Yếu tố dân gian trong thơ nôm nguyễn khuyến

71 2K 9
Yếu tố dân gian trong thơ nôm nguyễn khuyến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN __________________ NGUYỄN THỊ THU YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. An Thị Thúy Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô bộ môn trong tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn Th.s An Thị Thúy, giáo viên trực tiếp giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Chúng tôi chân thành biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo và các bạn. Dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận, nhƣng bản thân tôi tự thấy khả năng của mình còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nên khóa luận vẫn không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 6. Cấu trúc khóa luận 4 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5 1.1. Tác giả và tác phẩm 5 1.1.1. Tác giả 5 1.1.1.1.Bối cảnh lịch sử 5 1.1.2. Tác phẩm 8 1.2. Sơ lƣợc yếu tố dân gian trong văn học trung đại 9 1.2.1. Thế kỉ X – XIV 9 1.2.2. Thế kỉ XV-XVII 11 1.2.3. Thế kỉ XVIII-XIX 14 CHƢƠNG 2: YẾU TỐ DÂN GIAN 18 TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 18 2.1. Thống kê, phân loại 18 2.2. Sự thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 19 2.2.1. Yếu tố dân gian qua đề tài 19 2.2.1.1. Phong cảnh thiên nhiên 19 2.2.1.2. Cuộc sống sinh hoạt 23 2.2.2. Yếu tố dân gian qua hình tƣợng nghệ thuật 31 2.2.3. Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật 42 2.2.3.1. Ngôn ngữ văn học dân gian 42 2.2.3.2. Ngôn ngữ đời sống 46 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Về khoa học Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt bao thế kỉ nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du nhƣng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt. Nguyễn Khuyến để lại một sự nghiệp thơ ca khá phong phú, có nhiều tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cũng nhƣ nội dung góp phần làm nên diện mạo của kho tàng thơ ca Việt Nam. Ông sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong thời gian quay về gắn bó với làng quê, ngƣời dân, vui thú điền viên đã làm sống dậy mạnh mẽ hồn thơ Nôm Yên Đổ. Mặc dù so với thơ chữ Hán thì thơ chữ Nôm chỉ chiếm một số lƣợng nhất định (khoảng trên 80 bài) nhƣng nó lại là những vần thơ mang nhiều giá trị, khẳng định tên tuổi của ông trên văn đàn. Trong các sáng tác bằng chữ Nôm, Nguyễn Khuyến đã cho thấy ông là nhà thơ của làng quê điều đó đƣợc thể hiện qua các yếu tố dân gian mà ông đã sử dụng để sáng tác. Dù là bậc túc nho nhƣng nhờ những chất liệu dân gian Nguyễn Khuyến sử dụng thơ ông trở nên bình dị và dân dã hơn đồng thời thể hiện đƣợc tài năng độc đáo của vị Tam nguyên Yên Đổ. Về thực tiễn Trong chƣơng trình THCS và THPT Nguyễn Khuyến đƣợc sách giáo khoa chọn giảng với tƣ cách là một tác giả lớn, với những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ nhƣ: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê. Nhƣ vậy qua việc biên soạn chƣơng trình chúng ta cũng phần nào thấy đƣợc vị trí, vai trò của thơ Nôm Nguyễn Khuyến. 2 Tìm hiểu về “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” ngƣời viết muốn có thêm vốn kiến thức phong phú, sâu sắc để phục vụ cho công việc giảng dạy tác giả Nguyễn Khuyến trong nhà trƣờng một cách có định hƣớng đồng thời bƣớc đầu tập dƣợt phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khuyến là một tác giả lớn nên việc tìm hiểu về thơ văn của ông không phải là một đề tài hoàn toàn mới mẻ. Bàn về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca của ông cả phần chữ Hán và chữ Nôm đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đặc biệt là phần thơ chữ Nôm. Cụ thể khi tìm hiểu đề tài này ngƣời viết đã tham khảo tài liệu tổng hợp nhiều ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết sau có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà khóa luận đề cập. Trịnh Bá Đĩnh trong bài Phong cách dân gian trong thơ Nôm Yên Đổ có viết: “Yếu tố dân gian thể hiện trước hết ở cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ mà đặc diểm nổi bật nhất là sự lược quy những mặt khác nhau của hiện thực trở về phương diện lối sống (hay cách sống) xã hội được nhìn từ góc độ lối sống, hiện thực trong thơ ông chủ yếu là hiện thực của lối sống khác nhau”[13,297]. Hoặc nhận xét: “Một phương diện khác nữa tạo nên phong cách dân gian cho thơ Nguyễn Khuyến là nhà thơ đưa trực tiếp vào thơ mình vốn tục ngữ, ca dao của dân gian”[13,300]. Ở đây tác giả đã chỉ ra những yếu tố dân gian in đậm trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến và phát hiện ra sự kế thừa và sáng tạo độc đáo riêng của nhà thơ trong quá trình tiếp thu và phát triển các yếu tố dân gian. Trong Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ, Nguyễn Huệ Chi với bài Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc đã khẳng định: “Nguyễn Khuyến lại đưa ngôn ngữ thông tục vào thơ với tất cả vẻ đẹp thanh tao, trang nhã với 3 những cảm xúc không căng mà dịu, nhưng dịu mà thấm vào người đọc rất sâu”[1,36]. Nhận xét này của nhà nghiên cứu góp phần thừa nhận nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến thấm đẫm chất dân gian. Điều này thể hiện ở cách dùng từ, ở hệ thống ngôn ngữ thông tục mà ông vận dụng hết sức tự nhiên và sáng tạo. Nguyễn Phƣơng Chi trong bài viết: Ngòi bút tả thực đột xuất khẳng định: “Ông có ý thức đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày, đưa ca dao, tục ngữ vào thơ, làm cho một số bài thơ trở nên gần gũi, có một sức sống mới”[13,325]. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu đề tài yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến chắc chắn không phải là một vấn đề mới mà là vấn đề đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, bàn đến. Tuy nhiên nhìn một cách khái quát thì ngƣời viết nhận thấy các công trình nghiên cứu các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một vài khía cạnh nào đó của vấn đề hay chỉ dừng lại ở việc lấy một bài thơ hay một vài bài thơ làm đối tƣợng…Chƣa có ai bàn đến một cách tập trung. Trên cơ sở kế thừa những ngƣời đi trƣớc chúng tôi đi vào tìm hiểu đề “Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến”. Hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần làm cho độc giả rõ hơn về tác giả Nguyễn Khuyến và đặc sắc nghệ thuật trong thơ ông. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hƣớng tới những mục đích sau: - Thấy đƣợc yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến - Sự kế thừa và phát triển của Nguyễn Khuyến ở nghệ thuật trong thơ chữ Nôm của ông đối với quá trình phát triển Văn học dân tộc từ đó phục vụ cho việc giảng dạy. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhƣ tên đề tài đã xác định khóa luận tập trung tìm hiểu yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, chính vì thế đối tƣợng nghiên cứu sẽ là thơ 4 chữ Nôm của ông đƣợc tác giả Xuân Diệu giới thiệu trong cuốn “Thơ văn Nguyễn Khuyến” Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1971. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu theo các phạm vi sau: - Yếu tố dân gian qua đề tài - Yếu tố dân gian qua hình tƣợng nghệ thuật - Yếu tố dân gian qua ngôn ngữ nghệ thuật 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thống kê, phân loại - Phƣơng pháp phân tích, bình giảng - Phƣơng pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu ngƣời viết không tuyệt đối hóa phƣơng pháp nghiên cứu nào, lúc cần có thể sử dụng tổng hợp tất cả các phƣơng pháp. 6. Cấu trúc khóa luận Mở đầu Nội dung Chƣơng 1: Những vấn đề chung Chƣơng 2. Yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến Kết luận Tài liệu tham khảo 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả và tác phẩm 1.1.1. Tác giả 1.1.1.1.Bối cảnh lịch sử Năm 1858 thực dân Pháp lấy cớ triều đình Nguyễn ngăn cản việc thông thƣơng và giết giáo sĩ, ngày 1 tháng 8 chúng đã nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lƣợc chính thức ở nƣớc ta. Từ giai đoạn này nƣớc ta đã xảy ra rất nhiều biến cố lịch sử đƣợc đánh dấu bằng các sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kì rồi Bắc Kì và Trung Kì, đánh dấu các sự kiện đó bằng các hiệp ƣớc mà triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp. Trƣớc sự xâm lƣợc của thực dân Pháp, cả dân tộc ta với tinh thần yêu nƣớc đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống lại kẻ thù và cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX là những trang rực rỡ về lòng yêu nƣớc của nhân dân ta. Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối một phần nào nhƣng dần dần về sau đã thỏa hiệp và từng bƣớc đầu hàng thực dân Pháp. Trong triều bộ phận đầu não của nhà nƣớc phong kiến lúc đầu đã chia thành hai phái, một phái với tƣ tƣởng chủ hòa và một phái với tƣ tƣởng chủ chiến. Trong khi thực dân Pháp chƣa đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì thì giai cấp phong kiến tăng cƣờng bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Lúc này triều đình đứng trƣớc hai mâu thuẫn, một bên là với nhân dân, một bên là với thực dân Pháp và triều đình đã quyết định thỏa hiệp với Pháp. Với điều này triều đình không còn vai trò trong cuộc kháng chiến chống Pháp nữa. Nhƣng phải đến 1884 sự đầu hàng của triều đình mới hoàn toàn đƣợc bộc lộ và từ đây triều đình thực sự là mục tiêu đả kích của nhân dân bên. Tiếp sau đó là phong trào Cần Vƣơng do các sĩ phu văn thân yêu nƣớc lãnh đạo đã nổ ra nhƣng sau đó nhanh chóng thất bại. [...]... 2: YẾU TỐ DÂN GIAN TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 2.1 Thống kê, phân loại Với đề tài này ngƣời viết khảo sát thơ Nôm của Nguyễn Khuyến trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến Xuân Diệu giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1971 với 87 bài thơ Qua khảo sát tôi thấy yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố sau: Tổng số Yếu tố dân gian thể bài thơ hiện qua đề tài Yếu tố dân gian. .. ngƣời dân quê Không chỉ có đề tài mà tính dân gian còn đƣợc thể hiện ở ngôn ngữ nghệ thuật và hình tƣợng nghệ thuật Chúng ta đi vào phân tích từng yếu tố để thấy một cách cụ thể hơn về chất dân gian trong thơ Nôm của vị Tam nguyên Yên Đổ 18 2.2 Sự thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 2.2.1 Yếu tố dân gian qua đề tài 2.2.1.1 Phong cảnh thiên nhiên Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn... với văn học bác học của dân tộc trong việc thể hiện đề tài về thiên nhiên và đề tài về cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời Cho thấy yếu tố dân gian là một yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thơ ca bác học dân tộc vẫn giữ nguyên đƣợc tính dân tộc 2.2.2 Yếu tố dân gian qua hình tượng nghệ thuật Thơ Nôm Nguyễn Khuyến có sự kết hợp của yếu tố dân gian và yếu tố văn học bác học Ta thấy... yếu tố dân gian đƣợc Nguyễn Khuyến thể hiện trong thơ Nôm của ông khiến cho những điều mà Nguyễn Khuyến nói tới là những điều tất cả mọi ngƣời đều có thể hiểu và cảm thấy những vần thơ của ông quen thuộc biết bao Chính sự dễ hiểu đó đem thơ ông đến với bạn đọc dễ hơn Những vần thơ Nôm phần nào khẳng định đƣợc tài năng của Nguyễn 30 Khuyến cho ta thấy đƣợc sự kết hợp tài tình giữa những yếu tố dân gian. .. về thơ Nôm Trong thơ Nôm của ông chúng ta có thể thấy có sự tham gia của các yếu tố dân gian làm cho thơ Nôm của ông trở nên chân thực, sinh động Yếu tố dân gian thể hiện trƣớc nhất là qua đề tài về phong cảnh thiên nhiên Nếu nhƣ các nhà thơ xƣa thƣờng tìm cảm hứng trong cảnh vật Trung Hoa, nhƣ sông Xích Bích, hồ Động Đình, bến Tầm Dƣơng, sông Tiêu Tƣơng, bến Phong Kiều…Thì trong các thi phẩm của Nguyễn. .. thể hiện qua hình tƣợng nghệ thuật Yếu tố dân gian thể hiện qua ngôn ngữ Ngôn ngữ Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % 37/87 42,5% 32/87 36,78% 87 văn học dân gian Ngôn ngữ đời sống 32 câu 225 từ Qua khảo sát chúng ta có thể thấy trong thơ của Nguyễn Khuyến có sự ảnh hƣởng của các yếu tố văn học dân gian rất rõ, thông qua đề tài cũng có thể thấy các đề tài trong thơ Nguyễn Khuyến là những đề tài về phong cảnh... phần khác quan niệm thẩm mĩ thƣờng thấy trong thơ văn bác học Quan niệm thẩm mĩ này rất gần quan niệm thẩm mĩ của ngƣời bình dân trong thơ ca dân gian Đề tài mùa hè, cảnh hè đƣợc nói tới nhiều trong thơ văn cổ dân tộc Các nhà thơ thời trung đại đã có những bài thơ rất hay viết về mùa hè Đầu tƣờng lửa lựu lập lòe đơm bông (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Hay trong thơ Nguyễn Trãi : Rồi hóng mát thuở ngày trƣờng... học dân gian và văn học bác học, tiêu biểu có thể kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Nguyễn Khuyến đặc biệt thành công trong việc thể 23 hiện cuộc sống sinh hoạt của nhân dân nhất là ngƣời nông dân thôn quê chính vì thế thơ ông hấp dẫn và gần gũi ngay cả với những ngƣời nông dân bình thƣờng Sự gần gũi và dân dã đó, những bậc thi hào trƣớc cũng khó có đƣợc Nguyễn Khuyến sống đời sống của ngƣời nông dân quê... nói, với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến luôn để lại cho chúng ta ấn tƣợng chung là lành và trong sáng Ví nhƣ ba bài thơ nói về mùa Thu của Nguyễn Khuyến, ba bài thơ này mang đƣợc hồn của cảnh vật mùa thu, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao, cái thần của mùa thu Bài thơ hay là do thi sĩ có tài Nhƣng thêm một điều kiện nữa là nhà thơ ấy phải... thể” [5,147] Trong lịch sử phát triển của thơ Nôm trƣớc Nguyễn Khuyến các nhà thơ đã sử dụng rất nhiều các hình tƣợng nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống dân dã nhƣ: Ao bèo, bè muống, lảnh mùng, hàng kê, luống cày, bầy cá, con lợn, con mèo…Nhƣ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, trong đó hình tƣợng cây chuối một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của nhà thơ Ức Trai: Tự bén hơi xuân tốt lại thêm . thể hiện yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 19 2.2.1. Yếu tố dân gian qua đề tài 19 2.2.1.1. Phong cảnh thiên nhiên 19 2.2.1.2. Cuộc sống sinh hoạt 23 2.2.2. Yếu tố dân gian qua. tìm hiểu yếu tố dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, chính vì thế đối tƣợng nghiên cứu sẽ là thơ 4 chữ Nôm của ông đƣợc tác giả Xuân Diệu giới thiệu trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến Nxb. 1.2. Sơ lƣợc yếu tố dân gian trong văn học trung đại 9 1.2.1. Thế kỉ X – XIV 9 1.2.2. Thế kỉ XV-XVII 11 1.2.3. Thế kỉ XVIII-XIX 14 CHƢƠNG 2: YẾU TỐ DÂN GIAN 18 TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN 18

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan