TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN

138 1.5K 4
TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lê Hải Anh, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nôi, ngày 17 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng 1 MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1.1.Truyện kinh dị là một thể tài thu hút được sự quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu gần đây bởi nhiều cây bút đặc sắc và có tài năng thực sự, đồng thời bởi tính mới mẻ và phức tạp của nó trên bình diện thẩm định và đánh giá. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một mảng văn xuôi mang tính giải trí không có mấy giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Tuy nhiên, hẳn phải có lý do khi theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, các sáng tác mang xu hướng kinh dị này chiếm một tỉ lệ người đọc khá lớn. Nhiều nhà xuất bản, các trung tâm sản xuất băng đĩa đã kiếm lời với một con số khủng khiếp nhờ đầu tư kinh doanh mảng truyện kinh dị. Đặc biệt trong thời gian gần đây tại các rạp chiếu phim, trung tâm chiếu phim lớn nhất tại thủ đô đã công chiếu các bộ phim ma, phim kinh dị và đã thu hút rất đông người lớn và trẻ em đến xem và thích thú. 1.2. Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai tên tuổi đã trở nên khá quen thuộc trong đời sống văn học đương đại với mảng truyện có yếu tố kinh dị. Xuất thân là những tri thức được đánh giá cao về tầm văn hóa, sự nhận thức, cá tính khác biệt là những yếu tố gây sự tò mò cho người nghiên cứu. Đặc biệt hai cây bút có sự gắn bó mật thiết với mảng văn xuôi có “tính giải trí” có sức hút mãnh liệt với đông đảo bạn đọc như đã nói trên, hẳn phải có một lý do đặc biệt nào đó? Lựa chọn đề tài truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn, chúng tôi mong muốn đi tìm câu trả lời về những đóng góp của hai ông trên các phương diện tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời muốn tìm hiểu thêm những giá trị mới mẻ, độc đáo của thể tài truyện kinh dị trong đời sống văn xuôi đương đại Việt Nam. 3 II. Lịch sử vấn đề: Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai cây bút viết khá nhiều và hay về thể loại truyện kinh dị. Trên thị trường cũng như trong giới tiếp nhận đã có rất nhiều người say mê đọc và biết đến hai nhà văn này. Mặc dù vậy, trong văn giới, trên báo chí và các bài viết về hai tác giả còn quá ít ỏi. Dưới đây chỉ là một số bài viết, phỏng vấn trực tiếp về hai tác giả. Trong bài viết: BÀN VỀ TRUYỆN NGẮN THÁI BÁ TÂN, bài viết của một dịch giả Mỹ là Nguyễn Thơ Sinh đã nói khá sâu sắc về con người, tài năng và thành quả của Thái Bá Tân. Bàn về tính chất hư cấu trong truyện ngắn của nhà văn dịch giả cho hay: “Thái Bá Tân độc đáo không chỉ ở cách viết văn hiền hòa, một thế mạnh khác của Thái Bá Tân là khả năng hư cấu ( ) yếu tố hư cấu được phô bày một cách rất toạc mõm heo ( ) Vì thế hư cấu của Thái Bá Tân chinh phục người đọc bằng một sự chấp nhận rất đỗi hữu xạ tự nhiên hương. Thái Bá Tân có cái hay của một cây bút biết tạo cảnh, phối trí, sắp xếp các tình tiết rất lôi cuốn, ly kỳ, như có bỏ bùa, gắn bả, hoặc có mồi nhử nữa (nên dẫu biết cụ đang bốc đấy, nhưng cứ để yên, gượm cái đã, xem coi cụ bốc đến cỡ nào, có đủ phét hay không). Đấy. Cái hay của Thái Bá Tân là thế. Chết là chết ở cái chỗ ấy.” 1 [73]. Trong bài viết dịch giả còn bày tỏ: “Vì Thái Bá Tân nắm vững quan điểm sáng tác của mình, nên ông không còn ưu tư chuyện mình sẽ bị người ta vỗ cho: Lại bốc rồi! Song ông sử dụng hư cấu (và thủ pháp xây dựng bố cục) để chuyên chở những thông điệp rất con người. Đó là thứ can đảm cận với chân lý, rất bản chất.” [73] và “Tất cả đều hầm hập những hình ảnh hư cấu, (có thể chí ít nó được hư cấu hóa từ thực tế kinh qua của tác giả), vậy mà độc giả yêu mến những cái mớ hư cấu ấy. Nói khác đi người ta tìm thấy sự thật trong những điều ông hư cấu.” [73]. 1 Nguyễn Thơ Sinh, Bàn về truyện ngắn Thái Bá Tân, Bài viết của một dịch giả Mỹ 4 Thái Bá Tân là một cây bút viết hư cấu tài tình và thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Quan niệm sự tiếp nhận văn bản cần nhanh chóng, dễ hiểu, phù hợp với thời đại xã hội dồn dập, đầy ắp những ma men cuốn hút, hấp dẫn, đó là một quan niệm khá thực tế, đồng thời đánh thẳng vào tâm lý chung của giới trẻ hôm nay, họ cần nhanh chóng mà đầy đủ, li kỳ, hấp dẫn, đáp ứng được sở thích ưa cảm giác mạnh của đông đảo giới trẻ, mặc dù vậy, vẫn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chẳng hạn, qua truyện “Đổi đời” dịch giả Nguyễn Thơ Sinh viết: “lẽ ra nhân vật Tý sau khi nhờ tài buôn hương bán phấn mà trở thành bà Diễm Hạnh sẽ bị quả báo, như thế sẽ thỏa mãn được khát khao rất chung, mà cũng có vẻ rất tầm thường của cõi thị phi. Nhưng Thái Bá Tân đã vén sạch những dây nhợ rừng rú, đào bới bằng những ngón tay của chính mình, moi lên những ước mơ đã bị lãng quên từ đá cuội, để rồi mặt trời bao giờ cũng tỏa ánh hào lung linh sau mỗi lần bão tố.” [73] và một kiếp sống khác, một hiện thực đời sống khác lại đến với nhân vật. Đó là tài năng của nhà văn, đặc điểm độc đáo mang ý nghĩa nhân văn khiến người tìm hiểu dễ rơi vào xúc động lớn. Trong bài phỏng vấn nhà văn trên báo cand.com có câu trả lời về mảng truyện ngắn của mình: “ Tôi nghĩ, người ta bảo văn của tôi hơi Tây, là vì họ thấy tôi viết khác với những người khác. Tôi viết mạch lạc, suốt đời tôi đọc sách, đọc rất nhiều. Đấy là hình thức, nhưng cốt lõi tôi rất phương Đông. Truyện của tôi rất ngắn, mà tải một lượng thông tin lớn. Nếu có "Tây" thì có lẽ vì truyện của tôi duy lý quá, cộng với tôi là nhà giáo, mọi sự nghiêm chỉnh quá. Như nhận xét của Nguyễn Quang Thiều thì tôi tỉnh táo quá, dễ làm mất đi cái "thần" của nghệ thuật, cái phiêu diêu ” 2 [33] Điều đó càng khẳng định tài năng, trí tuệ của tác giả, một phong cách nhận thức mới hiện đại và pha chút phương Tây, điều đó càng kích thích mạnh người nghiên cứu tìm hiểu, khám phá. 2 Phạm Tuấn Đạt, Văn nghệ công an 5 Cái hay, sự rùng rợn của truyện ma Thái Bá Tân rất chân thật, mang triết lý nhân sinh sâu sắc, gần gũi mà đi vào lòng người, mở ra cho người đọc sự lĩnh hội mới về thế giới và con người. Ông chứng minh cho chúng ta hiểu nó là có thật, sự thật của một hiện thực bóng ngoài cái hiện thực ta đang sống. Trên Thaibatan.com, facebook.com, 360plus.yahoo.com… đã có rất nhiều người theo dõi đọc, bình luận rất thích thú truyện của Thái Bá Tân, đặc biệt ở thể loại truyện ma. Đồng thời các truyện ngắn, truyện ma của nhà văn đã được in, đăng báo, xuất bản rộng khắp và được đông đảo bạn đọc tiếp nhận một cách thích thú. Mặc Lâm trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên Radio Free Asia (ngày 03. 05. 2007) cho thấy: Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn thực sự tài hoa, thông minh, dí dỏm, một nhân tài đáng kính nể. Kể từ bản thảo văn xuôi bằng tiếng Việt đầu tiên “Những người đàn bà còn ở lại”, đến cuốn sách "The Will of Heaven" viết bằng tiếng Anh, được xuất bản đầu tiên, Nguyễn Ngọc Ngạn đã được nhà xuất bản lớn ở New York nhận in và xuất bản. Một phần của cuốn sách đã được đăng trong sách để dùng làm tài liệu giảng văn tại Mỹ. Sau đó ông chuyển sang viết sách bằng Tiếng Việt và được bán chạy nhất tại Hải Ngoại, nhờ vậy ông được trung tâm Thúy Nga biết đến và mời làm MC (người dẫn chương trình) cho Pari By Night. Với nhiệm vụ và trọng trách mới: ông đã đưa văn học vào văn nghệ, đưa văn chương lên sân khấu và nhanh chóng trở thành hình ảnh thân thương của mỗi con người Việt Nam, khắp nơi trên thế giới. Nhà văn cho rằng: ông đã học ở Nhất Linh một câu chỉ đạo cho ông suốt hai mươi năm viết văn rằng: khi viết nội dung cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc chọn chi tiết để diễn tả. Ông lấy câu đó của Nhất Linh làm kim chỉ nam của một bậc thầy và áp dụng vào trong tất cả đề tài mà 6 ông viết (tức là dùng rất nhiều chi tiết cho sinh động nội dung của câu chuyện). Khi viết truyện bản thảo trên giấy đã là một thành công, nhưng khi chuyển sang biên tập thành các audio Nguyễn Ngọc Ngạn đã phải biên kịch lại cho phù hợp với loại hình này. Đó là một sự dày công, miệt mài và đam mê mà nhà văn đã cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Ở Việt Nam ngoài băng đĩa hình ảnh, trên mạng internet rất nhiều và phổ biến về truyện ma của nhà văn, không thể phủ nhận đã có rất nhiều độc giả say mê thể loại truyện ma của ông. Năm 2001 NXB văn học đã xuất bản cuốn sách có nhan đề "Truyện ma kinh dị Việt Nam hiện đại" mà báo chí và công chúng đã khẳng định rằng: đó là những truyện ma của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Điều đó cho thấy, thể loại truyện ma không chỉ thu hút độc giả thưởng thức thông thường, mà những người nghiên cứu, sáng tác cũng ôm ấp một mong muốn được phổ biến thể loại truyện này trong đông đảo công chúng và giới nghiên cứu về nó. Ở hải ngoại tất cả các tuyển tập truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ma – kinh dị, bút ký, truyện bằng tiếng Anh và Tiếng Việt của Nguyễn Ngọc Ngạn đã được xuất bản, và cuốn "The Will of Heaven" được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong một số trường đại học ở Mỹ. Ngoài ra, nhà văn còn có một lượng độc giả, người hâm mộ khổng lồ. Chúng ta không thể phủ nhận về công lao đóng góp của tác giả trên con đường sáng tạo văn chương của mình, đặc biệt là truyện ma. Thể loại này đã phủ kín trên mạng Internet, băng đĩa trên tầu xe, trong các ký túc xá sinh viên, khu tập thể Mặc dù có những phản ứng nhiều chiều về tác phẩm của nhà văn, nhưng đó chỉ là những phản ứng cá nhân, ý kiến về một cái tên đơn thuần nên việc đi vào tìm hiểu giá trị của tác phẩm là điều cần thiết. Các công trình Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về truyện kinh dị tại trường ĐHSPHN tuy chưa nhiều, nhưng phần nào đã mở đường, xây dựng được một 7 số chặng đường văn học trước, đó là cơ sở cho chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai tác giả hoàn toàn mới mẻ và hấp dẫn với đề tài luận văn này. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong một số truyện ngắn của hai tác giả tiêu biểu là: Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn. Luận văn đi vào tìm hiểu một thế giới thứ hai là những hiện thực mang tính “âm bản”, hiện thực “bóng”, hiện thực mang tính tâm linh phản chiếu thế giới đa tầng của nhân cách con người. Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cố gắng khảo sát một số tác phẩm truyện kinh dị tiêu biểu của hai tác giả như sau: - Thái Bá Tân: Đừng đùa với ma, Đổi đời, Bướm trắng, Bài ca buồn, Người đàn bà trùm khăn đen, Hảo Nhạn, Tiểu Ái, Mất ngủ, Bạch Ngọc, Ma quỷ trong lòng ta - Nguyễn Ngọc Ngạn: Cõi âm, Hồn về trong gió, Đêm không trăng, Tiếng quạ réo vong hồn, Đêm trong căn nhà hoang, Ngôi mộ mới đắp, Bóng ma bên cửa sổ (Bóng ma bên cửa), Chuyến xe buýt (Bãi đất hoang sau nhà), Bóng người dưới ánh trăng (Bóng người dưới trăng), Căn nhà số 24. IV. Đóng góp của luận văn: - Chỉ ra và phân tích những sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật của hai nhà văn qua thể loại truyện kinh dị. - Bước đầu đi vào nghiên cứu, đánh giá những thành công, hạn chế của nhà văn ở thể loại truyện kinh dị còn khá mới mẻ. V. Phương pháp nghiên cứu: Để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của luận văn, chúng tôi tiến hành sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 8 1. Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi tập hợp, sắp xếp các truyện ngắn có yếu tố kinh dị của hai nhà văn thành một hệ thống, để khảo sát, đồng thời lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu để phục vụ cho quá trình lấy dẫn chứng, phân tích làm sáng tỏ các luận điểm về nội dung và nghệ thuật trong luận văn. 2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích từng tác phẩm của hai nhà văn trên phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận chung về sự sáng tạo của hai ông ở thể loại truyện kinh dị này. 3. Phương pháp loại hình: Dựa vào đặc trưng thể loại và thể tài để xem xét những đóng góp mới của hai tác giả. 4. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Trong quá trình xử lí đề tài, sáng tác của hai tác giả cũng như nhiều cây bút khác gần gũi về xu hướng kinh dị sẽ được đặt trong mối quan hệ đối chiếu, so sánh nhằm phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt. 5. Phương pháp liên ngành Các phương pháp khác có tính liên ngành như xã hội học, văn hóa học, tâm lí học sáng tạo, nghệ thuật học…cũng sẽ được vận dụng để xử lí các hiện tượng mang tính đặc thù xuất hiện trong đề tài. VI. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn gồm ba chương: Chương 1: Truyện kinh dị trong văn xuôi đương đại Việt Nam và truyện ngắn có yếu tố kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn. Chương 2: Truyện kinh dị Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn nhìn từ nội dung. Chương 3: Truyện kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn nhìn từ nghệ thuật. 9 PHẦN NỘI DUNG Chương I: TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN. 1.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM: 1.1.1. Khái niệm truyện kinh dị: Kinh dị (horror) là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc từ lâu trong đời sống cũng như trong văn chương, nghệ thuật. Các khái niệm liên quan gần gũi như truyện kinh dị (horror stories), phim kinh dị (Thriller), nghệ thuật kinh dị (horror art) không chỉ xuất hiện trong đời sống xã hội cũng như trong nghệ thuật xa xưa mà ngày càng phổ biến trong đời sống đương đại. Riêng truyện kinh dị ngày càng phổ biến rộng rãi và thu hút một khối lượng công chúng không nhỏ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những năm gần đây truyện kinh dị bắt đầu trở thành đối tượng tìm hiểu, khảo sát, đánh giá về ý nghĩa, giá trị của nó trong các trường đại học và các viện nghiên cứu. Hiện vẫn đang tồn tại nhiều cách gọi cho loại truyện này như: Lê Nguyên Cẩn, Ngô Tự Lập sử dụng khái niệm truyện kì ảo (fantasy stories), Vũ Thanh sử dụng khái niệm truyện truyền kì đời mới (modern legendary stories), Nguyễn Văn Dân sử dụng khái niệm truyện huyễn tưởng (illusory stories), Đặng Anh Đào truyện quái dị (weird stories), Lê Huy Bắc truyện huyền ảo (magical stories), Nguyễn Vy Khanh truyện dị thường (fantastic stories), Đỗ Lai Thuý sử dụng khái niệm truyện kinh dị (horror stories) Dù gọi theo cách nào chúng cũng đều có sự tương đồng về nghĩa và tương đối thống nhất về cách hiểu. 10 [...]... bởi truyện kinh dị đương đại 1.1.2 Truyện kinh dị trong văn xuôi đương đại Việt Nam: Truyện kinh dị là một tiểu thể loại thuộc văn xuôi, ra đời từ rất sớm, có quá trình vận động và phát triển riêng biệt, chịu sự chi phối của lịch sử và thị hiếu Ở Việt Nam truyện kinh dị xuất hiện từ thời trung đại, có mặt trong các truyện truyền kỳ dân gian Vào thời điểm đó truyện kinh dị thường thiên về các yếu tố. .. bản trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn Điều cảm nhận trước hết về hiện thực âm bản trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là cấu trúc của thế giới đó dường như không khác với cấu trúc của thế giới dương bản, nó làm nền cho thế giới dương bản, nhận diện bi đát, sâu sắc hơn về hiện thực của thế giới dương bản Người đọc tiếp xúc với tất cả những hình ảnh quen thuộc trong. .. nhiều người trong giới văn chương nói chung và cả các nhà nghiên cứu khác được thỏa sức thể hiện 27 Chương II TRUYỆN KINH DỊ THÁI BÁ TÂN, NGUYẾN NGỌC NGẠN NHÌN TỪ NỘI DUNG 2.1 HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN 2.1.1 Hiện thực “âm bản” phản chiếu tính đa tầng của thực tại 2.1.1.1 Vài nét về khái niệm hiện thực “âm bản”: “Âm bản” vốn là một thuật ngữ được sử dụng trong nghệ... và cả văn học Anh tại trường Đại học, sau đó đi biên tập sách Có thể nói, việc trải qua nhiều ngành nghề đã tạo cho nhà văn có nhiều môi trường để trải nghiệm, tự học tập và trau dồi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức cho sự nghiệp sáng tác văn chương sau này của ông 1.2.2 Quá trình sáng tác và truyện ngắn mang yếu tố kinh dị: Thái Bá Tân có ba mảng sáng tác chính là dịch thơ, sáng tác thơ và truyện ngắn. .. được nhà văn nhào nặn thành những cốt truyện hấp dẫn, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Truyện ma là một mảng đề tài khá đặc sắc của Thái Bá Tân Với một số lượng khiêm tốn, khoảng hơn bốn mươi truyện được đưa vào mục truyện ma trong trang cá nhân trên mạng Internet và được in trong cuốn Truyện ngắn chọn lọc Riêng truyện ma của Thái Bá Tân đã thu hút một số đông độc giả đọc và bình luận Truyện có tiếng... không còn trẻ so với một số nhà văn viết truyện kinh dị Việt Nam, nhưng những sáng tác văn học kinh dị và đời sống, môi trường sống của hai ông lại rất mới, rất gần Chính vì vậy, việc tìm hiểu sự mới mẻ trong nội dung và nghệ thuật truyện kinh dị của hai nhà văn là một vấn đề khá hấp dẫn 1.2 TÁC GIẢ THÁI BÁ TÂN 1.2.1 Cuộc đời: Thái Bá Tân sinh ngày 27 tháng 2 năm 1949 (trong khai sinh ghi năm 1950),... Nxb văn học, Nxb Quân Đội, Nxb Thanh Hóa, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Nxb Hội Nhà Văn Năm vừa qua ông đã cho xuất bản lại những truyện ngắn chọn lọc được chọn từ cuốn: Thái Bá Tân- 90 truyện ngắn, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2007 Nhìn chung truyện ngắn của nhà văn dễ đọc, dễ hiểu “Các truyện của ông đa phần đều có tứ và rất chặt chẽ về cú pháp.” (Phạm Tuấn Đạt) Nội dung truyện nhà văn hướng ngòi bút vào các... Lập, Di Li, Phong Điệp, Nguyễn Đình Bổn, Phan Đức Nam, Phạm Ngọc Tiến, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Quang Thiều, Thái Bá Tân Trong văn xuôi hải ngoại có Nguyễn Ngọc Ngạn, Đặng Thư Cưu, Hoàng Ngọc Thư Đó là hệ thống các tác giả lớn, họ đã tô điểm thêm cho văn học kinh dị một khu vườn mới mang màu sắc huyền ảo, góp phần cho nền văn học mới của Việt Nam thêm đa dạng, phong phú và tạo một sức hấp dẫn mãnh... và thể hiện cái thực tại nhiều chiều, đa dạng, đa tầng của đời sống hiện đại Tóm lại, khai thác truyện kinh dị ở khía cạnh nào đó nhà văn, nhà phê bình cần nắm rõ khái niệm truyện kinh dị nói riêng, hoàn cảnh lịch sử đánh dấu một cách nhìn khác biệt của truyện ở mỗi thời đại Nền văn hóa phương Đông và phương Tây cũng có những nhìn nhận khác nhau Dù ở khía cạnh nào, truyện kinh di Việt Nam đương đại. .. những yếu tố kỳ lạ, khiếp đảm được hình thành bởi không khí đặc biệt của truyện kinh dị, chỉ có truyện kinh dị mới tạo ra được cảm giác đó, các thể loại khác không thể đạt tới mức độ cao như vậy Nhân 5 Đỗ Lai Thúy, Mặt mày xấu xí, ấy lỗi tại gương hay truyện kinh dị - một cái nhìn thế giới, tạp chí văn học nước ngoài, số 4/ năm 1998 6 Nguyễn Văn Dân, Huyễn tưởng văn học và truyện kinh dị, tạp chí Văn nghệ . ma mục đích chính là để thỏa mãn trí tưởng tượng của mình” [64]. Triết lý của tác giả cũng giống như Joseph Addison và Edgar Allan Poe, luôn muốn thể hiện quan điểm của nhà văn chân chính là hướng. thấy truyện kinh dị xuất hiện. Ngoại trừ ở miền Nam giai đoạn 1955 – 1975, do chính sách tự do hóa văn nghệ của chính thể Việt Nam cộng hòa nên truyện kinh dị vẫn được sáng tác và lưu hành, mục đích. lý tính, cứng cỏi như một nhà khoa học cũng khó lòng chống lại, và hầu như chưa có sự giải thích chính đáng cho vấn đề này, chỉ duy có việc đối phó với quy luật. Lưu Văn Minh trong nghiên cứu của

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan