Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường Việt Nam hiện nay TẢI HỘ 0984985060

22 1.8K 5
Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường Việt Nam hiện nay TẢI HỘ 0984985060

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào năm 2000, hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được coi là một nghề, lúc đầu tuy còn mới mẻ, nhưng đến nay đã trở nên khá phổ biến trong một bộ phận những trí thức trẻ. Tuy nhiê, tính chuyên nghiệp của người hành nghề chứng khoán lại là vấn đề phải bàn, nhất là khi chúng ta gia nhập WTO - một sân chơi toàn cầu, nơi sang lọc và tôn vinh tính chuyên nghiệp của các thành viên tham gia. Thị trường chứng khoán là một sản phẩm trí tuệ loài người, là một thể chế kinh tế bậc cao. Để đảm bảo tính ổn định và công bằng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán đòi hỏi các nhà kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định về nghiệp vụ của mình. Khi nền kinh tế Việt Nam bước sang vận hành theo cơ chế thị trường, câu nói đầu tiên là phá bỏ từ tưởng bao cấp “ xin – cho” được nhiều người cho là một sự đổi mới triệt để, đó là câu “ khách hàng là thượng đế”. Kinh doanh chứng khoán là một loại hình dịch vụ đặc trưng của các nền kinh tế có sự vận hành của thị trường chứng khoán, loại hình dịch vụ này tốt hay không có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nhà đầu tư, và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội. Vì vậy chuẩn mực đạo đức trong hành nghề kinh doanh chứng khoán là cực kì quan trọng trong các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, các yêu cầu về chữ tâm, chữ đức, tính cẩn trọng trong nghề nghiệp luôn được đề cao… Việt Nam là một nước đang phát triển với một thị trường chứng khoasnconf non trẻ, pháp luật về kinh doanh chứng khoán cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên thực tế vi pham đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán vẫn đang là vấn đề cần quan tam giải quyết. Nhiều khi vì lợi ích của cá nhân, của công ty mà vi phạm đạo đức trong kinh doanh chứng khoán gây tổn thất về tài sản cho các nhà đầu tư và còn ảnh hưởng không tốt đến thị trường như hiện tượng rò rỉ thông tin, xung đột lợi ích… Còn rất nhiều hạn chế trong thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, vì thế nhóm em là đề tài “ Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường Việt Nam hiện nay” trên cơ sở những kiến thức đã học ở môn Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán để nêu lên thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm giúp thị trường nước ta phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù có nhiều cố gằng nhưng vẫn sẽ có nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài của của em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Phần 1: Những vấn đề chung về đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán I. Khái niệm và ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán 1. Khái niệm Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập hợp những chuẩn mực, cách cư xử, và ứng xử trong nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo về, tăng cường vai trò, tính tin cậy và niềm tự hào của nghề kinh doanh chứng khoán trong xã hội. Bản chất của đạo đức nghề nghiệp là tính tin cậy, đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua 4 khía cạnh: - Trình độ và năng lực để thực hiện công việc đạt kết quả cao - Đủ tiêu chuẩn hành nghề có nghĩa là phải làm việc theo đúng tiêu chuẩn, đúng quy trình công việc - Thẳng thắn, trong sạch và công bằng - Niềm tự hào vào nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp bao gồm sự tuân thủ các quy định của luật pháp và tinh thần của các văn bản. Đó là yếu tố văn hóa nghề nghiệp, lòng tự hào, trình độ giải quyết các tình huống trong thực tiễn 2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán  Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán là yếu tố quyết định đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những người làm nghề kinh doanh chứng khoán Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chức cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Để thu hút khách hàng thì yếu tố hàng đầu phải tạo ra là sự tin tưởng. bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các dịch vụ là uy tin của các tổ chức cung ứng. Trong phương diện này đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tài và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán  Thông qua các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lí được các tiêu chuẩn nghiệp vụ của công ty chứng khoán Nghề kinh doanh chứng khoán là một nghề được công nhận trong xã hội, bản thân người hành nghề chứng khoán cần được bảo vệ quyền lợi của mình trong các xung đột lợi ích trong và ngoài tổ chức.Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp cùa các nhà kinh doanh chứng khoán, tạo mối quan hệ đồng nghiệp tốt trong ngành chứng khoán. Đạo đức nghề nghiệp góp phần tạo sự tin tưởng vào trình độ, đạo đức của người kinh doanh chứng khoán. Thông qua đó tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. Điều này sẽ góp phần tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa người kinh doanh chứng khoán với nhau. Từ đó tạo động lực cho sự phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp hỗ trợ cho hệ thống pháp luật về chứng khoán, cụ thể các khuôn khổ pháp lí trong việc điều chỉnh hoạt động của các thành viên thị trường nhằm duy trì kỷ luật thị trường và thực thi pháp luật trên cơ sở tự nguyện.  Đảm bảo tính minh bạch của thị trường chứng khoán Hệ thống đạo đức nghề nghiệp phát huy tác dụng sẽ đem lại môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch hơn. Năm 1990, tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán đã soạn thảo bộ quy tắc quốc tế về đạo đức nghề nghiệp trên thị trường chứng khoán để: - Tạo ra các chuẩn mực cơ bản để thực hiện kinh doanh chứng khoán ở bất kỳ nơi nào, tăng cường hiểu biết và niềm tin cho nhà đâu tư, giao dịch qua biên giới với chi phí thấp và cơ hội lựa chọn lớn hơn. - Đối với nhà quản lí, quy tắc nghề nghiệp mang tính quốc tế sẽ giúp họ xử lý các tính huống tốt hơn, hỗ trợ và làm cơ sở tham chiếu cho việc xây dựng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại mỗi quốc gia. Tinh thần nổi bật và xuyên suốt bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là sự quan tâm tới mối quan hệ giữa công ty thành viên và khách hàng, bảo vệ lợi ích của khách hàng và duy trì uy tín của tổ chức hành nghề kinh doanh chứng khoán. II. Đạo đức nghề nghiệp đối với công ty Thành viên. 1. Những nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp đối với công ty thành viên Trong quá trình hoạt động, các công ty thành viên, nhất là các công ty chứng khoán luôn xác định khách hàng là trung tâm. Do đó, mọi hoạt động và chính sách của các công ty thành viên đều vì khác hàng và hướng tới khách hàng. Các công ty sẽ là người đồng hành trong việc tìm kiếm lợi ích của khách hàng.Vì vậy, chăm sóc lợi ích cho khách hàng chính là sơ sở bền chặt nhất để giữ khách hàng ở lại với công ty. Chính vì vậy, các công ty thành viên cần phải ban hành và đưa ra Bộ Quy Tắc Đạo Đức Nghề Nghiệp để giúp các công ty trở thành một định chế tài chính mẫn cán, trung thực nhắm phát triển các mục tiêu dài hạn của mình bằng cách đặt quyền lợi của các nhà đầu tư lên trên hết. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm:  Thực hiện nghiêm túc, cẩn thận các quy định nghề nghiệp Phải chú tâm và cẩn trọng trong công việc:Công ty thành viên phải xây dựng quy trình hoạt động,phải có đội ngũ cán bộ có trình độ,tận tụy và có trách nhiệm đối với công việc.Coi yếu tó con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới sự thành công và phát triển của công ty.  Tính trung thực, công bằng và công khai Sự tin tưởng là tài sản quý giá nhất của các công ty thành viên,là nền tảng của thương hiệu và danh tiếng của các công ty thành viên. Khách hàng dựa trên tính trung thực,công bằng và công khai của công ty và sự tin tưởng này cần được nuôi dưỡng và giữ gìn hàng ngày,Vì nó có thể hủy hoại trong phút chốc Công ty thành viên phải thực hiện nghiệp vụ trên cơ sở chuyên môn công bằng và rõ ràng.Việc cung cấp thông tin phải đầy đủ theo quy định của luật pháp(về hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách hàng,những thay đổi về các thông tin đã công bố,những thông tin báo cáo cơ quan quản lý…) Công ty thành viên không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình và không dùng những thông tin này để hướng dẫn đầu tư cho khách hàng. Điều 73 Luật chứng khoán của Việt Nam quy định: Công ty thành viên: - Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ,trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định. - Không được tiết lộ thông tin về khách hàng trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Không thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán. - Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp bộ tài chính có quy định khác - Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán,công ty quản lý quỹ không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần góp vốn của mình trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động,trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập,thành viên sáng lập khác trong công ty Công ty thành viên phải thưc hiện công việc một cách công bằng,không được tự quyết định mua bán chứng khoán cho khách hàng trừ trường hợp được khách hàng đồng ý,không được trực tiếp hoặc câu kết với khách hàng có những hành động hoặc che đậy hoặc giả tạo,không được sử dụng tài khoản giao dịch của khách hàng để mua bán chứng khoán cho riêng mình. - Về mặt thu nhập: Công ty thành viên không được có thu nhập trái phép thông qua nhiệm vụ của mình, không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản lợi ngoài thu thập thông thường.  Trong quan hệ với khách hàng Phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo tính chính xác,kịp thời,công bằng.Tài sản của khách hàng phải được tách bạch với tài sản của công ty.Tránh sự xung đột về lợi ích giữa khách hàng và công ty thành viên.Nếu có sự xung đột về lợi ích phải ưu tiên lợi ích của khách hàng trước,tránh việc trục lợi từ khách hàng thông qua các nghiệp vụ. Công ty thành viên phải bảo đảm tài sản cho khách hàng một cách an toàn thông qua hoạt động lưu giữ,bảo quản tài liệu chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán của khách hàng. Điều 81 Luật chứng khoán của Việt Nam quy định:Người hành nghề chứng khoán không được: - Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình làm việc. - Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác. - Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết. Người hành nghề chứng khoán phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong luật chứng khoán và điều lệ của công ty,không được vi phạm thứ tự ưu tiên khi thực hiện lệnh,không làm bất cứ một văn bản nào để hủy bỏ hoặc hạn chế trách nhiệm của mình đối với khách hàng.  Chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, quy chế,quy định của nghề kinh doanh chứng khoán. Công ty thành viên phải tuân thủ luật pháp,các quy định liên quan đồng thời phải ban hành quy trình,quy chế làm việc của công ty, trong đó quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên. Ngoài ra công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp trong toàn ngành chứng khoán nhằm đảm bảo hoạt động của các công ty thành viên sẽ vì lợi ích chung của toàn ngành chứng khoán và tuân thủ các quy định của nhà nước.  Tính bảo mật. Công ty thành viên phải giữ bí mật các thông tin của khách hàng,tách riêng số liệu của từng loại nghiệp vụ,nhân viên ở từng loại hình nghiệp vụ không được tiết lộ thông tin cho nhân viên ở các bộ phận khác Bên cạnh đó tình hình tài chính lành mạnh,có cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo khả năng cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả cho khách hàng 2. Nội dung cơ bản về đạo đức nghề nghiệp đối với công ty Thành viên - Nhân viên hoặc giám đốc công ty không bao giờ sử dụng hoặc cố ý sử dụng vị trí của mình ở công ty để đạt được lợi ích cá nhân không chính đáng cho bản thân mình, cho các thành viên trong gia đình mình, cho cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào bao gồm các khoản cho vay hoặc bảo lãnh. - Tất cả các thông tin đưa ra công chúng bao gồm cả hồ sơ gửi Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) phải đầy đủ, hợp lý, chính xác, đúng lúc và dễ hiểu. Cấm những hành vi xuyên tạc, bỏ sót có dụng ý, hoặc các nguyên nhân khác làm xuyên tạc, bỏ sót thông tin chính xác về công ty dù cho bên trong hay bên ngoài công ty. - Phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong mọi hành động của mình. - Không được sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho công ty hay cá nhân và không dùng những thông tin nội bộ để hướng dẫn đầu tư cho khách hàng. - Không được nói xấu hoặc đưa thông tin sai về công việc của doanh nghiệp và người hoạt động khinh doanh chứng khoán khác. - Có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành và phải đặt lợi ích chung của ngành bên cạnh lợi ích của công ty. III. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nhiệm vụ phân tích chứng khoán  Thông báo cho thủ trưởng biết về nguyên tắc nghề nghiệp Người làm nhiệm vụ phân tích chứng khoán phải có trách nhiệm thông báo cho thủ trưởng đơn vi biết về những quy tắc chuẩn mực mà đơn vị sử dụng. Việc thông báo phải nhanh chóng kịn thời, thông tin trung thực, chính xác.  Tuân thủ pháp luật, quy chế quy định về đạo đức nghề nghiệp Nhà phân tích chứng khoán phải chấp hành nghiêm chỉnh cá quy định của pháp luật, các quy chế về đạo đức nghề nghiệp và chấp hành kỷ luật. Bản thân họ cũng không được cấu kết hoặc giúp đỡ người khác vi phạm pháp luật, kể cả đạo đức nghề nghiệp của mình. Họ không được trục lợi từ thông tin nội bộ cho lợi ích của mình hay cho người khác. Nếu nhà phân tích đảm nhiêm chức vụ quản lý thì họ giám sát, ngăn ngừa không cho nhân viên của mình vi phạm đạo đức nghề nghiệp.  Phân tích và công bố thông tin chỉ dẫn và mua bán chứng khoán Nhà phân tích chứng khoán phải đưa ra các kết luận phân tích một các trung thực, có cơ sở lý luận và phân tích, không sao chép kết quả phân tích của người khác mà không công bố nguồn trích dẫn. Nhà phân tích phải công bằng với mọi khách hàng khi đưa ra kết quả phân tích, tư vấn, thông báo các thay đổi cơ bản của báo cáo phân tích, quyết định đầu tư cho khách hàng. Nhà phân tích phải thực hiện công việc của mình một cách cẩn trọng, có trách nhiệm trên cơ sở thông tin và phân tích thông tin cụ thể, rõ ràng. Kết quả phân tích của họ phải rõ ràng, tài liệu phân tích phải được bảo quản chặt chẽ để có thể chứng minh các đề xuất của mình. Luôn biểu hiện tinh thần trách nhiêm qua việc thường xuyên theo dõi kết quả phân tích của mình. Có trách nhiệm chỉ dẫn cho khách hàng mua bán các loại chứng khoán trên thị trường khi khách hàng có nhu cầu.  Tạo điều kiện cho khách hàng mua trước mình Nhà phân tích phải quan tâm đến quyền lợi của khách hàngđặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, nhất là mức độ cần thiết và môi trường kinh doanh của khách hàng, tính chất và chất lượng đầu tư của họ. Nhà phân tích phải công bố thông tin liên quan đến sản phẩm phân tích của mình một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Tạo điều kiện cho khách hàng mua trước mình. Trong quan hệ ứng xử với người khác, nhà phân tích phải giữ bí mật cho khách hàng trong phạm vi công việc của mình, trừ trường hợp đối với thông tin phạm pháp của khách hàng. Tuy vậy, phải bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng trong phạm vị trách nhiệm của mình.  Công bố những xung đột lợi ích Người làm nhiệm vụ phân tích có trách nhiệm diễn giải đầy đủ, rõ ràng những mâu thuẫn về quyền lợi hợp pháp giữa KH và công ty, công khai xung đột lợi ích một cách minh bạch cũng như diễn giải bằng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu và cung cấp thông tin liên quan. Đồng thời các phương pháp giải quyết được đưa ra bàn bạc cụ thể với khách hàng trong thời gian sớm nhất.  Các nguyên tắc ứng xử trong lĩnh vực thu nhập Nhà phân tích cũng phải duy trì tính độc lập và trung lập trong công việc. Đối với thu nhập của mình, nhà phân tích phải công khai các thu nhập của mình sẽ nhận được thông qua công việc cung cấp dịch cụ phân tích. Họ cũng không được nhân các công việc có tính cạnh tranh với chủ khi chưa có sự chấp nhận bằng văn bản của chủ mình, của người mình làm giúp. Tất cả những điều này thể hiện nguyên tắc ứng xử trong thu nhập mang tính chuyên nghiệp.  Không có những hành vi không xứng đáng với nghề nghiệp Nhà phân tích không được có những hành vi phản lại nghề nghiệp của mình như vi phạm pháp luật, có thái độ biểu hiện là người không trung thực, không tin cậy hoặc không phù hợp với nghề phân tích chứng khoán như: - Truyền bá những thông tin mang tính xuyên tạc, đồn thổi hoặc dèm pha khách hàng, đối tác, đồng nghiệp và các thành viên trên TTCK. - Tham gia cách làm sai lệch giá thị trường hoặc thổi phồng khối lượng giao dịch thị trường gây ra nhận thức sai lệch về thị trường. - Sử dụng các thông tin nội gián để khuynh đảo và ảnh hưởng đến giá trị CK đầu tư, tiếc lộ những thông tin mật của công ty cho khách hàng. - Tuyệt đối bảo mật tất cả những thông tin của KH cũ, hiện tại và khách tiềm năng mà không có sự đồng ý của khách hàng ngoại trừ các trường hợp. IV. Nội dung đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm Marketing 4.1. Tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng - Điều cần thiết đối với người làm marketing chuyên nghiệp trước khi cung cấp dịch vụ cho KH là phải thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến KH. - Các nhà mareking thường thu thập tổng hợp thông tin thông qua việc KH khai tại các mẫu đơn, hỏi trực tiếp hoặc các hình thức khác để tổng hợp số liệu liên quan. Sau khi nhận được những thông tin liên quan các nhà marketing sẽ ghi lại và lưu giữ trong máy tính. - Nếu KH từ chối việc cung cấp thông tin các nhà marketing sẽ cố gắng hàn gắn thông tin bằng cách thu thập cho được thông tin KH 4.2. Hướng dẫn hợp lý - Lời chỉ dẫn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư của KH . - Lời hướng dẫn phải tính đến việc phân bổ rủi ro trong đầu tư cho KH, nhất là những rủi ro có thể làm cho KH không đạt được lợi nhuận như mong muốn. - Lời hướng dẫn phải là những số liệu thông tin công khai trước công chúng, không được dùng số iệu thông tin không có cơ sở. - Lời hướng dẫn liên quan đến quy mô đầu tư và tần số mua bán phải phù hợp với từng KH và phải tính đến địa vị tài chính và mục đích đầu tư của KH. - Các nhà mareting không được đảm bảo và hứa về lợi ích mà KH sẽ thu được từ việc mua bán CK kể cả lời nói hay bằng văn bản. 4.3. Thực hiện theo lệnh của khách hàng - Nhà marketing phải thực hiện lệnh mua bán theo dõi nhu cầu của KH theo thứ tự các bước quy định sẵn. Việc chuyển lệnh phải đúng theo lệnh đặt của KH và cố gắng thực hiện lệnh với giá tốt nhất tại thời điểm đó. - Nhà marketing không được quyền chuyển giao dịch khi biết KH quyết dịnh mua bán thông qua việc sử dụng thông tin nội gián, không được quyết định mua hay bán thay cho KH. 4.4. Cư xử công bằng - Người làm marketing CK giỏi bao giờ cũng cư xử với KH một cách công bằng. Họ sẽ thường xuyên hướng dẫn và thực hiện lệnh cho KH một cách bình đẳng không phân biệt đối xử. 4.5. Không sử dụng tài sản hoặc tài khoản của khách hàng - Một nguyên tắc xuyên suốt của nhiều TTCK là nhà marketing không bao giờ lợi dụng tài sản hay tài khoản giao dịch của KH và phải trung thực nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng chức năng 4.6. Công bố những xung đột và lợi ích - Nếu có xung đột về lợi ích giữa công ty và KH hoặc giữa nhà marketing với KH mà có thể tác động đến kết quả đầu tư của KH, nhà marketing phải công bố rõ những thông tin liên quan đến xung đột trên cho KH để họ đánh giá, xem xét đầu tư. 4.7. Giữ bí mật cho khách hàng - Một điều cần thiết trong hoạt động của các nhà marketing là giữ bí mật, không được công bố thông tin cá nhân, thông tin mua bán thị trường hoặc thông tin liên quan đến tài chính của KH cho người khác biết. Theo quan niệm chung, hành động trên có tểh rác động đến lợi ích và hình ảnh của KH, trừ trường hợp có sự chấp thuận của chính KH hoặc việc công bố theo quy định pháp luật về chứng khoán. Như vậy dù hoạt động ở bất kì vị trí nào trong ngành chứng khoán các thành viên đều phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra hiệu quả và ổn định [...]... những doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh chứng khoán với mức phạt tương xứng Đạo đức trong kinh doanh chứng khoán là một vấn đề khá mới mể tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam hiện nay đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho doanh nghiêp và cho người dân Có được yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy vọng trong thời gian tới vấn đề đạo đức trong kinh. .. có cơ sở đánh giá và ra quyết định có chấp thuận việc bổ nhiệm nhân sự của CTCK hay không PHẦN 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I Phương hướng Qua những ví dụ thực tế về tình trạng đạo đức trong kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam Chúng ta có thể thấy một số tín hiệu khả quan, nhưng hiểu biết về đạo đức trong kinh doanh chứng khoán của... doanh nghiệp ở Việt Nam còn có nhiều thiếu sót nghiêm trọng những thiếu sót này gây tác hại cho người tiêu dùng, giới kinh doanh, xã hội và đặc biệt là doanh nghiệp Chúng tôi xin đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đạo đức trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam: + Xây dựng các khung pháp lý (kể cả luật chứng khoán) và ban hành, hoàn thiện Bộ quy tắc Đạo đức Nghề. .. của giới chứng khoán tại Việt Nam) , cho rằng nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà với thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bởi họ chưa tin vào tính minh bạch của thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ quan này và Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã ký một chương trình hợp tác, trong đó có chủ trương xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trên thị trường chứng khoán Theo kế hoạch, trong năm... thiện pháp luật về kinh doanh chứng khoán Nếu luật quy định chặt chẽ hơn thì sẽ tránh được việc các doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở của luật mà trốn tránh nghĩa vụ của mình Chính vì thế để nâng cao đạo đức trong kinh doanh chứng khoán thì chính phủ cần hoàn thiện các văn bản luật vì luật pháp chính là khung dễ thấy nhất cho đạo đức kinh doanh  Cần nâng cao nhận thức về đạo đức trong kinh doanh chứng. .. chứng khoán tại Việt Nam Mục đích của kinh doanh chứng khoán là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng đạo đức trong kinh doanh chứng khoán cũng là một vấn đề quan trọng Hầu hết các doanh nghiệp đều thừa nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan trọng Tuy nhiên các doanh nghiệp lại lúng túng khi đưa vấn đề này vào các hoạt động của mình Sau đây là một số gợi ý : + Quan điểm và sự gương mẫu của nhà lãnh đạo. .. riêng II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỨC TRONG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN  Cần nghiên cứu để bổ sung hoàn thành khung luật pháp Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho đạo đức kinh doanh Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng yếu kém trong kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam hiện nay xuất phát từ nhiều khoảng trống trong hệ thống luật Chế tài xử phạt của pháp luật hiện tại còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe... làm việc trong môi trường ấy Hậu quả là những doanh nghiệp trung thực, chân chính mất cơ hội phát triển Tại Diễn đàn thị trường chứng khoán 2005 do Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán mới tổ chức tại Hà Nội, hơn 100 nhà đầu tư phía Bắc yêu cầu Hiệp hội cần sớm ban hành quy chế đạo đức nghề nghiệp và tổ chức thực hiện tốt để góp phần tích cực tạo niềm tin cho công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán Ông... huấn luyện về đạo đức + Xây dựng các kênh thông tin  Cần có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức trong công việc kinh doanh của mình Đạo đức là một phạm trù mà con người luôn vươn cần vươn lên để đạt tới nó Rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật rất nhiều với đạo đức trong kinh doanh , vấn đề còn phức tạp hơn vì việc tuân thủ đạo đức trong ngắn hạn... ngắn hạn thường không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính trong doanh nghiệp Vì vậy các cơ quan có liên quan tới việc kinh doanh chứng khoán cần có những giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh chứng khoán Và các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này… ngược lại những cơ . nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở thị trường Việt Nam hiện nay trên cơ sở những kiến thức đã học ở môn Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán để nêu lên thực trạng của thị trường chứng. NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Phương hướng Qua những ví dụ thực tế về tình trạng đạo đức trong kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. Chúng. chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo hoạt động của thị trường chứng khoán diễn ra hiệu quả và ổn định Phần 2: Thực trạng đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam I.

Ngày đăng: 15/07/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan