GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON

95 6K 24
GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO  5  6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất tới PGS.TS Ngô Công Hoàn – người đã luôn tâm huyết, tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Mầm non Dịch Vọng Hậu, giáo viên đồng nghiệp đã tạo môi trường và hợp tác cùng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Lời cuối cùng, gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên và chia sẻ những khó khăn giúp tôi thêm nỗ lực hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09/08/2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Biên 1 LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ Giáo dục học mầm non với đề tài “Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường mầm non” được tác giải nghiên cứu lần đầu tiên . Kết quả, số liệu trích dẫn và giới thiệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập, những kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Biên 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Xin đọc là GD Giáo dục HVĐĐ Hành vi đạo đức BVMT Bảo vệ môi trường ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm TMN Trường mầm non CĐSH Chế độ sinh hoạt VD Ví dụ 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng những thế hệ măng non trở thành những công dân tốt với đầy đủ thể lực, trí lực để góp phần xây dựng đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn thể xã hội. Giáo dục mầm non là những mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục. Nhân cách của trẻ cũng được hình thành trong giai đoạn lứa tuổi này. Vì vậy, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng quan trọng. Đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người. Từ xưa đến nay vai trò của đạo đức đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định: “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, sức mạnh của con người. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” ( Hồ Chí Minh). Và Người vẫn thường nhắc nhở rằng: “Có tài mà không có đức cũng là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” K.Đ.U-SinxKi cũng khẳng định: “ Tất cả những ai muốn trở thành công dân có ích, trước hết phải học cách làm người”. Học cách làm người ở đây chính là tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình, bởi như A-rit-xtôt đã từng nói: “ Thiên nhiên đã trao vào vòng tay con người một vũ khí đó là sức mạnh trí tuệ và đạo đức, nhưng con người có thể sử dụng vũ khí đó theo những hướng ngược lại. Vì thế con người thiếu những nguyên tắc đạo đức sẽ là một con người bất lương và hoang dã, thấp hèn trong những bản năng”. Những triết lí sâu sắc trên đã khẳng định vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy giáo dục đạo đức cho mọi người là việc làm có tầm quan trọng và rất cần thiết. Vì đạo đức không tự có, đạo đức chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 7 Cổ nhân xưa cũng đã dạy: “ Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt”. “ Bé chẳng vin, cả gẫy cành” Câu nói ấy của người đời đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con người ngay từ thủa còn thơ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non là một vấn đề trung tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Có rất nhiều phương tiện, cách thức để giáo dục đạo đức hay cụ thể là hành vi đạo đức cho trẻ mầm non, song nên tận dụng môi trường hoạt động thực tế để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, ví dụ như thông qua chế độ sinh hoạt của trẻ tại trường. Với trẻ nhỏ, việc lĩnh hội chuẩn mực thông qua hành động, từ hành động sẽ hình thành nhận thức. Hình thành hành vi đạo đức cho trẻ suy cho cùng là việc hình thành những chuẩn mực hành vi mà trẻ được phép làm, những hành vi này có thể được hình thành trên cơ sở lặp đi lặp lại các thói quen trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Như nhà thơ Scotland Samuel Smiles từng nói : ‘‘Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận’’ Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc giáo dục thái độ, hành vi đúng mực của trẻ khi giao tiếp, ứng xử với mọi người; mà còn giáo dục thái độ, hành vi đúng mực của trẻ với môi trường, thiên nhiên xung quanh trẻ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Nhận thấy rõ ý nghĩa của việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, tại các cơ sở mầm non, giáo viên luôn tận dụng để giáo dục cho trẻ những thói quen, hành vi chuẩn mực: Trong giao tiếp ứng xử, tự phục vụ, nhiệm vụ chung, bảo vệ môi trường Tuy nhiên, việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ còn chưa có sự đi sâu rõ ràng, rời rạc, thiếu tính định hướng, vì vậy hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề về môi trường ở Việt Nam đang vô cùng nhức nhối, dư luận và các nhà giáo dục có nhiều ý kiến cho rằng cần giáo dục môi trường cho trẻ 8 ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường là một phần cụ thể của giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non. Chính vì những lý do trên tác giả tha thiết muốn đi sâu nghiên cứu đề tài “Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường mầm non” với mong muốn tìm ra được giải pháp khắc phục được những hạn chế trên và bản thân tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức mà cụ thể là giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ. Đặc biệt đây còn là cơ hội để tác giả luận văn thêm một lần được tập dượt công tác nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức, cụ thể là hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường, góp phần hình thành nhân cách trẻ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non - Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành hành vi đạo đức ở trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày 4. Giả thuyết khoa học - Việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Góp phần phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ; góp phần giáo dục nề nếp sinh hoạt chuẩn mực, từ đó góp phần giáo dục hành vi đạo đức ở trẻ. - Nếu việc tổ chức chế độ sinh hoạt có định hướng giáo dục hành vi đạo đức thông qua các biện pháp giáo dục một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức cho trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non. - Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường mầm non. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: + 100 cô giáo ở 3 trường mầm non: Kim Hoa, Chi Đông - Mê Linh và Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. 9 + Nghiên cứu 200 trẻ 5 – 6 tuổi lớp mẫu giáo lớn Mickey 4, trường Mầm non Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội (khóa 2013 – 2014) - Giới hạn nội dung của đề tài: Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích các tri thức lý thuyết qua các tài liệu khoa học. 7.1.2. Phương pháp xếp loại và khái quát hoá lý thuyết. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra viết (Ankét) 7.2.2. Phương pháp quan sát - Đối với giáo viên: Dự giờ, quan sát, ghi chép cách tổ chức hướng dẫn chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường Mầm Non. - Đối với trẻ: Theo dõi kỹ năng thực hiện hành vi trong quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu của giáo viên 7.2.3. Phương pháp Đàm thoại Trao đổi với giáo viên về một số vấn đề về tiết dạy, về trẻ; và đàm thoại với trẻ. 7.2.4. Phương pháp Thực nghiệm 7.3. Phương pháp xử lí số liệu - Thống kê toán học SPSS 18.0 8. Nét mới của đề tài nghiên cứu - Đóng góp, hệ thống và làm phong phú thêm lí luận về đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non - Thực tiễn: Góp phần giúp cho trường, giáo viên mầm non có thêm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 9. Kế hoạch thực hiện - Tháng 2/2013: Báo cáo chương 1 - Tháng 2/2014: Báo cáo chương 2 - Tháng 6/2014: Báo cáo chương 3 - Tháng 8/2014: Bản thảo lần 1 - Tháng 9/2014: Hoàn chỉnh luận văn 10 [...]... 33 1.4 Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày Qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, giáo vi n có thế giáo dục HVĐĐ cho trẻ ở nhiều nội dung khác nhau Ví dụ: Hành vi giao tiếp có văn hóa, hành vi tự phục vụ, hành vi giữ gìn vệ sinh - bảo vệ môi trường, hành vi chia sẻ và giúp đỡ bạn bè Và trong phạm vi luận văn này, tác giả muốn thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày đi... thành các hành vi xã hội từ chế độ sinh hoạt hàng ngày theo phương thức đương thời, theo cơ chế thần kinh của trẻ mẫu giáo Sự hình thành các hành vi xã hội, trong đó được nhắc đi nhắc lại theo chu kì ổn định qua chế độ sinh hoạt hàng ngày dẫn đến sự hình thành thói quen hành vi xã hội, trong đó có hành vi đạo đức 1.3.3 Yêu cầu đối với vi c xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. .. trong lớp ở trên, trẻ sẽ đứng ra khuyên can các bạn hoặc sẽ thưa với cô giáo để cô xử lí tình huống 1.3 Chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non 28 1.3.1 Chế độ sinh hoạt và ý nghĩa của nó đối với quá trình giáo dục HVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Chế độ sinh hoạt [CĐSH] là chương trình hoạt động của trẻ trong một ngày ở trường mầm non được phân chia và quy định thành các khoảng thời... nhiều về các hoạt động tổ chức giáo dục trẻ và có thể kể đến một số tác phẩm như Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non, Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn [58 ] Tác giả khẳng định vi c giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua những hoạt động hàng ngày là vô cùng quan trọng, vi c giáo dục này cần được lồng ghép, tích hợp trong mọi hoạt động, mọi hoàn... hành vi đạo đức hàng ngày cho trẻ Tóm lại: chế độ sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng và là phương tiện cơ bản để giáo dục HVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi 1.3.2 Cơ sở sinh lý của vi c xây dựng chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5- 6 ở trường mầm non 29 Hoạt động của con người được đặc trưng bởi hai quá trình sinh lý cơ bản: Thức và ngủ Đó cũng là nhu cầu sinh lý của cơ thể Theo định nghĩa của các nhà sinh lý... 1 Nhận thức trẻ mầm của nonnnonnon 1.2 .6 Ý nghĩa non vi c giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người mới Vi c hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo Giáo dục mẫu giáo là khâu đầu tiên của vi c đào 25 tạo nhân cách con người mới có nhiệm vụ hình thành những... của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Nội dung chế độ sinh hoạt hàng ngày phản ánh các hoạt động của trẻ ở trường mầm non từ thời điểm trẻ đến trường đến khi ra về Có thể khái quát nội dung chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo chương trình giáo dục mần non được Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với các khoảng... cho trẻ, điều cực kì quan trọng là không những phải tạo ra những hành vi đạo đức mà còn phải xây dựng động cơ hành động có đạo đức cao Và vi c giáo dục thói quen đạo đức, làm cho sự thực hiện các thói quen này trở thành nhu cầu của trẻ là mặt quan trọng nhất của vi c hình thành hành vi đạo đức Trong cuốn "Những cơ sở giáo dục học mẫu giáo" của tác giả A.V Daparogiet có nói đến vi c giáo dục đạo đức cho. .. gian cho những hoạt động của trẻ tại trường mầm non Giáo vi n mầm non có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng cơ sở nhưng phải đảm bảo trình tự các hoạt động chủ yếu Tóm lại: chế độ sinh hoạt ở trường mầm non là thời gian biểu, là sự luân phiên các hoạt động trong một ngày của trẻ Sự lặp lại các hoạt động, đặc biệt là các khoảng thời gian trẻ tự hoạt động là điều kiện thuận lợi để giáo dục HVĐĐ cho trẻ. .. VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TRẺ MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu vấn đề giáo dục hành vi đạo đức trên thế giới Ở các quốc gia trên thế giới, vi c giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh đều được đặc biệt quan tâm từ xưa cho đến nay Các nhà tư tưởng, cách nhà khoa học giáo dục đều nghiên cứu để tìm ra các con đường, phương pháp giáo dục hiệu quả về giáo dục hành vi trong đó có hành . một công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Biên 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Xin đọc là GD Giáo dục HVĐĐ. và cả với bản thân mình. [10] Theo các tác giả Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang [3], đạo đức là những sinh hoạt xã hội, là những tiêu chuẩn và quy tắc hành vi của con người.

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có rất nhiều phương tiện, cách thức để giáo dục đạo đức hay cụ thể là hành vi đạo đức cho trẻ mầm non, song nên tận dụng môi trường hoạt động thực tế để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, ví dụ như thông qua chế độ sinh hoạt của trẻ tại trường. Với trẻ nhỏ, việc lĩnh hội chuẩn mực thông qua hành động, từ hành động sẽ hình thành nhận thức. Hình thành hành vi đạo đức cho trẻ suy cho cùng là việc hình thành những chuẩn mực hành vi mà trẻ được phép làm, những hành vi này có thể được hình thành trên cơ sở lặp đi lặp lại các thói quen trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Như nhà thơ Scotland Samuel Smiles từng nói : ‘‘Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận’’

  • Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc giáo dục thái độ, hành vi đúng mực của trẻ khi giao tiếp, ứng xử với mọi người; mà còn giáo dục thái độ, hành vi đúng mực của trẻ với môi trường, thiên nhiên xung quanh trẻ.

    • 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    • 7.2.1 Phương pháp điều tra viết (Ankét)

    • 7.2.2. Phương pháp quan sát

    • 7.2.3. Phương pháp Đàm thoại

    • 7.2.4. Phương pháp Thực nghiệm

    • 7.3. Phương pháp xử lí số liệu

    • - Thống kê toán học SPSS 18.0

    • 8. Nét mới của đề tài nghiên cứu

    • - Đóng góp, hệ thống và làm phong phú thêm lí luận về đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non

    • - Thực tiễn: Góp phần giúp cho trường, giáo viên mầm non có thêm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ

    • 9. Kế hoạch thực hiện

    • - Tháng 2/2013: Báo cáo chương 1

    • - Tháng 2/2014: Báo cáo chương 2

    • - Tháng 6/2014: Báo cáo chương 3

    • - Tháng 8/2014: Bản thảo lần 1

    • - Tháng 9/2014: Hoàn chỉnh luận văn

    • Qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, giáo viên có thế giáo dục HVĐĐ cho trẻ ở nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ: Hành vi giao tiếp có văn hóa, hành vi tự phục vụ, hành vi giữ gìn vệ sinh - bảo vệ môi trường, hành vi chia sẻ và giúp đỡ bạn bè...Và trong phạm vi luận văn này, tác giả muốn thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày đi sâu vào giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.

    • Giữ gìn vệ sinh môi trường thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng mọi người và cũng là tôn trọng chính mình. Qua đó, góp phần giúp cho môi trường sống của trẻ và những người xung quanh được sạch sẽ, ngăn nắp, giúp bảo vệ sức khỏe của chính bản thân trẻ.

    • Cô có thể giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua hoạt động góc khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi gọn gàng, hay trong giờ ăn không để cơm và thức ăn rơi vãi ra bàn, ra sàn nhà…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan