sáng kiến KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THÀNH TÍCH bắn nỏ CHO học SINH THCS

10 1.4K 10
sáng kiến KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THÀNH TÍCH bắn nỏ CHO học SINH THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THÀNH TÍCH BẮN NỎ CHO HỌC SINH THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Bộ môn Thể dục ngày càng được xem là bộ môn quan trọng và phát triển trong các trường học. Đảng và Nhà nước rất coi trọng việc rèn luyện thể chất của các học sinh trong các bậc học, bởi vậy mà khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là điều mà các thầy giáo, cô giáo cũng như các em học sinh luôn ghi nhớ và từ đó có động lực để thúc đẩy việc rèn luyện thể chất. Rèn luyện TDTT còn mang lại cho mọi người và thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh, bổ ích. Nó có nhiều tác động và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục: đạo đức, trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp phần đào tạo cho thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Giảng dạy bộ môn Thể dục cũng như các bộ môn khác trong nhà trường có tác dụng hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới. Khỏe mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần, sáng tạo trong lao động đó chính là mục tiêu mà Đảng đã đề ra để đào tạo con người. Tự chủ - năng động – sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, tự do được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống. Qua đó, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bộ môn Thể dục giảng dạy ở cấp THCS có rất nhiều nội dung: Chạy nhanh, Chạy bền, Nhảy cao, Nhảy xa, Ném bóng… Các nội dung này đề có kế hoạch giảng dạy với mục đích rèn luyện thể chất cho học sinh. Bên cạnh đó cũng giúp các em nâng cao thành tích của bản thân để từ đó người giáo viên phát hiện ra được những em học sinh có tố chất năng khiếu vượt trội để lựa chọn, sàng lọc huấn luyện các em tham gia thi đấu trong các giải TDTT, HKPĐ các cấp. Là một giáo viên giảng dạy môn Thể dục công tác ở huyện miền núi, tôi cũng đã được trải nghiệm qua nhiều kì Đại hội TDTT và HKPĐ các cấp với tư cách là trọng tài hoặc Huấn luyện viên, tôi nhận thấy rằng: đối với các em học sinh miền núi, việc rèn luyện các tố chất thể lực các em thực hiện rất tốt, nhưng về độ khéo léo thì còn hạn chế rất nhiều. Điều đó cũng rất dễ nhận biết bởi khi học Thể dục các em chỉ được học trong giờ chính khóa là chủ yếu, còn lại các em ít được tham gia tập luyện ngoại khóa. Với các môn thể thao, học sinh miền núi luyện tập, thi 1 đấu so với học sinh miền xuôi thì có thành tích thấp hơn, đối với các môn Điền kinh thì cũng đã có tiến bộ phần nào. Điều này đã được kiểm chứng trong các kì HKPĐ cấp tỉnh qua các năm. Nhưng cũng tùy theo đặc điểm của vùng miền mà có những thế mạnh riêng, bộ môn Bắn nỏ tuy không được dạy chính khóa trong chương trình Thể dục THCS nhưng luôn luôn là bộ môn thi đấu bắt buộc trong các kì HKPĐ từ cấp huyện đến cấp tỉnh. So với học sinh miền xuôi thì thành tích bắn nỏ của học sinh miền núi có kết quả tốt hơn nhiều, bởi đây là bộ môn đặc thù của miền núi, nó gắn với bản sắc văn hóa cũng như truyền thống có từ lâu đời của người dân vùng cao. Khi cầm bút viết SKKN này tôi rất băn khoăn tự hỏi: Nếu đưa ra sự phân biệt giữa học sinh miền núi và học sinh miền xuôi thì có nên chăng? Bởi khi tập luyện một cách khoa học, đúng đắn và nghiêm túc thì cũng chưa biết được thành tích của học sinh vùng miền nào sẽ tốt hơn trong thi đấu môn Bắn nỏ. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục và cũng đã được luân chuyển công tác khá nhiều trường trong huyện. Khi tập luyện học sinh để các em tham gia thi đấu trong các kì HKPĐ, ngoài các môn Thể thao và Điền kinh tôi rất chú trọng đến môn Bắn nỏ. Khi đi sâu vào tìm hiểu thì tôi nhận thấy rằng các em học sinh vùng sâu vùng xa rất có tố chất, năng khiếu để rèn luyện và phát triển đạt được thành tích cao trong bộ môn Bắn nỏ. Bộ môn này chính là thế mạnh của các trường miền núi trong các kì Đại hội TDTT, các kì HKPĐ các cấp nên tôi nhận thấy thực sự rất quan trọng khi tìm hiểu, nghiên cứu, huấn luyện để phát triển cho các em đạt kết quả cao trong nội dung này. Trong SKKN này tôi không đưa ra được vấn đề riêng biệt mà đưa ra một quá trình tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy, huấn luyện học sinh thi đấu bắn nỏ. Trong quá trình này tôi cũng đã có những kết quả đạt được khi áp dụng kinh nghiệm của bản thân khi huấn luyện cho học sinh lứa tuổi THCS, trong đó có những ưu điểm và nhược điểm, với đề tài “Kinh nghiệm huấn luyện nâng cao thành tích bắn nỏ cho học sinh THCS” tôi muốn các đồng nghiệp cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy và huấn luyện trong bộ môn này. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề: Trong nhiều năm giảng dạy qua các trường thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, thực tế về điều kiện vật chất để các em được hoạt động TDTT cho đúng nghĩa là không có. Điều kiện sân bãi thì nhỏ hẹp, điều kiện để tiếp cận và giao lưu học hỏi thì càng hạn chế, điều kiện gia đình thì còn rất nhiều khó khăn. Khi được học môn Thể dục trong giờ chính khóa mỗi tuần chỉ được 2 tiết, còn lại lúc về nhà lúc rảnh rỗi các em phải giúp đỡ gia đình để cải thiện cuộc sống vật chất, hơn nữa việc học các môn văn hóa của các em cần được chú trọng hơn nên cần phải tập trung để học 2 để nâng cao trình độ hơn so với các môn năng khiếu. Trong mỗi gia đình các em, trung bình mỗi nhà đều có một chiếc nỏ, thường dùng để đi rừng săn bắn những con thú hoang dã để cải thiện cuộc sống, với các em thỉnh thoảng vẫn được theo bố, theo ông của mình và cũng chính từ đây các em bắt đầu được tập bắn nỏ. Nhưng cũng xuất phát từ điều đó dẫn đến việc các em không quen với những quy định khi thi đấu của bộ môn Bắn nỏ mà chỉ bắn tự do, bắn theo ý thích của mình mà thôi. Quan sát thấy các em khi săn bắn thì rất chính xác nhưng để thi đấu theo đúng luật thì các em không làm chủ được bản thân, còn bị tâm lí và luống cuống dẫn đến kết quả thi đấu không được như ý của mình. Tôi suy nghĩ cần phải bắt đầu từ đâu, cần phải làm như thế nào để đưa các em vào khuôn khổ nhất định, nhưng bộ môn Bắn nỏ này nào có ai được đào tạo để huấn luyện cho học sinh, việc này quả thật là khó khăn. Nhưng để nâng cao được thành tích của các em và giúp các em từ bỏ thói quen bắn hoang dã chuyển sang một phong thái thi đấu mang tính chuyên nghiệp hơn tôi đã cố gắng tìm hiểu và đúc rút ra được nhiều kiến thức và bài học để luyện tập cho học sinh qua nhiều trường mà tôi công tác. 2. Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của Nỏ: Nỏ được nói đến đây là một vũ khí thô sơ, một công cụ đi săn của người Việt cổ, trong các thước phim về chiến tranh nhân dân ở Tây Nguyên (Đất nước đứng lên) nỏ được sử dụng làm vũ khí để tiêu diệt quân thù của người dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Nỏ được chế tác rất cầu kì, chỉ một số ít nghệ nhân lành nghề mới có thể làm được nỏ. Việt Nam chúng ta có rất nhiều tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam, trải đề trên các tỉnh đó là các dân tộc thiểu số khác nhau, bởi vậy mà cách chế tác nỏ cũng khá là khác nhau. Đến đây, tôi xin mạn phép nói cùng các đồng nghiệp rằng: muốn luyện tập môn Bắn nỏ thì phải biết nguồn gốc, xuất xứ của nỏ, biết được cấu tạo của nỏ và biết cách bắn nỏ thì mới có thể đưa ra được phương pháp tập luyện cho học sinh để nâng cao thành tích của các em. Từ ngày xưa, người dân tộc thiểu số thường sống tập trung và có thói quen săn bắn, hái lượm, ngoài làm nương rẫy ra họ xem việc đi săn thú rừng là điều thiết yếu, dụng cụ bất li thân chính là dao và nỏ. Quan niệm cho rằng người đàn ông nào trong mỗi bản làng không biết sử dụng nỏ thì coi như là chưa trưởng thành, tuy nhiên việc sử dụng nỏ rất khó chưa nói đến việc đi săn và làm ra được một chiếc nỏ gọn nhỏ nhưng bắn chính xác thì không phải là đơn giản. Các em học sinh dân tộc thiểu số có thói quen khi được nghỉ học hay lúc rảnh rỗi thì theo bố mẹ, ông bà lên nương rẫy hoặc được đi săn bắn các con thú nhỏ như chồn, sóc, nhím…trong rừng. Các em cũng được bố, ông… hướng dẫn rồi từ đó mà làm quen với cách bắn nỏ “gia truyền”. Nhưng cũng chính vì trên thực tế là 3 như vậy, khi đi săn bắn cự li xa gần rất khác nhau, khi tham gia thi đấu cự li bắn cố định là 20m nên các em còn bỡ ngỡ và lúng túng, chưa đạt được độ chuẩn xác cao. 3. Tìm hiểu cách chế tác Nỏ: Nghệ An có rất nhiều huyện miền núi, các dân tộc thiếu số khác nhau và phân bố theo từng vùng. Ở huyện tôi chủ yếu là dân tộc Thái và Thanh, còn ở các huyện lân cận Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quế Phong thì có thêm các dân tộc Thổ, Mường, Hơ Mông… nhưng cách chế tác nỏ của họ đều khá giống nhau. Còn nỏ ở Tương Dương, Kì Sơn thì hơi khác một chút ở phần lẫy (còn gọi là cò), nhìn chung cách chế tác nỏ của các người dân tộc thiểu số trên các huyện là rất giống nhau. Trước tiên là công đoạn lên rừng tìm vật liệu làm cánh nỏ, cây May-cần thuộc họ tre nứa nhưng ruột rất đặc, thân chắc, có độ dẻo dai, sức đàn hồi rất tốt. Làm được cánh nỏ phải trải qua công đoạn tỉ mỉ. Chia đoạn giữa thân cây được chọn sau đó gọt hai phần đều nhau, tiếp đó lấy tâm điểm của cánh nỏ làm điểm chuẩn vót nhỏ dần ra hai bên, đoạn cuối gọt hai khấc nhỏ bằng đốt ngón tay dùng để móc dây nỏ, lúc này họ lấy một sợi dây cột ở giữa treo lên như chiếc cân dây rồi từ từ chỉnh cho đều nhau đến khi hai bên phải cân xứng nằm song song với mặt đất. Công đoạn tiếp theo là làm thân nỏ (là cái báng có rãnh) có chiều dài trung bình 30 – 40cm, mặt trên bè ra, phía dưới thu nhỏ tạo thành chữ V, báng nỏ có thể chạm khắc hoa văn. Thân nỏ tuy không cần phải cầu kì chọn gỗ, nhưng thân gỗ phải chắc, thớ gỗ mịn và dai.Thông thường ở huyện tôi người ta thường tìm các loại gỗ như Có-mặt (cây Nhâm), có-pục (cây Bưởi) hoặc là cây Phà-vít (cây Cà phê rừng) để làm thân nỏ. Tiếp theo là việc khoét lỗ để bỏ lẫy (cò), khoét đường đặt mũi tên, yêu cầu đường rãnh này có độ sâu và thẳng nhất định, phía cuối đường rãnh họ mài một thanh kim loại nhỏ bằng cái kim khâu nhưng ngắn khoảng 0,5cm gắn cố định để có thể giữ cho mũi tên không bị rơi ra. Việc làm lẫy là yếu tố rất quan trọng không kém, nó không những tinh tế cẩn thận mà còn thể hiện được bàn tay khéo léo của người làm nỏ. Họ dùng dao đục một lỗ thông với ba mặt của thân nỏ, tạo thành khe, có một bên rộng hơn bên kia, tác dụng để nhét lẫy nỏ vào, sau đó lấy sáp ong trộn với tro gắn chặt phía ngoài giữ cho lẫy không bị rớt. Lẫy nỏ có độ dày khoảng 0,3cm, đa số được làm bằng sừng hoặc xương động vật, một số thì làm bằn nhôm, có nơi làm bằng sắt nhưng lẫy nỏ họ có hình chữ J trông giống cò súng. Công đoạn làm lẫy cũng phải tỉ mỉ vì nếu không đủ kích thước hay độ láng dây nỏ sẽ bị hư hỏng nhanh và không giữ được vị trí đã kéo căng (dễ bị cướp cò), lẫy bỏ vào nỏ có mặt sát đều với thân nỏ không được nhô lên quá và cũng không được thấp quá, một phần nằm ở phía dưới thân nỏ để có thể bóp khi bắn tên. Người có tay nghề cao thì dây nỏ bám rất chắc vào lẫy. 4 Có thể kéo dây gắn vào lẫy và tung lên không trung rồi bắt lại, dây nỏ vẫn nguyên vẹn trên lẫy, nhưng chỉ cần hai ngón tay kéo nhẹ cò, dây sẽ bật ra đưa mũi tên đi. Cuối cùng là việc làm dây, chất liệu là một loại cây Có-pàn (cây gai), cùng họ với mây nhưng dẻo hơn, thân có nhiều gai. Họ ngâm nước để tạo độ dẻo sau đó vót cho thật nhẵn, hai đầu chẻ ra như hình lưỡi rắn, sau đó cắt hai đọt cây chuối cắm ngập vào hai đầu này, để chừng một giờ đồng hồ cho nước đọt chuối ngấm vào, lúc này hai đầu rất dẻo và vặn như vặn lạt gói bánh chưng, làm tơi ra lúc này bện dây vào nhau như bện tóc đuôi sam, cột một đầu vào đuôi cánh nỏ lấy độ chuẩn, sau đó bện lại thành vòng tạo thành một móc tròn, đầu dây bên kia cũng làm như vậy nhưng bện thu vào cách chiều dài của cánh nỏ khoảng 1cm để khi tra dây vào dây có độ căng tuyệt đối. Khi đã làm xong dây ta dùng một loại lá gọi là bớ-chà-khé chà dọc vào dây tạo thêm độ dẻo dai, săn chắc. Việc làm dây rất quan trọng, nếu dây không chắc và bền thì chỉ qua vài lượt bắn rất dễ bị đứt. Ở kì HKPĐ tỉnh năm 2011 tại TP Vinh, học sinh của tôi khi đang thi đấu thì bị đứt dây nỏ giữa chừng, trong khi đó tôi cũng đã chuẩn bị 2 dây dự phòng, nhưng khi lắp vào bắn thì không được chính xác như ý muốn. Sau nay tôi mới nghiệm ra trong qua trình luyện tập các em bắn liên tục quá nhiều làm cho dây nỏ bị chùng cộng thêm lực của cánh nỏ quá mạnh dẫn đến đứt dây, đây quả thật là một bài toán thật khó giải. Qua một quá trình tìm hiểu thì tôi mới biết muốn cho dây nỏ bền thì phải để dây có-pàn (dây gai) héo đi một thời gian, nếu dây con tươi quá rất dễ bị đứt. Có một lần tôi tình cờ gặp được một nghệ nhân chế tác nỏ ở huyện Quế Phong, tôi đưa ra điểm yếu của dây nỏ dễ đứt và làm sao khắc phục được nhược điểm này. Ông đã cho biết hiện nay có một cách là pha trộn dây gai và dây thép sợi nhỏ (lấy từ phanh xe đạp) bện lẫn với nhau thì dây rất chắc chắn và khó đứt, nhưng chỉ có người giỏi thì mới có thể bện kết hợp pha trộn như vậy được. Việc bảo quản nỏ là sau khi bắn xong thường tháo dây ra để cánh nỏ luôn có một lực nhất định và cũng tạo cho dây nỏ không bị giãn, nơi cấy giữ tốt nhất là trên giàn bếp, ở đó cũng tránh được mối mọt. 4. Nghiên cứu cách làm tên: Nỏ muốn bắn được thì phải cần có tên, việc này cần có bàn tay khéo léo để vót, mũi tên dùng để bắn thường thẳng tắp, được lựa chọn từ những thân cây có- quắn (cây lùng) già là tốt nhất, trường hợp không có mới tìm đến cây có-hia (cây nứa) để vót tên, thường thì sau khi tìm được thì về để trên gác bếp khoảng một tuần đến mười ngày thì mới đưa xuống vót thành tên. Tên phải được vót có độ vát hình bầu dục nhẵn, vót làm sao để mũi tên gắn khớp được vào rãnh nỏ, mũi tên có độ dài là tùy thuộc vào kích thước của nỏ (có cách đo độ dài mũi tên theo báng nỏ), đoạn cuối tên gắn một mảnh lá cọ được cắt thành hình thoi khoảng 2-3cm tạo cho mũi tên bay không bị lệch hướng. Đầu mũi tên khi bắn trong thi đấu không cần phải vót nhọn cũng có thể cắm được vào bia một cách dễ dàng. 5 5. Tìm hiều các tư thế bắn quy định trong thi đấu: Trong các giải TDTT cũng như các kì HKPĐ các cấp quy định rất chặt chẽ khi thi đấu môn bắn nỏ gồm có hai tư thế: - Đứng bắn: VĐV phải đứng thẳng bình thường, không được dùng bất kì dụng cụ nào bổ trợ nào để tì tay khi bắn. Tư thế này được bắn 5 loạt tên thật. - Quỳ bắn: VĐV một chân quỳ, một chân chống (chỉ được phép 3 điểm chạm sàn: đầu gối, mũi bàn chân quỳ và bàn chân chống, mông được phép ngồi lên gót chân quỳ nhưng không được chạm sàn). Tư thế này cũng được bắn 5 loạt tên thật. - Cự li bắn từ nỏ đến bia là 20m, trong thi đấu thường sử dụng bia 4B, chiều cao từ mặt đất đến tâm bia là 1,5m. Căn cứ những quy định trên mà tôi đưa ra những bài tập để các em thích nghi dần với các tư thế bắn quy định, cự li và chiều cao của bia, phá vỡ được thói quen bắn thông thường của các em khi đi săn bắn những con chim, con thú nhỏ trong rừng. 6. Phương pháp tập luyện: a. Tập ngắm bắn: Khi sử dụng nỏ thường thì phải có sức khỏe của cánh tay thì mới có thể lên được dây nỏ. Độ tuổi học sinh THCS mới chỉ là 12-13 tuổi, có một số em khi cầm nỏ lên ngắm còn rung tay chứ chưa nói đến lên được dây nỏ. Bởi vậy, tôi phải sử dụng đến các bài tập thể lực để phát triển sức mạnh của cánh tay: - Cử tạ nhỏ (bằng cả hai tay) - Kéo dây thun - Chống đẩy Trải qua quá trình luyện tập để đem lại sức mạnh cho cơ tay thì các em mới được cầm nỏ ngắm bắn (chưa lên dây và không có tên). Trong quá trình cầm nỏ lên ngắm các em thường làm cho nỏ dao động không nằm im. Nhịp thở dồn dập, mạnh và không đều sẽ là một sự ảnh hưởng rất lớn đến việc ngắm bắn của các em, bài tập áp dụng: - Khi ngắm bắn yêu cầu nín thở 15 - 20 giây. - Ở tư thế đứng bắn – nâng nỏ ngắm bắn (không tên) – nín thở - kéo lẫy (cò). Bài tập này tập lặp đi lặp lại thật nhiều lần và áp dụng cho cả tư thế đứng bắn và qùy bắn. Trong bài tập ngắm bắn này chúng ta phải chú ý đến tư thế cầm nỏ. Hai bàn tay ngửa lên phía trên tạo thành giá đỡ cho thân nỏ, khi nâng nỏ lên tầm ngắm của mắt, người bắn phải chú ý đến ngón tay cái không được cầm phía trên 6 của báng nỏ. Nếu cầm như vậy thì rất chắc chắn nhưng lại hạn chế tầm ngắm của mắt, về điểm này cần nhắc nhở người tập khắc phục ngay khi mắc phải. b. Tập nắn chỉnh tên: Mũi tên dùng để bắn phải thẳng thì đường bay của tên mới có độ chuẩn xác cao. Chỉ cần tên bị cong thì lúc bắn đi sẽ bị lạng, thậm chí có những tên quay ngang xoay như chong chóng. Khi tôi tìm hiều cách làm tên đã nói ở trên thì người ta thường lấy cây có-quắn (cây lùng) phơi khô, để gác bếp sau đó mới vót thành tên, tuy vậy mũi tên khi vót xong rồi cũng bị ảnh hưởng của thời tiết mưa nắng, nóng lạnh nên cũng có thể bị cong đi. Nhưng cũng có thể lúc vội vàng cây có-quắn chưa khô hẳn mà đã vót thì tên vừa nặng vừa dễ bị cong. Khi tập cho các em nắn chỉnh tên cho thẳng, tôi dùng thước vạch 12 đường thẳng. Yêu cầu các em nắn chỉnh 12 mũi tên sao cho khi đặt tên xuống đường thẳng phải song song, thẳng tắp như nhau. Bài tập này giáo viên phải quan sát tỉ mỉ để tạo cho các em một thói quen cẩn thận khi sử dụng tên, bởi người biết lựa chọn và nắn chỉnh tên chuẩn xác thì khi bắn sẽ đem lại kết quả cao hơn. c. Tập các tư thế bắn: Trong quy định điều lệ các giải TDTT, HKPĐ đối với môn Bắn nỏ, tư thế đứng bắn của VĐV phải đứng thẳng bình thường, không được dùng bất cứ vật gì để làm giá đỡ trong khi bắn. Như vậy, khi tập tư thế đứng bắn cần chú ý đến tư thế tốt nhất và vững nhất là đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn đều vào cả hai chân. Chân bước phía sau là chân cùng với tay cầm ở bộ phận lẫy nỏ. Ở tư thế này tập cho các em cầm nỏ lên ngắm và nín thở trong 10 giây, sau đó hạ nỏ xuống, tập lặp lại nhiều lần. Tư thế quỳ bắn quy định VĐV một chân quỳ một chân chống và chỉ được phép 3 điểm chạm sàn. Vì vậy, người tập căn cứ vào quy định này để tạo nên tư thế quỳ bắn đúng. Bài tập cho các em vẫn là quỳ đúng tư thế sau đó nâng nỏ lên ngắm, nín thở 10 giây, hạ nỏ xuống, tập lặp đi lặp lại nhiều lần. d. Cách lên dây và lắp tên: Khi chế tác nỏ, người ta xác định rằng nỏ to thì dùng bắn ở cự li xa, lực rất mạnh, nỏ nhỏ thì bắn ở cự li gần. Điều này đồng nghĩa rằng muốn bắn ở cự li 20m thì cần phải dùng đến nỏ có lực bắn mạnh thì mới chính xác. Ở độ tuổi THCS đa số các em chưa đủ sức khỏe để lên dây nỏ, nhưng nếu thực hiện đúng kĩ thuật thì việc lên dây nỏ cũng khá dễ dàng. Đầu tiên chúng ta chống một cánh nỏ xuống dưới đất, dùng bàn chân đạp một lực thật mạnh và dứt khoát vào điểm tiếp giáp giữa cánh nỏ và báng nỏ phía dưới. Đồng thời một tay níu mạnh cánh nỏ phía trên vào người còn tay kia móc dây vào vị trí cuối của cánh nỏ còn lại, như vậy dây nỏ đã được lên căng. Tiếp theo xoay nỏ 7 về tư thế cân bằng hướng đầu nỏ xuống đất dùng một bàn chân đạp vào điểm phía trong cùng của cánh nỏ, hai tay kéo đều dây nỏ để dây nỏ mắc vào vị trí của lẫy. Lắp tên vào rãnh nỏ sao cho đuôi tên cắm nhẹ vào thanh kim loại đã được mài nhọn cuối rãnh để tên không bị rơi ra (chú ý khi lắp tên ta vuốt dọc tên theo rãnh từ trước ra sau). Như tôi đã nói ở trên khi thực hiện giai đoạn này thì người bắn đã phải kiểm tra và nắn chỉnh tên cho thật thẳng. Điều cần lưu ý đặc biệt là khi người bắn đã lắp tên vảo nỏ thì phải đưa đầu mũi tên hướng về bia bắn, không được quay ngang rất nguy hiểm cho những người xung quanh. Trong mỗi tư thế được bắn thử một tên và bắn thật năm tên trong thời gian 6 phút. e. Xác định đường bay của tên: Trong gia đình của các em, người ta làm nỏ có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, thông thường thì các em lấy nỏ ở nhà mình đi tập cho “quen tay”. Trong quá trình tập của các em tôi nhận thấy rằng: - Khi ngắm bắn thẳng vào tâm bia: + Nỏ to có lực của cánh nỏ rất mạnh, nếu bắn ở cự li 20m thì mũi tên thường bay lên khoảng 20 – 30cm. + Nỏ nhỏ có lực yếu hơn bắn ở cự li 20m tên thường đi xuống khoảng 20 – 30cm. Ngoài ra, khi bắn tôi cũng phải kiểm tra tên đã được gác bếp khô chưa, nếu tên còn tươi thì nặng cũng rất dễ bay xuống. Như vậy trong qua trình bắn cần phải kiểm tra kích thước của nỏ, trọng lượng của tên sau đó bắn thử rồi mới đưa ra quyết định ngắm bắn ở vị trí nào trên bia 4B. Nếu VĐV được thi đấu trong nhà thì không bị tác động của ngoại cảnh, nhưng nếu thi đấu ngoài trời thì VĐV cũng phải tính đến mức độ ảnh hưởng của sức gió. Bởi vậy, sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước kĩ thuật, bắn được thành tích cao hay thấp lúc này phải tùy thuộc vào năng khiếu thiện xạ của của các em. 7. Những kinh nghiệm rút ra và kết quả đạt được: Khi giảng dạy chương trình Thể dục ở bậc THCS thì chúng ta luôn đi sâu vào các nội dung đã được Bộ GD&ĐT quy định, nếu là giáo viên Thể dục giảng dạy ở miền xuôi thì rất ít quan tâm đến bộ môn Bắn nỏ. Tôi đã từng công tác tại 4 xã trên địa bàn huyện, các xã đó đều là vùng đặc biệt khó khăn, bản thân các em luyện tập TDTT trong không gian rất hạn hẹp, điều kiện để tiếp cận với những thông tin truyền thông còn nhiều hạn chế. Để có được một sân bóng đá, sân cầu lông, sân bóng chuyền… để các em tập luyện thường xuyên quả là một điều rất khó. Sự khó khăn về kinh tế cũng làm cho các em phải chia sẻ thời gian lúc rảnh rỗi cùng với bố mẹ trên nương, trên rừng. Cũng từ đó các em đã được học dần cách bắn nỏ của ông, của bố mình, lâu dần cũng thành quen. Dựa vào đặc điểm này tôi muốn các 8 em có được sự phát triển mạnh mẽ đối với môn Bắn nỏ, tôi muốn đưa từ việc các em vào rừng bắn những con chim, con thú hoang dã đến việc các em được thi đấu ở các giải TDTT, các kì HKPĐ các cấp. Nhưng để lựa chọn được những hạt nhân tốt tôi cũng phải tìm hiểu người đã dẫn đường đầu tiên cho các em là người ông, người bố… có giỏi hay không, có truyền thống bắn nỏ như thế nào sau đó mới lựa chọn, sàng lọc và tập luyện. Như tôi đã nói ở trên, bộ môn Bắn nỏ không nằm trong chương trình giảng dạy Thể dục cấp THCS, bởi vậy muốn luyện tập cho các em thì phải cần người có lòng đam mê, nhiệt huyết, phải có sự tìm tòi, hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc và kĩ thuật bắn nỏ. Cùng với sự hiểu biết qua nhiều năm và trải qua các đợt huấn luyện hướng dẫn học sinh thi đấu, các em học sinh của tôi đã có những kết quả như sau: Năm Học sinh Lớp Trường Giải Thành tích 2007 Vi Thị Nhuận 9B THCS Châu Thuận KHPĐ huyện HKPĐ tỉnh Giải nhất Giải ba 2009 Lữ T. Tú Anh 8A THCS Châu Phong HKPĐ huyện Giải nhì 2011 Lương Thế Tâm Hà Thị Huệ 9A1 9A3 THCS Bính Thuận HKPĐ huyện Giải nhất Giải nhất 2013 Hà Thị Thiết 8A3 THCS Bính Thuận HKPĐ huyện Giải nhất Trong quá trình huấn luyện, khi vận dụng những kinh nghiệm của mình để truyền đạt cho các em lúc đầu học sinh rất hào hứng, nhưng trong quá trình tập luyện nhiều em tỏ ra chán nản bởi không đạt được kết quả như ý muốn. Lúc đó phải có những phương pháp như thế nào để các em không có ý nghĩ bỏ cuộc. Việc phối hợp với Nhà trường sắp xếp thời gian, tạo điều kiện cơ sở vật chất là không thể thiếu. Nhưng nếu có phần thưởng cho dù là nhỏ thì cũng kích thích được sự hưng phấn của các em hơn. Tôi đã đưa ra những phần quà nho nhỏ cho những em bắn được điểm tốt qua mỗi buổi tập, động viên khích lệ những em bắn không được điểm cao. Không những vậy, sự reo hò cổ vũ của các bạn cũng là động lực để các em thêm sự hứng khởi ham muốn tập luyện bắn nỏ hơn. Còn đối với người huấn luyện phải có kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lí, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất cho các em. Với những kinh nghiệm huấn luyện ở bộ môn này tôi muốn phần nào trao đổi chia sẻ với các đồng nghiệp công tác ở miền núi, nhưng đặc biệt hơn tôi muốn các đồng nghiệp ở miền xuôi nếu yêu thích môn bắn nỏ thì cũng nên tìm hiểu và áp dụng. Nếu là một học sinh miền núi đạt giải ở HKPĐ cấp tỉnh thì đó là chuyện bình thường, còn nếu là một học sinh miền xuôi đạt được giải bắn nỏ cấp tỉnh thì 9 điều đó thực sự đáng hoan nghênh, cổ vũ và trân trọng. Hiện nay sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền và các dân tộc trên cả nước rất chan hòa và mạnh mẽ. Bởi vậy mà các đồng nghiệp cũng có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm cùng nhau rất thuận lợi, việc áp dụng những kinh nghiệm của tôi để nâng cao thành tích môn bắn nỏ của học sinh lứa tuổi THCS là rất có khả quan. Không những đem lại thành tích tốt cho các em mà còn tạo nên nét đẹp và giữ gìn văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc, của quê hương. III. KẾT LUẬN: Trong quá trình giảng dạy của các giáo viên Thể dục cấp THCS cũng không ít người cũng quan tâm đến bộ môn Bắn nỏ, nhưng khi tập luyện cho học sinh để tham gia thi đấu thì không đạt được kết quả cao. Tôi hi vọng rằng với những kinh nghiệm đã đúc rút trong nhiều năm qua ở lĩnh vực này đồng nghiệp sẽ tham khảo và áp dụng để huấn luyện cho học sinh một cách khoa học hơn. Đối với chuyên môn Thể dục, trong các giải TDTT và HKPĐ các đồng chí có thể được điều động làm trọng tài trong đó có bộ môn Bắn nỏ, vì vậy qua đề tài này cũng phần nào tăng thêm sự hiểu biết về bộ môn đối với các đồng nghiệp. Đối với bản thân, khi huấn luyện cho học sinh tham gia thi đấu tôi cũng muốn các em đạt được thành tích cao, niềm vui chiến thắng của các em chính là niềm tự hào của người huấn luyện. Tôi mong muốn bộ môn ngày càng được phát triển mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn và có nhiều người yêu thích hơn. Trong nhà trường nếu có một Câu lạc bộ Bắn nỏ thì đó chắc chắn là một sân chơi rất bổ ích cho các em học sinh dân tộc miền núi. Tôi rất mong Nhà trường và các cơ quan, tổ chức sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần và thời gian để thực hiện được ý nguyện này để giúp thầy trò phát huy hết được truyền thống và bản sắc văn hóa lâu đời của môn Bắn nỏ. Đề tài này tuy đã được tôi đúc rút kinh nghiệm trong rất nhiều năm công tác ở nhiều trường khác nhau, nhưng cũng còn rất nhiều điểm thiếu sót, bên cạnh đó có những chi tiết nhỏ trong phương pháp huấn luyện mà không thể viết lên chi tiết được trong đề tài SKKN này. Điều tôi mong muốn chính là sự tham khảo, góp ý của đồng nghiệp và các thầy cô giáo cùng trao đổi kinh nghiệm để xây dựng đề tài mới này ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Quỳ Châu, ngày 10 tháng 03 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Tuấn Anh 10 . với đề tài Kinh nghiệm huấn luyện nâng cao thành tích bắn nỏ cho học sinh THCS tôi muốn các đồng nghiệp cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy và huấn luyện trong. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THÀNH TÍCH BẮN NỎ CHO HỌC SINH THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Bộ môn Thể dục ngày càng được. đổi học hỏi kinh nghiệm cùng nhau rất thuận lợi, việc áp dụng những kinh nghiệm của tôi để nâng cao thành tích môn bắn nỏ của học sinh lứa tuổi THCS là rất có khả quan. Không những đem lại thành

Ngày đăng: 15/07/2015, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan