QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO VAI TRÒ CỦA BAN QUAN TRỊ RỦI RO VÀ BAN THÙ LAO

36 239 0
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO VAI TRÒ CỦA BAN QUAN TRỊ RỦI RO VÀ BAN THÙ LAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: VAI TRÒ CỦA BAN QUAN TRỊ RỦI RO VÀ BAN THÙ LAO Tóm tắt Bài nghiên cứu kiểm tra vai trò của ban thù lao và quản trị rủi ro trong việc quản lý và giám sát hành vi rủi ro của các doanh nghiệp tài chính Úc trong khoảng thời gian trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2006 – 2008). Bài nghiên cứu thực nghiệm này bao gồm 711 mẫu quan sát các doanh nghiệp ngành tài chính, chứng minh sự phối hợp giữa ban quản trị rủi ro và ban thù lao làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin như thế nào. Bài nghiên cứu cho thấy rằng thành phần của ban quản trị rủi ro và ban thù lao có tương quan dương với rủi ro, và rủi ro có tương quan âm với thành quả doanh nghiệp. Quan trọng hơn, sự bất cân xứng thông tin được giảm thiểu khi một giám đốc là thành viên của cả ban quản trị rủi ro và thù lao, điều đó làm dịu đi mối tương quan âm giữa rủi ro với thành quả doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao. 1. Giới thiệu Những vụ bê bối gần đây của các tổ chức tài chính trên thế giới đã làm gia tăng đáng kể sự lo ngại trong các nhà đầu tư và quản lý. Mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ việc chấp nhận rủi ro quá mức (Kashyap và các đồng nghiệp, 2008), hay cũng có thể do sự gia tăng mức độ rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt (Raber, 2003), cả hai quan điểm trên đều cho rằng rủi ro là nguyên nhân chính và làm nổi bật lên tầm quan trọng của một cấu trúc doanh nghiệp phù hợp cho việc quản trị rủi ro. Do vậy, bài nghiên cứu này tập trung vào việc xác định những nhân tố liên quan đến việc giám sát rủi ro trong ngành tài chính Úc. Ngành tài chính ở Úc là ngành công nghiệp lớn nhất dựa vào vốn hóa. Vào tháng 06 năm 2011, 288 doanh nghiệp trong ngành tài chính của Úc có giá trị vốn hóa là 455.7 triệu đô la Úc. Ngành tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại và đầu tư, các công ty quản lý tài sản, bảo hiểm, các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Ở Úc, người lao động trong tất cả các ngành đều phải đóng quỹ hưu trí bắt buộc 1 . Điều này cũng đồng nghĩa với việc Úc có quỹ hưu trí lớn thứ 4 thế giới, tạo cơ hội khổng lồ cho các ngân hàng, các công ty quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính và bảo hiểm 2 . Do đó, các họa động quản trị trong ngành này rất quan trọng đối với phúc lợi kinh tế của Úc. Lý thuyết vấn đề đại diện cho rằng có nhiều sở thích về rủi ro khác nhau của những cổ đông trung lập với rủi ro (đã đa dạng hóa) và những nhà quản lý không thích rủi ro cần được giám sát bởi hội đồng quản trị (Jesen và Meckling, 1976; Subramaniam và các đồng nghiệp, 2009). Do đó, nếu không có sự giám sát, những nhà quản lý không thích rủi ro có thể chối bỏ những dự án có lợi nhuận (nhưng nhiều rủi ro hơn), những dự án này thu hút những cổ đông thích lợi nhuận gia tăng từ mức độ rủi ro cao. Quản lý việc chấp nhận rủi ro quá mức không là vấn đề đối với các doanh nghiệp phi tài chính vì sự thất bại của một doanh nghiệp không ảnh hưởng đến một danh mục đã được đa dạng của nhà đầu tư theo bất kỳ cách nào. Pathan (2009) cho rằng các cổ đông ngân hàng thích rủi ro quá mức vì vấn đề rủi ro đạo đức của nghĩa vụ nợ giới hạn và lợi ích ròng liên quan (Jesen và Meckling, 1976) 3 . Tuy nhiên, Gordon (2011) cho rằng điều đó có thể không xảy ra trong ngành tài chính. Sự thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng trong hệ thống làm tăng khả năng các doanh nghiệp tài chính khác sẽ thất bại vì hiệu ứng cuốn chiếu từ sự thu hẹp của ngành tài chính như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, việc giám sát sự chấp nhận rủi ro quá mức bằng quản trị rất quan trọng trong ngành tài chính. Ban quản trị rủi ro và hội đồng thù lao đều chịu trách nhiệm quản lý và giám sát những hoạt động liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp. Chính vì thế, ban quản trị rủi ro hay ban thù lao làm giảm việc chấp nhận rủi ro quá mức và khả năng thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng trong hệ thống, điều này mang lại lợi ích cho các cổ đông đã đa dạng hóa. 1 Người sử dụng lao động theo yêu cầu của pháp luật phải trả thêm một khoản tiền dựa trên một tỷ lệ tiền lương và tiền công của nhân viên vào quỹ hưu trí bắt buộc. 2 http://www.asx.com.au/documents/research/financial_sector_factsheet.pdf. 3 Pathan (2009) cũng chỉ ra rằng sự yếu kém trong quản trị ngân hàng thì nghiêm trọng hơn so với các định chế phi ngân hàng bởi vì sự thất bại của ngân hàng tốn chi phí hơn nhiều. Bài nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa ban quản trị rủi ro (RC) và ban thù lao (CC) với rủi ro và thành quả của các doanh nghiệp tài chính. Các tác giả cho rằng những đặc điểm nhất định của các ban (quy mô, thành phần và chức năng) phản ánh động lực và khả năng của các ban để làm tăng mức chấp nhận rủi ro phù hợp với lợi ích của cổ đông. Vì vậy bài nghiên cứu dự đoán một mối tương quan dương giữa rủi ro và cấu trúc của RC và CC. Hơn nữa, các tác giả cho rằng những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc gia tăng mức rủi ro đòi hỏi phải có RC và CC quản lý và giám sát rủi ro, để đảm bảo một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các đặc điểm của RC và CC đóng vai trò quan trọng trong mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nhân tố chính các tác giả lấy được điểm của nhân tố cho những đặc tính của các ban và sử dụng beta như phương pháp đo lường rủi ro 4 . Bài nghiên cứu này cũng điều tra mối quan hệ giữa rủi ro và thành quả kinh doanh khi những giám đốc chiếm vị trí trong cả hai ban (sau đây gọi là “thành viên kép”). Bài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả kinh doanh khi thành viên các ban đồng thời tham gia vào RC và CC. Kết quả này cho thấy sự bất cân xứng thông tin thấp hơn khi các giám đốc chịu trách nhiệm trong cả hai ban lúc đó họ có thể giám sát các mối liên hệ giữa rủi ro của doanh nghiệp và tỷ lệ khuyến khích chấp nhận rủi ro trong các gói thù lao. Theo đó, những quyết định mang thông tin nhiều hơn dẫn đến một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả kinh doanh. Kết quả tồn tại khi kiểm soát được vấn đề nội sinh. Bài nghiên cứu đóng góp cho lý thuyết theo nhiều cách. Trong phạm vi hiểu biết của các tác giả, chưa có bài nghiên cứu nào có kiểm định thực tiễn về việc các giám đốc là thành viên kép của cả RC và CC phối hợp giám sát mức độ rủi ro của doanh nghiệp và việc giám sát rủi ro của các gói thù lao. Tài liệu về thành viên kép của ban có giới hạn, ít nhất là lý thuyết và phân tích (Chandar và các đồng nghiệp, 2012; Hoitash và Hoitash, 2009; Laux và Laux, 2009). Sự phối hợp giữa các chức năng của RC và CC làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đến thành quả doanh nghiệp. Trong khi một số nghiên cho rằng hội đồng quản trị cải thiện 4 Các tác giả loại trừ quy mô ban khỏi phân tích các nhân tố chính bởi vì các nghiên cứu cho thấy kết quả không rõ ràng về ảnh hưởng của quy mô hội đồng quản trị hoặc quy mô ban. thành quả của doanh nghiệp (ví dụ Klein, 1998), có một số ít nghiên cứu những ban này ở những doanh nghiệp Úc, và đặc biệt là tác động của chúng lên rủi ro và thành quả doanh nghiệp. Không giống như Mỹ bắt buộc thành lập một ban kiểm toán, đề cử và thù lao, ở Úc không bắt buộc thành lập các ban trong doanh nghiệp(một phần quy tắc niêm yết 12.7) 5 . Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể chọn không tuân thủ các khuyến nghị miễn là họ có thể biện minh cho việc không tuân thủ. Do đó, Úc cung cấp một môi trường thú vị để khám phá những chi phí và lợi ích của các tiểu ban. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngành tài chính (các ngân hàng, các công ty tài chính đa dạng hóa, công ty bảo hiểm và các quỹ tín thác đầu tư bất động sản) bị loại khỏi các bài nghiên cứu trước đây vì nó có mức độ rủi ro cao hơn so với các doanh nghiệp khác (Wallace và Kreutzfedt, 1991) dẫn đến những vấn đề khái quát hóa và chuyển đổi. Theo đó, tổ chức giám sát tài chính Úc (APRA, 2009) thực hiện một khuôn khổ trong đó có các quy định cho các tổ chức tài chính (xem phụ lục A). Prudential Standard APS 510 phác thảo những kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm đòi hỏi những giám đốc liên quan đến quản trị rủi ro cần có 6 . Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính bị chỉ trích vì việc chi trả thưởng quá mức cho một số giám đốc điều hành và quản lý cấp cao tại thời điểm thế giới đang chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể nói là kết quả của sự thiếu trách nhiệm trong việc chấp nhận rủi ro của các tổ chức tài chính (Pathan, 2009). Bài nghiên cứu đóng góp vào kho tài liệu như một nghiên cứu ít ỏi đề cập đến thực tiễn quản trị rủi ro và thù lao của ngành tài chính phù hợp với mức độ rủi ro và lợi nhuận có liên quan. Có thể cho rằng việc các doanh nghiệp Úc có RC và CC hay không là tự nguyện, không đáng ngạc nhiên khi ảnh hưởng của các ban này không được khám phá đầy đủ. 5 Quy tắc niêm yết 12.7 yêu cầu các công ty có trong chỉ số giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty lớn nhất thị trường chứng khoán Úc phải có ban kiểm toán, trong đó các công ty trong top 300 được yêu cầu phải có ban kiểm toán thành lập hợp pháp theo khuyến nghị của ASX CGC. Những khuyến nghị này là về thành phần, hoạt động và trách nhiệm của ban kiểm toán. 6 “… Những yêu cầu đối với các giám đốc, nhìn chung, phải có những kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng cần thiết để nhận diện được rủi ro của một tổ chức theo quy định, bao gồm nghĩa vụ pháp lý và đảm bảo an toàn, và để đảm bảo tổ chức theo quy định được quản lý một cách thích hợp có tính đến rủi ro” (APS 510:3). Bài nghiên cứu được trình bày như sau. Trong phần 2 các tác giả xem xét lại các lý thuyết liên quan và trình bày một số giả thuyết. Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và phần 4 cung cấp kết quả nghiên cứu. Phần cuối trình bày tổng hợp và kết luận. 2. Bối cảnh và sự phát triển giả thuyết Các doanh nghiệp tài chính càng ngày càng lớn và phức tạp do đó cần có đại diện quan trọng chịu trách nhiệm ra quyết định và chấp nhận rủi ro. Do đó, thật khó để thiết kế hệ thống nội bộ để đảm bảo kết quả của việc ra quyết định đạt được mục tiêu chính và những mục tiêu khác nhau của các nhà quản lý (Devis, 1999). Mặc dù sự bất cân xứng thông tin có thể hiện hữu trong tất cả các ngành, Andres và Vallelado (2008) cho rằng thông tin bất cân xứng trong ngành tài chính có thể mạnh mẽ hơn vì sự phức tạp trong kinh doanh và bản chất riêng của ngành. Ví dụ, sự bất cân xứng thông tin trong ngành công nghiệp ngân hàng là do các giao dịch phức tạp bao gồm sự khó khăn trong việc xác định chất lượng các khoản vay, kỹ thuật tài chính không rõ ràng, các tuyên bố tài chính phức tạp, rủi ro đầu tư dễ dàng thay đổi, hay các bổng lộc dễ dàng có được đối với các nhà quản lý (Levine, 2004). Trong một khuôn khổ sự cạnh tranh hạn chế, quy định gắt gao, và sự bất cân xứng thông tin lớn, hội đồng quản trị trở thành một cơ chế chính để giám sát hành vi các nhà quản lý và đưa ra chỉ dẫn đối với việc quản lý rủi ro, xác định chiến lược và thực hiện (Andres và Vallelado, 2008). Theo lý thuyết vấn đề đại diện, hội đồng các giám đốc được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong quản trị doanh nghiệp dựa vào tiền đề là các đặc tính của các thành viên hội đồng xác định khả năng của hội đồng giám sát và kiểm soát các nhà quản lý, cung cấp thông tin và chỉ dẫn các nhà quản lý, giám sát việc tuân thủ luật và các quy định hiện hành, và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài (Carter và các đồng nghiệp, 2010). Theo đó đa số các lý thuyết hiện có tập trung vào việc điều tra các đặc tính của hội đồng giám đốc như thành phần và quy mô. Tuy nhiên, John và Senbet (1998) tranh luận rằng cấu trúc quản lý nội bộ là một trong nhiều yếu tố quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của hội đồng quản trị. Hội đồng giám đốc ủy quyền một số quyền lực của mình cho một số ban riêng biệt chịu trách nhiệm cho một phần cụ thể trong đó các thành viên của ban được chuyên môn hóa. Ở Úc, ASX CGC thiết lập những hướng dẫn liên quan đến thực tiễn quản trị rủi ro trong những doanh nghiệp Úc được niêm yết công khai, đặt trách nhiệm với ban giám đốc (ASX CGC, 2007). Đặc biệt, những hướng dẫn này đề nghị các doanh nghiệp thành lập một ban thù lao (CC) và ban quản trị rủi ro (RC) để cải thiện việc quản trị doanh nghiệp và đặc biệt quản trị rủi ro. Các tiểu ban được thành lập để hỗ trợ hội đồng quản trị thực hiện vai trò của mình, đặc biệt với các trách nhiệm và áp lực gia tăng đặt lên hội đồng. Ban thù lao và quản trị rủi ro là những cơ cấu quản trị doanh nghiệp quan trọng để bảo vệ lợi ích của các cổ đông bằng cách cung cấp sự giám sát độc lập các hoạt động khác nhau của hội đồng gíam đốc (Harrison, 1987). Harrison (1987) cho rằng các tiểu ban giúp các giám đốc dành sự chú ý cho trách nhiệm đối với những khu vực cụ thể, đem đến tính hợp pháp và trách nhiệm cho các doanh nghiệp và cũng cải thiện sự tham gia của các giám đốc trong các cuộc họp hội đồng. Bài nghiên cứu cũng cho rằng các ban tách biệt có ảnh hưởng nhiều đến thành quả doanh nghiệp (Klein, 1998), chiến lược công ty (Vance, 1983) và giảm thiểu vấn đề đại diện (Davidson và các đồng nghiệp, 1988) hơn là toàn bộ hội đồng quản trị. Do đó, các ban rất quan trọng trong các doanh nghiệp nơi có chi phí đại diện cao, ví dụ, rủi ro, đòn bẩy cao, quy mô lớn và phức tạp. Hơn nữa, lý thuyết đại diện cho rằng các đặc tính như mức độ độc lập của nó và một chủ tịch độc lập là những yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến hiệu quả của các ban (Bradbury, 1990; Carson, 2002). 2.1. Giám sát rủi ro trong ngành tài chính: ban quản trị rủi ro và thù lao Ban quản trị rủi ro giám sát mức độ rủi ro trong khi vẫn mong muốn đạt được lợi nhuận tối đa. RC cho giám đốc các lời khuyên trong việc quản trị mức độ rủi ro hiện tại và chiến lược rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp (Walker, 2009). Ban thù lao giám sát các hoạt động thù lao được thiết kế để thu hút và giữ chân những người lao động. Các hoạt động liên quan đến thù lao cũng được thiết kế để cung cấp sự khuyến khích cho các nhà quản lý không thích rủi ro đảm đương mức độ rủi ro mà những cổ đông trung lập với rủi ro có thể chịu được. Thách thức của việc quản trị rủi ro doanh nghiệp là thiết kế những hợp đồng thù lao để thúc đẩy các nhà quản trị hành động phù hợp với sở thích rủi ro của cổ đông trong khi phải duy trì một mức độ rủi ro thích hợp cho doanh nghiệp (Murphy, 2000). Theo lý thuyết phát tín hiệu (Certo, 2003) các tổ chức tiết lộ những thông tin tốt về quản trị doanh nghiệp, như một ban thông tin để tạo ra một hình ảnh tốt trên thị trường. Ngược lại, điều đó cũng làm tối thiểu hóa việc định giá thấp doanh nghiệp bởi các nhà đầu tư hay tối đa hóa việc đánh giá cao giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, Menon và Williams (1994) tranh luận rằng trong nhiều trường hợp các ban này có thể được thành lập để thúc đẩy việc quản trị doanh nghiệp tốt mà không phục vụ cho bất kỳ mục đích lợi ích nào cho tổ chức. Do đó, các ban có thẩm quyền (không đơn thuần chỉ là sự tồn tại), việc này rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp (Akhigbe và Martin, 2006). Kiến thức chuyên môn về sự phức tạp của ngành tài chính của giám đốc các ban cho phép họ theo dõi và tư vấn về lĩnh vực mà họ chịu trách nhiệm. Những yếu tố xác định hiệu quả của ban thù lao, ban quản trị rủi ro và kiểm toán cũng tương tự như các yếu tố giám sát hội đồng quản trị. Bài nghiên cứu này kiểm tra hiệu quả quản trị của RC và CC dựa vào bốn đặc điểm chính được xác định bởi Xie và các đồng nghiệp (2003) khi xây dựng hiệu quả ban kiểm toán 7 . Đầu tiên, để thực hiện đầy đủ vai trò giám sát của họ, các ban cần độc lập với quản lý doanh nghiệp. ASX CGC khuyến cáo rằng ban thù lao nên bao gồm phần lớn các giám đốc độc lập (ASX CGC, 2007, trang 35). Sự khuyến cáo này phản ánh một khía cạnh của lý thuyết đại diện rằng các giám đốc độc lập sẽ đại diện nhiều hơn cho các cổ đông và vì vậy đóng góp tốt hơn cho vai trò của sự giám sát độc lập trong việc quản lý (Fama và Jensen, 1983; Jensen và Meckling, 1976; Pincus và các đồng nghiệp, 1989). Thứ hai, RC và CC cần có những thành viên có chuyên môn trong kinh doanh. Việc giám sát bởi RC và CC đòi hỏi các thành viên trong ban đóng góp chuyên môn, phán đoán và có thái độ hoài nghi chuyên nghiệp cho quá trình giám sát (Raber, 2003). Có thể đo lường độ chuyên nghiệp bằng thời gian phục vụ cho doanh nghiệp (nhiệm 7 Tương tự như ban kiểm toán, RC và CC đang giám sát các ban giải quyết vấn đề đại diện một cách cụ thể (Xie và cộng sự, 2003). kỳ). Các tác giả cho rằng khả năng các giám đốc giám sát rủi ro liên quan đến thời gian phục vụ trong hội đồng hoặc ngành tài chính. Thứ ba, RC và CC nên họp thường xuyên để đảm bảo rằng các vấn đề liên quan được xem xét đúng thời gian và hiệu quả. Các phòng ban là sự mở rộng của hội đồng quản trị; do đó, các giám đốc thường không đủ thời gian để thực hiện các nhiệm vụ của họ (Lipton và Lorsch, 1992). Càng có nhiều cuộc họp thường xuyên thì các vấn đề tiềm năng sẽ được xác định, bàn luận và phòng tránh. Vì vậy, những cuộc họp thường xuyên sẽ làm cho việc giám sát rủi ro tốt hơn. Cuối cùng, quy mô hội đồng thù lao và quản trị rủi ro có thể tác động lên chức năng giám sát của họ. Việc giám sát của ban thù lao và quản trị rủi ro (đo lường bởi quy mô hội đồng, mức độ độc lập, kinh nghiệm và hoạt động) được kỳ vọng làm giảm rủi ro hành vi đối nghịch của các nhà quản lý. Pathan (2009) cho rằng một sự giám sát mạnh của hội đồng quản trị có tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng dựa vào quan điểm là những cổ đông ngân hàng khuyến khích việc có nhiều rủi ro và tìm thấy rằng các hội đồng quản trị ngân hàng nhỏ có tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro lớn hơn. Những biến quản trị (sự độc lập của hội đồng và sự bảo vệ cổ đông) tương quan âm với rủi ro, cho thấy rằng càng giám sát chặt càng giảm mức độ chấp nhận rủi ro ngân hàng. Khi vai trò của RC là để giám sát mức độ rủi ro doanh nghiệp, các tác giả mong đợi một RC hiệu quả, được xác định bởi các thành phần của RC, sẽ được kết hợp với việc duy trì mức độ rủi ro tương xứng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của doanh nghiệp. Nói cách khác, các tác giả không mong đợi một mối tương quan dương giữa thành phần RC và rủi ro doanh nghiệp. Ngược lại, lý thuyết đại diện cho rằng vai trò của CC là để thiết kế các hợp đồng thù lao làm cho các nhà quản lý không thích rủi ro thực hiện tất cả các dự án rủi ro đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Do đó, sẽ có một tương quan dương giữa các đặc tính của CC và rủi ro doanh nghiệp vì bài nghiên cứu cho rằng những cổ đông ưa thích rủi ro hơn (Jesen và Meckling, 1976; Pathan, 2009). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các cổ đông thích rủi ro quá mức; nó sẽ được bàn luận trong những phần tiếp theo. Các thảo luận ở phần trước dẫn đến các giả thuyết sau: H 1a . Thành phần của ban thù lao có tương quan dương với mức độ rủi ro của các doanh nghiệp tài chính. H 1b . Thành phần của ban quản trị rủi ro có tương quan âm với mức độ rủi ro của các doanh nghiệp tài chính. 2.2. Các giám đốc là thành viên kép trong cả RC và CC Trong khi Bradbury(1990: 22) tranh luận rằng ban kiểm toán làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa những người trong và ngoài doanh nghiệp, Reeb và Upadhyay (2010) cho rằng việc tách những giám đốc thành các ban chuyên biệt có thể tạo ra sự bất cân xứng thông tin giữa các giám đốc. Tương tự như các chi phí của việc phân cấp tổ chức, việc hình thành các tiểu ban có thể dẫn đến những quyết định tối ưu của hội đồng quản trị khi các thành viên của ban tập trung vào những lĩnh vực cụ thể mà họ chịu trách nhiệm thay vì tập trung vào mục tiêu tổng thể của những quyết định của hội đồng quản trị. Do đó, chi phí của các tiểu ban là vấn đề phối hợp và truyền đạt. Bài nghiên cứu thừa nhận một giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này là đảm bảo các giám đốc tham gia cùng trong các ban có thể tác động lẫn nhau. Ví dụ, một trong những vai trò của ban quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro phù hợp mà doanh nghiệp có thể chấp nhận trong khi ban thù lao có thể thiết kế những gói thù lao với mục đích gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà quản lý. Vì vậy, các ban này nên phối hợp và giao tiếp khi đưa ra các quyết định. Hội đồng quản trị thường làm việc độc lập để đạt được các mục tiêu của riêng họ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các ban khác nhau được điều hành bởi một nhóm các thành viên chung (Laux và Laux, 2009). Trong những trường hợp này, Laux và Laux (2009) cho thấy một mối liên kết giữa các thành viên tham gia trong cả ban thù lao và kiểm toán và cấu trúc lương các giám đốc điều hành. Đặc biệt, mô hình được phát triển bởi Laux và Laux (2009) cho thấy rằng việc tách những chức năng của các thành viên ban kiểm toán và thù lao có thể dẫn đến một tỷ lệ thù lao theo thành tích cao hơn và kết quả làm tăng vai trò giám sát của ban kiểm toán trong quá trình báo cáo tài chính. Vì khi những thành viên ban thù lao cũng tham gia trong ban kiểm toán, họ muốn giảm ưu đãi đối với CEO để lôi kéo thu nhập bằng cách hạ thấp khoản ưu đãi phải trả điều đó dẫn đến mức độ giám sát thấp hơn. Hoitash và Hoitash (2009) kiểm tra thực nghiệm giả thuyết này và tìm thấy một mức độ thành viên kép cao có liên quan với một tỷ lệ thù lao ưu đãi cho CEO thấp hơn. Tương tự, bài nghiên cứu xem xét sự phối hợp của việc giám sát của các ban (RC và CC) cũng quan trọng. Lý thuyết đại diện dự đoán rằng các nhà quản lý được trả thù lao dựa vào thành quả của doanh nghiệp dường như có thể thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại thuần dương mà không quá quan tâm về các rủi ro liên quan. Nếu thiết kế các gói thù lao có tiềm năng để giảm hành vi tự phục vụ, thì hiệu quả CC cũng mang rủi ro cao. Tuy nhiên, chính sách thù lao cố định có thể khuyến khích việc chấp nhận một mức rủi ro vượt xa hơn là đầu tư vào nguồn lực doanh nghiệp có mức độ rủi ro trung tính (Miller và các đồng nghiệp, 2002). Lý thuyết định giá tài sản cho rằng không có mức độ rủi ro quá mức đối với các cổ đông đã đa dạng hóa trong những doanh nghiệp phi tài chính vì sự thất bại của một doanh nghiệp không ảnh hưởng bất lợi đến danh mục đầu tư đã đa dạng hóa của họ. Tuy nhiên, Gordon (2011, trang 5) cho rằng các cổ đông trong ngành tài chính thích rủi ro ít hơn vì sự thất bại của một doanh nghiệp tài chính quan trọng trong hệ thống có thể giảm giá trị danh mục đầu tư đã đa dạng hóa của các cổ đông từ sự gia tăng sau đó trong rủi ro hệ thống. Thêm vào đó, bài nghiên cứu cho thấy thay vì nhìn vào quản trị rủi ro từ quan điểm tiêu cực, các doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro sẽ cải thiện thành quả doanh nghiệp (Gordon và các đồng nghiệp, 2009) 8 . Do đó, giao tiếp và phối hợp giữa RC và CC là quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành tài chính và có nghĩa là các giám đốc là thành viên của nhiều ban có thể hành động thận trọng hơn để tránh việc chấp nhận rủi ro quá mức và đe dọa doanh nghiệp sẽ thất bại. Vì vậy, khi thiết lập chính sách chi trả thù lao, ban thù lao phải xem xét liệu chính sách của họ có phù hợp với khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp. Muốn giám sát thành công đòi hỏi sự giao tiếp giữa các thành viên trong ban (Raber, 2003). Khi các giám đốc có kiến thức chuyên môn phục vụ cho ban họ tham gia, chúng ta mong đợi rằng 8 Cái nhìn toàn diện về quản trị rủi ro được gọi là quản trị rủi ro doanh nghiệp. [...]... các thành viên của ban rủi ro và ban thù lao Bài nghiên cứu này đầu tiên kiểm tra mối quan hệ giữa kiểm soát quản trị doanh nghiệp (ban rủi ro và ban thù lao) và quản trị rủi ro trong các công ty tài chính ở Úc Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu này là sự thể hiện lợi ích của việc hợp tác trong việc giám sát các chức năng của ban Thành viên kép trong ban có tương quan dương với rủi ro và thành quả... tương quan dương giữa rủi ro và thành quả dựa vào thành phần của ban thù lao và rủi ro Điều đó dẫn đến giả thuyết thứ ba H3a Một mối tương quan dương giữa rủi ro và thành quả phụ thuộc vào thành phần ban quản trị rủi ro và thù lao Hơn nữa, nếu là thành viên kép sẽ làm vấn đề giao tiếp và phối hợp của các tiểu ban giảm đi, từ đó các tác giả mong đợi các mục tiêu của CC và RC phù hợp với sự ưa thích rủi ro. .. những giám đốc trong cả hai ban sẽ làm cho việc giám sát tốt hơn về việc thiết lập các gói thù lao phù hợp và quản trị rủi ro quá mức Gỉa thuyết thứ hai là: H2: Sự tham gia của các giám đốc trong cả ban thù lao và ban quản trị rủi ro có tương quan âm với rủi ro 2.3 Rủi ro và thành quả doanh nghiệp Theo các mô hình định giá tài sản, một nhà đầu tư lý trí không nên đưa vào bất cứ rủi ro có thể được đa... được các ban tổ chức 1 năm Các tác giả sử dụng COM để xác định có ban thù lao hay ban quản trị rủi ro hay không trong phương trình và báo cáo các biến CC hoặc RC riêng biệt COMSIZE SỐ giám dốc trong ban thù lao hoặc ban quản trị rủi ro DUAL Là 1 nếu 1 thành viên làm việc cho cả ban thù lao hoặc ban quản trị rủi ro và là 0 nếu ngược lại Điều kiện tương tác COMFAC*BETA Tương tác giữa COMFAC và BETA COMSIZE*BETA... đồng quản trị và rủi ro công ty (Pathan 2009) Các thành viên CEO thường đề cập đến khi CEO là thành viên của ban thù lao (CC) hoặc quản trị rủi ro (RC) (COMCEO) Trong trường hợp các CEO tham gia vào các ban thù lao, họ có thể quyết định mức thù lao riêng của mình và có thể họ sẽ đưa ra thù lao có lợi cho họ, bất kể các tác động đến rủi ro hoặc thành quả của công ty Tương tư, sự tham gia của CEO trong ban. .. hợp giữa quản trị rủi ro và các đặc tính liên quan của doanh nghiệp Theo đó, các tác giả không mong đợi một mối quan hệ trực tiếp giữa thành phần CC hay RC và thành quả doanh nghiệp 9 Thay vào đó, các tác giả thừa nhận rằng trong những trường hợp sự không chắc chắn cao, như là mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp cần các ban có thẩm quyền trong việc quản trị và giám sát rủi ro Rủi ro doanh nghiệp đề... chính ở Úc trong giai đoạn 2006-2008 cung cấp một số bằng chứng về vai trò của các ban quản trị rủi ro để cải thiện thành quả công ty Các phát hiện của bài nghiên cứu này chứng minh rằng quan trọng để có ban quản trị rủi ro và ban thù lao có các thành viên độc lập với ban quản lý, có kinh nghiệm hoạt động trong ngành và trong hội đồng quản trị, có trình độ chuyên môn và thường xuyên hội họp Quan trọng... động thu nhập doanh nghiệp và được xem như là nguồn gốc của việc mâu thuẫn người đại diện (Bathala và Rao, 1995) Rủi ro doanh nghiệp, như một phương pháp đo lường môi trường thông tin doanh nghiệp và rủi ro của môi trường hoạt động của doanh nghiệp, cũng là yếu tố quan trọng tiềm năng của thành quả doanh nghiệp Trong một nỗ lực để giảm những rủi ro của doanh nghiệp bằng cách giám sát (RC) và cơ chế khuyến... hơn Ban thù lao và quản trị rủi ro bao gồm các đặc tính quản trị được yêu cầu dẫn đến việc thiết kế các hợp đồng thù lao cũng như quản trị rủi ro tốt hơn và có thể khuyến khích những nhà quản trị tạo nên các quyết định tốt hơn dẫn đến thành quả của doanh nghiệp tốt hơn Các thành viên ban cũng được khuyến khích để làm tốt công việc của họ khi giá trị của họ trong thị trường vốn nhân lực chủ yếu dựa vào... trong nghiên cứu của Subramaniam và các cộng sự, 2009; Yatim, 2010) Sau đó mẫu được chia thành các nhóm có ban quản trị rủi ro và nhóm có các ban thù lao Có 236 quan sát (126 công ty) là có ban quản trị rủi ro, 337 quan sát (156 công ty) là có ban thù lao và 185 quan sát (96 công ty) là có cả hai ban để kiểm định các giả thuyết 3.2 Mô hình nghiên cứu Có hai biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này: Rủi . QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: VAI TRÒ CỦA BAN QUAN TRỊ RỦI RO VÀ BAN THÙ LAO Tóm tắt Bài nghiên cứu kiểm tra vai trò của ban thù lao và quản trị rủi ro trong việc quản lý và. gói thù lao phù hợp và quản trị rủi ro quá mức. Gỉa thuyết thứ hai là: H 2 : Sự tham gia của các giám đốc trong cả ban thù lao và ban quản trị rủi ro có tương quan âm với rủi ro. 2.3. Rủi ro và. các doanh nghiệp thành lập một ban thù lao (CC) và ban quản trị rủi ro (RC) để cải thiện việc quản trị doanh nghiệp và đặc biệt quản trị rủi ro. Các tiểu ban được thành lập để hỗ trợ hội đồng quản

Ngày đăng: 14/07/2015, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan