SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ

114 686 0
SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC  NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA  MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG  CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM – PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Phúc đã tận tình giúp đỡ để luận văn được hoàn thành. Đồng thời xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, các thầy cô giáo khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân – Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm – Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện, tận tình giúp đỡ để luận văn được hoàn thành. Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học. Hà Nội, Tháng 6 năm 2014 Tác giả Bùi Mạnh Hùng 1 DANH MỤC VIẾT TẮT 1. KTCT : Kinh tế chính trị 2. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 3. GV : Giáo viên 4. SV : Sinh viên 5. PPDH : Phương pháp dạy học 6. KHKT : Khoa học kỹ thuật 7. NSLĐ : Năng suất lao động 8. TLSX : Tư liệu sản xuất 9. SLĐ : Sức lao động 10. TBCĐ : Tư bản cố định 11. TBLĐ : Tư bản lưu động 12. SL : Số lượng 13. TL : Tỉ lệ 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin tri thức. Thông tin và tri thức được coi là tài sản vô giá, là quyền lực tối ưu của mỗi quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng vào đời sống xã hội tạo nên sự đa dạng của thế giới. Tình hình đó đã làm thay đổi những quan niệm về giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nhân lực [14,195]. Ngày nay giáo dục được xem là chìa khóa vàng đề mỗi người, mỗi quốc gia tiến vào tương lai, là ngành sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được. Giáo dục không chỉ có chức năng truyền tải những kinh nghiệm lịch sử của xã hội trước cho xã hội sau mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập, tìm cách phát triển các năng lực của con người, phát triển tư duy, thích ứng với xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Để giúp người học đáp ứng được những yêu cầu đó, việc cải cách và đổi mới giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt nhất trong quá trình đạt đến mục tiêu đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang là một cuộc cách mạng lớn trong ngành giáo dục trên toàn quốc. Trong đó tất cả các phương pháp dạy học theo hướng tích cực đều nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Một trong những phương pháp dạy học theo hướng tích cực là xây dựng các bài tập cho từng bộ môn để có thể giúp người học hiểu kiến thức sâu hơn phát huy năng lực thực hiện, giải quyết các tình huống, các vấn đề liên quan. 5 Nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta. Đảng và nhà nước cũng như Bộ Giáo dục Đào tạo đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt học chay ”. Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Điều 5 khoản 2 ) đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ” và Bộ giáo dục đào tạo cũng có chỉ thị số 15/1999/CT – BGGDT yêu cầu các trường Sư phạm phải “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham gia nghiên cứu khoa học ” Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm Phú Thọ là trường đào tạo đa ngành nghề về kế toán, điện, tin, hóa, công nghệ thực phẩm theo hướng thực hành nghề. Với đặc trưng của trường nghề nên trong quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, chú tâm vào các hoạt động thực hành của sinh viên nhằm phát triển các năng lực của nghề nghiệp lại càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng xây dựng các bài tập nhằm giúp sinh viên nắm bắt kiến thức sâu hơn, vận dụng vào thực tiễn tốt hơn là mối quan tâm của mỗi cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy bộ môn ở trường. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng công nghiệp Thực Phẩm – Phú Thọ ”. 6 2. Lịch sử nghiên cứu Sử dụng bài tập trong dạy học đã được rất nhiều tác giả trên trong nước và trên thế giới nghiên cứu , sử dụng ở rất nhiều những lĩnh vực, những bộ môn khoa học khác nhau. Bài tập được sử dụng phổ biến ở những môn khoa học tự nhiên như : toán học, vật lý, hóa học, … Còn đối với những môn khoa học xã hội, bài tập cũng được sử dụng nhưng vẫn còn chưa phổ biến . Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin là một môn khoa học xã hội, việc sử dụng bài tập ở môn này nói chung và phần kinh tế chính trị Mác – Lê nin nói riêng còn ít , rời rạc. Bài tập chưa được áp dụng một cách đa dạng, phong phú. Từ lý do đó tôi tập trung nghiên cứu sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị để giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức, có khả năng vận dụng thực tiễn . 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Xây dựng hệ thống bài tâp và vận dụng vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị . 4. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : sử dụng bài tập kinh tế chính trị Mác – Lê nin cho hoạt động dạy học - Phạm vi nghiên cứu : Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Phú Thọ 5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 5.1 Những luận điểm cơ bản Thứ nhất, nghiên cứu về khái niệm, phân loại các dạng bài tập, từ đó phân tích làm rõ vai trò của sử dụng bài tập nói chung và sử dụng bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói riêng. 7 Thứ hai, làm rõ thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm Phú Thọ. Thứ ba, đưa ra quy trình và điều kiện sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị. Thứ tư, thiết kế một số dạng bài tập cho chương IV và IV môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng bài tập . 5.2 Đóng góp mới của tác giả - Lý luận: góp phần làm phong phú lý luận về dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói chung và sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói riêng . - Thực tiễn: góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị. Mặt khác, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo về sử dụng bài tập dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở các trường cao đẳng, đại học 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài - Phân tích và tổng hợp lý thuyết Phân tích là chia nhỏ một chỉnh thể ra thành từng mặt, từng khía cạnh, từng đặc tính khác nhau để xem xét. Để hiểu sâu đối tượng thì chỉ dựa vào phân tích là chưa đủ. Để có cái nhìn đầy đủ, thấy được tất cả các mối quan hệ giữa các thành phần riêng lẻ, 8 bộ phận được phân chia, chúng ta cần phải sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm mục đích xâu chuỗi và khái quát những cái đã có khi phân tích. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát , trao đổi với sinh viên - Dự giờ một số tiết giảng của giáo viên - Tham khảo ý kiến chuyên gia - Thực nghiệm sư phạm 6.3. Phương pháp thống kê toán học Phân tích và sử lí kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học 7 . Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm bài tập Theo nghĩa chung nhất , thuật ngữ “ bài tập ” ( tiếng anh là “ Exersie ” , tiếng Pháp là “ Exercie ” ) dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần ( trí tuệ ) Theo Nguyễn Gia Cốc : “ Bài tập là một tình huống kích thích đòi hỏi một lời giải đáp không có sẵn ở người giải tại thời điểm bài tập được đưa ra ”. Định nghĩa này bao gồm ba ý chính : - Chỉ có bài tập với người nào đó hay chính xác hơn là đối với trạng thái phát triển nào đó của người giải . - Lời giải đáp phải tương thích với tình huống bài tập . - Lời giải đáp gắn liền với tình huống như một đặc trưng của tình huống mà người giải đã quen thuộc . Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên bài tập là : “ Bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học ”. Theo Thái Duy Tuyên “ Bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học , đòi hỏi người học một lời giải đáp mà lời giải đáp này về toàn bộ hay từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đặt ra ” Như vậy có thể hiểu rằng : “ Bài tập là một tình huống có vấn đề hoặc một hệ thông tin xác định đòi hỏi chủ thể nhận thức phải giải quyết bằng cách biến đổi chúng trên cơ sở những kiến thức đã học ”. Bài tập được xem như là một phương tiện then chốt trong quá trình dạy học , dùng bài tập trong quá trình hình thành kiến thức, khai thác kiến thức , 10 [...]... về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi xây dựng quy trình và vận dụng bài tập vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị 32 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ 2.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập 2.1.1 Tính khoa học Nội dung của Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa. .. nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Phú Thọ 1.2.2.1 Mục đích điều tra khảo sát Điều tra thực trạng sử dụng bài tập dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị 1.2.2.2 Nội dung tổ chức điều tra, khảo sát * Về đội ngũ giáo viên dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị của trường - Số lượng... hiểu bài, chán nản và không hứng thú với môn học Chính vì những lí do đó, việc sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị là hết sức cần thiết , phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục 31 Kết luận chương 1 Sử dụng bài tập vào dạy học nói chung và sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính. .. lười suy nghĩ tìm tòi vận dụng 1.2.3 Sự cần thiết phải sử dụng bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị Theo chúng tôi, sự cần thiết phải sự dụng bài tập vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói chung và dạy học cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm – Phú Thọ nói riêng xuất phát từ những căn cứ sau : 29 Thứ... quát về môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin là một môn khoa học xã hội bao gồm 3 nội dung cơ bản triết học Mác – Lê nin, kinh tế chính trị Mác – Lê nin và chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học Mác – Lê nin cung cấp những quan điểm cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất , bao gồm những nội dung cơ bản của chủ nghĩa. .. nghiên cứu của đề tài , tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sử dụng bài tập trong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lê nin 1.1.4 Tác dụng của sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị * Đối với sinh viên Về nhận thức : - Thông qua việc giải các bài tập, người học sẽ hiểu rõ hơn các khái niệm, quy luật , quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về phương... triển khả năng tư duy logic, phương pháp làm bài khoa học 30 Thứ ba : Xuất phát từ thực tế giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị Trong thực tế giảng dạy , giáo viên thường ít sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin về kinh tế chính trị , nó do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Điều này đã dẫn đến tình trạng sinh... trình kinh tế đòi hỏi người học phải giải quyết dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học về kinh tế chính trị Mác – Lê nin Bài tập kinh tế chính trị là một “ vũ khí ” quan trọng trong dạy học, sử dụng bài tập kinh tế chính trị sẽ giúp học sinh tiếp cận tốt những nội dung của học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lê nin , từ đó hiểu được bản chất của chủ nghĩa tư bản đồng thời hình thành nên những kiến... bài mới + Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức + Bài tập về nhà + Bài tập kiểm tra 1.1.6 Vị trí của bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị Bài tập kinh tế chính trị là một hình thức dạy học được xem như một phương tiện hỗ trợ cho bài giảng, nhằm phát huy hơn nữa tính tích cực học tập môn kinh tế chính trị của sinh viên Xây dựng hệ thống bài tập. .. Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm – Phú Thọ; tìm hiểu nhận thức của giáo viên và sinh viên về tầm quan trọng, những khó khăn và thuận trong việc sử dụng bài tập để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài Mặt khác, trong chương 1 này chúng tôi còn trình bày sự cần thiết của việc sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị Dựa vào những kết . dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm Phú Thọ 5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của. Lý luận: góp phần làm phong phú lý luận về dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị nói chung và sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của. trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm Phú Thọ. Thứ ba, đưa ra quy trình và điều kiện sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị. Thứ

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan