Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại

61 1.6K 1
Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGÔ THỊ SÁNG TÌM HIỂU CÁCH ĐẶT BÚT DANH CỦA CÁC NHÀ THƠ, NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học HÀ NỘI - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGÔ THỊ SÁNG TÌM HIỂU CÁCH ĐẶT BÚT DANH CỦA CÁC NHÀ THƠ, NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. GVC. LÊ KIM NHUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn - Th.S Lê Kim Nhung, sự góp ý, tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này! Do khuôn khổ thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè để có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Ngô Thị Sáng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ khóa luận hay đề tài nghiên cứu khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Ngô Thị Sáng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng nghiên cứu 4 6. Phạm vi nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Bố cục khóa luận 4 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 5 1.1. Phong cách học văn bản 5 1.1.1. Khái quát “phong cách học văn bản” 5 1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của phong cách học văn bản 6 1.2. Các yếu tố có vai trò định hương giao tiếp 7 1.2.1. Tính “định hướng giao tiếp” của văn bản 7 1.2.2. Các yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp của văn bản 8 1.2.2.1. Đầu đề văn bản 8 1.2.2.2. Cách trình bày bìa 9 1.2.2.3. Những trường hợp đặc biệt trong tổ chức đồ hình của văn bản 9 1.2.2.4. Bút danh tác giả 11 1.3. Bút danh tác giả 13 1.3.1. Khái niệm bút danh 13 1.3.2. Một số cách đặt bút danh 13 1.3.2.1. Bút danh gắn liền với kỉ niệm quê hương 13 1.3.2.3. Chơi chữ trong đặt bút danh 15 1.3.2.4. Bút danh thể hiện hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan niệm nghệ thuật, cá tính nhà văn 18 CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ THỐNG KÊ 20 2.1. Kết quả thống kê 20 2.1.1. Kết quả 20 2.1.2. Nhận xét 21 2.2.1. Đặt bút danh bằng thủ pháp chơi chữ 24 2.2.1.1. Nói lái để đặt bút danh 24 2.21.2. Viết tắt và tỉnh lược để tạo bút danh 27 2.2.1.3. Xáo chữ để đặt bút danh 30 2.2.2. Đặt bút danh thể hiện sự gắn bó với những kỉ niệm về quê hương, sự gắn bó với người thân 34 2.2.2.1. Lấy những kỉ niệm gắn bó với quê hương để đặt bút danh 34 2.2.2.2. Lấy những kỉ niệm gắn bó với người thân để đặt bút danh 39 2.2.3. Đặt bút danh bằng những hàm ẩn, hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan điểm nghệ thuật, phong cách nhà văn 47 2.2.3.1. Đặt bút danh hàm ẩn về quan điểm sáng tác 48 2.2.3.2. Đặt bút danh thể hiện phong cách sáng tác 49 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tác phẩm văn học là một địa hạt rộng lớn, bí ẩn, luôn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá. Để tiếp cận tác phẩm văn học có nhiều con đường, một trong những hướng quen thuộc, thuận tiện nhất là đi từ tác giả đến tác phẩm. Khi tìm hiểu tác giả bên cạnh những yếu tố như: thời đại, gia đình, bản thân… thì bút danh tác giả sử dụng trong từng giai đoạn, thời kỳ sáng tác cũng là một hướng tiếp cận góp phần giúp người đọc giải mã tác phẩm. Bút danh không đơn thuần chỉ là tên gọi của người sáng tác chọn ghi trên tác phẩm của mình mà hơn thế nữa với nhiều cách đặt bút danh khác nhau, mỗi bút danh thể hiện vẻ riêng, sự độc đáo, gắn với cá tính, sở thích của mỗi người. Nghiên cứu về bút danh tác giả là sự đi khai mở những dụng ý ấy, từ đó nâng cao hiểu biết về tác giả, lĩnh hội trọn vẹn sáng tác của họ. Không chỉ vậy đối với công tác giảng dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, việc cung cấp tri thức về bút danh tác giả còn là cách lôi cuốn học sinh vào bài giảng. Tìm hiểu bút danh tác giả tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ là một đề tài hàm chứa nhiều bất ngờ, thú vị, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại”. 2. Lịch sử vấn đề Đặt bút danh là những việc làm thường thấy không chỉ của tác giả Việt Nam mà còn của nhiều tác giả trên thế giới. Vì vậy bên cạnh một số ít tác giả dùng tên thật của mình khi sáng tác thì đại bộ phận các nhà văn, nhà thơ có bút danh riêng. Có những tác giả chỉ dùng một nhưng lại có những tác giả dùng nhiều bút danh khác nhau trong suốt hành trình sáng tác. Hầu hết các bút 2 danh đều có nguồn gốc, xuất xứ, đều biểu hiện, nói lên đôi điều về con người mang các tên ấy. Nếu như nói tới nghệ thuật là nói tới cá tính sáng tạo thì trong việc đặt bút danh cho mình, các nhà văn, nhà thơ cũng thể hiện vẻ riêng, sự độc đáo, gắn với sở thích, cá tính của mỗi người. Tìm hiểu về xuất xứ, gốc tích bút danh của mỗi nhà văn, ta sẽ thấy hiện lên bóng dáng, chân dung nhà văn ấy, sẽ hiểu thêm về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của họ. Do vậy có nhiều nhà nghiên cứu đã dày công, dành nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề bút danh tác giả. Có thể đó mới chỉ là những bài viết rải rác trên báo điện tử nhưng nội dung các bài viết đã cho thấy sự đầu tư công phu, quá trình tìm hiểu cẩn thận của người nghiên cứu. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học văn bản đã đề cập đến những chỉ dẫn về bút danh tác giả và tính định hướng trong giao tiếp văn bản. Theo Đinh Trọng Lạc, các yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp văn bản gồm: tên nhân vật, đầu đề văn bản, những trường hợp đặc biệt trong tổ chức đồ hình văn bản… và bút danh tác giả cũng là một trong các yếu tố đóng vai trò định hướng giao tiếp. Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải đã biên soạn cuốn Kể chuyện bút danh nhà văn. Trong cuốn sách này hai tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu quý, thú vị, hấp dẫn xoay quanh các bút danh tác giả. Tác giả Lê Hữu Tỉnh và tác giả Phạm Khải đã kể chuyện về bút danh của 49 nhà văn, nhà thơ. Hai tác giả đều kể một cách tỉ mỉ nhất về các bút danh của các tác giả đồng thời đưa ra những lời nhận xét chân thực. Với giọng điệu hóm hỉnh, lôi cuốn, đan xen những bình luận chân xác, sắc sảo, công trình của Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải là một đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu vấn đề bút danh. Tuy nhiên đây mới chỉ là cuốn sách kể chuyện về bút danh tác giả mà chưa đi sâu phân tích bút danh như một trong các yếu tố đóng vai trò định hướng giao tiếp trong văn bản nghệ thuật. Trong một công trình nghiên cứu riêng, nhà nghiên cứu Lê Hữu Tỉnh cũng biên soạn cuốn sách về các bút 3 danh nhà văn: cuốn Về bút danh của một số nhà văn, nhà thơ (Giáo dục và thời đại, 1993). Ngoài ra, cuốn Tiếng Việt thực hành của tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp có dẫn lại Chơi chữ trong đặt bút danh của tác giả Lê Trung Hoa làm tư liệu trong phần bài tập. Trong cuốn sách này, chơi chữ trong đặt bút danh được trình bày một cách tỉ mỉ với nhiều lối chơi chữ khác nhau như: nói lái để đặt bút danh, nói ngược để đặt bút danh, cách xáo chữ để đặt bút danh… Tuy nhiên đây mới chỉ là một cách đặt bút danh thường thấy trong những cách đặt bút danh của các văn nghệ sĩ. Như vậy, cho tới nay các công trình nghiên cứu chuyên sâu về bút danh tác giả vẫn còn rất ít, việc nghiên cứu mới chỉ manh nha hình thành hoặc nằm rải rác trong một số bài viết. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thì có thể khẳng định vấn đề này còn những khoảng trống cần phải lấp đầy. Tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, chúng tôi bắt đầu tiếp cận đề tài: “Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại” với hi vọng đóng góp một phần nào đó để quá trình tìm hiểu về bút danh tác giả nói riêng và về phong cách, quan niệm của tác giả nói chung được cụ thể và toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này góp phần tìm hiểu, lý giải đầy đủ hơn về vấn đề bút danh tác giả từ góc độ ngôn ngữ. Ngoài ra tìm hiểu cách đặt bút danh nhà thơ, nhà văn đề tài còn góp phần phân loại, thể hiện mối quan hệ bút danh nhà văn, nhà thơ với định hướng giao tiếp văn học. Mặt khác, qua các cách đặt bút danh, độc giả thấy được tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Tìm hiểu bút danh nhà thơ, nhà văn giúp người nghiên cứu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học đồng thời nâng cao khả năng đánh giá, cảm thụ văn học, phục vụ cho quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Trung học Phổ thông. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những lý do trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. + Phân loại, thống kê các bút danh tác giả. + Phân tích hiều quả của cách đặt bút danh tác giả từ góc độ ngôn ngữ. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Tìm hiểu cách đặt bút danh nhà văn, nhà thơ hiện đại. 6. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn của đề tài, chúng tôi tìm hiểu cách đặt bút danh của một số nhà thơ, nhà văn hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: 7.1. Phương pháp tổng hợp 7.2. Phương pháp thống kê, phân loại 7.3. Phương pháp phân tích 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm hai chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích kết quả thống kê [...]... tạo bút danh chiếm 10% trong tổng số bút danh tác giả được khảo sát, đặt bút danh bằng cách xáo chữ được ít dùng hơn với 8% Cách đặt bút danh cũng được nhiều văn nghệ sĩ quan tâm đó là đặt bút danh thể hiện hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan điểm nghệ thuật, phong cách nhà văn Có tới 46 bút danh được đặt theo cách này, chiếm 18,4% Ưu điểm của cách đặt bút danh theo cách này là thông qua bút danh. .. Nguyên còn có các bút danh khác: Hoàng Xuân, Kinh Bắc, Tân Thi… c Nói lái bút danh Các nhà thơ, nhà văn có cách đặt bút danh mới lạ đó là từ bút danh ban đầu, nói lái để tạo thành một bút danh mới Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể tới các nhà văn, nhà thơ sau: nhà báo Vũ Tuất Việt, nhà văn Trương Gia Thiều Nhà báo Vũ Tuất Việt lấy bút danh Hồng Ba, rồi nói lái thành Hà Bông Nhà văn Trương Gia... sự tò mò đối với độc giả Viết tắt để tạo bút danh là một dạng của tỉnh lược Các nhà thơ, nhà văn đã dùng cách viết tắt để tỉnh lược các chữ cái, phần vần trong họ và tên, giữ lại phụ âm đầu Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này như: bút danh của nhà văn Đái Đức Tuấn, bút danh của Hồ Chí Minh Nhà văn Đái Đức Tuấn (1908 - 1969) với bút danh là TCHYA, ông là nhà văn chuyên viết truyện truyền kì, ma quái... Bạch Đằng) lấy bút danh Hưởng Triều, rồi nói lái và thêm một từ chỉ họ: Nguyễn Hiểu Trường 2.21.2 Viết tắt và tỉnh lược để tạo bút danh Tạo bút danh bằng cách viết tắt và tỉnh lược được nhiều nhà thơ, nhà văn ưa dùng, có tới 91 văn nghệ sĩ đặt bút danh theo cách này trên tổng số 250 tác giả, nó chiếm tới 36,4% a Viết tắt để tạo bút danh Trong các cách đặt bút danh, dùng lối viết tắt tạo bút danh luôn gợi... chọc Ngoài ra các nhà thơ, nhà văn vận dụng cách nói lái để tạo sự mới mẻ, độc đáo trong bút danh của mình Có 25 văn nghệ sĩ sử dụng cách nói lái để tạo bút danh, chiếm 10% tổng số bút danh tác giả được khảo sát Thủ pháp nói lái để tạo bút danh có nhiều thể loại: nói lái một phần tên thật, nói lái tên lót và tên riêng để tạo bút danh, nói lái bút danh a Nói lái một phần tên thật để tạo bút danh Nói lái... thiên tài cách mạng Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lỗi lạc Các bút danh của Người sử dụng trong suốt chặng hoạt động không chỉ gắn bó với sự nghiệp cách mạng mà còn gắn với sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh quan niệm văn học cũng là một mặt trận, nhà văn là một chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc Trong quá trình hoạt động, Người không xem làm thơ, viết văn là sự... vậy lấy kỉ niệm quê hương để đặt tên bút danh không chỉ thể hiện tình yêu của nình đối với quê hương đất nước mà đây còn là một cách hướng tới mục đích giao tiếp trong chính tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn 1.3.2.2 Bút danh thể hiện sự gắn bó với người thân Đặt tên bút danh thể hiện sự gắn bó với người thân cũng là một cách định hướng giao tiếp trong văn bản Bởi lẽ có nhiều nhà thơ nặng lòng với truyền... bút danh Bút danh của nhà văn Nam Cao cũng được đặt tương tự Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, vốn thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Như vậy bút danh Nam Cao được ghép từ tên huyện Nam Sang và tổng Cao Đà Trong suốt hành trình sáng tác Nam Cao sử dụng nhiều bút danh như: Thúy Rư, Nguyệt, Xuân Du… nhưng khi bút danh Nam Cao ra đời thì tầm vóc, vị thế của. .. Cao ra đời thì tầm vóc, vị thế của nhà văn tiến xa hơn hẳn, trở thành một kiện tướng lừng danh trong trào lưu văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945 23 Ngoài thi sĩ Tản Đà, Nam Cao còn nhiều nhà thơ, nhà văn đặt bút danh theo cách này như: Võ Thanh An, Thu Bồn, Tô Hoài, Trần Ninh Hồ… Qua đây cho thấy mỗi nhà thơ, nhà văn lại chọn cho mình những cách đặt bút danh khác nhau nhưng họ có chung một... nhất định trong lời nói như: nói bóng gió, châm biếm, hài hước… Chơi chữ có nhiều cách và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực b Các kiểu chơi chữ trong đặt bút danh Trong cách đặt bút danh của giới văn nghệ sĩ Việt Nam, chơi chữ cũng khá đa dạng và thú vị b1 Nói lái để đặt bút danh Tạo bút danh bằng cách nói lái được nhiều văn nghệ sĩ sử dụng Có người nói lái họ và tên riêng: Trinh Đường cho Trương Đình . nói lái để đặt bút danh, nói ngược để đặt bút danh, cách xáo chữ để đặt bút danh Tuy nhiên đây mới chỉ là một cách đặt bút danh thường thấy trong những cách đặt bút danh của các văn nghệ sĩ của nhiều nhà nghiên cứu. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài: Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại . 2. Lịch sử vấn đề Đặt bút. của các tác giả đi trước, chúng tôi bắt đầu tiếp cận đề tài: Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại với hi vọng đóng góp một phần nào đó để quá trình tìm hiểu

Ngày đăng: 14/07/2015, 17:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan