giáo án theo chương trình mới lớp mầm đầy đủ các chủ đề

166 5.7K 47
giáo án theo chương trình mới lớp mầm đầy đủ các chủ đề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Trồng hoa ngày tết! Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: A! Mùa xuân đã về. - Hình thành kỹ năng so sánh chiều cao hai đối tượng. - Trẻ hiểu và trả lời câu hỏi của cô, lễ phép trong giao tiếp với cô và người lớn. - Cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên khi mùa xuân về và biết nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên. - Phát triển kỹ năng dán theo đường thẳng. II. Chuẩn bị: - Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “A! Mùa xuân đã về.” - Giấy có kẻ sẵn 2 đường thẳng có khoảng cách phù hợp với độ cao của cây hoa. - Cây hoa ( 2 kích thước) bằng giấy cho trẻ dán, rổ các cây hoa bằng bìa hoặc biti’s để trẻ so sánh. - Tranh mùa xuân. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: A! Mùa xuân đã về! Trò chơi: Tập tầm vông Cô va bé chơi trò chơi, trẻ tìm xung quanh lớp những giải vải và cùng múa hát với cô bài hát: A! Mùa xuân đã về. Trò chuyện với trẻ về mùa xuân, cho trẻ xem bức tranh về vườn hoa xuân. Hoạt động 2: Những cây hoa trong vườn Trò chuyện với trẻ về bức tranh vườn hoa xuân. Trong bức tranh có mấy hàng hoa (2 hàng) Hàng phía trước cao hơn hay thấp hơn hàng phía sau? Lấy 2 mẫu cây của hàng trước và hàng sau cho trẻ so sánh. Mỗi trẻ về góc lấy một rổ các cây hoa (có 1 kích thước), cô dạy trẻ so sánh: đặt chồng, đặt cạnh để biết cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn. Cây nào cao hơn đặt bên tay phải trẻ, cây nào thấp hơn đặt bên tay trái trẻ. Hoạt động 3: Vườn hoa xuân: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Mỗi trẻ lấy một rổ, trong đó có các cây hoa được cắt sẵn. Cô phát cô mỗi trẻ một tờ giấy được kẻ 2 hàng ngang khoảng cách phù hợp với độ lớn của cây hoa. Trẻ dán những cây hoa thẳng hàng, câu hoa cao ở hàng trên, cây hoa thấp ở hàng dưới. Theo dõi, sửa sai và trò chuyện với trẻ về bức tranh của trẻ thực hiện. Triển lãm và nhận xét tranh của trẻ. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Quyển lịch năm mới! Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: cả tuần chăm ngoan - Nhận biết một số tờ lịch và cách xem lịch ngày hôm nay, ngày mai. - Nhận biết ngày “Tết dương lịch” là ngày đầu tiên trong quyển lịch và là ngày đầu tiên của một năm. - Rèn luyện khả năng cầm bút và vẽ số. II. Chuẩn bị: - Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “cả tuần chăm ngoan” - Một số loại lịch (sử dụng lịch cuốn hoặc lịch tờ 6 trang) - Bút màu để trẻ vẽ chữ số. - Tờ giấy có in số thứ tự của một tuần đầu tiên trong tháng đầu tiên của một năm (để trống chữ số 1 – ngày 1) III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Cả tuần đều ngoan Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: cả tuần đều ngoan. Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, thứ tự các ngày trong tuần: thứ 2, 3, 4,5,6,7, chủ nhật. Giới thiệu với trẻ về ngày đầu tiên: thứ 2 và ngày cuối tuần - chủ nhật. Giới thiệu với trẻ về thứ tự một tuần trong tờ lịch. Hoạt động 2: Quyển lịch năm mới Giới thiệu với trẻ về một số loại lịch, tác dụng của lịch: ghi ngày tháng trong năm, trong tháng và trong tuần. Cho trẻ quan sát và nhận xét đặc điểm khác nhau bên ngoài của một số loại lịch (có thể cho trẻ quan sát 2 loại lịch) Trò chuyện với trẻ về tháng đầu tiên của năm là tháng mấy? Trò chuyện với trẻ về ngày đầu tiên của tháng là ngày mấy? Đố trẻ: ngày đầu tiên của tháng đầu tiên: ngày 1 tháng 1 được gọi là ngày gì? Giới thiệu với trẻ về ngày “Tết dương lịch – ngày 1 tháng 1”. Hoạt động 3: Tờ lịch của bé: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Mỗi trẻ về góc, chọn cho mình một tờ lịch (cô chuẩn bị trước) giới thiệu với trẻ về tờ lịch tháng 1 năm 2010. Trò chuyện với trẻ xem trong tờ lịch bắt đầu từ ngày mấy (ngày 2) Cho trẻ nhận xét về phần trống trước số 2 là số mấy? Tờ lịch thiếu ngày đầu tiên là ngày nào? Trẻ viết thêm số 1 vào chỗ trống trước số 2 trong tờ lịch của mình. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Cây Đào Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên cây đào (hoa đào). Biết được hoa đào thường có ở đâu? Hoa đào nở hoa vào thời điểm nào? Màu sắc của hoa đào. - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Cảm nhận và nói lên nhận xét về vẻ đẹp của hoa đào khi mùa xuân đến. II. Chuẩn bị: - Tranh hoa đào, cây hoa đào (mô hình). - Tranh theo bài thơ III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Vườn đào mùa xuân Cô và trẻ cùng đi thăm vườn đào mùa xuân. Trò chuyện với trẻ về hình dáng, màu sắc của cây hoa đào mà trẻ quan sát được qua tranh và qua mô hình. Giới thiệu bài thơ: Cây đào. Cô đọc cho trẻ nghe (diễn cảm): Cây đào. Hoạt động 2: Cây đào Cô đọc lại một lần cho trẻ nghe. Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, tên tác giả. Cô đọc đoạn 1: vừa đọc vừa cho trẻ quan sát tranh Cây đào đầu xón Lốm đốm nụ hồng. Chúng em chỉ mong Hoa đào mau nở. Trò chuyện về nội dung đoạn thơ Cho trẻ đọc lại theo cô đoạn thơ trên. Cô đọc đoạn 2: vừa đọc vừa cho trẻ quan sát tranh. Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Đúng là Tết đến Trò chuyện về nội dung Cô và trẻ cùng đọc. Cô và trẻ đọc lại toàn bài thơ. Mời một số trẻ lên đọc diễn cảm bài thơ, cô có thể đọc cùng trẻ và giúp trẻ nếu trẻ chưa thuộc. Hoạt động 3: Đọc thơ nối tiếp Chia trẻ làm 2 hoặc 4 nhóm. Nhóm 1 đọc khổ thơ 1, nhóm 2 đọc khổ thơ 2 tiếp đến nhóm 3 đọc khổ thơ 1 nhóm 4 đọc khổ thơ 2. Sau đó có thể đổi lại. Khuyến khích các nhóm vừa đọc vừa biểu diễn diễn cảm bằng hành động. Sửa sai cho trẻ nếu trẻ phát âm sai. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Qua cầu xem hội hoa xuân Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Tập đúng kỹ thuật các động tác thể dục. - Trẻ quan sát và thực hiện đúng và chính xác các thao tập của bài tập vận động cơ bản. - Lắng nghe giai điệu và vận động theo giai điệu bài hát. - Rèn luyện khả năng chú ý, quan sát và đối chiếu hình dạng 2 đối tượng. II. Chuẩn bị: - Nhạc, máy cattset hoặc đàn: bài hát “Nắng sớm”, “chim mẹ chim con” - Các bức tranh rời (đủ với số trẻ, để ghép thành bức tranh hội hoa xuân lớn) - Dụng cụ tập thể dục, bảng lớn để dán tranh, băng ghế thể dục. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Mở của ra cho nắng sớm vào phòng. Cô mở nhạc cho bé khởi động theo nhạc, có thể cho trẻ khởi động theo nhạc giao hưởng có động nhanh và chậm khác nhau. Bài tập phát triển chung: Cô mở nhạc bài: Nắng sớm Trẻ chọn những dụng cụ để tập thể dụng Động tác tay: 2 lần 4 nhịp Động tác chân: 2 lần 4 nhịp động tác lưng bụng: 2 lần 4 nhịp Bật chân trước chân sau. Hoạt động 2: Qua cầu xem hội hoa xuân. Cho trẻ đứng làm 2 hàng 2 bên băng ghế thể dục, cách băng ghế khoảng 50cm. Cô làm mẫu đi thăng bằng trên ghế thể dục. Đi mẫu lần 2, vừa đi vừa giải thích cho trẻ từng thao tác giữ thăng bằng. Cho lần lượt từng bạn đầu hàng bước lên ghế đi, sau khi đi hết băng ghế thì đứng cuối hàng để các bạn ở đầu hàng tiếp tục đi. Cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Lần 2: Cô cho từng bạn đi thăng bằng qua cầu, chọn 1 bức tranh, gắn lên trên bảng (tranh có ký tự nào gắn vào ô có ký tự đó) (bảng cách cuối băng ghế 1,5m – 2m Các bạn lần lượt đi thăng bằng qua cầu và gắn tranh đúng ô ký tự cho tới bức tranh cuối cùng (mỗi trẻ đều được gắn một bức tranh) Cô và bé cùng trò chuyện về bức tranh lớn mà trẻ vừa ráp được. (trò chuyện về bức tranh hội hoa xuân). Hoạt động 3: Những chú chim mùa xuân Cô làm chim mẹ, bé làm chim con cùng hát và vận động theo bài hát: chim mẹ, chim con. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Sự tích cây nêu ngày tết Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung câu chuyện. - Trẻ nhớ một số lời thoại ngắn trong câu chuyện. - Nhận biết một số cây lương thực thu hoạch theo phần ngọn, gốc, giữa. II. Chuẩn bị: - Truyện tranh: Sự tích cây nêu ngày tết - Tranh từng đoạn truyện hoặc mô hình từng đoạn. - Bảng chia 3 phần có ký hiệu: cây thu hoạch ngọn, cây thu hoạch gốc, cây thu hoạch giữa. Thẻ hình các cây nông sản. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Cây nêu ngày tết Cô và trẻ cùng múa hát: tết ơi tết à. Kể chuyện: Sự tích cây nêu ngày tết: Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về tên câu chuyện, các loại lương thực được giới thiệu trong câu truyện. Trò chuyện về một số tình huống xảy ra trong câu chuyện. Gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ, cảm nhận của trẻ. Hoạt động 2: Bé tập kể chuyện Cô và trẻ cùng đi dạo xung quanh lớp, mỗi góc lớp có để một bức tranh hoặc mô hình về một đoạn truyện. Trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh, gợi ý cho trẻ kể về nội dung câu truyện qua bức tranh. Gợi ý để trẻ lập lại một số câu thoại trong câu truyện. Hoạt động 3: Thu hoạch nông sản. Chia trẻ thành 3 nhóm, một nhóm thu hoạch phần ngọn, một nhóm thu hoạch phần gốc, một nhóm thu hoạch phần giữa. Khi nghe hiệu lệnh của cô, các bé từ vạch xuất phát, chạy về phía trước, đến vòng tròn, bật liên tiếp qua 2 vòng về bảng, chọn loại lương thực đúng theo yêu cầu, gắn lên bảng của nhóm mình. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Khi hết hiệu lệnh, các nhóm kiểm tra kết quả của nhóm mình và nhóm bạn. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai [...]... dáng, các chú cá bơi nhẹ nhàng, vận động theo nhạc.( Mở nhạc bài: Cá vàng bơi) Kết thúc: nhận xét giờ học Trẻ thực hiện Các cháu trẻ lời theo suy nghĩ của mình Trẻ phụ cô lấy nguyên vật liệu để cùng trang trí Trẻ vận động tự do theo bài hát “cá vàng bơi” Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ điểm: Giao thông đề tài: Bé biết phương tiện gì? lớp : mầm I Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết hát và vận động theo. .. 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Những cánh hoa mùa xuân Lớp : Mầm I Mục đích yêu cầu: - Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của những bông hoa: màu sắc, hình dáng - Rèn luyện khả năng quan sát - Rèn luyện kỹ năng cầm bút, vẽ và tô màu cho trẻ Biết sử dụng nhiều màu sắc trong bức tranh Kỹ năng tô màu nền - Cảm nhận vẻ đẹp trong các bức tranh và nói lên.. .Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Mùa xuân vui Lớp : Mầm I Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc giai điệu và lời bài hát, hiểu được nội dung đơn giản của bài hát - Trẻ lắng nghe và vận động theo giai điệu bài hát - Tích cực tham gia vào các hoạt động Biết vỗ tay tán thưởng khi làm khán giả xem biểu diễn ca nhạc II Chuẩn bị: - Nhạc, máy cattset hoặc... chọn những cái bong bóng nhỏ, cho trẻ dán mắt, mũi, miệng để tạo thành những chú nòng nọc Kết thúc Chủ điểm: Thế giới thực vật Đề tài: Thuyền hoa lớp : mầm I Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết số lượng: một và nhiều Trẻ nhận biết và gọi tên một số loại hoa có một cánh và hoa nhiều cánh Rèn luyện kỹ năng so sánh: một và nhiều Biết tham gia các hoạt động của cô và các bạn, biết trả lời câu hỏi của cô Lễ... thuyền hoa Kết thúc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ đề : Phương tiện giao thông Chủ đề nhánh : Bé thích PTGT nào? Đề tài : Khám phá khoa học “ Nhận biết, gọi tên và nêu đặc điểm của xe đạp và xe máy” Lớp : Mầm 2 Người soạn : Đặng Thị Thanh Tuyền Đơn vị : Nhóm 8 _Lớp CĐMN K9A ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN Trò chuyện tìm hiểu về các PTGT đường bộ Các bộ phận, công dụng của PTGT đường bộ Trò chuyện về ý thích... Cô cho trẻ chơi, bao quát lớp, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật - Cô nhận xét quá trình chơi, công bố kết quả HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai : Bác sĩ, bán hàng, gia đình Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu và dán các PTGT đường bộ Làm các PTGT bằng nguyên vật liệu mở Góc xây dựng : Xây bến xe Góc âm nhạc: Tập hát và gõ nhịp một số bài hát theo chủ đề Góc văn học: Xem tranh, trò chuyện về các loại PTGT Góc thiên nhiên... cầu: -Nhận biết và phân biệt sự khác nhau về hình dạng giữa các con vật sống dưới nước - Phát triển khả năng giao tiếp giữa cô và các bạn - Hứng thú tham gia vào các hoạt động và quan tâm đến các con vật gần gũi xung quanh trẻ - Trẻ thể hiện cảm xúc theo bài hát: vỗ tay theo nhịp, sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau III Chuẩn bị: - Đĩa phim về các con vật sống dưới nước - Đĩa nhạc: Cá vàng bơi - Nguyên... hình tròn, keo dán, biti’s màu xanh cắt thành hồ nước V Tiến trình: 1 Hoạt động 1: Trò chơi: Tập tầm vông Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Cho bé xem bông hoa Các con có biết đây là hoa gì không? (hoa loa kèn, hoa hồng môn) Hoa này có mấy cánh? Cánh hoa như thế nào? To hay nhỏ? (một cánh, cánh to) Cho trẻ xem bông hoa khác Hoa này có tên là gì? (hoa hồng, hoa cúc) Hoa này có mấy cánh (cô và bé cùng... Hoa này có mấy cánh (cô và bé cùng đếm) Hoa hồng, hoa cúc có rất nhiều cánh Cho trẻ so sánh một và nhiều 2 Hoạt động 2: Kể chuyện: Cây táo kỳ lạ Mới đầu cậu bé có mấy hạt táo? (một hạt) Sau đó cậu bé đã làm gì? hạt táo nảy ra mấy mầm cây? mới đầu, mầm cây mọc lên mấy lá? Sau đó mầm cây mọc lên bao nhiêu lá? Con có đếm được không? Mới đầu cây táo ra bao nhiêu nụ hoa? Sau đó có thêm bao nhiêu nụ hoa nữa?... Những cánh hoa mùa xuân Trẻ nhận giấy, bút màu và vẽ bức tranh hoa mùa xuân của mình Trong quá trình trẻ vẽ cô quan sát, gợi ý và giúp đỡ trẻ khi cần thiết Trò chuyện với trẻ về quá trình trẻ thực hiện Có thể gợi ý để trẻ trang trí thêm các chi tiết phụ cho bức tranh sinh động Nhắc nhở trẻ dùng mà sắc nhạt để tô màu nền Hoạt động 3: Triển lãm tranh mùa xuân Cho trẻ dán các bức tranh lên các góc trong lớp . trẻ. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Quyển lịch năm mới! Lớp : Mầm I. Mục đích. mình. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 4: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Cây Đào Lớp : Mầm I. Mục đích yêu. bạn. Kết thúc Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Chủ Đề: Chào năm mới Đề tài: Mùa xuân vui Lớp : Mầm I. Mục đích yêu

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - GD trẻ tình yêu với thiên nhiên tươi đẹp .

  • II. CHUẨN BỊ:

  • II. CHUẨN BỊ :

    • Đồ dùng có đôi

    • II. CHUẨN BỊ :

      • III. TIẾN HÀNH :

        • Đồ dùng có đôi

        • II. CHUẨN BỊ :

          • III. TIẾN HÀNH :

            • Nhìn rõ mọi thứ - Nhưng không thấy mình ” Đố là gì ?

            • * Hoạt động 3:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan