự trong toàn bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn. “Tác giả đã phân tích tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới ánh sáng của lí tuyết trần thuật học, khám phá giá trị triết mĩ trong sáng tác của Mạc Ngôn…” (Theo PGS.TS. 4 Đào Tuấn Ảnh). Có thể thấy, trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được thể hiện trên phương diện điểm nhìn trần thuật. Trên Tạp chí sông Hương, số 166 (12/2002) có đăng bài phê bình của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình”. Tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của hai tác phẩm là ở thủ pháp lạ hóa: “Có lẽ phép lạ chủ yếu của Mạc Ngôn chính là biết bày đặt ra những câu chuyện kì lạ ít người biết trên một cái khung nền không xa lạ. Theo cách nói cũ thì đó là phép lạ hóa, huyền thoại hóa hiện thực… Nói khác đi, đó là thế giới nghệ thuật của tác giả”. Hoàng Thị Bích Hồng với bài “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/2007) cũng đã đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm Mạc Ngôn. Trong bài “Tình yêu và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đăng trên Diễn đàn văn nghệ của Nguyễn Thị Vũ Hoài, tác giả đã tìm hiểu vấn đề tình dục của bộ phận giới nữ qua các tác phẩm của Mạc Ngôn. Nhìn chung, vấn đề thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn đã được nhắc đến trong một số bài nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhưng vẫn chưa có sự nghiên cứu toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ tiếp nối và bổ sung vào lịch sử vấn đề này một vấn đề hấp dẫn còn để ngỏ. 3. Mục đích nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu hướng tới mục đích: - Nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được nhà văn sử dụng trong việc sáng tạo ra nhân vật, sự kiện, tình tiết trong Tửu quốc. Từ đó thấy được tài năng độc đáo của Mạc Ngôn. [...]... Phương pháp tổng hợp, phân tích tác phẩm - Phương pháp hệ thống 6 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành hai chương: Chương 1: Tửu quốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn Chương 2: Thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn 7 Đóng góp của đề tài Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu về thủ pháp lạ hóa đã được nhà văn Mạc Ngôn. .. văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường 4 Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi khảo sát Đối tượng nghiên cứu là thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Tửu quốc của Mạc Ngôn Phạm vi khảo sát: Tửu quốc của Mạc Ngôn, bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến, NXB Văn học, 2003 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê,... thực Nhờ tiếp thu những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, ta thấy chữ “kì” ngập tràn trong các sáng tác của Mạc Ngôn Đó là một số cơ sở để hình thành nên thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, góp phần làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo của Mạc Ngôn, khiến ông không giống với bất kì một nhà văn nào Nhờ thủ pháp lạ hóa mà các tác phẩm của Mạc Ngôn thực sự thu hút bạn đọc, tạo sự... thủ pháp lạ hóa trong tác phẩm mình Vậy cội nguồn của cái lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn xuất pháp từ đâu? Trước hết, cái lạ trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn xuất pháp từ tuổi thơ gắn bó tha thiết với quê hương Với Mạc Ngôn thì quê hương Cao Mật là một báu vật của nhà văn, là huyết địa của tiểu thuyết Mạc Ngôn Từ quê hương thân yêu, quen thuộc, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra cả một gia tài văn học cho riêng... một cách khai thác mới Và Tửu quốc mãi là cuốn tiểu thuyết tâm đắc nhất của Mạc Ngôn 13 CHƢƠNG 2 THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN 2.1 Khái niệm lạ hóa Khái niệm lạ hóa (estrangemet) xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ XX gắn với trường phái hiện thực Nga, với những đại diện tiểu biểu như: Sơ-clốp-xki, I-a-cu-bin-xki, Vi-nô-cua, I-a-cốp-xơn, Tư-nha-nốp,… Họ coi lạ hóa như là một nguyên tắc... Qua các trang văn của Mạc Ngôn, ta thấy các nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều là nhân vật kì lạ, thể hiện một phương diện của thủ pháp lạ hóa 2.2.2.1 Lạ hóa ngoại hình Nhân vật với ngoại hình lạ hóa đầu tiên phải kể đến là Dư Một Thước Ngay từ cái tên của nhân vật đã gợi lên được ngoại hình của nhân vật, cùng với đó là nguồn gốc xuất thân Dư Một Thước hiện lên với chân dung của một người lùn:... biết Mạc Ngôn đã viết tiểu thuyết này mà ngay cả nhiều nhà phê bình cũng không biết 11 Nếu Tửu quốc không được độc giả trong nước quan tâm thì khi được dịch sang tiếng Pháp, tiểu thuyết này lại giúp Mạc Ngôn giành được giải thưởng văn học Laurebataillou của Pháp Trong ba tác phẩm Trung Quốc được lọt vào vòng trong thì Tửu quốc đã được ban giám khảo lựa chọn để trao giải thưởng “Ban giám khảo đánh giá Tửu. .. thế mà Tửu quốc mới trở thành niềm tự hào của Mạc Ngôn và được ông tâm nhất Sau này, ông cũng hoàn thành cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời với một đề tài lớn mà ông luôn đau đáu, tác phẩm đã đem lại nhiều phiền phức cũng như những tiếng vang mới cho Mạc Ngôn Khi được so sánh hai tác phẩm Tửu quốc và Báu vật của đời, Mạc Ngôn cho rằng Tửu quốc là người tình xinh đẹp và ngang ngược” còn “Báu vật của đời... 1993 ông cho ra mắt bạn đọc Với Mạc Ngôn, ông đã dành rất nhiều tâm huyết của mình để sáng tạo nên Tửu quốc, được coi là tác phẩm hoàn mĩ nhất từ trước đến nay của Mạc Ngôn và ông cảm thấy tự hào về nó Tửu quốc trở thành niềm tự hào của Mạc Ngôn vì “Các nhà văn đương đại Trung Quốc có thể viết ra đủ các cuốn sách khác nhưng không ai có thể viết được một cuốn giống như Tửu quốc, cuốn sách ấy chỉ có nhà... Ngôn sử dụng trong Tửu quốc Từ đó, thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Ở một phạm vi nhất định, đề tài này hi vọng sẽ cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tiểu thuyết này, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại 5 CHƢƠNG 1 TỬU QUỐC TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MẠC NGÔN 1.1 Tác giả Mạc Ngôn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, . Ngôn . 6 1.2: Tửu quốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn . 10 CHƢƠNG 2: THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN 14 2.1: Khái niệm lạ hóa . 14 2.2: Lạ hóa nhân vật 17 2.2.1:. thuật của Mạc Ngôn. Chương 2: Thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn. 7. Đóng góp của đề tài. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu về thủ pháp lạ hóa đã được nhà văn Mạc. Và Tửu quốc mãi là cuốn tiểu thuyết tâm đắc nhất của Mạc Ngôn. 14 CHƢƠNG 2 THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN 2.1. Khái niệm lạ hóa.

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan