Ngôn ngữ nghệ thuật thơ chế lan viên qua tập điêu tàn

67 1.5K 10
Ngôn ngữ nghệ thuật thơ chế lan viên qua tập điêu tàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN  HÀ THỊ KIM ANH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA TẬP THƠ ĐIÊU TÀN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học HÀ NỘI – 2014 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ngôn Ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua tập Điêu tàn” được thực hiện tại trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Hoàng Thị Duyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Hoàng Thị Duyên - Người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình, trực tiếp và thường xuyên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 và các bạn trong tập thể lớp K36A, cùng các bạn trong tổ khóa luận - những người luôn gần gũi, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Hà Thị Kim Anh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp Đại học - Khoa: Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2; năm học 2013 - 2014. Tên tôi là: Hà Thị Kim Anh Sinh viên: K36A Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Xin cam kết khóa luận: “Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua tập Điêu tàn”. Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Hoàng Thị Duyên. Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả khóa luận Hà Thị Kim Anh Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của khóa luận 6 PHẦN II: NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN 7 1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học 7 1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ 8 1.2.1. Khái niệm 8 1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ 8 1.3. Vài nét về tác giả Chế Lan Viên 12 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN 14 2.1. Những yếu tố chi phối tới ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên 14 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 14 2.1.2. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên 16 2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên 19 2.2.1. Ngôn ngữ mang tính chất suy tưởng, trí tuệ 19 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 2.2.2. Ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn 24 2.2.3. Ngôn ngữ mang tính chất bi thương 29 CHƢƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP, THỦ PHÁP XÂY DỰNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 36 3.1. Biện pháp nghệ thuật 36 3.1.1. Biện pháp triết lý 36 3.1.2. Biện pháp tâm tình 39 3.2. Thủ pháp nghệ thuật 47 3.2.1. Tưởng tượng 47 3.2.2. Đối lập - tương phản 50 3.2.3. Liên tưởng 54 3.2.4. Tự hỏi, tự vấn 56 PHẦN III: KẾT LUẬN 59 THƢ MỤC THAM KHẢO 61 Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 1- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XX đã trôi qua nhưng “chúng tôi quan niệm rằng thế kỷ XX là thế kỷ dữ dội nhất, quyết liệt nhất, dã man nhất và cũng tiến bộ nhất”. [25; 14] Chính trong thời gian này xuất hiện nhiều nhà thơ tiêu biểu cho dân tộc như “Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền…trong các bài thơ của mình, họ đã ghi lại được một vài mảnh vụn của đời sống chính trị, xã hội và tâm hồn của người Việt Nam trong cái thế kỷ vĩ đại này bằng những hình thức độc đáo của nghệ thuật ngôn từ”. [25; 13] Trong số các bậc thi bá, chúng tôi chọn nhà thơ Chế Lan Viên để nghiên cứu. Viết về Chế Lan Viên Hoài Thanh đã nhận xét: “Con người này của trời đất bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được”. [24; 288] Còn Nguyễn Hạnh dẫn ý: “…anh luôn đi song hành với cuộc sống, với thời đại, anh mải mê tìm tòi, anh muốn thử sức, muốn bộc lộ mình ở tất cả giọng điệu, ở mọi cung bậc, sắc thái, (…) Giọng cao là anh, giọng trầm cũng là anh. Súc tích, cổ điển, truyền thống mà rất mực phóng túng, hiện đại cũng đủ cỡ khó mà đoán được (…) Anh là nhà thơ đầy bản lĩnh, mở những đường mới cho thi ca hiện đại”. [15; 14] Lý do mà chúng tôi chọn Chế Lan Viên để nghiên cứu bởi vì thứ nhất một lý do rất đơn giản là chúng tôi rất yêu thơ ông. Lý do thứ hai là thơ ông là tứ thơ triết mỹ, giàu màu sắc nhận thức luận, một tứ thơ không chỉ ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ơ hời mà còn đập bàn quát tháo, lo toan. (Đó là một loại thơ tranh luận, hùng biện thơ chính luận đánh giặc rất tiêu biểu mà Chế Lan Viên đã sử dụng rất thành công). Lý do thứ ba thơ Chế Lan Viên không chỉ phản ánh lịch sử, phản ánh thời đại, mà còn phản ánh bản thân tiến trình thơ ca dân tộc thế kỷ XX. Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, nhà hoạt động văn hóa có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 2- Lan Viên gần như bao trùm lên cả thế kỷ XX trong cả chiều dài và bề sâu của nó. Ông gắn đời và thơ mình với dân tộc và sự nghiệp cách mạng, đồng thời luôn thể hiện khát khao sáng tạo của một bản lĩnh, một tâm hồn thi sĩ. Chế Lan Viên thuộc trong số không nhiều những nhà thơ mà sự sáng tạo không chỉ làm giàu cho hiện tại mà còn tạo lực thúc đẩy cho qúa trình vận động văn học, có ý nghĩa gieo giống cho mùa sau. Trước cách mạng tháng Tám, cùng với những quan niệm khác lạ về thơ, về thi sĩ, “Điêu tàn đã đột ngột ra đời giữa làng văn học Việt Nam như một niềm kinh dị”(từ dùng của Hoài Thanh). Thời kỳ đổi mới Chế Lan Viên để lại hàng trăm tác phẩm đặc sắc. Quá trình sáng tác thơ của ông là sự sáng tạo không ngừng và tìm tòi không mệt mỏi. “Chế Lan Viên thu hút tinh hoa của nhiều nền thơ vào thơ mình mà không làm mất bản sắc riêng, bản sắc dân tộc.” [2; 637] Chế Lan Viên đã có mặt trong lịch sử văn học như một tính cách, cá tính sáng tạo mạnh mẽ và độc đáo. “Chế Lan Viên là một nhà thơ không yên ổn, anh không yên ổn trong trăn trở sáng tác của mình. Và cũng mang đến sự không yên ổn trong tình hình thơ chung”. [2; 684] Lý do cuối cùng, “Chế Lan Viên là nhà thơ sử dụng thơ để bàn luận về nghề nghiệp làm thơ một cách say sưa nhất, đầy đủ nhất. Từ quan niệm về “thơ loạn”, “thơ điên” đến thơ có ích, thơ hay thơ dở, từ trách nhiệm công dân đến thiên chức nghệ sĩ của người làm thơ, từ tưởng tượng đến cảm xúc, hình ảnh ngôn ngữ và trí tuệ sáng tạo, Chế Lan Viên đều đề cập tới đủ”. [25; 15] Điều gì đã khiến người đọc thảng thốt, giật mình, điều gì đã làm cho Điêu tàn trở thành lẻ loi và bí mật? Đó chính là ở nội dung tập thơ, mà nội dung ấy được thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật trong Điêu tàn. Ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, khác lạ đó được xây dựng bởi quan niệm nghệ thuật được coi là tuyên ngôn của trường thơ Loạn. Với quan niệm nghệ thuật ấy, tác giả Điêu tàn đã vẽ lên bức tranh “kì lạ” như thế nào? Khóa luận này Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 3- chúng tôi xin được đi tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật mà Chế Lan Viên khắc họa trong Điêu tàn. Dựa trên tính chất mới mẻ của vấn đề nghiên cứu và trên sự mong muốn có đóng góp nhỏ trong việc nghiên cứu và ứng dụng với những lý do trên chúng tôi quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua tập Điêu tàn”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu Điêu tàn của Chế Lan Viên không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Đi vào khai thác tìm hiểu ở một số phương diện khác nhau đã có rất nhiều bài viết, công trình, ý kiến xoay quanh tập thơ này. Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét về Điêu tàn như sau: “Cái mạnh mẽ, cái to lớn ấy, những đau thương vô lý và da diết ấy, cái thế giới lạ lùng và rùng rợn ấy, ai có ngờ ở trong tâm lý cậu bé 15-16 tuổi. Cậu ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng nó đứng sừng sững như một cái tháp Chăm chắc chắn và lẻ loi, bí mật. Chúng ta người đồng bằng, thỉnh thoảng trèo lên đó có người trèo đuổi sức mà trầm ngâm và xem gạch rung, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời cũng hay, nhưng triền miên trong đó không nên, riêng tôi mỗi lần nấn ná trên ấy quá lâu, đầu tôi choáng váng”. [24; 219] Phong Lan đã dẫn ý “Nếu Chế Lan Viên là con cháu của họ Chế Bồng Nga, Chế Mân, thì thơ này là tiếng gọi của máu và nước mắt đầy bi hận của dân tộc Chàm”. “Nếu anh là người Việt mượn tên Chàm thì đây là những lời thanh cao tuyệt vời, đáng ghi vào lịch sử thơ ca”. [28; 28] Trong Điêu tàn và tâm hồn Thơ Chế Lan Viên, Hà Minh Đức khẳng định Điêu tàn khai thác một đề tài thi ca căn cứ lịch sử nhưng không rõ mối quan hệ với thi nhân: “Sự sụp đổ cuả nhà nước Chàm. Một thế giới u linh của quỷ dữ ma hời, những đầu lâu sọ dừa, máu xương và cả những tiếng khóc than không dứt và cuối cùng là tấm lòng đau đớn, nối tiếc không nguôi của nhà thơ Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 4- với những gì đã mất đi của xứ Chàm”. [ 8; 281] Nguyễn Minh Vỹ trong: Đọc lại Điêu tàn - tập thơ đầu của Chế Lan Viên đăng trên tạp chí Văn học, số 1, 1988 lại cho rằng nguyên nhân cốt yếu tác động đến Chế Lan Viên để sản sinh ra Điêu tàn không chỉ đơn giản là những di tích Chàm mà là cuộc sống trước mắt bấy giờ, cuộc sống của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Cơ sở của nỗi niềm suy tư, yêu, ghét, nhớ nhung, thương tiếc chính là yêu nước, yêu giống nòi Việt. Không phải Chế Lan Viên viết Điêu tàn cho dân tộc Chàm mà viết cho chính dân tộc Việt Nam trên bờ vực thẳm. Trong bài viết Chế Lan Viên và 3 miền sửng sốt, Trần Mạnh Hảo đã nhận xét Điêu tàn một cách khách quan như sau: “Điêu tàn là tập thơ mê sản nhất của văn học Việt Nam, biểu hiện thiên tài kì lạ Chế Lan Viên là niềm sửng sốt, là cú sốc của mỹ học cái chết độc nhất vô nhị”. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong Chế Lan Viên _một tâm hồn, một chân dung văn hóa được in trong sách Chế Lan Viên về tác giả và tác phẩm lại cho rằng, bao trùm lên tập thơ là nỗi chán cường tuyệt vọng của thi nhân. Trong bi kịch tinh thần của nhà thơ có bi kịch của dân tộc, nỗi buồn của thời đại. Lê Thiều Quang với Cảm tưởng của tôi khi đọc Chế Lan Viên in trên Tao đàn, số 5, tháng 5/1939 đánh giá tập Điêu tàn là công trình sáng tác của một trí tưởng tượng mênh mang, không bờ bến. Điêu tàn mới lạ đến làm ngạc nhiên và làm ngờ vực nhiều người nhớ trí tưởng tượng không thường của tác giả. Trong Điêu tàn_niềm bi hận của Chế Lan Viên, đăng trên tạp chí Văn học,số 11, 1998, Hồ Thế Hà cho rằng Điêu tàn từ quan niệm khách thể thẩm mĩ mang tính tưởng tượng, hư cấu, siêu hình và chủ thể sáng tạo mang tính cực đoan, thần bí, quái đản được chỉ đạo bởi tư duy tôn giáo, siêu thực. Chế Lan Viên đã hình thành tư duy triết lí, suy tưởng. Theo giáo sư Trần Đình Sử, Chế Lan Viên đi tìm cái đẹp không phải Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 5- trong cái “chân”, cái “thiện” mà tìm trong hư ảo với Điêu tàn. Điều này được khẳng định trong Đôi điều về mĩ học của nhà thơ Chế Lan Viên đăng trên báo Văn nghệ số 26, năm 1999. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu tùy theo quan niệm và sở thích cá nhân mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề trong Điêu tàn. Đặc biệt, do khuôn khổ các bài đăng báo hay tham gia hội thảo, các tác giả chỉ nêu vấn đề, cảm nhận của mình mà chưa đi sâu vào làm rõ nhận xét qua toàn bộ Điêu tàn. Kế thừa người đi trước, chúng tôi đi sâu vào Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua tập Điêu tàn, mong sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên, đồng thời góp phần tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của ông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu tàn trên các phương diện: Đặc điểm ngôn ngữ, sự độc đáo trong các biện pháp, thủ pháp sáng tạo ngôn từ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chủ yếu đi sâu khảo sát tập thơ Điêu tàn. Ngoài ra còn so sánh thơ Chế Lan Viên ở các tập thơ khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp cơ bản: Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Về mặt khoa học: Khóa luận đưa ra những cách tìm hiểu và đánh giá [...]... về ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ và vài nét về nhà thơ Chế Lan Viên Chƣơng 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Chƣơng 3: Những biện pháp, thủ pháp xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 6- Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN 1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật. .. trò to lớn của ngôn ngữ nghệ thuật đối với sáng tạo văn học 1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ 1.2.1 Khái niệm Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được dùng trong sáng tác nghệ thuật, cụ thể là thơ Vì thơ là hình thức văn học thể hiện cảm xúc, tâm trạng nên ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàm súc, gợi cảm, có nhịp điệu… 1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ thơ So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ trữ tình có... tác Ở chặng nào quan niệm nghệ thuật cũng chi phối khá chặt chẽ nội dung và hình thức thơ ca Chính quan niệm nghệ thuật cũng chi phối tới quá trình sáng tạo ngôn ngữ trong thơ ông Riêng tập Điêu tàn, tập thơ đầu tay của Chế Lan Viên thì ta có thể thấy rõ ngôn ngữ tập thơ chịu ảnh hưởng nhiều từ những cuộc cách tân đương thời, ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, đặc biệt là quan niệm về thơ của ông giai... phối phong cách ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên 2.1.2 Quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên Cũng như một số nhà thơ khác, Chế Lan Viên cũng bộc lộ quan niệm của mình về thơ qua các bài giới thiệu, các bài “tựa” và “bạt” cho một số tác giả mà ông am hiểu và quý trọng như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Yến Lan, Tế Hanh Bằng vốn sống và vốn văn hoá uyên bác, bằng trí tuệ sắc sảo và trực cảm nghệ thuật tinh tế,... thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [23; 313] Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn Và ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc được tác giả vận dụng tổ chức trong tác phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mĩ 1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học Khác với loại hình nghệ. ..Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 mang tính cá nhân về ngôn từ nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên và tập Điêu tàn Về mặt thực tiễn: Khóa luận góp phần cung cấp những tài liệu cho bạn đọc yêu thơ Chế Lan Viên, cho người trực tiếp giảng dạy, học tập, tìm hiểu về Chế Lan Viên và các sáng tác của ông, đặc biệt là tập Điêu tàn 7 Cấu trúc của khóa luận Khóa luận chia thành 3 phần: Mở đầu, nội... bình thơ của Chế Lan Viên đã đem đến nhiều thú vị bất ngờ cho độc giả Nếu xét theo chiều lịch sử, quan niệm về thơ của Chế Lan Viên vận động qua ba thời kỳ: Trước năm 1945, sau năm 1945 đến hết thập niên 70 và những năm 80 được thể hiện tập trung qua ba tập Di cảo thơ SVTH: Hà Thị Kim Anh - Khoa: Ngữ Văn Trang: - 16- Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Thứ nhất, trước cách mạng, Chế Lan Viên. .. tiết tấu, nhịp điệu của câu thơ thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa b Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc Nếu ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi sự kể lể,…thì ngôn ngữ thơ mang nặng tính “đặc tuyển” Một dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học nhưng lại có tham vọng chiếm lĩnh cả thế giới Nói như Ôgiêrop: “Bài thơ là một lượng thông tin... khẳng định: Ngôn Ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [10; 215] Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ Quả đúng như vậy, khi tiếp cận tác phẩm văn học người đọc phải hiểu từng câu, từng chữ mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được... Khoa: Ngữ Văn Trang: - 13- Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN 2.1 Những yếu tố chi phối tới ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 2.1.1.1.Ảnh hưởng từ những phong trào cách tân đương thời Trong những năm này văn học có sự chuyển dịch trung tâm văn học từ Nam ra Bắc và một trong những quãng đường mà nó phải đi qua không . ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên 14 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội 14 2.1.2. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên 16 2.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên 19 2.2.1. Ngôn ngữ. VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN 7 1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học 7 1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật. về ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ và vài nét về nhà thơ Chế Lan Viên Chƣơng 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Chƣơng 3: Những biện pháp, thủ pháp xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan