Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

82 984 2
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÝ MINH HẰNG MIÔN TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG THIÖT H¹I THEO HîP §åNG THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG TRUNG TẬP HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lý Minh Hằng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG 6 1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 6 1.2. Khái niệm miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 11 1.3. Điều kiện để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 16 1.4. Tiến trình phát triển pháp luật quy định về miễn trách nhiệm theo hợp đồng 33 Chương 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ THEO HỢP ĐỒNG 37 2.1. Miễn trách nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng 37 2.1.1. Khái niệm sự kiện bất khả kháng 37 2.1.2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng 45 2.2. Miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 48 2.2.1. Khái niệm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 48 2.2.2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 49 2.3. Miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi 52 2.3.1. Khái niệm lỗi của bên có quyền 52 2.3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi 53 2.3.3. Giảm mức bồi thường do bên có quyền không hạn chế tổn thất 55 2.4. Thoả thuận về miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại 58 2.4.1. Thỏa thuận miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại 58 2.4.2. Thoả thuận giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại 60 2.5. Những tồn tại về miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 61 2.5.1. Tồn tại về bất khả kháng 62 2.5.2. Tồn tại trong trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của bên có quyền 66 2.5.3. Tồn tại trong trường hợp miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền 67 2.5.4. Tồn tại trong trường hợp miễn trách nhiệm do xuất phát từ thỏa thuận của hai bên 68 2.6. Kiến nghị khắc phục các bất cập để hoàn thiện chế định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng 69 2.6.1. Thống nhất các văn bản pháp luật Việt Nam về hợp đồng nói chung và miễn trách nhiệm hợp đồng nói riêng 69 2.6.2. Hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 70 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Miễn trách nhiệm hợp đồng đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật về dân sự, thương mại của mỗi quốc gia. Pháp luật về hợp đồng đã thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh, đồng thời đó cũng là công cụ bảo đảm cho nguyên tắc này được vận hành đúng đắn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, do nhiều yếu tố chi phối, cho đến những năm gần đây chế định hợp đồng nói chung và những quy định về miễn trách nhiệm hợp đồng nói riêng còn tản mạn và thiếu tính hệ thống. Do bị ảnh hưởng đáng kể bởi truyền thống lập pháp và văn hoá pháp lý về hợp đồng từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên chế định pháp luật về hợp đồng hiện nay bên cạnh những yếu tố tích cực, vẫn còn nhiều bất cập. Nội dung miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự còn thiếu tính linh hoạt, chưa điều chỉnh được hết các tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ hợp đồng. Trong khi đó, các quy định về miễn trách nhiệm hợp đồng trong các luật chuyên ngành (ví dụ: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, kể cả những văn bản được ban hành đồng thời hoặc ban hành sau Bộ luật dân sự năm 2005 như: Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ ) vẫn thiếu tính thống nhất với luật chung (Bộ luật dân sự) và còn thể hiện khá đậm nét dấu ấn của quản lý hành chính. Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006 ra đời đã thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi những quy 2 định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên thế giới để đưa ra những văn bản có tính chuẩn mực pháp lý cao trong hệ thống pháp luật. Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản và toàn diện hơn chế định hợp đồng trong đó có miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Mặc dù có nhiều điểm mới, tiến bộ nhưng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản khác vẫn còn nhiều bất cập như: chưa bảo đảm tốt quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể, chưa đảm bảo về quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng một cách hợp lý. Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế cho Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 song “tính thương mại” của Bộ luật dân sự còn rất hạn chế, chưa phản ánh được những đặc trưng và các yêu cầu của hoạt động giao kết hợp đồng nói chung, cũng như các quy định về “miễn trách nhiệm hợp đồng” nói riêng. Chế định hợp đồng là một trong những chế định pháp lý cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu, trao đổi buôn bán phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, không phải mọi giao kết hợp đồng đều có thể thực hiện một cách thuận lợi, việc một hoặc nhiều bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận là điều thường xuyên diễn ra trong thực tế. Nhưng không vì lẽ đó mà giá trị của hợp đồng bị coi nhẹ vì hợp đồng chính là luật của các bên, nếu hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện sai lệch theo thỏa thuận thì người bị thiệt hại phải được đền bù thỏa đáng. Nhưng cũng có một số trường hợp vi phạm hợp đồng nhưng bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không phải chịu trách nhiệm. Việc miễn trách nhiệm hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các căn cứ miễn nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận 3 giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo pháp luật dân sự quy định, lúc này bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó cũng không phải bồi thường cho bên kia. Thực tiễn hơn 7 năm áp dụng pháp luật và nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã đặt ra nhiều bất cập và tồn tại đối với chế định hợp đồng nói chung và về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng. Chừng nào các quy định của pháp luật nói chung và các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn nằm ngoài sự phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện nay, về vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt theo hợp đồng chưa được nghiên cứu có hệ thống. Có một số luận văn, luận án nghiên cứu những vấn đề tổng thể về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, còn vấn đề miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được đề cập đến như những nội dung cần phải có. Những công trình phải kể đến như: “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự”, sách tham khảo của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, năm 2007; “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, sách tham khảo của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đại; bài viết: “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng” của tác giả Trần Việt Anh, 2011; bài viết của PGS.TS. Ngô Huy Cương: “Trách nhiệm dân sự - So sánh và phê phán”, bài đăng Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 5- 142- 2009) Ngoài ra, còn một số tác giả đề cập đến vấn đề này song những công trình nghiên cứu về vấn đề pháp lý căn bản 4 nhất của vấn đề này cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam về việc xác định những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vẫn chỉ dừng lại ở dưới dạng thức bài tiểu luận, bài báo khoa học. Trong khi đó, đề tài này sẽ đi sâu khai thác những vấn đề pháp lý cơ bản trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng cũng như chỉ ra những mặt được, mặt hạn chế và đưa ra hướng hoàn thiện chế định này trong pháp luật Việt Nam. Do đó, đề tài “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” có tính mới, không bị trùng lập so với những công trình nghiên cứu khác. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn hướng đến hai đối tượng nghiên cứu chính. Đối tượng thứ nhất là các quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trong pháp luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Đối tượng thứ hai mà tác giả hướng đến đó là những tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, đánh giá những quy định trong Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 về căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng của Việt Nam trong thời gian qua để chỉ ra những hạn chế, bất cập trong cơ chế xây dựng pháp luật, từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần tạo dựng môi trường xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh văn minh, lành mạnh. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật. Đồng thời, vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh để đưa ra những quan điểm đánh giá khách quan và giải quyết các vấn đề khoa học. 6. Những điểm mới của đề tài mang lại Đề tài tập trung nghiên cứu sâu, đánh giá mặt tích cực và hạn chế về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam như: + Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. + Miễn trách nhiệm do phải thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Các quy định về miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi. + Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện những quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong các trường hợp trên đây. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Chương 2: Những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự theo hợp đồng 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG 1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một hình thức chế tài do Nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong một hợp đồng dân sự. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và trách nhiệm dân sự này được chi phối bởi các nguyên tắc pháp lý về hợp đồng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng phát sinh từ hành vi phạm nguyên tắc xử sự do pháp luật qui định. Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là các bên giao kết thống nhất về ý chí và bị ràng buộc trong mối quan hệ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự đều được thực hiện dưới hình thức thoả thuận dù là hợp đồng miệng hoặc bằng văn bản. Thông qua hợp đồng dân sự, các bên thoả thuận các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là việc một hoặc hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã cam kết hợp pháp. Như vậy, khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được hiểu như sau: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại, chịu khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng [...]... thực hiện được hợp đồng Hai là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở do lỗi của bên có quyền trong hợp đồng hoặc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xuất hiện lỗi từ cả hai bên trong hợp đồng Trong nhiều trường hợp thì một bên trong hợp đồng sẽ được miễn bồi thường thiệt hại Trường hợp bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vi phạm hợp đồng nhưng hành... phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Về nguyên tắc chung thì các bên vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trừ khi họ đưa ra được các căn cứ chứng minh thuộc trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Như chúng ta đã biết yếu tố tạo thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bắt nguồn từ việc: Có hành vi vi phạm pháp luật xảy... đến việc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 12 Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là việc người có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại không bị áp dụng biện pháp khôi phục một phần hoặc toàn bộ tình trạng ban đầu về tài sản cho bên có quyền Bản chất của miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là... được trách nhiệm bồi thường thiệt hại này lại thuộc vào 4 trường hợp mà pháp luật quy định là điều kiện để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt 16 hại trong hợp đồng thì được miễn trách nhiệm Theo các quy định tại khoản 2, 3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 thì có 03 trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: “Sự kiện bất khả kháng, thiệt hại xảy ra là hoàn toàn... kiện đòi bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại Trong một số trường hợp thiệt hại phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì quyền yêu cầu bồi thường cũng có thể được các bên loại bỏ ngay từ lúc giao kết hợp đồng bằng con đường thỏa thuận về miễn trách nhiệm dân sự Như vậy, khi xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thì trong một số trường hợp nhất... giá trị pháp lý Tóm lại, khi có những căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã được phân tích trên đây thì các chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại Song giữa Bộ luật sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 vẫn chưa có sự thống nhất với nhau về các cơ sở để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Vấn... chế tài bắt buộc mà Nhà nước đã áp dụng cho các chủ thể vi phạm Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần Mà trách nhiệm bồi thường trong điều luật này được hiểu là 11 trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do... chủ thể khác trong hợp đồng dân sự, trên nguyên tắc mọi hành vi gây thiệt hại trái luật đều bị xử lý nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại Nếu trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là theo thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại là một chế... là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể giao kết hợp đồng, thì chủ thể vi phạm hợp đồng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Từ hai đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trên đây cho thấy trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự có liên quan mật thiết đến hợp đồng dân sự Các nghĩa vụ dân sự này được phát sinh từ hợp đồng và được bảo... phạm pháp luật này phải đầy đủ các yếu tố cấu cấu thành như: có thiệt hại xảy ra, có nguyên nhân tạo nên kết quả, có mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả, có yếu tố lỗi từ các chủ thể Hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể này theo quy định của pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nhưng nếu chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứng minh được trách nhiệm bồi . VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG 6 1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 6 1.2. Khái niệm miễn trách nhiệm. thuận miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại 58 2.4.2. Thoả thuận giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại 60 2.5. Những tồn tại về miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 11 1.3. Điều kiện để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 16 1.4. Tiến trình phát triển pháp luật quy định về miễn trách nhiệm theo hợp

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan