Đề cương ôn tập môn thương mại quốc tế: Phần các tổ chức quốc tế

20 2.6K 8
Đề cương ôn tập môn thương mại quốc tế: Phần các tổ chức quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I/T ổ ch ứ c th ươ ng m ạ i th ế gi ớ i WTO: quá trình thành l ậ p, nguyên t ắ c ho ạ t đ ộ ng, m ụ c tiêu c ủ a t ổ ch ứ c  Quá trình thành lập : WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê 1 chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.  Nguyên tắc hoạt động : Được tổng hợp từ 29 văn bản pháp luật riêng biệt và 25 tuyên bố bổ sung khác, thành 5 nguyên tắc cơ bản định hướng hoạt động cho WTO gồm: a) Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xữ (non discrimination): được thực hiện dưới 2 hình thức: - Hình thức tối huệ quốc(MFN): Được diễn dịch là mỗi nước thành viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất cứ một nước nào khác hay phân biệt đối xữ chống lại nước đó (trên cơ sở bình đẳng và 2 phân chia lợi ích mậu dịch ở mọi lĩnh vực). Riêng các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế thấp kém có thể hưởng lợi ích từ điều kiện thương mại thuận lợi nhất ở bất cứ nơi nào mỗi khi các điều kiện thương mại được đưa ra đàm phán. Ngày nay, qui chế “tối huệ quốc” được hiểu như là sự bình thường hóa quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. - Hình thức đối xữ quốc gia (National treatment): Đối xữ quốc gia(NT) được hiểu là: “khi hàng hóa thâm nhập vào một thị trường, sẽ phải được đối xữ không kém ưu đãi về thuế, điều kiện vệ sinh, v.v… so với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước đó”. Sự đối xử quốc gia thường chỉ là kết quả của cuộc đàm phán, thương lượng giữa các nước thành viên với nhau. b) Nguyên tắc tạo điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi và tự do hơn thông qua đàm phán. Tức là mỗi nước phải thiết lập được lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan thông qua các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho việc thực hiện tiến trình tự do hóa thương mại. Các nước thành viên phải có nghĩa vụ tạo môi trường lành mạnh , công khai , bình đẳng giữa các sản phẩm sản xuất trong nước mình và sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. c) Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh có thể dự đoán trước: Được thể hiện qua việc các nước thành viên không được thay đổi các chính sách , pháp luật về kinh tế một cách tuỳ tiện, đặc biệt là hàng rào thương mại, gây trở ngại cho các nhà doanh nghiệp và nhà nhập khẩu khi thực hiện các kế hoạch, các chính sách thương mại của mình. d) Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằng: Các nước thành viên phải cam kết giảm dần đi đến cắt bỏ các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng (như trợ giá, tài trợ xuất khẩu), phải chống bán phá giá, từ bỏ các biện pháp ưu đãi, đặc quyền đặc lợi trong hoạt động thương mại, kể cả ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước. e) Nguyên tắc chấp nhận dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang phát 3 triển hoặc chậm phát triển: như ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển (hay chậm phát triển) vào thị trường nội địa của các nước công nghiệp phát triển (theo qui định “Hệ thống ưu đãi thuế quan tổng quát” – Genenalized Systems of preference). Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển được ưu đãi không phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của WTO như các nước công nghiệp phát triển, được kéo dài lộ trình thời gian điều chỉnh, sửa đổi các chính sách thương mại, kinh tế để phù hợp dần với các qui định của WTO.  Mục tiêu : WTO tập trung vào 4 nhóm mục tiêu lớn gồm : - Tự do hóa thương mại cả về hàng hóa và dịch vụ thông qua các cuộc đàm phán, loại bỏ thuế quan cùng các hạn chế về số lượng hàng hóa, các trở ngại phi thuế quan khác. - Không phân biệt đối xữ thông qua chế độ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đối xữ quốc gia (NT); vận dụng mềm dẽo các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo các thoả thuận riêng và các ngoại lệ. - Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho mở rộng thương mại quốc tế với đảm bảo thông suốt, chắc chắn và dự báo được các diễn biến có thể xãy ra. - Tăng cường khả năng trao đổi, tham khảo ý kiến giữa các nước thành viên trong giải quyết các tranh chấp thương mại để hạn chế thiệt hại, đảm bảo thể chế hóa qui chế chung và sự tôn trọng các điều ước đã ký. 2/ASEAN  Khái quát: - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. - Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip- pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru- xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995Việt Nam trở thành thành viên 4 thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN. - ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người; GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển. - Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều. Mi-an-ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru- nây Đa-ru-xa-lam là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Xin-ga-po ) và về dân số (Bru-nây Đa-ru-xa-lam) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm. - Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới. Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tư mà ASEAN thu hút được tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tư đã tăng 27,5%. 5 3/AFTA : AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area). Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. Mục tiêu : - Tiến hành tự do hóa tm trong khu vực bằng việc loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực, trước hết là cho 15 nhóm hàng công nghiệp chế biến. - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực bằng cách tạo ra môi trường đầu tư thống nhất rộng lớn hơn, khai thác tiềm năng mỗi QG, thúc đẩy quá trình CNH mỗi nước. - Làm cho ASEAN thích nghi hơn với đk ktqtđang thay đổi, làm quen với môi trường tự do tm toàn cầu đặc biệt là sự phát triển của các thỏa thuận tm khu vực trên TG. Nội dung cốt lõi : - Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các 6 nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác. - Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là:  Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003.  Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006  Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008. - Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:  Danh mục giảm thuế (IL)  Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)  Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)  Danh mục nhạy cảm (SL)  Danh mục nhạy cảm cao Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có 7 nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT. Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế. Ngoài cơ chế này, để hiện thức hóa AFTA, các nước ASEAN còn ký kết hàng loạt các thỏa thuận về thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công nghiệp và xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA). Cơ chế thực hiện CEPT : - Sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế ở các nước xk, nk với mức thuế < 20% - Sp đó phải nằm trong chương trình giảm thuế được hội đồng AFTA thông qua - Sp đó phải là sản phẩm ASEAN, tức là phải thỏa mãn yc hàm lượng xuất xứ từ các nước ASEAN ít nhất là 40% 8 4/Ch ươ ng trình thu ho ạ ch s ớ m ASEAN _ Trung Qu ố c : Do đặc điểm khí hậu giữa TQ và ASEAN tương đối khác nhau nên phần lớn các sp nông sản của TQ và các nước ASEAN mang tính bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp. Trên cơ sở đó, điều 6 của Hiệp định Khung về hợp tác toàn diện ASEAN- Trung Quốc ( thành lập khu vực mậu dich tự do ACFTA ) đã quy định chi tiết việc thực hiện Chương trình thu hoạch sớm. Theo đó, các nước sẽ được cắt giảm thuế quan nhanh hơn đối với các sản phẩm thuộc chương 01 đến chương 08 ( Động vật sống, Thịt và nôi tạng động vật, Cá, Sữa và các sản phẩm từ sữa, Các sản phẩm khác từ động vật, Cây sống, Rau ăn được, Quarvaf hạt ăn được ) Tính đến đô phát triển kinh tế của các nước ASEAN khác nhau, lịch trình giảm và loại bỏ thuế quan thuộc Chương trình thu hoạch sớm như sau : - Với nhóm nước ASEAN 6: Nhóm thuế MFN (X %) Không chậm hơn 1/1/2004 Không chậm hơn 1/1/2005 Không chậm hơn 1/1/2006 X >15% 10% 5% 0% 5%=< X =< 15% 5% 0% 0% X <15% 0% 0% 0% - Với Việt Nam Nhóm thuế MFN Không chậm hơn 1/1/200 4 Không chậm hơn 1/1/200 5 Không chậm hơn 1/1/200 6 Không chậm hơn 1/1/200 7 Không chậm hơn 1/1/200 8 Không chậm hơn 1/1/200 9 Không chậm hơn 1/1/201 0 X >= 30% 20% 15% 10% 5% 0% 0% 0% 15% =< X 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0% 9 =<30 % X < 15% 5% 5% 0-5% 0% 0% 0% 0% Để hạn chế tác động xấu đến sản xuất những mặt hàng nhạy cảm, Hiệp định cho pháp các nước đưa ra Danh mục loại trừ ( các mặt hàng chưa đưa vào thực hiện Chương trình thu hoạch sớm ). Các nước có thể đưa một hay nhiều mặt hàng từ danh mục loại trừ vào chương trình thu hoạch sớm bất cứ lúc nào. Nhận thấy việc hình thành khu vực ACFTA mà cụ thể là chương trình thu hoach sớm đã có tác động lớn đến hoạt động thương mại giữa các quốc gia ASEAN với TQ. Cụ thể : - Trong 6 tháng đầu năm 2004 TQ đã nk 330 triệu USD rau quả từ các nước ASEAN tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2003 và xk sang các nước ASEAN 270 triệu USD tăng 33,9% - Từ ngày 1/1/2004 cả 2 bên đã cắt giảm thuế nk khoảng 600 mặt hàng nông sản xuống từ 2%-15% đồng thời xóa bỏ hoàn toàn các dòng thuế này vào năm 2006 đối với ASEAN 6 Với VN : Bắt đầu từ 1/1/2004, Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện việc cắt giảm thuế xuất nhập theo chương trình "Thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Theo chương trình này, có nhiều dòng thuế được cắt giảm nhanh hơn và thậm chí nằm ngoài khuôn khổ CEPT/AFPA đã thỏa thuận. Theo cam kết cắt giảm thuế trong EH, từ 2004, Việt Nam phải cắt giảm 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc ba nhóm (trên 30%, 15-30% và dưới 15%) xuống bằng 0% vào năm 2008. Hiện nay, thực tế đã có 8 dòng thuế có thuế suất bằng 0% nên Việt Nam chỉ phải cắt giảm 80 dòng thuế. Ngược lại, phía Trung Quốc phải cắt giảm 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam đạt tới thuế suất bằng 0% trước ngày 01/01/2006. Trong đó, 123 dòng thuế suất trên 15%, 76 dòng có thuế từ 5 - 10 [...]... Quốc : Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai mà ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc) Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ... Hàn Quốc, ký ngày 13 tháng 12 năm 2005, đưa ra cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa các Bên trong quá trình triển khai hoặc áp dụng các Hiệp định nói trên, kể cả Hiệp định khung -Tác động của Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc tới quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc Trong nhiều năm qua Hàn Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Hàn Quốc là 4 trong 10 đối tác thương. .. Mỹ -Thương mại Dịch vụ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) được ký ngày 21 tháng 11 năm 2007, tạo nền tảng để tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ của ASEAN và Hàn Quốc Xây dựng trên cơ sở các cam kết theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO, trong Hiệp định AKTIS, cả ASEAN và Hàn Quốc đều cam kết sâu rộng hơn thông qua việc bổ sung các. .. ta Các hiệp định tự do thương mại khu vực và song phương có mức độ mở cửa cao hơn cam kết trong WTO Những khác biệt trong cam kết giữa các hiệp định thương mại có thể tạo ra hiệu ứng thương mại và đầu tư khác nhau Các hiệp định thương mại tự do song phương (như Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản cuối năm 2008) và khu vực ở Đông Á thường bao hàm cả những vấn đề đầu tư và hợp tác kinh tế. .. vì vậy, tác động của các hiệp định đó đến nền kinh tế Việt Nam sâu sắc hơn là trong khuôn khổ của khu vực thương mại tự do thuần túy Điều rõ ràng là tiến trình HNKTQT, tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới 19 CÁC TỔ CHỨC_TMQT 20 ... Hiệp định về Thương mại Hàng hóa; thành lập Tổ công tác về TBT và SPS để xem xét các vấn đề thực thi 6/ASEAN – Nhật Bản : ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) vào tháng 4 năm 2008 Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa ASEAN... Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm Lĩnh vực tự do hóa bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư cũng như các hợp tác khác về tài chính, ngân hàng, công nghiệp, vv Theo Hiệp định khung, ASEAN-6 và Trung Quốc sẽ dành cơ chế đối xử đặc biệt cho Campuchia, Lào, Mianma và Việt nam (CLMV) do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ASEAN-6 và Trung Quốc sẽ... Hàn Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện (Hiệp định khung), và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) -Thương mại hàng hóa Hiệp định cụ thể đầu tiên được hai bên thống nhất là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG), ký kết ngày 24 tháng 8 năm 2006 Hiệp định này quy định các. .. suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình Thông thường sẽ được cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào nâm 2016 hoặc 2017 Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKTIG, quan hệ thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng Năm 2009, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN với tổng giá trị thương mại lên tới 74,7 tỷ đô la Mỹ Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào ASEAN... thỏa thuận thương mại hàng hóa ưu đãi giữa 10 Quốc gia Thành viên ASEAN và Hàn Quốc, trong đó quan trọng nhất là cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế suất đối với tất cả các dòng thuế trong một giai đoạn nhất định Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Hàn Quốc và ASEAN-5 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xinh-ga-po) đã xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thường Các thành . phát triển của khu vực. - Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip- pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru- xa-lam làm thành viên thứ. ASEAN-5 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xinh-ga-po) đã xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thường. Các thành viên mới hơn của ASEAN là Việt Nam, Cam-pu-chia,. In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru- nây Đa-ru-xa-lam

Ngày đăng: 15/07/2015, 16:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I/Tổ chức thương mại thế giới WTO: quá trình thành lập, nguyên tắc hoạt động, mục tiêu của tổ chức

  • 2/ASEAN

  • 3/AFTA :

  • 4/Chương trình thu hoạch sớm ASEAN _ Trung Quốc :

  • 5/Thỏa thuận thương mại ASEAN – Hàn Quốc :

  • 6/ASEAN – Nhật Bản :

  • 7/Phân tích các tác động của tự do thương mại khu vực và đa biên tới hoạt động TMQT của Việt Nam :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan