Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay

87 1.2K 2
Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KIỀU THỊ HUYỀN TRANG QUAN HÖ CHA MÑ NU¤I - CON NU¤I THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƢƠNG LAN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Kiều Thị Huyền Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI – CON NUÔI 6 1.1. Khái niệm chung về nuôi con nuôi 6 1.1.1. Khái niệm con nuôi 6 1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi 7 1.2. Khái niệm quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi 12 1.2.1. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ xã hội 12 1.2.2. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ pháp luật 15 1.2.3. Đặc điểm quan hệ pháp luật cha mẹ nuôi – con nuôi 19 1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi 22 1.3.1. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi 22 1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi 24 Chƣơng 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI – CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 26 2.1. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi 27 2.1.1. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ nuôi và con nuôi 27 2.1.2. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ nuôi và con nuôi 36 2.2. Quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi 43 2.2.1. Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi 43 2.2.2. Quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi 46 2.2.3. Quan hệ giữa người con nuôi với anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi 48 2.3. Quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi 50 2.3.1. Trường hợp không có sự thoả thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi 50 2.3.2. Trường hợp có sự thoả thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi 53 2.4. Chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi 56 2.4.1. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi 56 2.4.2. Thủ tục và đường lối giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi 59 2.4.3. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi 61 Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI - CON NUÔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 64 3.1. Một vài nét khái quát về thực tiễn thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực 64 3.2. Một số vƣớng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi và kiến nghị hoàn thiện 68 3.2.1. Một số vướng mắc, bất cập về pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi 68 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện 70 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS BLTTDS Bộ luật dân sự Bộ luật tố tụng dân sự BVCSVGDTE Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em CUQTVQTE Công ước quốc tế về quyền trẻ em HN&GĐ Hôn nhân và gia đình Nghị định 06/2012/NĐ-CP Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực Nghị định 158/2005/NĐ-CP Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch Nghị định 19/2011/NĐ-CP Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị quyết 01/1988/NQ-HĐTP Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/02/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề nhân đạo, được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước còn phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, mức thu nhập của người dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết trong đời sống xã hội. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của người nhận con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm bảo đảm quyền lợi của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không có được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình, người thân và qua đó góp phần làm cho xã hội ổn định. Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi từng bước được hoàn thiện và ngày càng hướng tới việc bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em được nhận làm con nuôi theo yêu cầu của pháp luật về quyền trẻ em. Việc nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi, đồng thời làm phát sinh các quan hệ pháp lý giữa người được nhận nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi nhằm bảo đảm cho con nuôi được hòa nhập một cách tốt nhất vào môi trường gia đình của cha, mẹ nuôi, cũng như bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi. Trong quan hệ nuôi con nuôi luôn tồn tại mối quan hệ ba bên giữa cha mẹ đẻ - con nuôi - cha mẹ nuôi, đây là ba chủ thể luôn có sự gắn kết, gắn bó với nhau chặt chẽ trong quan hệ nuôi con nuôi. Luật Nuôi con nuôi đã có sự điều chỉnh nhất định đối với mối quan hệ 2 giữa ba bên, tuy nhiên sự điều chỉnh của pháp luật chưa thật triệt để và còn có nhiều quy định chưa rõ ràng, có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Luật Nuôi con nuôi mới có hiệu lực chưa lâu, các quy định về quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi có nhiều điểm khác so với các quy định điều chỉnh việc nuôi con nuôi trong các văn bản pháp luật trước đây, vì vậy các quy định của Luật Nuôi con nuôi chưa được nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một nội dung rất quan trọng và có ý nghĩa trong Luật Nuôi con nuôi. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ nuôi con nuôi là cần thiết. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, bao gồm: quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi, quan hệ giữa cha mẹ đẻ - con nuôi và quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi theo Luật Nuôi con nuôi. Nghiên cứu, phân tích các quy định của Luật Nuôi con nuôi về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi trong sự so sánh với các quy định của pháp luật trước đây về vấn đề này, đồng thời phát hiện những bất cập, hạn chế của các quy định về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành. 3 - Phân tích các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ nuôi con nuôi khi việc nuôi con nuôi được công nhận theo quy định của pháp luật hiện hành. - Đánh giá việc áp dụng, thực hiện các quy định của pháp luật về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi trong thực tiễn, phát hiện những điểm chưa hợp lý, còn bất cập, chưa có tính khả thi cũng như chỉ ra những điểm chưa tương đồng với các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi trong Luật Nuôi con nuôi và một số văn bản pháp luật có liên quan. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Những vấn đề lý luận về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan và việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn; - Thực tiễn thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ nuôi con nuôi từ khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực đến nay.  Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi được hiểu là quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh khi việc nuôi con nuôi được công nhận. Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể sau: cha mẹ nuôi – con nuôi, cha mẹ đẻ - con nuôi, giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Cũng theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi không luôn luôn tồn tại một cách 4 độc lập với mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi mà điều đó còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài một cách đầy đủ đòi hỏi phải nghiên cứu không chỉ quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi, mà còn phải nghiên cứu quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi và quan hệ giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Các quyền và nghĩa vụ giữa ba chủ thể này luôn có sự gắn kết, chi phối và chế ước lẫn nhau tạo thành đặc trưng của quan hệ nuôi con nuôi. Do đó, nghiên cứu về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi phải nghiên cứu đồng thời cả ba mối quan hệ qua lại này. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Luật Nuôi con nuôi và một số văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau. Luận văn không nghiên cứu quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của đề tài còn có sự liên hệ, so sánh với các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh vấn đề này như BLDS năm 2005, Luật BVCSGDTE…, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá việc áp dụng các quy định đó trong thực tế thực hiện quan hệ nuôi con nuôi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của trẻ em nói chung và quyền của trẻ em làm con nuôi nói riêng. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp, 5 điều tra xã hội. v.v… để thực hiện những nội dung đã đặt ra. 5. Những điểm mới của luận văn Sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và hệ thống về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi - một lĩnh vực hẹp nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi con nuôi. Vấn đề này được điều chỉnh không chỉ bởi Luật Nuôi con nuôi mà còn được điều chỉnh bởi một số luật khác có liên quan như Luật HN&GĐ, BLDS. Luận văn phân tích một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh pháp lý về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi, có sự so sánh với các quy phạm pháp luật đã có trước đây điều chỉnh vấn đề này, đồng thời đánh giá việc áp dụng các quy định đó trong thực tế. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi và đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em được nhận nuôi cũng như của người nhận nuôi con nuôi. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu gồm ba chương, như sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi Chƣơng 2: Quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành Chƣơng 3: Thực tiễn thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật [...]... phân tích mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi cần phải phân tích cả quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi, qua đó thể hiện quan hệ giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ Đồng thời theo Luật Nuôi con nuôi, quan hệ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng được luật điều chỉnh 2.1 Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010... thủ tục luật định sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi Là một quan hệ pháp luật, quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành của một quan hệ pháp luật, gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung - Chủ thể của quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi gồm: cha mẹ nuôi (người nhận con nuôi) và người con nuôi (người... vực nuôi con nuôi được các quy phạm pháp luật điều chỉnh Là quan hệ pháp luật, nuôi con nuôi có đầy đủ các yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung Chủ thể trong quan hệ pháp luật nuôi con nuôi bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và người con nuôi Để được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật nuôi con nuôi thì các bên chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. .. giữa cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn tồn tại trên thực tế Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội tồn tại một cách khách quan nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên thực tế - Dưới góc độ pháp lý Việc nuôi con nuôi có thể được xem xét dưới hai góc độ: nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý và nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật + Nuôi con nuôi là một sự kiện pháp. .. trong quan hệ nuôi con nuôi là vấn đề rất quan trọng trong quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi hay còn gọi là hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi tồn tại kể từ khi việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – đứa trẻ được nhận nuôi. .. của cha mẹ nuôi Nội dung của quan hệ pháp luật nuôi con nuôi là những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể do pháp luật quy định khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi, bao gồm các quyền nghĩa vụ nhân thân và quyền nghĩa vụ tài sản giữa các chủ thể 11 1.2 Khái niệm quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi có thể hiểu từ hai góc độ: là một quan hệ xã hội và là quan hệ pháp luật. .. trong quan hệ cha mẹ và con 1.2.3 Đặc điểm quan hệ pháp luật cha mẹ nuôi – con nuôi - Quan hệ pháp luật cha mẹ nuôi – con nuôi không dựa trên cơ sở sinh đẻ, về nguyên tắc không gắn với huyết thống sinh học Trong một số trường hợp, có thể giữa người nhận nuôi và con nuôi có quan hệ họ hàng gần gũi nhưng không thể là quan hệ huyết thống trực hệ - sinh thành ra nhau Điều này được Luật Nuôi con nuôi quy... khách quan xuất phát từ bản chất của việc nuôi con nuôi Những đặc điểm khách quan này chi phối, quyết định đến pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi Các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi phải phù hợp với bản chất khách quan của quan hệ này thì mới bảo đảm được hiểu quả điều chỉnh pháp luật 21 1.3 Ý nghĩa của việc thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi 1.3.1... định của pháp luật về các điều kiện xác lập quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Sự kiện pháp lý nuôi con nuôi gồm các yếu tố cấu thành sau: Một là: các chủ thể có liên quan đáp ứng các điều kiện của việc nuôi con nuôi Các chủ thể có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi bao gồm: cha mẹ nuôi (người nhận con nuôi) , con nuôi (người được nhận làm con nuôi) và cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi Điều... đứa trẻ - Việc thực hiện quan hệ nuôi con nuôi còn phản ánh tình trạng thực hiện các quy định của pháp luật nuôi con nuôi trên thực tế Qua thực tế thực hiện quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi, nhà làm luật sẽ có cái nhìn chính xác hơn về các quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi Những quy định nào làm hạn chế quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, . 1.2.1. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ xã hội 12 1.2.2. Quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi là một quan hệ pháp luật 15 1.2.3. Đặc điểm quan hệ pháp luật cha mẹ nuôi – con nuôi 19. sau: cha mẹ nuôi – con nuôi, cha mẹ đẻ - con nuôi, giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Cũng theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con. chỉ quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi, mà còn phải nghiên cứu quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi và quan hệ giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan