Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng

61 873 4
Thế giời nghệ thuật trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN MAI THỊ TÂM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG HÀ NỘI - 2014 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới ThS Dương Thị Thúy Hằng – người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng song do thời gian không nhiều, năng lực bản thân có hạn nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để được học hỏi và rút kinh nghiệm cho những công trình sau. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014 Sinh viên Mai Thị Tâm Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khít với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2014 Sinh viên Mai Thị Tâm Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích chọn đề tài 2 3. Lịch sử vấn đề 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Cấu trúc của khóa luận 5 NỘI DUNG 7 Chƣơng I. Giới thiệu chung 7 1.1. Sự chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 7 1.2. Ma Văn Kháng – hành trình sáng tạo – quan niệm sáng tác 10 1.3. Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời 13 Chƣơng II. Hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời 15 2.1. Nhân vật có số phận bi thảm 16 2.1.1. Nhân vật Duy 16 2.1.2. Nhân vật Thảm 21 2. 2. Nhân vật tha hóa 23 2.2.1. Nhân vật Luông 24 2.2.2. Nhân vật Hứng 28 2.2.3. Nhân vật Vàng Anh, Vành Khuyên. 31 2.3. Nhân vật vị tha 33 2.3.1. Nhân vật người bà 33 2.3.2. Nhân vật Quyên 39 Chƣơng 3. Một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Khóa luận tốt nghiệp Côi cút giữa cảnh đời 44 3.1. Ngôn từ nghệ thuật 41 3.1.1. Ngôn từ dung dị đời thường 44 3.1.2. Ngôn từ giàu tính biểu cảm 48 3.2. Giọng điệu nghệ thuật 50 3.2.1. Giọng trữ tình 51 3.2.2. Giọng điệu triết lí 53 3.2.3. Giọng giễu nhại 57 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Mai Thị Tâm 1 Lớp: K36C – SP Văn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936 ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông là một trong số ít các nhà văn Việt Nam viết khoẻ, viết đều, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Đến nay, Ma Văn Kháng đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu nhi từ đó ông tạo ra cho mình phong cách riêng, chỗ đứng riêng trong nền văn học nước nhà. Đặc biệt, Ma Văn Kháng là một cây bút có đóng góp rất nhiều trong sự nghiệp đổi mới văn xuôi sau 1986. Với những tác phẩm mở đường như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Ma Văn Kháng được coi là người “đi tiền trạm” trong sự nghiệp này. Ông không chọn cách đưa ra những tuyên ngôn nghệ thuật mang tính chất “gây chấn động” như những nhà văn khác (Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải) mà chọn cho mình cách “chiến đấu” thầm lặng với từng bước đi vững chắc với những tác phẩm của mình từ đó góp sức, góp thành tựu cho sự nghiệp đổi mới văn xuôi sau 1986 nói riêng và cho nền văn học dân tộc nói chung. Theo Phong Lê thì Ma Văn Kháng xứng đáng là một trong những “gương mặt tiêu biểu đóng vai trò tiền trạm báo hiệu cho công cuộc đổi mới chính thức mở ra từ nửa cuối những năm 80 thế kỉ 20”. 1.2. Đối với Ma Văn Kháng thì “Văn chương là một công việc nặng nhọc. Nó luôn đòi hỏi sự huy động hết mình, nội lực và năng lực tiềm ẩn, sự thăng hoa và hứng khởi bất chợt, niềm tâm thức và tâm linh bảng lảng, ám ảnh đến dai dẳng, những ẩn ức bức xúc bất thần dội lên từ gan ruột”. [6] Vì thế ông đi vào nghiệp văn chương với quan niệm về tư liệu để viết “không phải đi đâu tìm mà nó có sẵn trong cuộc sống hàng ngày. Tôi luôn tâm niệm sống rồi mới viết, quan trọng là sự trải nghiệm của bản thân, của suy nghĩ trước cuộc sống”. [7] Thế nên những gì ông viết đều là những chiêm nghiệm rất thật của mình trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Chính vì điều đó mà ông hay hướng tới những cảnh đời. Chính Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Mai Thị Tâm 2 Lớp: K36C – SP Văn ông cũng được mệnh danh là “nhà văn của cảnh đời” và tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời là một tác phẩm như thế. Tiểu thuyết này đã vinh dự đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012. Điều đó là minh chứng chân thực nhất cho giá trị của tác phẩm. Côi cút giữa cảnh đời xuất bản năm 1989 với tư tưởng “mạnh dạn”, dám nhìn thẳng vào sự thật với những góc khuất những năm “đổi mới” của đất nước ta. Và còn là những chiêm nghiệm đầy nước mắt và nụ cười về vấn đề thế sự. Những cảnh đời éo le khổ cực mà thoát ra bao nhiêu chân lí sống cao cả. Với sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng nói riêng và công cuộc đổi mới văn xuôi nói chung, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời như một mắt xích quan trọng thể hiện tư tưởng của nhà văn về văn học và cuộc đời. Và việc tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của tác phẩm này sẽ cho ta thấy cảm hứng thế sự được thể hiện vừa khái quát, bao trùm lại vừa cụ thể, đặc sắc. Từ đó đóng góp sắc màu riêng cho thế giới nghệ thuật trong hệ thống tiểu thuyết thế sự sau 1986 của nhà văn thêm phong phú, đa dạng. Để làm rõ điều trên tôi đã lựa chọn đề tài này. 2. Mục đích chọn đề tài Khóa luận hướng tới mục đích khám phá về chiều sâu của tiểu thuyết qua phương diện thế giới nghệ thuật mang đặc trưng và màu sắc riêng của tác phẩm. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Nhà văn Ma Văn Kháng Lã Nguyên trong bài viết “Khi nhà văn “đào bới bản thể từ chiều sâu tâm hồn””, đăng trên tạp chí Văn học, số 9/1999 cho rằng “đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn”, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng. Nhiều sáng tác được Ma Văn Kháng viết ra cứ y như là để nối lời, tiếp lời, đúng hơn là để đối thoại, tranh biện trong tiểu thuyết, truyện ngắn Ma Văn Kháng: Tranh biện về con người, về văn chương nghệ thuật”. [11, 63] Hay như Đỗ Phương Thảo với bài viết “Quan niệm về văn chương nghệ thuật của Ma Văn Kháng” in trong tạp chí Khoa học, số 5/2005 cũng khẳng Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Mai Thị Tâm 3 Lớp: K36C – SP Văn định rằng “với Ma Văn Kháng, văn là đời, văn là người; viết văn là để giãi bày những suy nghĩ về số phận, về con người”. [8] Từ đây lại cho thấy Ma Văn Kháng là cây bút thấm đẫm tình người và sự triết lí về cuộc đời. Để là một nhà văn mà được giới nghiên cứu phê bình nhận xét tốn nhiều giấy mực như trên thì ắt hẳn Ma Văn Kháng là một tác giả có hành trình khám phá hiện thực và viết văn hết sức đặc biệt. Hành trình sáng tạo ấy đã được nghiên cứu như thế nào? Đã có những công trình, ý kiến của những nhà phê bình nào? Ta hãy cùng ngược dòng thời gian để đi từ những ngày đầu ông “chập chững” vào nghề và những ý kiến nhận xét xung quanh ấy. Xuất thân là một nhà giáo nghèo, Ma Văn Kháng nhanh chóng lên miền ngược và có cuộc “gặp gỡ kì lạ” với nơi mà ông gọi là “mảnh đất vàng”. Ở đây, ông cũng tìm thấy cho mình những cảm hứng đầu tiên từ Truyện Tây Bắc của Tô hoài và năm 1969 với tập truyện ngắn đầu tay Xa Phủ đã có bài nhận xét của Nguyễn Đại được đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 5/10/1950. Những năm từ 1975 – 1985 Ông sáng tác những tiểu tuyết như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn cũng gây được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình đặc biệt là với Trần Đăng Xuyền qua những bài báo như: Một cách nhìn cuộc sống hôm nay, Báo văn nghệ số 15, ngày 9/4/1983, Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe, Báo văn nghệ số 49 ngày 8/2/1979. Ông đã có nhận xét rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe có những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công phu. Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào dân tộc ít người chìm đắm trong đau khổ, tăm tối những đều có mầm mống cách mạng”. [15, 12] Những năm đổi mới ông xuất bản Côi cút giữa cảnh đời (1989) và cho ra mắt tiểu thuyết Võ sĩ lên đài (2012) cũng đã nhận được nhiều lời nhận định, khen có, chê có nhưng ông luôn chấp nhận lắng nghe tất cả. Đây cũng là lí do vì sao ta lại có một Ma Văn Kháng khiêm nhường và lặng lẽ cống hiến cho nghệ thuật. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Mai Thị Tâm 4 Lớp: K36C – SP Văn Những tác phẩm ông viết ra đều là một nét đẹp. Nói về vẻ đẹp văn chương trong tác phẩm của ông, nhà nghiên cứu Phong Lê từng nhận xét: “Hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết trên một hành trình dài, dẫu có lúc ngôn ngữ chính luận tràn lấn, nhưng vẫn không làm thay đổi, biến dạng tiếng nói nghệ thuật đích thực trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Một tiếng nói nghệ thuật từ chính cuộc đời trần trụi, xù xì, thô nhám, đa sự cất lên; và lắm khi tác giả cũng không cần phải đóng vai trò khách quan”. Với những tác phẩm và cách làm nên những tác phẩm của mình có thể nói, Ma Văn Kháng là một nhà văn luôn được quan tâm từ giới bạn đọc và những nhà phê bình dưới nhiều góc nhìn khác nhau. 3.2. Về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Đọc tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, ta thấy cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Cái sự thật tối tăm oan khổ đó chính là vấn đề nhân sinh, vấn đề chính trị mà ông dám nhìn nhận một cách thẳng thắn. Khi trả lời phỏng vấn của Bình Nguyên Trang trên báo Công an nhân dân, Ma Văn Kháng cũng đã khẳng định: “Nhưng tôi thì cho rằng nhà văn không thể viết hay nếu họ không quan tâm tới chính trị. Vì ở đó bạn có thể nhìn ra số phận của dân tộc, số phận của nhân dân, những bi kịch và cả niềm vui thời cuộc. Nó buộc bạn phải suy ngẫm”. Ngay từ khi mới ra đời, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời đã lôi cuốn được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu như một đề tài mới lạ giữa những năm đổi mới của đất nước ta. Từ đó họ đã cho ra đời những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này như Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của tác giả Vũ Thị Oanh, Vẫn chuyện văn và người của Phong Lê. Và ta cũng không thể nào không nhắc tới Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng của tác giả Trần Thị Ngọc hay Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tác giả Dương Thị Hồng Liên. Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Mai Thị Tâm 5 Lớp: K36C – SP Văn Tuy nhiên những đề tài, công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở những nhận định chung nhất hoặc nghiên cứu về mặt nghệ thuật của tiểu thuyết này chứ chưa có thật sự đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy tôi đi đến việc lựa chọn đề tài này, nhằm làm rõ những yếu tố có liên quan tới thế giới nghệ thuật của Côi cút giữa cảnh đời để cung cấp thêm những tư liệu và cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết này. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận hướng tới nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng và tiến hành so sánh đối chiếu với một vài tác phẩm của ông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đặt tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời trong bối cảnh chung của đổi mới tiểu thuyết sau 1986. - Phân chia các nhân vật theo các hình tượng nhân vật và phân tích kĩ các nhân vật theo hình tượng đó trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. - Chỉ ra và phân tích kĩ lưỡng về tác dụng của một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận tập trung sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp chứng minh… 7. Đóng góp của khóa luận [...]... được triển khai trong 3 chương: Chƣơng I Giới thuyết chung Chƣơng II Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chƣơng III Một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Sinh viên: Mai Thị Tâm 6 Lớp: K36C – SP Văn Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1 Sự chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 Vào những năm 80 của thế kỉ XX, đất... thêm cho bạn đọc những tư liệu lên quan đến tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, cụ thể là về thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Đi sâu, tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết sẽ cung cấp thêm cách phân loại nhân vật của tác phẩm và ngày càng hiểu sâu thêm về những nhân vật trong tác phẩm cũng như những yếu tố nghệ thuật trong tiểu thuyết 8 Cấu trúc của khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài... chuyển trong đời văn Ma Văn Kháng Lúc này, tiểu thuyết của ông đã có sự thay đổi rõ rệt về đề tài, tư duy nghệ thuật, đó là những tiểu thuyết hướng về đời sống của người dân thành thị đương thời với những mặt tích cực, tiêu cực của nó Qua từng chặng đường sáng tác, chúng ta có thể thấy rõ sự vận động của tiểu thuyết Ma Văn Kháng về quan niệm, cảm hứng nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật Viết về cuộc sống của. .. Văn Khóa luận tốt nghiệp thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001)… Ma Văn Kháng, có thể nói, đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, ông là nhà giáo - nhà văn của thế hệ mới, để lại một mảng tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc, có sức hấp dẫn lâu bền đối với người đọc cho tới ngày nay 1.3 Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh. .. Có thể nói sự ra đời của tiểu thuyết như một “bước ngoặt lịch sử” trong sự nghiệp đổi mới văn chương nói chung và trong sự nghiệp văn học của chính Ma Văn Kháng nói riêng mà như Lưu Khánh Thơ nhận định ông là người “khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại” Sinh viên: Mai Thị Tâm 14 Lớp: K36C – SP Văn Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI Đã có rất nhiều... trị lần lượt ra đời và Ma Văn Kháng đã dần khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn cũng như trong lòng người đọc Trong thể tài tiểu thuyết, một thể tài văn xuôi được Ma Văn Kháng đặc biệt lưu tâm tích lũy, được đánh dấu với “đứa con tinh thần đầu lòng” là Gió rừng Nhìn một cách bao quát, sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng có thể chia thành hai giai đoạn, trước và sau những năm đầu của thập niên... chở ý tưởng của tác giả, in đậm cá tính sáng tạo của họ và bao giờ cũng mang dấu ấn thời đại Sự ra đời của các loại hình nhân vật tùy thuộc vào quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn Đối với Ma Văn Kháng, hệ thống nhân vật đã phản ánh trung thành thế giới nghệ thuật cũng như quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực trong hai chặng đường sáng tác của Sinh viên: Mai Thị Tâm 15 Lớp: K36C – SP Văn Khóa... Như thế, tiểu thuyết sau năm 1986 đã có những bước phát triển vượt bậc và mạnh mẽ, chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sức cách tân không ngừng để tạo nên sự phù hợp với thời đại mới Và một trong những nhà văn giữ vai trò “đi tiền trạm” trong sự nghiệp ấy là nhà văn Ma Văn Kháng với những cách tân không ngừng trong những sáng tác của mình 1.2 Ma Văn Kháng – hành trình sáng tạo – quan niệm sáng tác Ma Văn Kháng. .. thương của bà trải rộng ra để cứu vớt lấy những mảnh đời cơ cực Bà là chân lí sống sáng ngời, là trái tim cao cả, tỏa ánh nắng ấm áp đến những chân trời giá lạnh của cuộc đời Tấm lòng ấy được tác giả ca ngợi bằng những minh chứng điển hình nhất, chân thực nhất để bà là trái tim, là mặt trời của tiểu thuyết này Côi cút giữa cảnh đời thì ắt hẳn cũng có những mảnh đời côi cút giống cái tên của tiểu thuyết. .. Bởi thế, trong thời kỳ này, Ma Văn Kháng rất chú trọng việc xây dựng tuyến nhân vật quần chúng, tuyến nhân vật là người cán bộ, chiến sỹ cách mạng mang trong mình sự nhiệt tình, tận tụy gắn bó với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đời mới của các dân tộc anh em vùng cao Ở giai đoạn sau, trong các tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng đời . về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn. cút giữa cảnh đời của tác giả Vũ Thị Oanh, Vẫn chuyện văn và người của Phong Lê. Và ta cũng không thể nào không nhắc tới Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. Chƣơng I. Giới thuyết chung Chƣơng II. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chƣơng III. Một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Khóa

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan