Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam

103 722 1
Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH NHÃ PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ TRƢNG CẦU DÂN Ý KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH NHÃ PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ TRƢNG CẦU DÂN Ý KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Minh Tuấn Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đinh Nhã Phƣơng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 0 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRƢNG CẦU DÂN Ý 6 1.1. Khái niệm trưng cầu dân ý 6 1.2. Vị trí, vai trò của trưng cầu dân ý 12 1.3. Phân loại trưng cầu dân ý 14 1.3.1. Phân loại theo tiêu chí hình thức 14 1.3.2. Phân loại theo tiêu chí nội dung 16 1.4. Quy trình, thủ tục Trưng cầu dân ý 17 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN TRƢNG CẦU DÂN Ý Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 27 2.1. Trưng cầu dân ý ở một số nước phát triển 27 2.1.1. Trưng cầu dân ý ở Thụy Sỹ 27 2.1.2. Trưng cầu dân ý ở Pháp 34 2.1.3. Trưng cầu dân ý ở Nga 37 2.2. Trưng cầu dân ý ở một số nước Châu Á 40 2.2.1. Trưng cầu dân ý ở Nhật Bản 40 2.2.2. Trưng cầu dân ý ở các nước Đông Nam Á 43 CHƢƠNG 3: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TRƢNG CẦU DÂN Ý Ở VIỆT NAM 49 3.1. Quy định về Trưng cầu dân ý trong các Hiến pháp 49 3.2. Pháp luật về Dân chủ trực tiếp 58 3.2.1. Tham gia đóng góp ý kiến khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân 58 3.2.2. Thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp ở cơ sở 62 3.3. Xây dựng luật trưng cầu dân ý 69 3.3.1. Sự cần thiết ban hành luật trưng cầu dân ý 69 3.3.2. Các yêu cầu của luật trưng cầu dân ý 72 3.3.3. Đề xuất các kiến nghị xây dựng luật trưng cầu dân ý 75 KẾT LUẬN 87 PHỤ LỤC 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy định về Trưng cầu dân ý bắt buộc và không bắt buộc trong các bang của Thụy Sỹ tính đến tháng 12/2004 30 Bảng 2.2. Khảo sát về quy định Trưng cầu dân ý ở một số nước Châu Á 47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trưng cầu ý dân/phúc quyết (referendum) là quá trình mà người dân bỏ phiếu quyết định (đồng ý hay không đồng ý) về những vấn đề của Nhà nước, thường là các vấn đề liên quan đến chính trị quan trọng của quốc gia như sửa đổi Hiến pháp, tham gia liên minh, quyết định các vấn đề lớn liên quan đến quyền làm chủ của người dân… Trong xã hội hiện đại, trưng cầu ý dân là một chế định pháp luật tồn tại trong nhiều hệ thống chính trị khác nhau ở các châu lục.Cho đến nay đã có 101 nước trên tổng số 190 nước có quy định về trưng cầu ý dân. Theo Hiến pháp hiện hành, “Nhân dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý” (Điều 53). Để thực hiện quyền hiến định quan trọng này, Hiến pháp tiếp tục quy định: “Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý” (Khoản 14 Điều 84). Những quy định trên của Hiến pháp hiện hành có cơ sở từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, trong đó khẳng định việc sửa đổi Hiến pháp phải được quyết định bằng trưng cầu dân ý: “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Việc tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý là một quyền dân chủ trực tiếp được Hiến pháp quy định, phản ánh bản chất của nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Mặc dù được tuyên bố trong Hiến pháp, nhưng thực tiễn cho thấy nhân dân chưa bao giờ thực hiện quyền biểu quyết trong các cuộc trưng cầu dân ý. Thực tiễn này xuất phát từ nhiều lý do, mà trước hết phải kể đến bối cảnh khó khăn của những giai đoạn giành và giữ chủ quyền trong hai cuộc chống giặc Mỹ và Pháp. Bước sang giai đoạn độc lập hoàn toàn, trong thời kỳ đầu của giai đoạn tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, nhà nước quản lý xã hội theo phương thưc tập trung, bao cấp, các quyền tự do dân chủ trực tiếp còn chưa được thực sự được chú trọng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới mở rộng dân chủ, đặc biệt là dân chủ trực tiếp, trưng cầu dân ý trở thành một vấn đề quan trọng được 2 quan tâm từ cả phía học giả lẫn chính trị. Tuy vậy, việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vẫn chưa diễn ra, có nguyên nhân chính xuất phát từ các hạn chế của quy định Hiến pháp hiện hành về trưng cầu dân ý, theo đó Hiến pháp không quy định rõ về nội dung, quy trình trưng cầu dân ý, mà lại trao cho Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý. Quyền hiến định này của người dân không được thực thi khi Quốc hội không tổ chức trưng cầu dân ý cho người dân biểu quyết. Ngoài những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự vô hiệu quy định này như quyền dân chủ trực tiếp vẫn chưa thực sự được đề cao, Quốc hội thiếu thực quyền, thì sự thiếu vắng một đạo luật quy định về trưng cầu dân ý cũng được nêu như là một trong những rào cản về mặt pháp lý cho việc thực thi trưng cầu dân ý trên thực tế. Rõ ràng, việc tuyên bố trong Hiến pháp quyền tham gia trưng cầu dân ý đặt ra trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ bảo đảm thực hiện quyền đó. Trước hết, Quốc hội phải ban hành luật trưng cầu dân ý quy định các quy tắc quy định quy trình, thủ tục để các cơ quan nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý và người dân thực hiện quyền tham gia biểu quyết. Trong các thảo luận sửa đổi Hiến pháp gần đây, nhiều người quan tâm đến quy định Hiến pháp về trưng cầu dân ý. Nhiều đề xuất đề nghị quy định rõ các vấn đề trưng cần dân ý thay vì trao quyền cho Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý. Các tranh luận tập trung xoay quanh vấn đề trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp, bởi quyền lập hiến là quyền thuộc về nhân dân, nên việc sửa đổi Hiến pháp phải do nhân dân quyết định. Từ những phân tích ở trên, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về trưng cầu dân ý Kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về trưng cầu dân ý. Vấn đề này chỉ mới bắt đầu được đặt ra khi chúng ta có chủ trương xây dựng Luật Trưng cầu dân ý trong thời gian gần đây. Một số ít công trình nghiên cứu gần đây như: 3 2.1. Sách, báo, tạp chí - Sách “Trưng cầu ý dân- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Trương Thị Hồng Hà, NXB Chính trị- Hành chính, 2011. - “Sổ tay IDEA Quốc tếDân chủ trực tiếp”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2014. - Bàn về chế định trưng cầu dân ý, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 59, tháng 9 năm 2005. - Đánh giá kết quả trưng cầu dân ý ở Australia, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 67, tháng 1 năm 2006. - Trưng cầu dân ý và dự thảo Luật về trưng cầu dân ý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – Hiến kế lập pháp, số 68, tháng 2 năm 2006. - Thủ tục trưng cầu dân ý, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 69, tháng 2 năm 2006. - Một số ý kiến về dân chủ trực tiếp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 128, tháng 12 năm 1998. - Trưng cầu ý dân ở Liên Xô và Liên bang Nga, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 59, tháng 9 năm 2005… 2.2. Hội thảo khoa học -Hội thảo Trưng cầu dân ý- Những vấn đề lý luận và thực tiễn do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 04/6/2013 - Hội thảo quốc tế về Luật Trưng cầu ý dân của một số nước và kinh nghiệm cho Việt Namdo Hội Luật gia Việt Nam phối hợp Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP tổ chức tại Hà Nội ngày 17-18/11/2014 Nhìn chung, mỗi công trình trên thường đi sâu nghiên cứu một mặt hoặc một vấn đề cụ thể nào đó của trưng cầu dân ý như: khái niệm trưng cầu dân ý; bản chất, nội dung và yêu cầu cơ bản của trưng cầu dân ý; Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về trưng cầu dân ý; các hình thức trưng cầu dân ý…Cho đến nay một số công trình nghiên cứu đã cung cấp cho khoa học nhiều 4 tư liệu quý về trưng cầu dân ý, song chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tổng quát những vấn đề cơ bản về pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý trên thế giới và ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật trưng cầu dân ý ở nước ngoài và Việt Nam, đưa ra những đóng góp, đề xuất để hoàn thiện pháp luật trưng cầu dân ý. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ những vấn đề cơ bản về trưng cầu dân ý; - Đánh giá pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình trên thế giới; - Đánh giá pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở Việt Nam, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về trưng cầu dân ý, đặc biệt trong việc xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.Qua đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của pháp luật trưng cầu dân ý ở Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. Phạm vi của đề tài tập trung nghiên cứupháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trưng cầu dân ý;Trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình có giá trị tham khảo cho Việt Nam: một số nước phát triển (Thụy Sỹ, Pháp, Nga); một số nước Châu Á (Nhật Bản, các nước Đông Nam Á); Phương hướng giải pháp nhằm xây dựng Luật Trưng cầu dân ý. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, luật học so sánh và khảo sát thực tế để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu của luận văn. [...]... tiết Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trưng cầu dân ý Chương 2: Thực tiễn trưng cầu dân ý ở một số nước trên thế giới Chương 3: Pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở Việt Nam 5 CHƢƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRƢNG CẦU DÂN Ý 1.1 Khái niệm trƣng cầu dân ý Trưng cầu dân ý là một hình thức dân chủ trực tiếp, qua đó người dân bỏ phiếu quyết định (đồng ý hay không đồng ý) về những vấn đề của Nhà nước, thường... 47% cuộc trưng cầu dân ý trên toàn thế giới, và được diễn ra chủ yếu trong vòng 30 năm trở lại đây Qua nghiên cứu pháp luật Thụy Sỹ về trưng cầu dân ý có thể chỉ ra một số đặc điểm nổi bật sau: 27 Một là, Pháp luật của Thụy Sỹ, trưng cầu dân ý có hai hình thức là trưng cầu dân ý bắt buộc và trưng cầu dân ý tuỳ nghi- luôn mang tính rằng buộc (Điều 142 và Điều 159 Hiến Pháp Thụy Sỹ) Trưng cầu dân ý bắt... cộng đồng dân cư… - Nếu căn cứ vào tính chất chất của cuộc trưng cầu dân ý có thể chia ra thành: trưng cầu dân ý bắt buộc và trưng cầu dân ý tham khảo + Trưng cầu dân ý bắt buộc: là trưng cầu dân ý mà kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là kết quả cuối cùng, buộc các cơ quan nhà nước phải quyết định theo mà không thể có quyết định nào khác 16 + Trưng cầu dân ý tham khảo: là trưng cầu dân ý để biết ý kiến... toàn dân phúc quyết” Tuy nhiên nội hàm của các quy định này lại giống với trưng cầu dân ý, vì vậy tới bản Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 quyền này được đổi thành trưng cầu ý kiến nhân dân, tới bản Hiến pháp 1992 thì được gọi là trưng cầu ý dân * Trưng cầu dân ý và lấy ý kiến nhân dân Trong Hiến pháp và pháp luật hiện hành của nước ta đã có những ghi nhận về việc trưng cầu dân ý và lấy ý kiến nhân dân. .. trưng cầu dân ý gồm các bước sau: Bước 1: Sáng kiến trưng cầu dân ý Để tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý, trước hết phải có được sáng kiến trưng cầu dân ý Sáng kiến trưng cầu dân ý là bước đầu tiên của quy trình trưng cầu dân ý, là cơ sở để hình thành một cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai, có thể trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương Sáng kiến trưng cầu dân ý bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau và. .. trưng cầu dân ý -Văn bản đi kèm với quyết định (dự thảo Hiến pháp, những giải thích về từ ngữ liên quan đến nội dung câu hỏi trưng cầu dân ý) Bước 4: Thành lập Tổ chức phụ trách trưng cầu dân ý (hay còn gọi là Uỷ ban trưng cầu dân ý) Để tổ chức trưng cầu dân ý, các nước thành lập các Tổ chức phụ trách trưng cầu dân ý, đây là một thủ tục pháp lý quan trọng trong quy trình tổ chức trưng cầu dân ý Thông... dự thảo Hiến pháp hay một dự án luật để lấy ý kiến nhân dân là trưng cầu dân ý; nhầm tưởng việc điều tra xã hội học là trưng cầu dân ý Vì vậy, để có được một cách hiểu chính xác nhất về trưng cầu dân ý, trước hết phải phân biệt trưng cầu dân ý với các thuật ngữ khác, như phúc quyết, lấy ý kiến nhân dân, bầu cử, điều tra xã hội học * Trưng cầu dân ý và phúc quyết toàn dân Phúc quyết toàn dân là việc... chức phụ trách trưng cầu dân ý có thể do bầu hoặc do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trưng cầu dân ý chỉ định, cũng có thể do bốc thăm Ở Slovakia quy định cách thức bốc thăm để chọn Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm của Tổ chức phụ trách trưng cầu dân ý ở Điều 12, 13 Luật Trưng cầu dân ý Tổ chức phụ trách Trưng cầu dân ý được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và Luật Trưng cầu dân ý về chức năng... cầu dân ý Trong phần này, nghiên cứu sẽ làm rõ các loại trưng cầu dân ý dựa theo các tiêu chí khác nhau: hình thức và nội dung 1.3.1 Phân loại theo tiêu chí hình thức - Nếu căn cứ vào chủ thể đề xuất của cuộc trưng cầu dân ý thì có thể phân ra làm hai hoại trưng cầu dân ý là trưng cầu dân ý bắt buộc và trưng cầu dân ý tuỳ nghi + Trưng cầu dân ý bắt buộc: là cuộc bỏ phiếu của cử tri được tiến hành một. .. phụ trách trưng cầu dân ý ở khu vực bỏ phiếu.Kết quả này được chuyển lên cho các Tổ chức phụ trách trưng cầu dân ý ở cấp trên xem xét, tổng hợp Trên cơ sở những văn bản do các tổ chức phụ trách ở đơn vị trưng cầu dân ý gửi đến, Tổ chức phụ trách trưng cầu dân ý ở trung ương xác nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý ở từng đơn vị trưng cầu dân ý rồi công bố kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Trong . NỘI KHOA LUẬT ĐINH NHÃ PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ TRƢNG CẦU DÂN Ý KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38. cứupháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trưng cầu dân ý ;Trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình có giá trị tham khảo cho Việt Nam: một số nước phát triển (Thụy Sỹ, Pháp, Nga); một số. giá pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở một số nước điển hình trên thế giới; - Đánh giá pháp luật và thực tiễn trưng cầu dân ý ở Việt Nam, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan