Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam

101 403 1
Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ VÂN CHIA DI S¶N Lµ NHµ ë Vµ QUYÒN Sö DôNG §ÊT ë THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG TRUNG TẬP HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Ngô Thị Vân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục những chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ, DI SẢN THỪA KẾ, CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 7 1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 7 1.1.1. Khái niệm thừa kế 7 1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế 10 1.2. Khái niệm di sản thừa kế 11 1.2.1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết 12 1.2.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác 13 1.3. Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15 1.3.1. Di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15 1.3.2. Căn cứ phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 20 1.3.3. Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở 26 1.3.4. Các phương thức chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 30 Kết luận chương 1 34 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 35 2.1. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc 38 2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng 47 2.2.1. Nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản dùng vào việc thờ cúng 47 2.2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có di tă ̣ ng 53 2.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 54 2.4. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật 56 2.5. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế mới hoặc người bị bác bỏ quyền thừa kế và thừa kế thế vị 65 2.5.1. Trường hợp có người thừa kế mới 65 2.5.2. Trường hợp có người bị bác bỏ quyền thừa kế 66 2.5.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người thừa kế thế vị 67 2.6. Hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 69 2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế 71 Kết luận chương 2 78 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 79 3.1. Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có người thừa kế mới 80 3.2. Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc chung của vợ, chồng 81 3.3. Về người từ chối quyền hưởng di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 86 3.4. Về di sản dùng vào việc thờ cúng lên quan đến di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất ở 88 Kết luận chương 3 90 KẾT LUẬN CHUNG 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự năm 2005 CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐCP : Hội đồng chính phủ XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang BẢNG 2.1: THỐNG KÊ THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ 37 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, kể từ khi Bộ luật dân sự năm 1995 và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành, trên thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết là yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện hơn nữa, nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng. Vì vậy, hiện nay Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung; đã có Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2005 (sửa đổi) và đang được thảo luận rộng rãi tại các cơ quan thuộc Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Tư pháp và Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam , trong đó chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự cũng được xem xét sửa đổi, bổ sung. Nhận định chung thì Chế định về quyền thừa kế được qui định trong Bộ luật dân sự hiện hành đã tương đối đầy đủ, tạo những cơ sở pháp lý vững chắc để công tác áp dụng và thực hiện pháp luật trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự cũng chưa thể dự liệu hết được những trường hợp, những tình huống xảy ra trên thực tế phức tạp, đa dạng và biến động không ngừng. Các vụ tranh chấp về quyền thừa kế ngày một gia tăng, phức tạp cho nên việc giải quyết các vụ án thừa kế, mà đặc biệt là thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở càng gặp nhiều khó khăn hơn. Do giá trị của nhà ở và đất ở, các đương sự thường tranh chấp di sản là các loại tài sản đó. Có vụ kéo dài trong nhiều năm mà không giải quyết được. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, thứ nhất, chế định về quyền thừa kế nói chung qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xây dựng trong thời kỳ tiến hành cơ chế quản lý kinh tế của nhà 2 nước theo cơ chế thị trường. Do vậy, pháp luật về thừa kế và những qui định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa thật sự thống nhất và đồng bộ. Việc xác định di sản thừa kế nói chung và thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất ở nói riêng là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. Với tư cách là một người công tác lâu năm trong ngành Tòa án tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, học viên mạnh dạn chọn đề tài để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ luật học là: Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam, để qua đó được xem như nhận xét của người làm công tác thực tiễn về việc thực hiện pháp luật thừa kế trong việc giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong thời gian qua có những nét đặc thù và là bài học kinh nghiệm trong công tác xét xử về thừa kế di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thực tế trong những năm công tác tại ngành Toà án của học viên, thì tranh chấp về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thường xuyên diễn ra. Vì giá trị của nhà ở và đất ở không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà có ý nghĩa về mặt xã hội liên quan đến các lợi ích của cá nhân trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong gia đoạn hiện nay. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng những qui định pháp luật để giải quyết những tranh chấp về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài này để nghiên cứu, thực hiện luận văn cao học luật là bảo đảm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta, kể từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và 3 hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội XHCN, theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú trọng bảo vệ ngày một phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thừa kế là quan hệ thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Bởi vì, nhà ở và đất ở là những bất động sản có giá trị đối với với cá nhân, với hộ gia đình theo ngạn ngữ: “an cư, lạc nghiệp” và là căn cứ xác định những thuận lợi và khó khăn của một đời người. Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung của các nhà luật học trong nước khá phong phú. Tuy nhiên, trong các công trình này, việc xác định chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật Việt Nam thì chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện, mà chỉ đề cập đến việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở như một nội dung nhỏ cần phải có trong cơ cấu nội dung của luận văn mà thôi. Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung hoặc theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc thừa kế thế vị phải kể đến một số công trình tiêu biểu như: Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam của TS. Nguyễn Mạnh Bách (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1993); Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam của TS. Nguyễn Ngọc Điện (Nxb. Trẻ, 1999); Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của PGS.TS. Phùng Trung Tập (Nxb. Tư pháp, 2004); Luật thừa kế Việt Nam của PGS.TS. Phùng Trung Tập (Nxb. Hà Nội, 2009); Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Tuyết: Thừa kế theo di chúc trong qui định của Bộ luật dân sự Việt Nam; Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Nguyễn Minh Tuấn (NXb. Lao động – Xã hội, 2009) và một số công trình khác được công bố trong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Luật học; Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Tuy nhiên, những công trình khoa học kể trên chỉ tập trung nghiên 4 cứu về thừa kế nói chung, mà không có công trình nào nghiên cứu về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Ngoài ra, trong những năm qua, tuy đã có một số luận văn cao học luật nghiên cứu về thừa kế tại các cơ sở đào tạo luật là Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhưng các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thừa kế thế vị, về những người không được quyền hưởng di sản, về thừa kế theo di chúc, về thừa kế theo hàng cụ thể: Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bích Phượng (Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội) về Thừa kế thế vị theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành (2006); Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Lan Hương (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội) về xác định di sản thừa kế theo di chúc theo qui định trong Bộ luật dân sự năm 2005… Với tình hình nghiên cứu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập, lần đầu tiên được nghiên cứu ở nước ta và không có sự trùng lặp với bất kỳ một công trình khoa học nào đã công bố. Hơn nữa, học viên là người làm công tác thực tiễn tại Toà án, cho nên rất tâm huyết với đề tài này và mạnh dạn nghiên cứu để phục vụ cho công tác thực tiễn của bản thân. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài: Dựa trên những cơ sở lý luận về thừa kế nói chung để qua đó nghiên cứu thực trạng áp dụng luật thực định để giải quyết những tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để qua đó chỉ ra những vụ việc chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở còn tồn tại nhiều sai sót, chưa thỏa đáng đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để khuyến nghị và nêu biện pháp hoàn thiện pháp luật qui định về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. [...]... kế có quyền hưởng 1.3 Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 1.3.1 Di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản Người để lại di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc hoặc theo pháp luật 1.3.1.1 Di sản là nhà ở Điều 21 Luật Nhà ở quy định quyền của chủ sở hữu nhà ở, tại khoản 1 quy định: “Bán,... thì nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản thừa kế của người này Khái niệm chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu như sau: Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở là việc dịch chuyển nhà ở và quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế trở thành chủ sở hữu của nhà ở và quyền sử dụng đất ở do nhận di sản. .. đất đai Vì vậy, Nhà nước là chủ thể có quyền sở hữu đất đai và là người ban hành qui chế, điều kiện quản lý đất đai ở Việt Nam Pháp luật dân sự, Luật đất đai và Luật Nhà ở qui định những điều kiện, nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở 22 Về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, được hiểu là quyền tài sản đối với di n tích đất ở mà người có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là. .. chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việc chia thừa kế theo pháp luật chỉ đặt ra khi người chết để lại di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không có hiệu lực pháp luật, người thừa kế từ chối nhận di sản Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu là việc dịch chuyển tài sản và quyền. .. là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do được thừa kế 1.3.3 Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở Về bản chất, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng giống như thừa kế các loại tài sản khác Tuy nhiên, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn 26 có những đặc điểm tương đối độc lập với thừa kế các tài sản khác ngoài nhà ở và quyền. .. trị nhà ở đã bán [23, Điều 113] Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở có hệ quả là việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với những qui định của pháp luật dân sự về thừa kế, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở 29 1.3.4 Các phương thức chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 1.3.4.1 Chia theo. .. Thực tiễn áp dụng pháp luật chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Chương 3 Giải pháp hoàn thiện những qui định pháp luật về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ, DI SẢN THỪA KẾ, CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 1.1.1 Khái niệm thừa kế Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc dịch chuyển tài sản của một... Chia theo di chúc Nhà ở và quyền sử dụng đất ở (quyền tài sản) là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân Theo qui định của Luật Đất đai, thì đất ở là loại đất người đang sử dụng có quyền sử dụng lâu dài Vì vậy quyền sử dụng đất là quyền tài sản (là tài sản theo Điều 163 BLDS năm 2005) Người thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể là cá nhân bất kỳ, nếu được chỉ định trong di chúc mà... kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải thực hiện các qui định của pháp luật về việc kê khai, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và đất ở để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với phần nhà ở và đất ở được hưởng thừa kế Thừa kế nhà ở còn được xác định là thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần Di sản thừa kế là nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất Điều 112 Luật nhà ở quy định: Nhà. .. để lại di sản Người thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể là người thuộc di n thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc không thuộc di n thừa kế theo luật của người để lại di sản, pháp luật không qui định phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc Việc được hưởng di sản của người chết để lại là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý . NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 35 2.1. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc 38 2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng. 1.3. Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15 1.3.1. Di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15 1.3.2. Căn cứ phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 20 1.3.3 Nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản dùng vào việc thờ cúng 47 2.2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có di tă ̣ ng 53 2.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan