Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa.

94 764 0
Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn CTGS Chứng từ ghi sổ CPSC Chi phí sữa chữa DN Doanh Nghiệp CC, DC Công cụ, dụng cụ TCKT Tài chính Kế toán UBND Uỷ ban nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định XDCB Xây dựng cơ bản SXKD Sản xuất kinh doanh GTGT Giá trị gia tăng KH Khấu hao CT Công ty SC Sữa chữa SCL Sữa chữa lớn CNV Công nhân viên *************************************************************** Sinh viên thực hiện: Thái Thị Giang, Lớp ĐHKT8ALTTH. 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ LỜI MỞ ĐẦU Kể từ ngày Nhà nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên để đáp ứng và bắt kịp với tốc độ của một nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý khoa học phù hợp. Chế độ kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, chế độ kế toán mới ban hành là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước đòi hỏi các Doanh nghiệp áp dụng chính xác những chế độ của Nhà nước ban hành trong công tác quản lý và công tác kế toán của Doanh nghiệp đó. Trong các khâu quản lý tại Doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý kế toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của Doanh nghiệp. Tài sản cố định không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp mà thực chất trong Doanh nghiệp tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn Doanh nghiệp, giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay. Giá trị tài sản cố định ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ và khoa học, hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp là vấn đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn thất do hao mòn tài sản cố định gây ra. Mặt khác trong Doanh nghiệp tài sản cố định còn là thước đo trình độ quản lý của Doanh nghiệp, nó khẳng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn của Doanh nghiệp. Với những lý do trên sau một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa em mạnh dạn nhận đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định Công ty TNHH TM Trung Nghĩa” . Nội dung luận văn ngoài phần lời mở đầu, kết luận gồm 3 phần chính sau: Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương II: Lý luận chung về kế toán TSCĐ trong các Doanh nghiệp. Chương III: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa. Chương IV: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa. 2 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trực tiếp thì tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp.TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS của doanh nghiệp, cógiá trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổ chức tốt công tác hạchtoán TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Khi TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức hạch tón TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu qủa TS hiện có của doanh nghiệp. Mặt khác trong Doanh nghiệp tài sản cố định còn là thước đo trình độ quản lý của Doanh nghiệp, nó khẳng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn của Doanh nghiệp. Vì vậy sau một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH TM Hoàng Lý em mạnh dạn nhận đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định Công ty TNHH TM Hoàng Lý” . 2. Mục đích nghiên cứu. - Tổng hợp các kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế, củng cố thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành. - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về Công tác kế toán TSCĐ của công ty TNHH TM Hoàng Lý Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp đồng thời đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH TM Hoàng Lý. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về không gian Nghiên cứu cụ thể về công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH TM Trung Nghĩa 4.2. Về thời gian. 3 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12. Em nghiên cứu các công tác liên quan đến TSCĐ của tháng 12 năm 2013 của công ty TNHH TM Trung Nghĩa. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu bài chuyên đề này em sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp hạch toán kế toán + Phương pháp chứng từ kế toán + Phương pháp tổng hợp và cân đối + Phương pháp đối chiếu trực tiếp 6. Kết cấu chuyên đề Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH TM Trung Nghĩa. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH TM Trung Nghĩa. 4 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn giá trị của chúng được quy định phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước. TSCĐ gồm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Mỗi loại TSCĐ trên có tính hữu ích khác nhau, yêu cầu quản lý cũng khác nhau, nên phải tổ chức ghi chép trên những tài khoản kế toán khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tài sản cố định phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau: - Có thể kiểm soát được lợi ích kinh tế hiện tại và tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Hoàn toàn xác định được giá trị bằng tiền và tương đương tiền một cách chắc chắn. - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên - Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên. Đặc điểm: - Sử dụng lâu dài trong kinh doanh không thay đổi hình thái vật chất của một đơn vị tài sản hữu hình trong quá trình sử dụng tài sản. - Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần vô hình hoặc hữu hình và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra. Từ những đặc điểm trên đòi hỏi quản lý TSCĐ phải nghiêm túc thường xuyên liên tục theo dõi sự biến động của tài sản về số lượng chất lượng, hao mòn, nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản. + Về mặt hiện vật: Phải quản lý TSCĐ theo từng địa điểm sử dụng, theo từng loại từng nhóm TSCĐ. Phải quản lý trong suốt thời gian sử dụng tức là phải quản lý từ việc đầu tư, mua sắm, xây dựng đã hoàn thành, quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp … cho đến khi không sử dụng hoặc không sử dụng được (thanh lý hoặc nhượng bán). + Về mặt giá trị Phải theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ, phải tính được phần giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh. Từ đó tính và phân bổ số khấu 5 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ hao hợp lý, kiểm tra chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn từ ban đầu để tái đầu tư TSCĐ. 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định Kế toán TSCĐ rất phức tạp bởi vì các TSCĐ thường có quy mô và thời gian phát sinh dài. Thêm vào đó yêu cầu quản lý TSCĐ rất cao. Do vậy, để đảm bảo việc ghi chép kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ,đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho việc quản lý, giám sát chặt chẽ càng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, Doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ Doanh nghiệp, việc hình thành và nội dung TSCĐ của Doanh nghiệp. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí SXKD. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sữa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh. - Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại tài sản khi cần thiết tổ chức phân tích tình hình sử dụng và bảo quản TSCĐ ở Doanh nghiệp. 1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 1.2.1. Phân Loại TSCĐ a.Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ của Doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình */.Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng những hình thái vật chất cụ thể. Gồm: - Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, đường xá, cầu cống phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Máy móc, thiết bị: bao gồm toàn bộ các máy móc thiết bị dùng trong sản xuất như dây chuyền công nghệ thiết bị động lực. - Phương tiện vận tải truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ,… và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải, thông tin. - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà fê,…), súc vật làm việc (ngựa, trâu, bò,…) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa,…). 6 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ */. Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể biểu hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, có thời gian sử dụng hữu ích cho hoạt động SXKD của Doanh nghiệp trong nhiều niên độ kế toán. Loại này bao gồm: - Chi phí thành lập Doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp như chi phí thăm dò, chi phí lập dự án đầu tư, chi phí quảng cáo,… Các chi phí này không có mối liên quan bất kỳ với một loại sản phẩm hay dịch vụ khác của Doanh nghiệp. - Bằng phát minh và sáng chế: Là các chi phí mà Doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại tác quyền, bằng sáng chế của nhà phát minh hay những chi phí mà Doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, thử nghiệm được Nhà nước cấp bắng sáng chế. - Chi phí nghiên cứu, phát triển: Là các loại chi phí mà Doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thuê ngoài, thực hiện các công trình nghiên cứu, phát triển để lập kế hoạch dài hạn nhằm đem lại lợi ích lâu dài của Doanh nghiệp. - Lợi thế thương mại: Là khoản chi phí Doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của tài sản cố định hữu hình bởi các yếu tố thuận lợi cho kinh doanh như vị trí thương mại, sự tín nhiệm của khách hàng, danh tiếng của Doanh nghiệp. - Quyền đặc nhiệm (hay quyền khai thác): bao gồm các chi phí Doanh nghiệp phải trả để mua đặc quyền khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhượng đã ký kết với Nhà nước hay một đơn vị nhượng quyền cùng với các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận đặc quyền (hoa hồng, giao tiếp thủ tục pháp lý…). - Quyền thuê nhà: Là chi phí phải trả cho người thuê nhà trước đó để thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng hay theo luật định. - Nhãn hiệu: Bao gồm các phí mà Doanh nghiệp phải trả để mua lại nhãn hiệu hay tên nhãn hiệu nào đó. - Quyền sử dụng đất: Phản ánh toàn bộ chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước trong 1 khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng. - Bản quyền tác giả: Là tiền phí thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình. b. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của Doanh nghiệp được chia làm hai loại: tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê ngoài. */. Tài sản cố định tự có: Bao gồm các TSCĐ do xây dựng mua sắm hoặc tự chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp. */. Tài sản cố định đi thuê ngoài: Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Tùy theo điều khoản của hợp đồng đã ký kết, TSCĐ của Doanh nghiệp được chia thành: 7 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ - Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo hợp đồng thuê. - Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định đi thuê của doanh nghiệp khác để sử dụng trong 1 thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. c. Phân loại theo hình thái sử dụng Căn cứ vào hình thái sử dụng TSCĐ của từng thời kỳ TSCĐ được chia thành các loại: - Tài sản cố định đang dùng: Là TSCĐ mà Doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động SXKD hoặc các hoạt động phúc lợi sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của Doanh nghiệp. - Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cần thiết cho kinh doanh hay hoạt động khác của Doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng đang được dự trữ để sau này sử dụng. - Tài sản cố định phúc lợi: Là những TSCĐ của Doanh nghiệp dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như: nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ,… 1.2.2. Đánh giá tài sản cố định: Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Vì vậy việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Cần chú ý rằng: đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ không bao gồm phần thuế GTGT đầu vào. Ngược lại đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay trường hợp TSCĐ mua sắm dùng để SXKD những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Trong chỉ tiêu nguyên giá, TSCĐ lại gồm cả thuế GTGT đầu vào. a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định mua sắm (gồm cả mua mới và cũ) = Giá trị thực tế theo hóa đơn + Các khoản chi phí lắp đặt chạy thử - Chi phí giảm giá chiết khấu (nếu có) - TSCĐ do bộ phận XDCB tự làm bàn giao: Nguyên giá là giá trị thực tế của công trình xây dựng cùng với khoản chi phí khác có liên quan và thuế trước bạ (nếu có). - TSCĐ do bên nhận thầu (bên B) bàn giao = Giá trị trả + Các khoản phí tổn mới trước khi dùng (chạy thử, thuế trước bạ) – Các khoản giảm giá mua hàng (nếu có). - Tài sản cố định được cấp điều chuyển đến: 8 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ + Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị ghi ở đơn vị cấp. + Các chi phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử,…). + Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao lũy kế được ghi theo số đơn vị cấp. Các chi phí tổn mới trước khi dùng phản ánh được trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ. - TSCĐ nhận góp vốn liên doanh, nhận tăng thưởng, viện trợ, nhập lại góp vốn liên doanh,… Nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí tổn mới, trước khi dùng (nếu có). Nguyên giá tài sản cố định đi thuê = Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê - Số kỳ thuê X Số lãi phải trả mỗi kỳ * Nguyên giá tài sản cố định vô hình: Là các chi phí thực tế phải trả khi thực hiện như phí tổn thành lập, chi phí cho công tác nghiên cứu, phát triển,… Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi Doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ, nâng cấp TSCĐ, tháo gỡ hoặc bổ sung một số bộ phận của TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá, Doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao lũy kế của TSCĐ và phản ánh kịp thời vào sổ sách. b. Hao mòn tài sản cố định. - Hao mòn: Là sự giảm giá của TS theo chu kỳ kinh tế của TS. Hao mòn là đặc tính khách quan của TSCĐ làm cho TSCĐ bị giảm dần giá trị sử dụng và năng lực SXKD. Hao mòn gồm có 2 loại: Hao mòn vô hình (không có hình thái vật chất) Hao mòn hữu hình (có hình thái vật chất) + Hao mòn vô hình là sự hao mòn về kinh tế do TS bị lỗi thời về kỹ thuật và công nghệ + Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật chất của TS biểu hiện ở sự giảm dần giá trị, giá trị sử dụng * Ý nghĩa: Trong quản lý TS và sử dụng TS hao mòn được ước tính để xác định chu kỳ sử dụng hữu ích của TS. - Khấu hao: Là quá trình bù đắp giá trị. Là sự phân bổ dần và ghi nhận trước một khoản chi bằng tiền giá trị ban đầu của TSCĐ vào chi phí kinh doanh . c. Giá trị còn lại tài sản cố định Giá trị còn lại của tài sản cố định = Nguyên giá – Giá trị hao mòn. Trong trường hợp có quyết định đánh giá TSCĐ thì giá trị còn lại TSCĐ phải được điều chỉnh theo công thức: 9 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ Giá trị còn lại trước của tài sản cố định khi đánh giá = Giá trị còn lại sau của tài sản cố định khi đánh giá x Giá trị đánh giá lại TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định Đánh giá lại TSCĐ theo giá trị còn lại cho biết số vốn ổn định hiện có của đơn vị và hiện trạng TSCĐ cũ hay mới để có phương hướng đầu tư, có kế hoạch sửa chữa, bổ sung và hiện đại hóa. 1.3. Kế toán tài sản cố định 1.3.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định a. Kế toán chi tiết tăng tài sản cố định Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng, Doanh nghiệp phải lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên để lập "Biên bản giao nhận TSCĐ" cho từng đối tượng TSCĐ. Đối với những TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ. Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm "Biên bản giao nhận TSCĐ", hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Doanh nghiệp. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Khi lập xong, thẻ TSCĐ được dùng để ghi vào "Sổ tài sản cố định", sổ này được lập chung cho toàn Doanh nghiệp một quyển và từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển. Chứng từ kế toán. - Biên bản giao nhận TSCĐ: nhằm xác định việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được biếu tặng đưa vào sử dụng tại các đơn vị hoặc TS của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ/HĐ) lập cho từng loại TSCĐ, đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều TS cùng loại, cùng giá trị và do cùng một đơn vị giao nhận có thể lập chung một biên bản giao nhận. Biên bản này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản, chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ, thẻ và các sổ kế toán có liên quan. - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04- TSCĐ): Là biên bản xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa với bên thực hiện việc sửa chữa và là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Biên bản giao nhận này lập thành 2 bản, hai bên giao nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt và lưu lại tại phòng kế toán. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05- TSCĐ): Là xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng) do đánh giá lại TSCĐ. Biên bản này được lập 10 SVTH: Thái Thị Giang Lớp: ĐHKT8ALTTH 10 [...]... Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa A Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM Trung Nghĩa 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM Trung Nghĩa 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH thương mại Trung Nghĩa là một công ty mới, nhưng với những lợi thế của mình và vị trí địa lí thuận lợi, trong thời gian qua công ty đã đạt được những mục tiêu và kế. .. sữa chữa lớn TSCĐ Trong quan hệ với công tác kế hoạch, nghiệp vụ sữa chữa lớn TSCĐ được chia thành 2 loại là sữa chữa TSCĐ theo kế hoạch và sữa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa TSCĐ tính vào chi phí kinh doanh theo dự toán, kế toán ghi: Nợ TK 627,641,642: Trích trước chi phí sữa chữa TSCĐ ở bộ phận Có TK 335 Chi phí phải trả Khi công việc SCL diễn ra kế toán tập hợp... lệch (giảm ) do đánh giá lại TSCĐ Biên bản này được lập thành hai bản, một bản lưu tại phòng kế toán, một bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ 11 SVTH: Thái Thị Giang 11 Lớp: ĐHKT8ALTTH Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LÊ THỊ HỒNG HÀ c Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng trong kế toán chi tiết TSCĐ Để theo dõi chi tiết TSCĐ kế toán sử dụng 2 loại sổ chi tiết sau: Sổ TSCĐ : Sổ này dùng chung cho... Website : www.gachngoitrungnghia.com.vn Công ty TNHH thương mại Trung Nghĩa ( TRUNG NGHIA JOINT STOCK COMPANY ) được cấp giấy phép số 262031000060 do Ban quản lí thành phố Thanh Hoá cấp ngày 24/9/2006 Tháng 12/2006, công ty được khởi công xây dựng tại 59 Đại lộ Lê Lợi - phường Lam Sơn - thành phố Thanh Hoá Đến tháng 8/ 2007, công ty đã bắt đầu sản xuất thử Đến tháng 1/ 2008, công ty đã đi vào hoạt động... 111,112,152,214,331,334,338 Khi công việc SC hoàn thành, căn cứ vào giá thành thực tế của công việc SC và giá trị còn lại của TSCĐ được nâng cấp để xác định nguyên giá mới, kÕ to¸n ghi: Nợ TK 211 Có TK 241 (2413) Nếu chi phí để nâng cấp TSCĐ được bù đắp bằng nguồn vốn chuyên dùng thì kế toán còn phải ghi bút toán chuyển nguồn Nợ TK 414,441 Có TK 411 1.3.2.3.Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng trong kế toán tổng hợp TSCĐ Tuỳ... HỒNG HÀ + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế - Căn cứ vào tình hình thực tế... Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 - TSCĐ): Là xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán Biên bản thanh lý phải do ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05- TSCĐ): Là xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến... TSCĐ Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ và riêng từng đối tượng ghi TSCĐ, do kế toán lập, kế toán trưởng ký xác nhận Căn cứ lập thẻ là biên bản giao nhận TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan Thẻ được lưu ở bộ phận kế toán trong suốt thời gian sử dụng Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh khấu hao, sửa chữa lớn, xây dựng trang bị thêm hoặc tháo dỡ một số bộ phận, thanh lý, nhượng bán, kế toán phải... lưu tại phòng kế toán, một bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ - Thẻ TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ/BB) ; Là công cụ để ghi chép kịp thời và đầy đủ các tài liệu hạch toán có liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ từ khi nhập đến khi thanh lý hoặc chuyển giao cho đơn vị khác Thẻ TSCĐ dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ... hợp giảm TSCĐ mà Doanh nghiệp phải lậpchứng từ như " Biên bản giao nhận TSCĐ", " Biên bản thanh lý TSCĐ" Trên cơ sở các chứng từ này kế toán ghi giảm TSCĐ trên các "Sổ tài sản cố định" Trường hợp di chuyển TSCĐ giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp thì kế toán ghi giảm TSCĐ trên " Sổ tài sản cố định" của bộ phận giao và ghi tăng trên "Sổ tài sản cố định " của bộ phận nhận - Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu . về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH TM Trung Nghĩa. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công. một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH TM Trung Nghĩa em mạnh dạn nhận đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định Công ty TNHH TM Trung Nghĩa . Nội. sau một thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH TM Hoàng Lý em mạnh dạn nhận đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định Công ty TNHH TM Hoàng Lý” . 2. Mục

Ngày đăng: 15/07/2015, 17:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

  • Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán TSCĐ trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH TM Hoàng Lý.

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

  • 4.1. Về không gian

  • CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm

    • Đặc điểm:

    • 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định

    • 1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ

      • 1.2.1. Phân Loại TSCĐ

        • b. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

        • c. Phân loại theo hình thái sử dụng

        • 1.2.2. Đánh giá tài sản cố định:

          • a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

          • b. Hao mòn tài sản cố định.

          • c. Giá trị còn lại tài sản cố định

          • 1.3. Kế toán tài sản cố định

            • 1.3.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định

              • a. Kế toán chi tiết tăng tài sản cố định

              • Chứng từ kế toán.

              • +) Hồ sơ kinh tế: bao gồm các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn, biên bản nghiệm thu vể kỹ thuật của TSCĐ, biên bản giao nhận, các chứng từ thanh toán.

                • b. Kế toán chi tiết giảm tài sản cố định

                • 1.3.2. Kế toán tổng hợp tài sản cố định

                  • 1.3.2.1. Tài khoản sử dụng:

                  • 1.3.2.2. Kế toán tình hình biến động tài sản cố định hữu hình

                  • c. Kế toán tài sản cố định vô hình

                  • d. Kế toán hoạt động thuê tài sản theo phương thức thuê tài chính

                  • e. Kế toán khấu hao tài sản cố định

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan