Thừa phát lại trong thi hành án dân sự Luận văn ThS. Luật

102 2.2K 21
Thừa phát lại trong thi hành án dân sự  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM PHÖC THỊNH THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM PHÖC THỊNH THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Phúc Thịnh 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 5 1.1. Khái niệm Thừa phát lại 5 1.2. Lược sử pháp luật về Thừa phát lại trong thi hành asn dân sự ở Việt Nam 8 1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 8 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1950 9 1.2.3. Giai đoạn từ năm 1950 đến 1975 10 1.2.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2009 12 1.2.5. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay 15 1.3. Mô hình tổ chức Thừa phát lại ở một số nước trên thế giới 16 1.3.1. Mô hình tổ chức Thừa phát lại ở Pháp 16 1.3.2. Mô hình Thừa phát lại ở Úc 23 1.3.3. Mô hình Thừa phát lại ở Đức 24 1.4. Cơ sở của việc thực hiện Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam 25 1.4.1. Cơ sở lý luận cho việc thực hiện Thừa phát lại ở Việt Nam 26 1.4.2. Cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện Thừa phát lại ở Việt Nam 29 1.4.3. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Thừa phát lại ở Việt Nam 33 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 37 2.1. Quy chế về Thừa phát lại và văn phòng Thừa phát lại 37 2.1.1. Về những điều kiện, tiêu chuẩn của Thừa phát lại 37 5 2.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại 37 2.1.3. Về văn phòng Thừa phát lại 39 2.2. Quy định về hoạt động của Thừa phát lại và văn phòng Thừa phát lại 40 2.2.1. Tống đạt văn bản theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự 40 2.2.2. Về lập vi bằng 45 2.2.3. Về xác minh điều kiện thi hành án dân sự 50 2.2.4. Về tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự 54 Chương 3: THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM, THỰC TIỄN THÍ ĐIỂM, NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ 60 3.1. Tình hình thực hiện thí điểm Thừa phát lại 60 3.1.1. "Luâ ̣ t ho ́ a" chủ trương của Đa ̉ ng, nghị quyết của Quốc hội về Thư ̀ a pha ́ t la ̣ i 60 3.1.2. Tuyên truyền về Thừa phát lại 63 3.1.3. Quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm sát hoạt động Thừa phát lại 66 3.1.4. Kết quả cụ thể đạt được trong quá trình thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại 68 3.2. Những khó khăn, bất cập từ thực tiễn thực hiện thí điểm Thừa phát lại 73 3.2.1. Khó khăn trong việc triển khai thực hiện chủ trương về Thừa phát lại 73 3.2.2. Bất cập trong thực hiện quy định của pháp luật về Thừa phát lại 75 3.3. Một số kiến nghị về Thừa phát lại ở Việt Nam 81 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Thừa phát lại 81 3.3.2. Kiến nghị tổ chức thực hiện pháp luật về Thừa phát lại 89 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Tại Điều 136 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001) quy định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành". Bản án, quyết định của tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế và hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án được thực thi, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án và yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đáp ứng cho công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải cải cách và đổi mới một cách mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam. Đặc biệt là việc từng bước tiến hành xã hội hóa các hoạt động thi hành án dân sự. Trên tinh thần của Nghị quyết số 48/2005/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 48); Nghị quyết số 49/2005/NQ-TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49), ngày 19/2/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 224/QĐ-TTg "Phê duyệt đề án thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh". Cùng với đó là Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 7 24/7/2009 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh" (sau đây gọi tắt là Nghị định 61/2009/NĐ-CP). Hoạt động thừa phát lại sau ba năm thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung là nghiêm túc, có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của xã hội và được đánh giá là thành công. Thông qua hoạt động thừa phát lại, người dân có thể chủ động hơn trong các hoạt động dân sự, tố tụng dân sự, hành chính, giúp người dân có sự lựa chọn trong hoạt động thi hành án, hạn chế tiêu cực và tính độc quyền của hoạt động này. Dưới góc độ xã hội, hoạt động thừa phát lại đã hỗ trợ tích cực hoạt động tư pháp: giảm bớt áp lực, tình trạng quá tải, tiêu cực, đồng thời làm tăng tính minh bạch, khách quan. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại ở nước ta đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Dù đã tồn tại nhiều năm ở nước ta dưới chế độ cũ nhưng hiện tại phần lớn người dân vẫn chưa biết, chưa biết rõ về mô hình dịch vụ trong lĩnh vực hành chính tư pháp này. Ngoài ra, cơ chế hiện hành nói chung và các quy định pháp luật về Thừa phát lại nói riêng còn nhiều bất cập; sự phối hợp giữa các tổ chức hành nghề thừa phát lại và các cơ quan hữu quan còn thiếu sự chặt chẽ. Trên cơ sở thực tiễn đó, tôi chọn chủ đề "Thừa phát lại trong thi hành án dân sự" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên tinh thần của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, chế định thừa phát lại đã được tổ chức thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. Trước và sau khi tổ chức thực hiện thí điểm, chế định Thừa phát lại đã được triển khai nghiên cứu, tiêu biểu là một số đề tài như: - Nguyễn Đức Chính (1998), Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn về định chế thừa phát lại; 8 - Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức thừa phát lại, Nxb Tư pháp; - Nguyễn Văn Nghĩa, (2006), Chế định thừa phát lại: Lịch sử ra đời và đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; - Lê Xuân Hồng, (2011), Từ nhu cầu xã hội đến chủ trương và kết quả bước đầu của việc thực hiện thí điểm thừa phát lại, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; - TS. Nguyễn Công Bình, (2012), Xu hướng xã hội hóa thi hành án dân sự từ việc thí điểm hoạt động thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; - ThS. Vũ Hoài Nam, (2013), Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác được công bố trên sách, báo, tạp chí như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Bản tin Thi hành án dân sự, Những công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau hoặc đã đề cập đến vấn đề mang tính tổng thể về thừa phát lại. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập và nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện. Vì vậy, luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị để học viên nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về thừa phát lại; nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thừa phát lại trong giai đoạn thí điểm ở Việt Nam và các nước trên thế 9 giới cũng như làm rõ vai trò của thừa phát lại đối với hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam; phát hiện ra những bất cập trong việc thực hiện hoạt động thừa phát lại ở nước ta để trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp, điều tra xã hội v.v… để thực hiện những nội dung đã đặt ra. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về thừa phát lại; pháp luật về thừa phát lại ở Việt Nam; những khó khăn, bất cập và kết quả đạt được trong thực tiễn quá trình thí điểm thừa phát lại ở Việt Nam (từ 2009 đến nay) để qua đó làm nổi bật vai trò của thừa phát lại trong thi hành án dân sự. Luận văn có mở rộng nghiên cứu so sánh những quy định pháp luật của nước ta về thừa phát lại với các quy định về thừa phát lại của các quốc gia trên thế giới, cùng với thực tế việc thực hiện thí điểm thừa phát lại từ khi thực hiện thí điểm để đưa ra những phân tích, đánh giá và kiến nghị. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Thừa phát lại trong thi hành án dân sự. Chương 2: Thực trạng pháp luật về Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Chương 3: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam, thực tiễn thí điểm, những bất cập và kiến nghị. 10 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM THỪA PHÁT LẠI Trên thế giới, Thừa phát lại hình thành, phát triển từ rất sớm và Pháp là nơi bắt nguồn của Thừa phát lại trên toàn thế giới. Tại Pháp, từ thời La Mã cổ đại, Thừa phát lại đã có quy chế là nghề tự do; trong thời kỳ quân chủ hay thậm chí đến thời kỳ cách mạng năm 1792 và cả thời đế chế thứ nhất, nghề Thừa phát lại luôn được hưởng một quy chế nhất định vì các văn bản do các Thừa phát lại lập ra bị đánh thuế rất cao và là nguồn thu ngân sách đáng kể cho Nhà nước. Ban đầu, thời La Mã cổ đại, Thừa phát lại là những người được gọi là "officiales" được các Quan tòa ở Pháp sử dụng để thực hiện hai chức năng là gìn giữ trật tự tại phiên tòa và kê biên tài sản của những con nợ chây ỳ hoặc đưa những người đó vào tù. Đến thời Trung cổ, những người thực hiện các chức năng ở trên được chia thành "Sergent" - là những người chủ yếu làm nhiệm vụ tống đạt văn bản, thi hành án và "Huissier" - dịch sang tiếng Việt là Thừa phát lại, là những người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự tại phiên tòa. Đến năm 1705, hai chức năng "Sergent" và "Huissier" được tập trung lại và giao cho một người duy nhất thực hiện là Thừa phát lại. Chế định Thừa phát lại được ra đời từ thời điểm đó, được duy trì, phát triển và nhân rộng sau này. Các Thừa phát lại Pháp thông qua Liên minh Quốc tế các Thừa phát lại, Nhân viên tư pháp, Hội đồng Thừa phát lại Quốc gia và Trường Tố tụng quốc gia cùng các đồng nghiệp châu Âu đã góp phần quảng bá, phổ biến pháp luật Pháp, pháp luật châu Âu và đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến Thừa phát lại đến các quốc gia khác trên Thế giới. Ở Pháp, Điều 1 Pháp lệnh số 452592 ngày 02/11/1945 quy định thẩm quyền theo nội dung của Thừa phát lại và tổ chức nghề Thừa phát lại quy định: [...]... công dân - Tạo thêm sự lựa chọn cho người dân trong việc thi hành án dân sự, làm cho việc thi hành án bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa có hiệu quả, kịp thời hơn (ii) Việc thực hiện chế định Thừa phát lại sẽ giúp giảm tải khối lượng công việc cực kỳ lớn của cơ quan thi hành án dân sự đồng thời đây cũng là một sự bổ sung giúp hoàn thi n hệ thống pháp luật và thi hành án dân sự. .. lệnh thi hành án dân sự 1993 ra đời đã cụ thể hóa cơ cấu tổ chức của cơ quan thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, chỉ các Chấp hành viên mới là chủ thế có thẩm quyền thi hành án và thực hiện các công việc liên quan đến thi hành án trong khi số lượng vụ việc lớn, nhân lực thực hiện việc thi hành án còn thi u,... công được ủy quyền, lúc đó, Thừa phát lại có tư cách là công lại Với tư cách là công lại, Thừa phát lại có quyền yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng công trong trường hợp cần thi t và về bản chất, văn bản của Thừa phát lại là một văn bản xác thực Thừa phát lại là Bổ trợ viên tư pháp: Thừa phát lại không chỉ có 22 nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định trong lĩnh vực dân sự và thương mại mà còn đảm... tại Bộ luật Tố tụng dDân sự 1910 và sau đó là Bộ luật Dân sự và Thương sự Tố tụng, Bộ luật hình sự tố tụng do chính quyền Nguyễn Văn Thi u ban hành năm 1972 Thời kỳ này, ở miền Nam, mỗi văn phòng Thừa phát lại có một Thừa phát lại và một Thư ký trưởng hữu thệ - là những người được thay thế Thừa phát lại thực thụ để thực hiện các hành vi tố tụng theo luật định Số lượng Thừa phát lại là 36 người, trong. .. qua Luật Thi hành án dân sự gồm 9 Chương 183 Điều, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009 Trong nội dung của Luật Thi hành án dân sự 2008, vấn đề xã hội hóa thi hành án mà cụ thể là tổ chức Thừa phát lại vẫn chưa được quy định cụ thể Tuy nhiên, trong nội dung Nghị quyết số 24/2008/QH 12 ngày 14/11/2008 đã quy định rõ: Để triển khai chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự, ... quản lý nhà nước về hoạt động thi hành án dân sự Về mặt thể chế, nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành thi hành án dân sự đã được ban hành với nhiều quy định chặt chẽ, rõ ràng và phù hợp hơn với thực tiễn thi hành án, trong đó phải kể đến Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993, đây là nền tảng cơ bản, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết việc thi hành án dân sự Pháp lệnh này sau đó được sửa... Ở Australia, Thừa phát lại do Chánh án Tòa án địa phương bổ nhiệm hoặc đình chỉ Vì vậy, phạm vi hoạt động của Thừa phát lại gắn với phạm vi hoạt động của Tòa án địa phương Thừa phát lại có thể thực hiện các chức năng đã được phong cấp và được thi hành chức vụ này theo luật Dân sự Thương mại quy định Về nguyên tắc, Thừa phát lại hoạt động theo luật và sự chỉ đạo của Thẩm phán Thừa phát lại tự cam kết... thi hành án do bên phải thi hành án chi trả, tuy nhiên, khi cưỡng chế thi hành án không có kết quả thì bên triệu dụng chấp hành viên phải chi trả lệ phí 1.4 CƠ SỞ CỦA VIỆC THỰC HIỆN THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 1.4.1 Cơ sở lý luận cho việc thực hiện Thừa phát lại ở Việt Nam Thi hành án dân sự đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói riêng và hoạt động... cáo kết quả công tác thi hành án với Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án của địa phương với Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự đầu tiên ở nước ta được ban hành đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường và hoàn thi n tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự Từ đó, chỉ có Chấp hành viên là người... mô hình Thừa phát lại luôn được các nhà làm luật nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan và quá trình xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thi hành án đã có hướng tạo cơ sở cụ thể cho việc "khôi phục" mô hình Thừa phát lại trong công tác thi hành án dân sự [29, tr 23-24] 1.2.5 Giai đoạn từ năm 2009 đến nay 20 Thực hiện Nghị quyết 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, Chính . luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Thừa phát lại trong thi hành án dân sự. Chương 2: Thực trạng pháp luật về Thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Chương 3: Thừa phát. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 5 1.1. Khái niệm Thừa phát lại 5 1.2. Lược sử pháp luật về Thừa phát lại trong thi hành asn dân sự ở Việt Nam 8 1.2.1 thực hiện Thừa phát lại ở Việt Nam 33 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA PHÁT LẠI TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM 37 2.1. Quy chế về Thừa phát lại và văn phòng Thừa phát lại 37

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan