Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Tân hiệp phát

36 6.4K 28
Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Tân hiệp phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát. Tiền thân: Nhà máy bia Bến Thành Người sáng lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh Năm thành lập: 1994 Cơ sở hạ tầng: diện tích đã xây dựng: văn phòng (6.037m2), nhà máy (77.511m2), kho (45.552m2) với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Trụ sở tọa lạc tại 219, Đại lộ Bình Dương, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương 1. Các dòng sản phẩm của công ty • Bia chai và bia lon Bến Thành • Bia tươi đóng chai Laser • Bia hơi • Nước tăng lực Number 1 • Nước giải khát có gas Number 1: Cream Soda, Cam, Cola • Sữa đậu nành chai. • Sữa đậu nành hoà tan • Nước sữa chua • Nước ép trái cây các loại (Juice) • Trà linh chi, thảo mộc hoà tan • Trà thảo mộc Dr. Thanh • Trà xanh không độ 2. Slogan và Logo Slogan: "Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai" • THP: chữ viết tắt tên công ty. • Hai bàn tay: sức mạnh của sinh lực, nghị lực. • Hai ngón cái: trở thành tập đoàn Việt Nam cung cấp thức uống số một ở Việt Nam và có tầm cỡ châu Á. • Màu xanh nước biển: sự thịnh vượng, hòa bình. • Màu xanh lá cây: sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng. • Nhìn tổng thể: một tòa tháp đầy sức mạnh, nghị lực và sự vững chắc. 3. Thành tựu Tháng 3 năm 2000, Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát là đơn vị đầu tiên trong ngành bia và nước giải khát đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002-1994. Sản phẩm của Tân Hiệp Phát liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương Hiệu Quốc Gia năm 2010, cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác, được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp: Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (1999), hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (2006) và hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (2006). Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam với doanh thu tăng trưởng hàng năm ở mức hàng nghìn tỉ đồng, sản lượng tăng trưởng bình quân từ năm 2007 đến năm 2010 là 40%, luôn dẫn đầu trên thị trường nước giải khát trong nước và vươn tầm thế giới. I. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược 1. Sứ mệnh Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời liên tục thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng để xứng danh là nhà cung cấp/ đối tác được ưa chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác. 2. Tầm nhìn Trở thành tập đoàn hàng đầu ở châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: • Thức uống • Thực phẩm : khoai tây chiên, trái cây sấy ăn liền, mì ăn liền, … • Bao bì. Để thực hiện được điều này, tập đoàn đã có những hoạt động nổi bật như: 3. Mục tiêu chiến lược Mục tiêu ngắn hạn : Tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất qua nhiều thương hiệu: Number One, Laser, Bến Thành, Gold Bến Thành… đến với người tiêu dung bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành của Việt Nam. Mục tiêu dài hạn : Trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa. II. Phân tích môi trường kinh doanh 1. Tình hình tổng quan ngành đồ uống giải khát ở Việt Nam Là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người, sản phẩm nước giải khát của Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây. Xét trên phương diện cạnh tranh, thị trường nước giải khát đang có những biểu hiện đáng quan tâm. Theo một báo cáo gần đây của Cục quản lý cạnh tranh, trên thị trường nước giải khát (NGK)Việt Nam hiện có khoảng 300 loại NGK với nhiều tính năng, tác dụng khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh, tăng cường sức khỏe…Tạm thời chúng ta có thể phân loại NGK theo 03 nhóm sau đây: - Nhóm nước ngọt có gas như Coca - Cola, Pepsi, 7-Up, Mirinda, Twister, Sting, Cola Number One, Cream Soda Number One, Soda… - Nhóm nước ngọt không có gas như nước ép trái cây, sữa đậu nành, Trà xanh Không độ, nước yến, cà phê đóng lon, nước tăng lực Number One… - Nhóm nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đóng bình như La Vie, Aquafina, Vĩnh Hảo… Tổng sản lượng các loại nước giải khát nói trên đã đạt 3.013 ngàn lít năm 2010, năm 2011 đạt 3.907 ngàn lít và năm 2012 đạt 4.055 ngàn lít . Nếu so với mặt hàng bia, mức bình quân đầu người mới đạt gần 30 lít/năm 2012, thì bình quân đầu người về nước giải khát đã cao gấp rưỡi, đạt 45,6 lít/người/năm 2012, gần bằng mức bình quân đầu người 50 lít của Phillipin. Đánh giá về năng lực sản xuất NGK nói chung của Việt Nam một cách khá chi tiết cho đến nay chưa có một báo cáo cụ thể nào. Theo thống kê đến 2012 cả nước có 134 doanh nghiệp (DN) sản xuất, gồm các DN trong nước và có vốn FDI, trong đó có 10 DN được coi là dẫn đầu (tính theo doanh thu) như Công ty NGK quốc tế IBC (DN FDI), Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Coca - Cola Việt Nam (FDI) , Công ty CN chế biến thực phẩm quốc tế, Công ty CP NGK Sài Gòn – Tribeco, Công ty TNHH Red Bull VN (FDI)… Sau đây là thị phần của 5 doanh nghiệp dẫn đầu qua khảo sát 3 năm 2010-2012: Tên Doanh nghiệp 2010 2011 2012 Công ty NGK IBC 35,78 31,55 25,50 Công ty TNHH TM&DV Tân Hiệp Phát 18,54 23,27 22,65 Công ty TNHH NGK Coca Cola VN 16,33 14,53 10,50 Công ty CN Chế biến TP quốc tế 9,71 6,04 3,37 Công ty CP NGK Sài Gòn Tribeco 4,25 4,02 2,89 2. Phân tích môi trường vĩ mô a. Nhân tố kinh tế Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những ổn định và phát triển bền vững. Sự ổn định này tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp trong nước nói chung và ngành công nghiệp giải khát nói riêng phát triển mạnh mẽ nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội. Thứ nhất, về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính đến thời điểm này, tăng trưởng GDP của 6 tháng đầu năm nay (5,18%) cao hơn của cùng kỳ 2 năm trước (4,93% và 4,9%) . Xu hướng cao lên này là tín hiệu khả quan, để tốc độ tăng GDP cả năm nay cao hơn hai năm trước (năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%).  Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng liên tục tăng sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng doanh nghiệp Thứ hai, tăng trưởng kinh tế cao hơn đạt được cùng với việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn (6 tháng năm nay tăng 1,38%, thấp hơn tốc độ tăng tương ứng cùng kỳ 2,4% của năm 2013; 2,52% của năm 2012). Đây là kết quả kép, bởi lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường hiếm khi song hành cùng một chiều như vậy.  Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, doanh nghiệp có thể kiểm soát giá cả và tiền công, giảm độ rủi ro của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh Thứ ba, về lãi suất, năm 2013, lãi suất cho vay đã giảm mạnh so với những năm trước đó. Lãi suất cho vay bình quân trong năm này còn khoảng 11%/năm, trong khi con số này lần lượt là 20,25% và 15,7% trong 2 năm 2011, 2012. Lãi suất cho vay và huy động hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, nhiều người vẫn tiếp tục kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2014. Kỳ vọng này, không phải là không có cơ sở khi nhiều yếu tố vĩ mô và chính sách đang ủng hộ xu thế.Chỉ số vĩ mô thường ảnh hưởng mạnh đến xu hướng lãi suất là lạm phát, hiện chỉ tăng ở mức thấp( 6 tháng đầu năm tăng 1,38%). Việc lạm phát được duy trì ở mức thấp giúp Ngân hàng Nhà nước có thêm không gian nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm lãi suất một cách chủ động.  Mức lãi suất quyết định đến mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng đến quy mô đầu tư và chi phí sản xuất. Thứ tư, về tỷ giá hối đoái, trong hơn 2 năm qua, thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý đều được đáp ứng đầy đủ thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng . Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, thị trường ngoại tệ chợ đen gần như không còn hoạt động, các nguồn ngoại tệ được tập trung vào hệ thống các TCTD. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng mạnh, không gây áp lực cho lạm phát cũng như tỷ giá. b. Nhân tố khoa học – công nghệ Thế kỉ 21 đang là kỳ nguyên của thời đại khoa học và công nghệ. Sự phát triển cả về quy mô, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của nó sẽ ảnh hưởng to lớn đến chiến lược của các doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ uống như Tân Hiệp Phát, những tiến bộ về kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng như giảm giá thành sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tận dụng yếu tố đó, Tân Hiệp Phát đã nhập khẩu các công nghệ tiên tiến phục vụ như cầu nâng cao năng suất và chất lượng. Ví dụ, Tân Hiệp Phát đã tạo ra các loại chai nhựa PET, chai thủy tinh tái sử dụng, hộp giấy Tetra Park và lon rất thuận lợi cho người tiêu dùng. Tân Hiệp Phát cũng rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh và lợi ích của thương hiệu sản phẩm của công ty thông qua công nghệ truyền thông như quảng cáo trên truyền hình, trên internet, tài trợ các gameshow,… c. Nhân tố văn hóa, xã hội, dân số Việt Nam là một nước đang phát triển với 54 dân tộc anh em, dân số hơn 90 triệu người tính đến năm 2013. Cơ cấu dân số hiện nay của Việt Nam đạt mức cơ cấu vàng vơi shown 50% người dân đang trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng hơn 45 triệu dân, tương đương gấp gần khoảng 10 lần dân số của một quốc gia phát triển trong khu vực là Singapore ( năm 2011). Dân số vàng, nói ngắn gọn, cung cấp một lực lượng lao động dồi dào cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành đồ uống giải khát nói riêng. Cùng với đó, một yếu tố khác khiến thị trường Việt Nam trở thành trọng điểm của các tập đoàn tiêu dùng đồ uống, thực phẩm đa quốc gia, là Việt Nam đã chính thức bước qua nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, đồng nghĩa, sức mua, lượng tiêu thụ của những người đang trong độ tuổi lao động đã được cải thiện và ngày càng tăng lên. Theo đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, Việt Nam là nước tiêu thụ một số lượng lớn sản phẩm đồ uống, khoảng 4,2 tỉ lít/ năm và là một thị trường đang phát triển mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Asia Panel cho thấy người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, đang có xu hướng sử dụng các loại nước giải khát bổ dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên như sữa, các sản phẩm từ sữa, sinh tố, nước trái cây, nước khoáng, thay thế cho đồ uống có gas và các loại đồ uống thông thường. Cùng tăng tương ứng là số hộ có thu nhập trong khoảng 4,5-6,5 triệu đồng/tháng. Khi tiền trong túi trở nên dư dả hơn, người dân đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khỏe như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai… Khảo sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe của mình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và 80% thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân sâm, calcium Với nhịp sống hối hả và phong cách sống hiện đại hơn cũng như trình độ dân trí ngày càng cao, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng, hương vị mà còn quan tâm đến khả năng sử dụng nhanh cũng như tác dụng cho sức khỏe. Năm bắt được xu thế này, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước giải khát cần có chiến lược cụ thể để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng. d. Nhân tố luật pháp, chính trị Đây là yếu tố vĩ mô quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ uống giải khát nói chung và Tân Hiệp Phát nói riêng Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm chính sách luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định với hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Điều này góp phần thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn chính trị, có điều kiện tập trung kinh doanh sản xuất. Hơn nữa, sự ổn định về chính trị cũng thu hút nhiều đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài hơn. Kết hợp với hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện và thay đổi linh hoạt sẽ tạo nên hành lang pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chung không chỉ cho doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ngoài nước mà còn cả người tiêu dùng. e. Chính sách của Nhà nước Trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số 28/2002/QĐ-TTg ngày 6/2/2002 và quyết định sửa đổi số 58/2003/QĐ-TTg ngày 17/4/2003) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành được xác đinh là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Sau khi có sự phân cấp của Chính phủ, ngày 21 tháng 5 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 2435 QĐ/BCT ban hành Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015,tầm nhìn 2025, với mục tiêu là “Xây dựng Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và [...]... chân các đại lý….Mối nguy lớn nhất của một thương hiệu dẫn đầu đôi khi không đến từ đối thủ mà đến từ sự ngủ quên trên vị trí ấy 3 Phân tích lựa chọn chiến lược của công ty Tân Hiệp Phát dựa trên chiến lược cạnh tranh theo vị thế của doanh nghiệp Trong ngành công nghiệp đồ uống giải khát hiện nay, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp ở vị thế dẫn đầu Với chiến lược sản phẩm, công ty đa dạng hóa... quan trọng của Tân Hiệp Phát cho thấy công ty có sức mạnh lớn từ nội bộ doanh nghiệp III 1 Lựa chọn chiến lược Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nước Trà xanh không độ Căn cứ lựa chọn chiến lược của công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát a Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường luôn là công việc quan trọng và liên tục xuyên suốt trong quá trình kinh doanh Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có thể... nhập của họ có thể ảnh hưởng đến thị phần các công ty giải khát Việt Nam, trong đó có Tân Hiệp Phát Ngoài ra, với danh tiếng và lợi nhuận của mình, Tân Hiệp Phát cũng phải đối mặt với các nhãn hàng nhái, gây ảnh hưởng tới uy tín và sản lượng tiêu thụ của công ty c Phân tích sức ép nhà cung cấp Chất lượng, giá thành của vật tư ảnh hưởng ñến chất lượng sản phẩm rất nhiều Do đó việc hợp tác chiến lược. .. Hương(NT) Phân công công việc, đốc thúc và giám sát, 9/10 2 Lê Thu Trang thuyết trình Huy động và tổng hợp tài liệu, bổ sung và 9/10 3 Hà Thị Thùy Dương thiết kế slides Phân tích môi trường bên trong, điểm 10/10 4 Phạm Trí Hiếu mạnh/yếu của doanh nghiệp Phân tích môi trường bên ngoài, cơ hội và 7/10 5 Nguyễn Mai Phương thách thức của doanh nghiệp Giới thiệu về doanh nghiệp và các chiến 8/10 lược chung, phân. .. cấp sẽ giúp Tân Hiệp Phát giảm nhiều áp lực của nhà cung ứng và ngược lại Chất lượng nguyên liệu đầu vào càng tốt thì sản phẩm sản xuất ra càng có chất lượng cao, tạo được cạnh tranh và lợi thế thương hiệu cho Tân Hiệp Phát Số lượng nhà cung ứng càng nhiều thì doanh nghiệp càng chịu ít áp lực từ nhà cung ứng và ngược lại Theo trang chủ của Tân Hiệp Phát, công ty có tất cả 23 nhà cung ứng và mỗi loại... trong các chiến lược của Trà xanh Không Độ Ngoài những thương hiệu sản phẩm trên, Trà xanh Không độ của Tân Hiệp Phát còn phải cạnh tranh với những loại trà thiên nhiên, trà xanh tươi, trà xanh khô được trồng và bán rất nhiều ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ Bởi vậy, việc đổi mới và phát triển sản phẩm là điều tất yếu để giữ vững thị phần và tăng sức cạnh tranh 2 Các chiến lược của công ty a Chiến lược sản... việc riêng của Tân Hiệp Phát 7 Tài chính - Với việc tập trung vào ngành nước giải khát nên việc luân chuyển vốn của Tân Hiệp Phát luôn luôn linh hoạt - Khả năng dự báo, kiểm soát của bộ máy tài chính và GĐ tài chính luôn được đảm bảo với đội ngũ nhân viên trình độ, năng lực cao Hiện nay Tân Hiệp Phát chủ động sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, nghiên cứu phát triển các... luận và thực tiễn đã chứng minh, chiến lược kinh doanh có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện đại Hoạt động trong ngành mà sựcạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với công ty Tân Hiệp Phát vì Công ty không thể nào dựa mãi vào những ưu thế của mình như vị thế của người dẫn đầu, thương hiệu mạnh mà phải có những chiến. .. đó để xác định được các cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp của mình a Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại Sản phẩm đồ uống chủ lực của Tân Hiệp Phát là bia và các loại nước giải khát Về sản phẩm bia: Thị trường bia hiện nay khá đa dạng và cạnh tranh cũng không kém phần gay gắt Hiện nay, ngoài các ông lớn như Heineken, Tiger, một số đối thủ cạnh tranh của Tân Hiệp Phát trong ngành gồm có: • Tổng... hơn sản phẩm cũ Đây cũng là “ Chiến lược củng cố”, chú trọng giữ mức giá hợp lí và đưa ra các sản phẩm mới với qui mô, hình thức và mẫu mã mới Với chiến lược quảng cáo, Tân Hiệp Phát có sự khác biệt trong ý tưởng sản phẩm, Tân Hiệp Phát tin rằng khi họ chỉ bán các sản phẩm cao cấp, chất lượng tuyệt hảo thì họ phải truyền thông cho mọi người biết về hình ảnh và các lợi ích của nhãn hiệu Điều này cực kỳ . trong nước và vươn tầm thế giới. I. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược 1. Sứ mệnh Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng châu. phát triển cả về quy mô, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của nó sẽ ảnh hưởng to lớn đến chiến lược của các doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ uống như Tân Hiệp Phát, . phân tích về các thế lực cạnh tranh đó để xác định được các cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp của mình. a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại Sản phẩm đồ uống chủ lực của Tân Hiệp Phát

Ngày đăng: 14/07/2015, 15:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU

  • Môi trường bên trong của tập đoàn Tân Hiệp Phát

  • 2. Bộ phận nghiên cứu và phát triển

  • 3. Phân tích hoạt động marketing

  • 4. phân tích sản xuất

  • 5. Chiến lược hiện tại

  • 6. Cơ cấu tổ chức

  • 7. Tài chính

  • Điểm mạnh và điểm yếu:

  • BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan