Thể chế chính trị singapore

64 4.2K 19
Thể chế chính trị singapore

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Singapore là một quốc gia nhỏ ở châu Á, nằm ở phía Nam bán đảo Malaysia, là cầu nối châu Á với Châu Đại Dương, trên đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, gồm 54 đảo nhỏ và 9 bãi đá ngầm. Năm 1963, để thoát ách thống trị của Anh và để có nền tảng kinh tế vững chắc, Singapore sáp nhập với Liên bang Malaysia, hai năm sau đó (1965), do căng thẳng giữa người Hoa và người Mã Lai, Singapore rút ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung (ngày 22 – 12 – 1965). Ngày độc lập, Singapore “ngoài đất đai và con người, gần như không có gì cả”, kinh tế suy thoái trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, giáo dục, y tế, văn hóa lạc hậu, xung đột tôn giáo, dân tộc, phong trào công nhân, học sinh diễn ra không ngừng, quan hệ quốc tế gặp nhiều trở ngại và quan hệ kinh tế bị cắt đứt. Trải qua 45 năm phấn đầu bền bỉ, trên một mảnh đất nghèo nàn (633 km2), Singapore ngày nay là một quốc gia đô thị hiện đại của Đông Á với diện tích 697 km2, số dân khoảng trên 5 triệu người – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thức của khu vực và đang tập trung phấn đấu thành nước công nghiệp phát triển hàng đầu của châu Á. Kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập từ năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 537 USD năm 2009 (tăng 100 lần so với 365 USDngười trong năm 1965) – trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6, 975 USD. Theo “Báo cáo phát triển Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore. Đặc biệt, Singapore là một nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13.5% là người gốc Mã Lai, 9% là người Ấn, 1 – 2% là người dân tộc khác), đa tôn giáo (có 5 tôn giáo lớn là Kito giáo gồm Tin lành và Thiên chúa giáo: 14.6%, Phật giáo: 42.5%, đạo Lão: 8.5%, Hồi giáo 14.9%, Ấn Độ giáo: 4%, còn lại 0.6% dân số theo các tôn giáo khác là 14.8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình thức tín ngưỡng dân gian) nhưng đất nước Singapore luôn tồn tại trong một môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận. Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ đó có thể kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng (pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài, tiếng Anh được chọn làm quốc ngữ , kiên quyết chống tham nhũng, trả lương cho công đức xứng đáng… thì những thành tựu đó có được phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng nhân dân hành động trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân và chính phủ quản trị tốt, các tổ chức chính trị xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng. Sau đây là khái quát về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự phát triển của Singapore. Phần nội dung I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN HÀNH ĐỘNG (PAP) SINGAPORE Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ chế đa đảng nhưng chỉ có một Đảng nổi trội. Mặc dù có rất nhiều đảng chính trị tồn tại ở Singapore, nhưng chỉ có một đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm quyền trong suốt 50 năm qua. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và không đồng nhất, phần nhiều trong số đó hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ hoặc là công cụ cho những người đứng đầu. Việc có nhiều đảng phái chính trị hoạt động không nói lên được sức mạnh của phe đối lập trong hệ thống chính trị Singapore. Ngoài Đảng Nhân dân hành động (PAP), các đảng khác không có ảnh hưởng gì đáng kể đến hệ thống chính trị. 1. Vài nét về Đảng Nhân dân hành động (PAP) Trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa giành độc lập dân tộc Singapore đã xuất hiện nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng này đều không phát huy được vai trò của mình trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Năm 1953, Chính phủ Anh giao cho George Render xem xét lại bản Hiến pháp thuộc địa. George Render khi đó đã đề nghị thiết lập nghị viện lập pháp cho chính thể dân chủ Singapore. Quyết định này đã thúc đẩy các đảng chính trị ở Singapore phát triển và bước vào tranh cử. Hơn 1, 500 người đã đổ về Hội trường Tưởng niệm chiến thắng vào sáng Chủ nhật 21 – 11 – 1954 để chờ đón đại hội đầu tiên của Đảng Nhân dân hành động – PAP, được bắt đầu với một nhóm các chuyên gia, những người trẻ tuổi trở về Singapore sau khi tốt nghiệp các trường đại học ở Anh đầu thập niên 1950 và những người cam kết xóa bỏ sự thống trị của thực dân Anh nhằm xây dựng một Malaysia độc lập, không chủ nghĩa cộng sản, bao gồm cả Singapore, trong số đó, trước hết phải kể đến Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), Goh Keng Swee, Toh Chin Chye và S. Rajaratnam). Vào thập niên năm 1950, PAP đóng vai trò là đảng cánh tả của các nghiệp đoàn. Đảng này bắt đầu kiểm soát chính quyền từ cuộc bầu cử quan trọng vào Hội đồng Lập pháp năm 1959, cuộc bầu cử tự trị đầu tiên của Singapore. PAP đã tranh cử tất cả các ghế, và giành được 43 trên 51 ghế. Người đứng đầu nhóm chuyên gia – Lý Quang Diệu, được cử làm thủ tướng, sau khi các thành viên cánh tả của PAP bị bắt vì lý do chính trị trước đó được thả ra. Tuy nhiên, trong nội bộ đảng diễn ra một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những người cấp tiến được đào tạo tại Anh và những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Nhóm cánh tả đe dọa sẽ chuyển sự ủng hộ từ Lý Quang Diệu sang David Marshall (lãnh tụ của Đảng đối lập) nếu Lý Quang Diệu không có những cải cách đáng kể về tình trạng đàn áp (bao gồm: thiếu quyền tự do công dân, việc tiếp tục câu lưu và bắt giữ các nhân vật chính trị dưới Luật Nội an của Hội đồng Nội an (Internal Security Council), hạn chế quyền công dân của các nhân vật thuộc cánh tả, hạn chế các phong trào liên kết của các công đoàn thương mại có xu hướng xây dựng các cơ sở chính trị, và cuối cùng là sự mất dân chủ ngày càng lớn ngay trong PAP). Các bất đồng trong PAP không giải quyết được dẫn đến sự ly khai và sự thành lập của Đảng Barisan Sosialis bởi các lãnh đạo nghiệp đoàn cánh tả và thành viên ly khai (hay bị đuổi) khác của PAP. Lý Quang Diệu vẫn tiếp tục nắm quyền với PAP còn lại. Sau cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập Singapore vào Liên bang Malaysia năm 1962, PAP đã tăng cường vị trí độc tôn quyền lực bằng cách đàn áp các đảng đối lập. Tháng 2 năm 1963, một chiến dịch mang tên Operation ColdStore bắt giữ hơn 100 nhân vật hoạt động chính trị cánh tả quan trọng hoặc nổi tiếng được Hội đồng Nội an tiến hành. Ngay sau vụ bắt giữ và đàn áp, PAP tổ chức một cuộc bầu cử đột xuất. Kết quả là Barisan được 33.3% phiếu bầu và giành được 13 ghế, PAP giành được 46.9% phiếu bầu và giành được 37 ghế. Khi Quốc hội mới tuyên thệ, ba dân biểu của Barisan đã bị bắt và hai người phải bỏ trốn ra nước ngoài. Tổng Thư ký Đảng Barisan đã tẩy chay vị trí đại biểu quốc hội của mình. Sau đó, việc 7 dân biểu Barisan còn lại lần lượt từ chức đã cho phép PAP nắm giữ hoàn toàn số ghế trong quốc hội và từ đó không còn tiếng nói chính trị đối lập nào.

Lời nói đầu Singapore là một quốc gia nhỏ ở châu Á, nằm ở phía Nam bán đảo Malaysia, là cầu nối châu Á với Châu Đại Dương, trên đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, gồm 54 đảo nhỏ và 9 bãi đá ngầm. Năm 1963, để thoát ách thống trị của Anh và để có nền tảng kinh tế vững chắc, Singapore sáp nhập với Liên bang Malaysia, hai năm sau đó (1965), do căng thẳng giữa người Hoa và người Mã Lai, Singapore rút ra khỏi Malaysia, trở thành một quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung (ngày 22 – 12 – 1965). Ngày độc lập, Singapore “ngoài đất đai và con người, gần như không có gì cả”, kinh tế suy thoái trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, giáo dục, y tế, văn hóa lạc hậu, xung đột tôn giáo, dân tộc, phong trào công nhân, học sinh diễn ra không ngừng, quan hệ quốc tế gặp nhiều trở ngại và quan hệ kinh tế bị cắt đứt. Trải qua 45 năm phấn đầu bền bỉ, trên một mảnh đất nghèo nàn (633 km 2 ), Singapore ngày nay là một quốc gia đô thị hiện đại của Đông Á với diện tích 697 km 2 , số dân khoảng trên 5 triệu người – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, nghệ thuật, tri thức của khu vực và đang tập trung phấn đấu thành nước công nghiệp phát triển hàng đầu của châu Á. Kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập từ năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36, 537 USD năm 2009 (tăng 100 lần so với 365 USD/người trong năm 1965) – trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6, 975 USD. 1 Theo “Báo cáo phát triển Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore. 2 Đặc biệt, Singapore là một nước đa dân tộc (74,5% là người Hoa, 13.5% là người gốc Mã Lai, 9% là người Ấn, 1 – 2% là người dân tộc khác), đa tôn giáo (có 5 tôn giáo lớn là Kito giáo gồm Tin lành và Thiên chúa giáo: 14.6%, Phật giáo: 42.5%, đạo Lão: 8.5%, Hồi giáo 14.9%, Ấn Độ giáo: 4%, còn lại 0.6% dân số theo các tôn giáo khác là 14.8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình thức tín ngưỡng dân gian) nhưng đất nước Singapore luôn tồn tại trong một môi trường xã hội hòa hợp, đồng thuận. Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ đó có thể kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (ideology of survival), ý thức hệ thực dụng (pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng người tài, tiếng 1 Theo www.tamnhin.net ngày 19 – 11 - 2010 2 Theo www.vn.express.net ngày 9 – 10 - 2011 1 Anh được chọn làm quốc ngữ 1 , kiên quyết chống tham nhũng, trả lương cho công đức xứng đáng… 2 thì những thành tựu đó có được phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng nhân dân hành động trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân và chính phủ quản trị tốt, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được sức mạnh của cộng đồng. Sau đây là khái quát về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự phát triển của Singapore. 1 Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Nắm vững Tiếng Anh , đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây.” 2 Hiện nay tiền lương của các bộ trưởng và Thủ tướng Singapore thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Lương của Thủ tướng Singapore cao gấp hai lần Thủ tướng Nhật Bản và gấp khoảng 4 lần Tổng thống Mỹ - khoảng 1.7 triệu USD/năm. 2 Phần nội dung I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN HÀNH ĐỘNG (PAP) SINGAPORE 1 Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ chế đa đảng nhưng chỉ có một Đảng nổi trội. Mặc dù có rất nhiều đảng chính trị tồn tại ở Singapore, nhưng chỉ có một đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm quyền trong suốt 50 năm qua. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và không đồng nhất, phần nhiều trong số đó hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ hoặc là công cụ cho những người đứng đầu. Việc có nhiều đảng phái chính trị hoạt động không nói lên được sức mạnh của phe đối lập trong hệ thống chính trị Singapore. Ngoài Đảng Nhân dân hành động (PAP), các đảng khác không có ảnh hưởng gì đáng kể đến hệ thống chính trị. 1. Vài nét về Đảng Nhân dân hành động (PAP) Trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa giành độc lập dân tộc Singapore đã xuất hiện nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng này đều không phát huy được vai trò của mình trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Năm 1953, Chính phủ Anh giao cho George Render xem xét lại bản Hiến pháp thuộc địa. George Render khi đó đã đề nghị thiết lập nghị viện lập pháp cho chính thể dân chủ Singapore. Quyết định này đã thúc đẩy các đảng chính trị ở Singapore phát triển và bước vào tranh cử. Hơn 1, 500 người đã đổ về Hội trường Tưởng niệm chiến thắng vào sáng Chủ nhật 21 – 11 – 1954 để chờ đón đại hội đầu tiên của Đảng Nhân dân hành động – PAP, được bắt đầu với một nhóm các chuyên gia, những người trẻ tuổi trở về Singapore sau khi tốt nghiệp các trường đại học ở Anh đầu thập niên 1950 và những người cam kết xóa bỏ sự thống trị của thực dân Anh nhằm xây dựng một Malaysia độc lập, không chủ nghĩa cộng sản, bao gồm cả Singapore, trong số đó, trước hết phải kể đến Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), Goh Keng Swee, Toh Chin Chye và S. Rajaratnam). Vào thập niên năm 1950, PAP đóng vai trò là đảng cánh tả của các nghiệp đoàn. Đảng này bắt đầu kiểm soát chính quyền từ cuộc bầu cử quan trọng vào Hội 1 Theo TS. Tống Thức Thảo, TS. Bùi Việt Hương (Viện Chính trị học – Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). 3 đồng Lập pháp năm 1959, cuộc bầu cử tự trị đầu tiên của Singapore. PAP đã tranh cử tất cả các ghế, và giành được 43 trên 51 ghế. Người đứng đầu nhóm chuyên gia – Lý Quang Diệu, được cử làm thủ tướng, sau khi các thành viên cánh tả của PAP bị bắt vì lý do chính trị trước đó được thả ra. Tuy nhiên, trong nội bộ đảng diễn ra một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những người cấp tiến được đào tạo tại Anh và những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Nhóm cánh tả đe dọa sẽ chuyển sự ủng hộ từ Lý Quang Diệu sang David Marshall (lãnh tụ của Đảng đối lập) nếu Lý Quang Diệu không có những cải cách đáng kể về tình trạng đàn áp (bao gồm: thiếu quyền tự do công dân, việc tiếp tục câu lưu và bắt giữ các nhân vật chính trị dưới Luật Nội an của Hội đồng Nội an (Internal Security Council), hạn chế quyền công dân của các nhân vật thuộc cánh tả, hạn chế các phong trào liên kết của các công đoàn thương mại có xu hướng xây dựng các cơ sở chính trị, và cuối cùng là sự mất dân chủ ngày càng lớn ngay trong PAP). Các bất đồng trong PAP không giải quyết được dẫn đến sự ly khai và sự thành lập của Đảng Barisan Sosialis bởi các lãnh đạo nghiệp đoàn cánh tả và thành viên ly khai (hay bị đuổi) khác của PAP. Lý Quang Diệu vẫn tiếp tục nắm quyền với PAP còn lại. Sau cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập Singapore vào Liên bang Malaysia năm 1962, PAP đã tăng cường vị trí độc tôn quyền lực bằng cách đàn áp các đảng đối lập. Tháng 2 năm 1963, một chiến dịch mang tên Operation ColdStore bắt giữ hơn 100 nhân vật hoạt động chính trị cánh tả quan trọng hoặc nổi tiếng được Hội đồng Nội an tiến hành. Ngay sau vụ bắt giữ và đàn áp, PAP tổ chức một cuộc bầu cử đột xuất. Kết quả là Barisan được 33.3% phiếu bầu và giành được 13 ghế, PAP giành được 46.9% phiếu bầu và giành được 37 ghế. Khi Quốc hội mới tuyên thệ, ba dân biểu của Barisan đã bị bắt và hai người phải bỏ trốn ra nước ngoài. Tổng Thư ký Đảng Barisan đã tẩy chay vị trí đại biểu quốc hội của mình. Sau đó, việc 7 dân biểu Barisan còn lại lần lượt từ chức đã cho phép PAP nắm giữ hoàn toàn số ghế trong quốc hội và từ đó không còn tiếng nói chính trị đối lập nào. Hiện nay, có khoảng 20 đảng chính trị đăng ký hoạt động ở Singapore. 1 Song PAP vẫn giữ vững địa vị cầm quyền của mình với những chiến thắng liên tiếp trong các cuộc bầu cử phổ thông. PAP có hơn 3 vạn đảng viên (chiếm khoảng 1 Singapore còn có các đảng phái chính trị khác như: Đảng Dân chủ Singapore (Singapore Democratic Party – SDP); Đảng Lao động (Workers’ Party – WP); Đảng Cải cách (Reform Party); Đảng Liên minh Dân chủ Singapore (Singapore Democratic Allinance – SDA)…. 4 1% dân số), được tổ chức chặt chẽ và không ngừng nâng cao uy tín trong việc lãnh đạo đất nước Singapore. 2. Mô hình tổ chức của PAP a. Hệ tư tưởng của PAP PAP, trong Cương lĩnh của mình, tự cho mình là phong trào toàn quốc để phục vụ đất nước và thúc đẩy sự thịnh vượng của người dân. Dựa theo khuôn mẫu Gramsci cổ điển và kinh nghiệm của các nhóm hoạt động chính trị trong việc chuyển đổi đường hướng và cách thức hoạt động chính trị, nhóm chuyên gia được đào tạo ở Anh đã chủ động rời bỏ tầng lớp và giai cấp thống trị để tham gia vào khuynh hướng xã hội chung của thời đại đang được nhiều người ủng hộ. Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ chung là chống thực dân. Về cơ bản, PAP đã nắm bắt được nguyện vọng sâu xa của các tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ. Việc tập hợp lại với một khẩu hiệu như vậy và việc tạo nên một mối quan tâm lớn và sự đồng thuận của xã hội, về mặt cảm tính, đã biến họ thành một tổ chức chính trị dành được vai trò lãnh đạo về ý thức hệ. Tuy nhiên, để thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, nhóm chuyên gia phải hình thành một liên minh với các nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội cánh tả khác. Liên minh này cũng tìm kiếm sự ủng hộ và quan tâm từ giới công nhân cũng như tầng lớp dân chúng chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Trung Hoa. Ngay từ ngày đầu thành lập, Singapore phải đối diện với nhiều mối nguy sinh tử. Cho nên ngay từ những năm đầu cầm quyền của PAP, tư tưởng về sự tồn vong là trung tâm trong chính trị Singapore. Theo Diane Mauzy và R.S. Milne, các nhà nghiên cứu Singapore đã đưa ra bốn điểm chính trong “hệ tư tưởng” của PAP gồm: - Chủ nghĩa thực dụng; - Chế độ nhân tài; - Chủ nghĩa đa sắc tộc; - Các giá trị châu Á hay chủ nghĩa cộng đồng; Đối diện với một nền kinh tế kém phát triển và một xã hội phức tạp với nhiều sắc tộc và nhiều ngôn ngữ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Singapore là mối quan tâm hàng đầu của PAP. Từ đó, “ý thức hệ sống còn” đã được khai sinh. Với 5 năng lực và lòng nhiệt tình đặc trưng, các nhà lãnh đạo PAP đã đặt ra mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập. b. Mô hình tổ chức của PAP PAP áp dụng hình thức tập trung quyền lực cao độ. Nó được đặc trưng bởi tác phong từ trên xuống, các chức vụ được chỉ định hơn là bầu cử, thiếu sự kiểm soát mang tính thể chế đối với quyền lực của thủ tướng và nội các, mất nhiều nỗ lực để tuyên truyền các quyết định và chính sách của chính phủ đến người dân hơn là tập trung ý kiến của công chúng. Mức độ tập trung cao này tương đối thuận tiện ở một đất nước tương đối nhỏ và ít dân. Điều này có ảnh hưởng lớn đến mô hình tổ chức và hoạt động của PAP. PAP không phải là một chính đảng mang tính chất quần chúng mà là đảng của tầng lớp tinh hoa trong xã hội của Singapore. PAP được tổ chức chặt chẽ theo ba cấp trung ương, quận, chi bộ và gồm hai loại đảng viên: đảng viên thường và đảng viên cốt cán. Đảng viên của PAP phải là người Singapore, từ 17 tuổi trở lên, không tham gia bất cứ đảng phái chính trị nào, chấp hành tốt cương lĩnh của Đảng và phải trải qua một cuộc phỏng vấn của PAP. Số lượng đảng viên cốt cán của đảng này hạn chế, chỉ bao gồm những người ưu tú nhất trong Đảng. Về mặt tổ chức, đứng đầu PAP là Ủy ban Chấp hành Trung ương (Central Executive Committee – CEC). Năm 1954, Điều lệ của PAP quy định CEC gồm 12 thành viên được bầu trực tiếp bởi các đảng viên trong hội nghị phổ thông hằng năm. CEC sẽ bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, trợ lý bí thư, thủ quỹ, trợ lý thủ quỹ. Cách làm này kéo dài đến tháng 8 năm 1957, khi 6 thành viên ủng hộ chủ nghĩa cộng sản trong Đảng trúng cử. Năm 1958, Đảng sửa đổi Điều lệ để tránh những việc như vậy diễn ra. Sự sửa đổi này yêu cầu tổng số thành viên của CEC lên tới 18 người do Tổng bí thư đứng đầu, 2/3 số đó sẽ do các đảng viên cốt cán bầu ra trong Hội nghị của Đảng được tổ chức hai năm một lần và 1/3 do chỉ định (những người được chỉ định do các đảng viên cốt cán giới thiệu); những đảng viên cốt cán này sẽ được lựa chọn bởi đa số phiếu trong Ủy ban. Hiện nay PAP có trên 3 vạn đảng viên nhưng chỉ có khoảng 1000 ngàn viên cốt cán. Đây là những nhân vật được xếp vào tầng lớp tinh hoa chính trị, là những người bầu ra lãnh đạo cao nhất của Đảng và vạch ra chủ trương, chính sách của Đảng. Hệ thống đảng viên cốt cán của Đảng là chìa khóa để duy trì kỷ luật và quyền lực 6 trong Đảng. Những nhân vật nòng cốt không được công khai, danh sách những nhân vật cốt cán không bao giờ được công bố. Quyền lực chính trị được tập trung vào CEC do Tổng bí thư lãnh đạo. Hầu hết thành viên của CEC đồng thời là thành viên nội các. Từ năm 1957 trở đi, luật quy định rằng CEC mãn nhiệm sẽ đưa danh sách giới thiệu các ứng cử viên để các đảng viên cốt cán bầu ra CEC nhiệm kỳ tiếp theo. Điều này gần đây đã thay đổi, CEC giới thiệu 8 thành viên và Đảng sẽ họp kín lựa chọn 10 thành viên còn lại. Ở cấp tiếp theo là Ủy ban Điều hành (Headquarter Executive Committee – HQ exco) thực hiện các công tác hành chính của Đảng và giám sát 12 tiểu ban gồm các tiểu ban: - Bổ nhiệm và quan hệ nhánh (Branch Appointments and Relations) - Quan hệ cử tri (Constituency Relations) - Thông tin và phản hồi (Information and Feedback) - Truyền thông (New Media) - Các vấn đề người Malay (Malay Affairs) - Tuyển đảng viên và lựa chọn cán bộ (Membership Recruitment and Cadre Selection) - Khen thưởng PAP (PAP Awards) - Giáo dục Chính trị (Political Education) - In ấn và xuất bản (Publicity and Publication) - Xã hội và giải trí (Social and Recreational) - Phong trào phụ nữ (Women’s Wing) - Phát triển đảng viên mới (Young PAP) Nhân sự của CEC cũng chính là những người sẽ tham gia nội các. CEC và nội các chính phủ thực tế không có sự phân biệt rõ ràng. Chủ tịch CEC chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn quyền lực thực sự lại nằm trong tay Tổng bí thư của Đảng, 7 vị trí do Lý Quang Diệu nắm giữ từ ngày thành lập đảng, sau đó là Goh Chok Tong) và hiện nay là Lý Hiển Long. 1 Bổ sung cho CEC là các nhánh, các đơn vị cơ sở của Đảng ở tất cả các đơn vị bầu cử. Các nhánh này do các ủy ban chuyên trách riêng điều hành, đứng đầu thường là đại biểu quốc hội của khu vực đó. Để tránh việc cánh tả tham gia vào nội các, CEC phê chuẩn tất cả các thành viên ủy ban trước khi đặt họ vào một chức vụ nào đó. Một nửa số ủy viên hội đồng được bầu ra; nửa còn lại do chủ tịch ở các khu vực đề nghị. Hoạt động của các nhánh do các cơ quan đầu não của Đảng điều hành thông qua các cuộc họp hằng tháng giữa các thành viên cốt cán của Đảng với Hội đồng Chấp hành Khu vực. Những cuộc họp hằng tháng là nơi những người đứng đầu của Đảng thông báo các chính sách của Đảng đến thành viên các nhánh và là một cách để duy trì sự giám sát đối với các hoạt động ở địa phương. Ở đỉnh cao nhất trong hệ thống thứ bậc là các bộ trưởng của nội các, những người đồng thời là thành viên của Quốc hội và CEC, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của PAP. Trong số các bộ trưởng này, hạt nhân cốt lõi là 5 thành viê. Bên dưới nhóm này là tầng lớp các công chức cao cấp, những người ngoài nhiệm vụ chính thức của họ còn đóng các vai trò quản lý và tư vấn với tư cách là những người điều hành hội đồng thành phố và các cơ quan pháp luật. Các thành viên PAP trong quốc hội không phải là các bộ trưởng trong nội các hay chính phủ cũng có xu hướng đóng các vai trò ở mức độ này trong thứ bậc quyền lực, làm cầu nối giữa chính phủ và quần chúng nhân dân. PAP không thực hiện nguyên tắc bầu cử các cơ quan đảng từ cơ sở đến trung ương. Chỉ những người là đảng viên cao cấp, những người ưu tú nhất của đảng, nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước và chủ kinh doanh lớn mới có quyền bầu cử Ủy ban Chấp hành của Đảng. Việc thảo ra những quan điểm và đường lối chính trị của Đảng là do tầng lớp trên của ban lãnh đạo đảng tiến hành. c. Các cơ sở chính trị nhánh Mặc dù tính chính danh trong quyền lãnh đạo của PAP được xác định và thể hiện ở sự thành công về mặt kinh tế của Singapore, nhưng để có được một vị trí thống lĩnh và chi phối chính trường một cách tuyệt đối, PAP - từ những ngày đầu tham gia chính trường Singapore, đã dựa vào những cơ sở chính trị nhánh 1 Lee Hsien Loong, Thủ tướng thứ ba và đương nhiệm của Singapore, đồng thời là Tổng bí thư của PAP, con trai cả của ông Lý Quang Diệu – Lee Kuan Yew 8 (parapolitical institutions) để củng cố vị trí. Bằng cách áp dụng chính sách “huy động và tham gia có điều khiển” (controlled mobilization and participation), những cơ sở chính trị nhánh này vừa có mục đích hướng dẫn những nhân tài và thu dụng họ cho các lĩnh vực khác nhau của chính phủ. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò như một môi trường truyền thông kiến tạo một hệ thống thông tin giữa người dân và chính quyền. Một khi điều khiển được những kênh thông tin hiệu quả như vậy và ngăn không cho các lực lượng đối lập tiếp cận với các cơ sở chính trị này, PAP đã thành công trong việc góp phần cô lập các đảng đối lập. Ba loại hình “cơ sở chính trị nhánh” chính là: Trung tâm cộng đồng (community Center – CC), Ủy ban tư vấn công dân (Citizen’s Consultative Committees – CCCs) và Ủy ban địa phương (Town Council – TC). Trung tâm cộng đồng (CC): trong những năm đầu thập niên 1960, sau khi bị tách ra trong PAP giữa hai phe: phe cộng sản (Barisan Sosialis) và phe Tây học thân phương Tây (PAP), trong tình thế khó có thể củng cố được lực lượng trong một khoản thời gian ngắn ở một giai đoạn lịch sử quan trọng, các lãnh đạo PAP đã dựa vào các CCC để tuyên truyền và củng cố những ảnh hưởng tới những cơ sở ở các khu vực dân cư. Kinh nghiệm nhận được và sự thành công trong chiến lược này là một nguyên nhân để PAP thúc đẩy việc mở rộng một cách có kiểm soát các cơ sở “chính trị nhánh” tương tự sau này. Các trung tâm này có một vai trò tích cực trong việc truyền bá các chủ trương, chính sách của nhà nước và hỗ trợ trong nỗ lực hình thành một số quốc gia. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong việc củng cố quyền lực của PAP bằng cách tăng cường ảnh hưởng và sự hiện diện của PAP xuống tới các khu vực dân cư nghèo khó. Ủy ban tư vấn công dân (CCCs): các CCCs được thành lập vào năm 1965 và là một phần trong cơ chế tìm kiếm và nuôi dưỡng những lãnh đạo không chính thức (informal leader). Tổ chức này còn được nhìn nhận như là một cơ chế nhằm tăng cường việc xử lý những bất đồng nhỏ, và được làm theo mô hình trước đây khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng Singapre. Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, các Hội đồng làng (village council) đã được dựng nên để ổn định trật tự và làm nhiệm vụ thông tin cho quân đội Nhật về các tổ chức chống đối cơ sở. Sự khẩn cấp hình thành một cơ chế xử lý như vậy bắt nguồn từ kinh nghiệm cuộc xung đột sắc tộc diễn ra vào năm 1964; trong các cuộc xung đột đó, các lãnh đạo phải viện đến các lãnh đạo không chính thức ở địa phương để hòa giải. Các CCCs truyền đạt thông tin hai chiều: các nguyện vọng và đề đạt từ nhân 9 dân đến chính quyền và các chính sách từ chính quyền ngược trở lại. Mỗi đơn vị bầu cử có một CCCs và thành viên của CCCs do nghị sĩ khu vực đề cử. Ủy ban địa phương (TC): mô hình các TC được đề xướng vào năm 1985 và được thí điểm lần đầu tiên vào năm 1986. Đây là một nỗ lực của chính quyền trong việc duy trì cơ chế thông tin và ảnh hưởng tới các cơ sở địa phương. Mục tiêu ban đầu của các TC là tạo một cơ chế để các cư dân và các nghị sĩ cùng nhau hợp tác nhằm quản lý các khu nhà chung cư (vốn hiện nay chiếm tới 90% nhà ở của người Singapore) và giữ gìn môi trường xung quanh. Sự thành công của các TC được đánh giá không chỉ ở khả năng quản lý các khu chung cư mà còn ở khả năng thúc đẩy sự hợp tác của người dân đóng góp những đề xuất trong việc quản lý. Các viên quản lý các khu TC thường là các vị lãnh đạo trong cộng đồng qua sự chọn lựa của các nghị sĩ. Chính vì vậy, khả năng của các nghị sĩ được đánh giá một phần qua khả năng điều hành các khu TC và khả năng quản lý các quỹ được phân bổ về. 3. Sức hấp dẫn của PAP PAP, trong quá trình lãnh đạo đất nước đã tỏ ra là một chính đảng được lòng dân. Nhưng đằng sau sự thể hiện đó là hàng loạt những nỗ lực để duy trì sự tin tưởng của dân chúng. a. PAP lấy phát triển kinh tế làm tiền đề cho sự ổn định chính trị và xã hội, xây dựng tính chính đáng. Ngay từ đầu, PAP quyết định rằng cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện, đó là thiết lập tính ưu việt trong việc phát triển kinh tế và kết hợp nó với an ninh chính trị để tạo ra sự cân bằng vững chắc và rõ ràng cho sự tồn tại của đất nước. Lý Quang Diệu cho rằng, để đất nước Singapore có thể tồn tại, xã hội Singapore cần được tổ chức lại chặt chẽ hơn và người dân cần có kỹ luật hơn. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là phát triển kinh tế trên bình diện quốc gia và nâng cao mức sống của người dân. Sự hợp pháp của cả hai – ý thức hệ thực dụng và vai trò lãnh đạo của PAP – được nâng lên nhờ những thành công trong những chính sách của chính quyền nhằm đem lại cuộc sống sung túc hơn về vật chất – điều quan trọng nhất mà người dân Sinpapore (những di dân về kinh tế) mong mỏi (Singapore là một quốc gia đa dân tộc, đa sắc tộc, đa tôn giáo. Do có vị trí địa lý thuận lợi, quốc gia này là bến cảng kiếm sống của rất nhiều dân tị nạn. 10 [...]... hợp đồng bộ, luôn thống trị về tư tưởng, có lúc phải thực hiện sự đàn áp nhằm giữ vững quyền lãnh đạo trong hệ thống chính trị Singapore Giới cầm quyền Singapore luôn quan tâm đến việc tổ chức chính đảng làm công cụ chính trị bảo đảm việc duy trì và thực hiện quyền lực chính trị, bên cạnh công cụ bạo lực là quân đội và cảnh sát Trên thực tế, kể từ khi hệ thống chính trị của Singapore được thành lập... năm 1963 – 1965, Singapore là một bang 1 Theo TS Trương Thị Hồng Hà (Viện Nhà nước và Pháp luật – Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) 23 trong Liên bang Malaysia Do những khác biệt lớn về chính trị, Singapore tách ra khỏi Liên bang từ ngày 9 tháng 8 năm 1965 trở thành một nước Cộng hòa độc lập Singapore theo Hiến pháp 1963 là nước Cộng hòa nghị viện với chế độ chính trị cực quyền Từ... các, theo Hiến pháp Singapore thì Chính phủ Singapore là chính phủ có nội các Ở Singapore, nội các gồm có thủ tướng và các bộ trưởng khác có thể được bổ nhiệm theo Điều 25 Nội các chịu sự chỉ đạo và điều hành chung của Chính phủ và sẽ chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện 30 Về thủ tướng và bộ trưởng, Hiến pháp ở Singapore quy định về chế độ bổ nhiệm thủ tướng tại Điều 25 Cụ thể: “Tổng thống sẽ... với đường hướng của đất nước Mối quan tâm lớn của Chính phủ Singapore hiện nay là sự xa cách của đa số dân chúng với chính phủ và những việc chung, đặc biệt là giới trẻ - giới trẻ Singapore chỉ tập trung vào việc kiếm tiền và tiêu thụ Mô hình nói trên của PAP đã hạn chế tính tích cực chính trị của công dân Singapore với tư cách là một con người chính trị - Một nhược điểm nghiêm trọng nữa của mô hình... đạo của PAP đã thể chế hóa hoạt động của mình vào bộ máy nhà nước và Quốc hội Thông qua ảnh hưởng và sự lãnh đạo của mình đối với các thể chế này, PAP tuyên truyền tư tưởng của đảng mình, làm công tác quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, tài chính, vận động bầu cử và thực hiện các đường lối, chính sách của mình Một đảng cầm quyền mạnh được thể hiện thông qua một nhà nước mạnh PAP nắm chính quyền trong... pháp Singapore Hiến pháp của Singapore bao gồm 14 phần: từ phần sơ bộ đến phần những quy định chuyển tiếp Trong đó các chế định được sắp xếp theo trình tự như sau: Chế định chế độ và chính thể; Bảo vệ chủ quyền của nước Cộng hòa Singapore; Quyền tự do cơ bản; Chính phủ; Cơ quan lập pháp; Hội đồng trực thuộc Tổng thống về quyền thiểu số; Cơ quan tư pháp; Dịch vụ công cộng; Quốc tịch; Quy định tài chính; ... pháp Singapore cũng đã ghi nhận và khẳng định các quyền con người cơ bản Việc ghi nhận các quyền đó trong Hiến pháp đã thể hiện xu hướng dân chủ mạnh mẽ 3 Tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp Singapore a Chế định Chính phủ Chế định Chính phủ được Hiến pháp Singapore quy định ở Phần 4 với việc bắt đầu từ Chương 1: Tổng thống, Chương 2: Quyền hành pháp Về Tổng thống Singapore: Điều 17 Hiến pháp Singapore. .. có hại cho chính phủ và ổn định chính trị Các lãnh tụ của các đảng đối lập, nếu chống đối PAP, sẽ nhanh chóng kết thúc con đường chính trị của mình Chế độ kiểm duyệt báo chí, truyền hình nghiêm ngặt, bảo hộ nội dung thông tin được phát đi không trái với định hướng của PAP Các đảng chính trị của Singapore đăng ký hoạt động khá dễ dàng Song do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đảng này không thể lớn mạnh... chức chính trị - xã hội như: Công đoàn Quốc gia Singapore, Hiệp hội Nhân dân Singapore và đặc biệt là Ủy ban tư vấn công dân Các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối giữa đảng cầm quyền và nhân dân trong việc hậu thuẫn cho chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức của nhân dân và tạo lập sự đồng thuận, hòa hợp xã hội 1 Hiệp hội nhân dân Singapore trong hệ thống chính trị Singapore. .. nghiệm của các đảng chính trị Singapore nói chung và đặc biệt là đảng cầm quyền PAP là những kinh nghiệm quý báu mà chúng ta có thể nghiên cứu và tham khảo 22 II HIẾN PHÁP SINGAPORE VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP SINGAPORE1 1 Bối cảnh ra đời hiến pháp hiện hành Hiến pháp là một từ xa lạ đối với Singapore cách đây ba thế kỷ Song đến nay, hiến pháp được xem là biểu tượng chính trị - pháp lý của . đạt 6, 975 USD. 1 Theo “Báo cáo phát tri n Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay tụt hậu 158 năm so với Singapore. 2 Đặc biệt, Singapore là một. hội hòa hợp, đồng thuận. Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát tri n kinh tế thần kỳ như vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát tri n thần kỳ đó có thể kể đến là: “ý thức. về hệ thống chính trị Singapore và vai trò của nó đối với sự phát tri n của Singapore. 1 Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Nắm vững Tiếng Anh , đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao

Ngày đăng: 15/07/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan