ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY - BẰNG CHỨNG TỪ NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC VIỆT NAM

58 240 0
ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY - BẰNG CHỨNG TỪ NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY - BẰNG CHỨNG TỪ NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC VIỆT NAM tài liệu, giáo án, bài...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM    CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011” TÊN CÔNG TRÌNH: ẢNH HƢỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY - BẰNG CHỨNG TỪ NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG [2] LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật doanh nghiệp mới của Việt Nam đã đƣợc Quốc hội thông qua để thay thế cho Luật doanh nghiệp cũ trƣớc đó. Trong Luật doanh nghiệp 2005 này đã lần đầu tiên nhắc đến những vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Từ đó trở về sau cụm từ “quản trị doanh nghiệp” ( “hay quản trị công ty” )đã trở nên quen thuộc hơn, tuy nhiên hầu nhƣ ít có ai hiểu đƣợc chính xác ý nghĩa của cụm từ này mà cứ nhầm lẫn với “quản lý doanh nghiệp” cho đến khi có sự xuất hiện của IFC (International Finance Corporation). Sự xuất hiện của tổ chức này đã mang đến một luồng do mới cho nền kinh tế Việt Nam với những chuyên đề hội thảo, hội nghị bàn tròn đi sâu vào những kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Làm thế nào để cao thiện và nâng cao quản trị doanh nghiệp ? Đó là câu hỏi không chỉ của các nhà làm chính sách mà của cả những nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ. Trong một nền kinh tế thì thƣờng các tổ chức đầu tƣ là thành phần có khả năng ảnh đến doanh nghiệp lớn nhất thông qua quy mô về nguồn vốn và những sự am hiểu của mình. Vậy liệu các tổ chức có ảnh hƣởng đến quản trị công ty, và liệu nó có thể cải thiện quản trị công ty đƣợc hay không ? Đó chính là lý do mà tại sao chúng em chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên này là tìm ra những tác động của nhà đầu tƣ tổ chức đến quản trị công ty. Qua đó, tìm ra phƣơng pháp để nâng cao quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Ở đề tài này đầu tiên chúng em tìm những lý thuyết của các học giả trên thế giới nói về ảnh hƣởng của các nhà đầu tƣ tổ chức . Tiếp đó chúng em khảo sát mối tƣơng quan của nhà đầu tƣ tổ chức tới quản trị công ty ở Việt Nam nhƣ thế nào [3] bằng các phƣơng pháp định lƣợng, thống kê mô tả. Cuối cùng là đúc kết những bài học kinh nghiệm của thế giới và đƣa ra lời khuyên dành cho Việt Nam. Nguồn dữ liệu của đề tài này một phần là dữ liệu thứ cấp đƣợc lấy từ những tạp chí chuyên môn và các trang wed đáng tin cậy trên internet; một phần là dữ liệu sơ cấp lấy từ cuộc báo cáo của IFC và tiến hành đánh giá lại. 4. Kết cấu đều tài Kết cấu đề tài đƣợc chia làm 3 phần nhƣ sau :  CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY.  CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM.  CHƢƠNG 3: NHỮNG LỜI KHUYÊN VÀ KHUYẾN CÁO DÀNH CHO VIỆT NAM. PHỤ LỤC DANH MỤC THAM KHẢO. 5. Đóng góp của đề tài Chúng em hy vọng rằng với bài nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn nữa về vấn đề quản trị doanh nghiệp và làm thế nào để cải thiện nó. Mong rằng nếu nó không thể là một định hƣớng cho các nhà làm chính sách thì nó cũng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên có cùng sở thích liên quan đến quản trị công ty. 6. Hƣớng phát triển của đề tài Đề tài nghiên cứu này có thể đƣợc mở rộng hơn nữa nói về những ảnh hƣởng tác động đến quản trị doanh nghiệp chứ không chỉ nói đến các nhà đầu tƣ tổ chức. Đồng thời sẽ nghiên cứu kĩ hơn nữa tác động của Nhà nƣớc (một tổ chức đặc biệt) đến quản trị doanh nghiệp. Qua đó sẽ tim ra các cụ thể, tối ƣu và phù hợp nhất dành cho nền kinh tế Việt Nam. [4] MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY 6 1.1. Quản trị công ty 6 1.1.1. Định nghĩa 6 1.1.2. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD 7 1.2. Ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ tổ chức đến quản trị công ty 8 1.2.1. Khi nhà đầu tư tổ chức tham gia vào quản trị công ty 8 1.2.2. Hoạt động xuyên quốc gia của nhà đầu tư tổ chức 13 1.2.3. Cấu trúc sở hữu 16 1.2.4. Ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến quản trị công ty 18 1.3. Ảnh hƣởng của quản trị công ty đến giá trị doanh nghiệp 22 1.3.1. Mức độ tập trung của quyền sở hữu 22 1.3.2. Sở hữu nội bộ 23 1.3.3. Vai trò của hội đồng quản trị 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM 25 2.1. Giới thiệu tình hình quản trị công ty ở Việt Nam 25 2.2. Dữ liệu 27 2.2.1. Quản trị công ty 27 2.2.2. Nhà đầu tư tổ chức 29 2.3. Khảo sát tác động của nhà đầu tƣ tổ chức tới quản trị công ty ở Việt Nam . 30 2.4. Quản trị công ty và giá trị thị trƣờng ở Việt Nam 35 CHƢƠNG 3: NHỮNG LỜI KHUYÊN VÀ KHUYẾN CÁO DÀNH CHO VIỆT NAM 38 3.1. Nâng cao tác động và ảnh hƣởng của các nhà đầu tƣ tổ chức đến quản trị công ty 38 3.1.1. Nâng cao nhận thức 39 3.1.2. Điều chỉnh khung pháp lý để nâng cao tính thực hiện của quản trị công ty……………………………………………………………………………………………… 39 3.1.3. Cải thiện quản trị công ty ở các tổ chức ngân hàng 40 3.2. Khuyến khích đầu tƣ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc: 40 3.2.1. Tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán 41 3.2.2. Cải thiện thủ tục và điều kiện giao dịch 41 3.2.3. Giảm lãi suất và ổn định tỷ giá 41 3.2.4. Tăng cường sự phát triển của các định chế tài chính trung gian 42 3.2.5. Phát triển các tổ chức hỗ trợ 42 [5] KẾT LUẬN 44 DANH MỤC PHỤ LỤC 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 [6] CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƢ TỔ CHỨC ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY 1.1. Quản trị công ty 1.1.1. Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa về quản trị công ty trên thế giới, xét trên những khía cạnh khác nhau "Corporate governance là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu cách thức động viên quá trình quản trị hiệu quả của các doanh nghiệp bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, ví dụ hợp đồng, cấu trúc tổ chức và quy chế-quy tắc. Corporate governance thƣờng giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu suất tài chính, chẳng hạn, bằng cách nào ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp động viên các giám đốc họ sử dụng vận hành để đem lại lợi suất đầu tƣ hiệu quả hơn", www.encycogov.com, Mathiesen [2002]. "Corporate governance giải quyết vấn đề cách thức các nhà cung cấp tài chính cho doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình để có thể thu về lợi tức từ các khoản đầu tƣ của mình", The Journal of Finance, Shleifer và Vishny [1997, tr. 737]. "Corporate governance là hệ thống ngƣời ta xây dựng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp. Cấu trúc Corporate governance chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới doanh nghiệp nhƣ Hội đồng quản trị, Giám đốc, cổ đông, và những chủ thể khác có liên quan. Corporate governance cũng giải thích rõ qui tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành doanh nghiệp. Bằng cách này, Corporate governance cũng đƣa ra cấu trúc thông qua đó ngƣời ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc", OECD 4/1999. [7] "Corporate governance có thể đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội ", Financial Times [1997]. "Corporate governance nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng doanh nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm" J. Wolfensohn, Cựu Chủ tịch World bank 6/1999. "Corporate governance là chủ đề mặc dù đƣợc định nghĩa mờ nhạt nhƣng xem nhƣ đối tƣợng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế” Maw và các cộng sự [1994]. 1.1.2. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD Sau đây là tóm lƣợt các nguyên tắc quản trị công ty của OECD 2004, và đƣợc Tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam (IFC) dịch năm 2010: Nguyên tắc 1: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả Khuôn khổ quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trƣờng, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, quản lý và cƣỡng chế thực thi. Nguyên tắc 2: Quyền của Cổ đông và các chức năng Sở hữu cơ bản Khuôn khổ quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông Nguyên tắc 3: Đối xử Bình đẳng đối với Cổ đông Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nƣớc ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm. [8] Nguyên tắc 4: Vai trò của các Bên có Quyền lợi Liên quan trong Quản trị Công ty Khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã đƣợc pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Nguyên tắc 5: Công bố Thông tin và Tính minh bạch Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty. Nguyên tắc 6: Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hƣớng chiến lƣợc của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của Hội đồng Quản trị và trách nhiệm của Hội đồng Quản trị đối với công ty và cổ đông. 1.2. Ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ tổ chức đến quản trị công ty 1.2.1. Khi nhà đầu tư tổ chức tham gia vào quản trị công ty Ở nhiều quốc gia thì sở hữu tổ chức đã tăng đáng kể trên thị trƣờng chứng khoán trong suốt nữa sau của thế kỷ 20. Chẳng hạn, ở Mỹ, tổng mức sở hữu tổ chức đã tăng từ 6.1% lên thành hơn 50% ở năm 2002 (Board of Governors of the Federal Reserve System, 2003). Tài sản của tổ chức sở hữu cũng tăng trong những thị trƣờng khác. Chẳng hạn, tất cả tài sản tài chính nắm giữ bởi các tổ chức đầu tƣ trong EU đã tăng hơn 150% trong giai đoạn 1992-1999 (Conference Board, 2002). Mặc dù các tổ chức đầu tƣ không đóng vai trò quan trọng trong thị trƣờng mới nổi, nhƣng sự cải tiến trong tiền lƣơng hƣu và sự tƣ nhân hóa đã bắt đầu ảnh hƣởng đến nguồn tài trợ của các tổ chức, từ đó ảnh hƣởng đến thị trƣờng vốn của các nền kinh tế này. Ví dụ, các quỹ hƣu bổng nội địa tuy là nhà những cổ đông thiểu số nhƣng lại quan trong nhất đối với các công ty đại chúng. Những quỹ hƣu này cũng là nguyên nhân chính gây nên những khoản nợ cho công ty (Iglesias- [9] Palau, 2000; Lefort and Walker, 2000). Để xem xét sự khác nhau trong những sử hữu tổ chức ở các thị trƣờng, chúng tôi quan tâm đến vai trò của cổ đông tổ chức, họ đang tăng quyền kiểm soát trong nền kinh tế. Vai trò của cổ đông tổ chức trong nền kinh tế vẫn đang đƣợc tranh luận. Các cổ đông – những ngƣời sở hữu công ty – sẽ có những quyền nhƣ quyền bầu hội đồng quản trị. Và hội đồng sẽ đại diện cho cổ đông để giám sát ban giám đốc. Nếu các cổ đông tổ chức không vừa lòng với cách làm của hội đồng quản trị, với hoạt động công ty, họ sẽ có ba sự lựa chọn: (1) Rời khỏi công ty, bán cổ phần v v ; (2) Vẫn giữ cổ phần nhƣng sẽ lên tiếng sự bất bình của họ; (3) Vẫn giữ cổ phiếu và … không làm gì cả. Và một câu hỏi đƣợc đặt ra là: Ở những môi trƣờng nào thì sẽ khiến cho các tổ chức đầu tƣ lựa chọn 1 trong 3 lựa chọn trên. 1.2.1.1. Vai trò giám sát của nhà đầu tư tổ chức Chi phí đại diện của cổ đông và nhà quản lý tăng lên không chỉ do sự tách bạch trong quyền sở hữu và quyền kiểm soát, mà còn do sự tăng lên của một lƣợng lớn các cổ đông nhỏ sở hữu công ty (Roe, 1990). Cơ cấu sở hữu tăng lên sẽ không khuyến khích một cổ đông nào đó quan tâm đến việc quản lý công ty dƣới tƣ cách cá nhân, vì chỉ riêng họ sẽ phải chịu toàn bộ chi phí, trong khi toàn bộ cổ đông lại đƣợc hƣởng lợi. Vì thế, về bản chất, các vấn đề đại diện sẽ liên quan trực tiếp đến cơ cấu sở hữu. Khi đề cập đến cơ cấu sở hữu khác nhau trên thế giới, thì phải quan tấm đến sự khác nhau trong cách thức, hệ quả, và cách giải quyết vấn đề đại diện giữ cổ đông và nhà quản lý. Ở những nƣớc mà những cổ đông lớn kiểm soát công ty, thì vấn đề đại diện có thể sẽ khác. Nhiều tác giả đã không đồng tình với việc cổ đông lớn tham gia quản lý hoặc giám sát sẽ có khả năng hạn chế đƣợc chi phí đại diện. (Shleifer và Vishny (1986), Admati, Pfleiderer, và Zechner (1993), Huddart (1993), Maug (1998), và Noe (2002)). Họ không cho rằng chỉ có cổ đông lớn mới có đủ động lực để giám sát nhà quản lí, bởi vì tất cả cổ đông đều đƣợc lợi từ hành động này mà không gây ra [10] chi phí. Tức là, khi sở hữu công ty bị phân tán (do luật chẳng hạn) sự tồn tại của cổ đông lớn có thể giúp giải quyết một phần vấn đề đại diện (Grossman and Hart, 1980), tuy nhiên, khi quyền sở hữu bị phân tán thì họ chỉ có một lƣợng cổ phần nhỏ, nên dù có tồn tại sự giám sát thì sự giám sát này vẫn sẽ rất nhỏ. Lý thuyết này đƣợc củng cố bởi một số bằng chứng thực tế về vai trò của cổ đông lớn. Chẳng hạn, Bethel, Liebeskind, và Opler (1998) đã công bố rằng hoạt động của công ty đã tốt hơn sau khi các cổ đông này mua vào một lƣợng lớn cổ phần. Kang và Shivdasani (1995), Kaplan và Minton (1994) tìm thấy rằng sự hiện diện của các cổ đông lớn liên quan đến gia tăng sự thay đổi quản lý, điều này chứng tỏ đƣợc vai trò giám sát của những cổ đông này. Hơn thế nữa, Bertrand và Mullainathan (2001) sự hiện diện của cổ đông lớn trong hội đồng quản trị liên quan đến sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong quản lý. Một quan điểm khác đƣợc đƣa ra khi cổ đông lớn cũng đồng thời là tổ chức cho vay. Các nghiên cứu trƣớc đó đã phản bác rằng những nhà cho vay chiếm một vị trí quản trị đặc biệt trong khả năng quản lý và giám sát.Đã có những tranh luận rằng, trong một số trƣờng hợp cụ thể, các ngân hàng có lợi thế tƣơng đối trong giám sát công ty vì họ có những thông tin nội bộ về công ty. Các ngân hàng khi nắm giữ cổ phần công ty sẽ có những thông tin tốt hơn những thông tin sẳn có của những ngƣời cho vay khác trên thị trƣờng, nên sẽ giảm đƣợc chi phí đại diện của việc tài trợ nợ (Fama, 1985). Các nghiên cứu về những quốc gia giới hạn việc đầu tƣ của các tổ chức cho vay đã cung cấp những bằng chứng thực tế cho quan điểm này. Chẳng hạn, ở Mỹ, trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, luật pháp cấm các ngân hàng nắm giữ cổ phiếu trong công ty. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì các ngân hàng có thể nắm giữ một lƣợng lớn cổ phiếu, ngay cả trong những công ty mà họ cho vay.Nhƣ vậy, theo lý thuyết này, chi phí đại diện ở Nhật Bản sẽ thấp hơn ở Mỹ do các ngân hàng nhật bản có quyền kiểm soát tốt hơn. Prowse (1990) và Kaplan and Minton (1994) đã đƣa ra những bằng chứng từ thị trƣờng Nhật Bản để ủng hộ lý thuyết trên. Nhƣng sau đó Kang và Stulz (2000) đã báo cáo rằng, suốt thập niên 90, các công ty phụ thuộc và các cổ đông ngân hàng có sự thể hiện kém hơn những công ty khác. Lý do đƣợc đƣa ra là các ngân [...]... sát tác động của nhà đầu tƣ tổ chức tới quản trị công ty ở Việt Nam Chúng ta đã biết rằng ảnh hƣởng của các nhà đầu tƣ tổ chức tới quản trị công ty là rất quan trọng Vậy, ở Việt Nam hiện nay tác động của các nhà đầu tƣ tổ chức là nhƣ thế nào đến quản trị công ty Để làm điều này chúng tôi sẽ sử dụng mô hình hồi quy mẫu, phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) với biến độc lập là nhà đầu tư tổ chức và biến... giám đốc, từ đó nâng cao giá trị công ty CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu tình hình quản trị công ty ở Việt Nam Để hiểu về tình hình quản trị công ty của Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ nói đến hai khía cạnh, đó là : kiến thức về quản trị công ty và các khuôn khổ pháp lý liên quan Đầu tiên là kiến thức quản trị công ty Cách đây không lâu thì cụm từ quản trị công ty đã khá phổ biến và quen... tƣơng quan dƣơng (cùng chiều ) với quản trị công ty Tuy nhiên, hệ số tƣơng quan chỉ là 0,1373 ; điều này chứng tỏ mối tƣơng quan giữa quản trị công ty và nhà đầu tư tổ chức tại Việt Nam rất yếu và không rõ ràng Nguyên nhân có thể là do hiện nay quản trị công ty của Việt Nam là ở dạng “ TOP DOWN”, tức là quản trị công ty ở Việt Nam là do khung luật pháp quy định và các công ty chỉ làm theo cho có chứ không... những vụ này đều có liên quan đến quản trị công ty Vậy quản trị công ty ảnh hƣởng đến giá trị công ty nhƣ thế nào? Quản trị công ty ảnh hƣởng đến giá trị công ty thông qua các biến: mức độ tập trung trong quyền sở hữu, mức sở hữu nội bộ, vai trò của hội đồng quản trị 1.3.1 Mức độ tập trung của quyền sở hữu Cấu trúc vốn bao gồm có vốn cổ phần và nợ Theo lý thuyết, các công ty sẽ lựa chọn một tỷ lệ tối... LEV cao thì quản trị công ty cũng cao Vậy liệu ở Việt Nam thì một công ty quản trị tốt có phải là có giá trị thị trƣờng cao hay không? Chúng ta sẽ xem xét điều này ở phần tiếp theo 2.4 Quản trị công ty và giá trị thị trƣờng ở Việt Nam Thƣờng thì một công ty quản trị tốt cũng sẽ có một giá trị thì trƣờng cao vì những lý do nhƣ là các nhà đầu tƣ sẽ trả một cái giá cao hơn cho cổ phiếu của công ty đó coi... sát của nhà đầu tƣ tổ chức với khả năng của những cổ đông cá nhân lớn Gorton và Kahl (1999) cho rằng, các nhà đâu tƣ tổ chức có thể không hoàn hảo khi giám sát công ty, nhƣng công ty vẫn luôn khuyến khích họ bởi vì không đủ các cổ đông cá nhân lớn để làm điều đó tốt hơn Các nhà đầu tƣ tổ chức sẽ có ảnh hƣởng nếu họ đầu tƣ một lƣợng lớn vào công ty Khi sở hữu tổ chức càng nhiều thì quyền lợi của nhà quản. .. đầu tƣ của mình Quản trị công ty cũng đƣợc phản ảnh qua tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán Frost, Gordon và Hayes (2001) đã tìm ra bằng chứng rằng tính minh bạch của hệ thống thị trƣờng chứng khoán thì tƣơng quan tích cực đến tính thanh khoản của thị trƣờng Mặc cho các hoạt động bán cổ phần của nhà đâu tƣ tổ chức, cũng nhƣ các hoạt động cụ thể của công ty nhằm mục đích cải thiện quản trị công. .. tâm đến những lợi ích ngắn hạn từ việc cho vay hơn là lợi ích dài hạn của cổ đông công ty Boehmer (1999), Franks và Mayer (1998) đã đƣa ra những bằng chứng ở Đức các ngân hàng chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong sự thể hiện của công ty Nhƣ vậy vai trò của các ngân hàng trong quản trị công ty, trong hiệu quả hoạt động của công ty là chƣa rõ ràng 1.2.1.2 Lý thuyết và bằng chứng về ảnh hưởng của nhà đầu. .. khác nhau, các công ty ở các quốc gia khác nhau sẽ có cấu trúc sở hữu hiện tại khác nhau Cụ thế là, cấu trúc vốn ban đầu của công ty, sẽ tác động đến cấu trúc vốn tƣơng lai của công ty Ngoài ra, sự khác nhau này là do quy chế quản trị công ty khác nhau ở các công ty (bao gồm quan hệ giữa công ty và nhà đầu tƣ, các bên liên quan, nhà quản lý) và do mối quan hệ giữa quy định công ty và luật chứng khoán... gia của nhà đầu tư tổ chức 1.2.2.1 Kinh nghiệm từ nước Mỹ Các hoạt động của tổ chức đầu tƣ bao gồm cả những hoạt động riêng và hoạt động cộng đồng, trong đó hoạt động cộng đồng là dễ nhận ra nhất ở nƣớc Mỹ Các quy định quốc gia có ảnh hƣởng rất lớn đến sự chủ động của tổ chức đầu tƣ Ở đầu thế kỷ 20, các tổ chức đầu tƣ nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, quỹ hƣu bổng đã thực hiện tiếng nói của mình trong quản trị . quản trị công ty của OECD 7 1.2. Ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ tổ chức đến quản trị công ty 8 1.2.1. Khi nhà đầu tư tổ chức tham gia vào quản trị công ty 8 1.2.2. Hoạt động xuyên quốc gia của nhà. 2.2.1. Quản trị công ty 27 2.2.2. Nhà đầu tư tổ chức 29 2.3. Khảo sát tác động của nhà đầu tƣ tổ chức tới quản trị công ty ở Việt Nam . 30 2.4. Quản trị công ty và giá trị thị trƣờng ở Việt Nam. Quản trị đối với công ty và cổ đông. 1.2. Ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ tổ chức đến quản trị công ty 1.2.1. Khi nhà đầu tư tổ chức tham gia vào quản trị công ty Ở nhiều quốc gia thì sở hữu tổ chức

Ngày đăng: 15/07/2015, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan