Thuyết trình môn thương mại điện tử: Hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam (Bản word)

6 513 2
Thuyết trình môn thương mại điện tử: Hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam (Bản word)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam Thương mại điện tử (TMĐT) là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hóa và công nghệ thông tin. Vì vậy, hạ tầng cơ sở công nghệ của TMĐT với sự phát triển của kỹ thuật tính toán điện tử và truyền thông điện tử là quan trọng. Để phát triển TMĐT, cơ sở hạ tầng công nghệ phải đảm bảo tính hiện hữu (Availability) và tính kinh tế (Affordability): - Tính hiện hữu (Availability): có một hệ thống các chuẩn của doanh nghiệp, của quốc gia và các chuẩn này phải phù hợp với quốc tế. Các chuẩn này gắn với hệ thống các cơ sở kỹ thuật và thiết bị ứng dụng của quốc gia như một phân hệ của hệ thống mạng toàn cầu - Tính kinh tế (Affordability): chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý để đảm bảo các tổ chức và cá nhân đều có khả năng chi trả và đảm bảo giá cả của hàng hóa và dịch vụ thực hiện qua TMĐT không cao hơn so với thương mại truyền thống. I. CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG 1. Internet ( Nguồn: Sách trắng CNTT – TT Việt Nam 2011) 2. Máy vi tính ( Nguồn: Sách trắng điện tử CNTT – TT Việt Nam 2011) II. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠI DOANH NGHIỆP Xét trên các phương diện: sử dụng máy tính, internet, email, cán bộ chuyên trách về TMĐT: 1. Máy tính Kết quả điều tra khảo sát năm 2011 cho thấy 100% doanh nghiệp đều trang bị máy tính. Kết quả này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đều quan tâm tới việc nâng cấp, mua mới máy tính, đồng thời các doanh nghiệp mới thành lập hầu như đều trang bị ít nhất một máy tính ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Tỷ lệ các doanh nghiệp có từ 1-10 máy tính là 72%. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ 89% các doanh nghiệp tham gia điều tra là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50 máy tính là 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 11% các doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn với trên 300 lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp có từ 11- 50 máy tính là 16% và từ 21-50 máy tính là 9%. 2. Internet Hầu hết các doanh nghiệp tham gia khảo sát đã kết nối Internet, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa kết nối Internet chỉ còn 2%. Hình thức kết nối Internet phổ biến nhất là ADSL với tỷ lệ là 78%, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi khi nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kết nối Internet qua đường truyền riêng với tỷ lệ là 19%. Hình thức kết nối Internet qua quay số chiếm 1%. (Truy cập Internet của các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh: Tính tới 31/12/2010, có tới 97,3% doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra về CNTT và TMĐT đã truy cập Internet. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể so với năm 2008 (91,6%). Về hình thức kết nối, 19% truy cập qua modem, 77% sử dụng xDSL và 4% kết nối qua đường truyền riêng.Mục đích kết nối Internet của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như sau: 88,4% cho trao đổi email, 84,2% cho tìm kiếm thông tin, 71,3% cho truyền nhận file, 31,0% cho mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, 66,1% cho tìm hiểu chính sách và 0,7% cho các mục đích khác.) 3. Email Email là một phương tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để tiến hành kinh doanh. Nếu phân theo quy mô doanh nghiệp, 93% doanh nghiệp lớn và 73% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng email trong kinh doanh. Rõ ràng là còn một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp chưa khai thác lợi ích to lớn của email trong hoạt động kinh doanh, từ trao đổi thông tin tới quảng cáo sản phẩm, giao kết hợp đồng… 4. Cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử Kinh doanh trực tuyến đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Trong nhiều năm tiến hành điều tra khảo sát về tình hình triển khai TMĐT, cơ quan điều tra đều quan tâm tới đội ngũ cán bộ chuyên trách này. Theo kết quả điều tra năm 2011, 23% doanh nghiệp cho biết có cán bộ chuyên trách về TMĐT. Tỷ lệ này tương đương với năm 2010. Phân theo lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT có cán bộ chuyên trách về TMĐT chiếm tỷ lệ cao nhất (69%). Kết quả này phù hợp với thực tiễn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng email và website trong hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản cũng có tỷ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT cao (37%). Đáng chú ý là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản đã coi trọng việc giới thiệu sản phẩm trên website và chăm sóc khách hàng qua email. III. Hiệu quả ứng dụng TMĐT 1. Đầu tư cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử của doanh nghiệp Cơ cấu đầu tư cho CNTT năm 2011: Tỷ lệ chi phí cho phần cứng là 55%, tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ lệ này tăng lên nhiều so với hai năm trước. Đây là xu hướng chung của tình hình ứng dụng và triển khai CNTT trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu thay đổi mang tính bước ngoặt. Tỷ lệ chi phí dành cho phần mềm là 29%, tương đương với tỷ lệ tương ứng của năm 2010. Tỷ lệ chi phí cho đào tạo và chi khác là 8% và 9%, thấp hơn các tỷ lệ tương ứng của năm 2010. 2. Hiệu quả Theo kết quả điều tra, có 58% doanh nghiệp cho biết doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên, 5% là giảm và 36% là không thay đổi. Như vậy, có thể thấy TMĐT tiếp tục mang lại hiệu quả tốt cho phần lớn doanh nghiệp. . H t ng k thu t c a Vi t Nam Thư ng mại điện t (TM T) là h quả t t yếu c a sự ph t triển k thu t số h a và c ng nghệ th ng tin. Vì vậy, h t ng c sở c ng nghệ c a TM T với sự ph t triển. (Affordability): - T nh hiện h u (Availability): c m t h th ng c c chuẩn c a doanh nghiệp, c a qu c gia và c c chuẩn này phải phù h p với qu c t . C c chuẩn này gắn với h th ng c c cơ sở k thu t và thi t. thi t bị ng d ng c a qu c gia như m t phân h c a h th ng m ng toàn c u - T nh kinh t (Affordability): chi phí c a h th ng thi t bị k thu t và chi phí dịch vụ truyền th ng phải ở m c h p lý

Ngày đăng: 15/07/2015, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan