Tài liệu ôn thi pháp luật đại cương

21 521 0
Tài liệu ôn thi pháp luật đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.BỘ vị trí chức năng của bộ: Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. - cơ cấu tổ chức và hoạt động: + bộ quản lí ngành: thực hiện quản lí nhà nước đối với các ngành kinh tế- ký thuật, văn hóa xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thong vận tải, giáo dục, văn hóa + bộ quản lí lĩnh vực chuyên môn: thực hiện việc quản lí nhà nước theo từn lĩnh vực rộng của xã hội như tài chính, lao động, ngoại giao, nội vụ - mối quan hệ giữa bộ và chính phủ: Theo quy định tại Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ: “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước ”, như vậy, với quy định này ta thấy rằng: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, do Chính phủ quản lý và kiểm tra về hoạt động, để thực hiện được chức năng quản lý, kiểm tra thì các cơ quan này phải do Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng trực tiếp đề nghị Quốc hội thành lập(theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức chính phủ). -mối quan hệ của bộ với quốc hội: bộ và các cơ quan ngang bộ do quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của thủ tướng chính phủ. - sự khác biệt giữa bộ và các cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ + bộ là cơ quan của chính phủ do quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của thủ tướng chính phủ + cơ quan thuộc chính phủ do chính phủ thành lập + bộ hực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. + cơ quan thuộc chính phủ: thực hiện một số thẩm quyền quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực, 1 số thẩm quyền cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của PL. 1 số cơ quan hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lí nhà nước + cơ quan thuộc chính phủ không thuộc cơ cấu tổ chức chính phủ còn bộ thuộc cơ cấu tổ chức của chính phủ 2.QUỐC HỘI # vị trí chức năng của quóc hội: điều 1, trang 45, vbpl # mqh giữa quốc hội và chính phủ: - Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chính phủ do quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước quốc hội và báo cáo công tác với quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội; tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội. - nhiệm kỳ của chính phủ theo nhiệm kỳ của quốc hội -trong lĩnh vực kinh tế, chính phủ trình quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước - trong các hoạt động cảu chính phủ, chính phủ thảo luận và biểu quyết +các chương trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội +dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán và dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội + các báo cáo chính phủ trước quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội #qdh giữa quóc hội và tòa án nd tối cao, viện kiểm sát nd tối cao: - quốc hội thực hiện quyền theo dõi, xem xét, đánh giá, giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của TAND TC VÀ VKSND TC trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội thông qua xem xét các báo cáo, kiểm tra tình hình thực tế cũng như tiếp xúc với các cử tri tại địa phương - đại biểu quốc hội được quyền chất vấn chánh án tòa án nhân dân tối cao và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao #nd các loại vb pl do quốc hội ban hành: quốc hội ban hành hiến pháp, luật, nghị quyết: điều 11, chương 2, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. ủy ban thường vụ quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết: điều 12 *** - 01 cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được gọi là thể nhân. - 01 tổ chức đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện theo điều 94 bộ Luật Dân sự: + Được thành lập một cách hợp pháp; + Có tài sản riêng; + Tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình; + Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thì được gọi là pháp nhân. 3. PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC so sánh điểm giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa pl và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay giống:đều là quy tắc xữ sự chung chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội. * Khác nhau: - Đạo đức: + Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ. + Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện. + Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. + Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận. - Pháp luật: + Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành. + Tính chất: Bắt buộc. + Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật. + Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Quan hệ: Các chuẩn mực, quy tắc (đạo đức) phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Nói cách khác, pháp luật được xây dựng trên cơ sở đạo đức. khác: pl do NN ban hành, pl có tinh bắt buộc cưỡng chế của NN, đk tiến hành nhân danh NN và = quyền lự của NN ĐĐ hình thành trong tự phát đs xh, đđ đk thực hiện trên cơ sở tự nguyện vaw đk đảm bảo = tòa an lương tâm 4.BỘ MÁY NHÀ NƯỚC khái niệm đặc điểm của bộ máy nhà nước. phân biệt các cơ quan của bộ máy nhà nước.các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. các văn bản quy phạm pháp luật do bộ máy nhà nước ban hành. === # bộ máy nhà nước chxhcnvnam là hệ thống cơ quan từ trung ương đến các địa phương và cơ sở, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước. # BMNN CHXHCNVN có những đặc điểm cơ ban sau đây: - một là, việc tổ chức và hoạt dộng của bmnn dựa trên những nguyên tắc chung thống nhất mà nguyên tắc cơ bản bao trùm là nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. - hai là các cơ quan trong bộ máy nhà nươc đều mang tính quyền lực nhà nước, đều có quyền nhân danh nhà nước để tiến hành các hoặt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình - ba là, đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là nhưng người hết lòng, hết sức phục vụ nhan dân, là công bộc của dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. # BMNN được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: a. nguyên tắc :quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều 2, đoạn 2 Hiến pháp 1992) b. nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của đcsan vn đối với việc tổ chức và hoạt động của bmnn c. ngtac đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước d nguyên tắc tập trung dân chủ đ, nt pháp chế xhcnghia # theo hiến pháp 1992, bmnn ta hiện nay bao gồm các cơ quan nhà nước sau đây: -quốc hội-chủ tịch nước-chính phủ-hội đồng nhân dân và Ủy ban nhan dan-Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhan dan mỗi cơ quan nhà nước có một vị trí pháp lý được xác định trong bộ máy nhà nước, có một phạm vi thẩm quyền được hiến pháp và pháp luật quy định, có quy chế tổ chưc và hoạt động riêng. # hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước - hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội - pháp lệnh, nghị quyêt của Ủy ban thường vụ Quốc hội - lệnh, quyết định của Chủ tịch nước - nghị định của Chính phủ - quyết định của Thủ tướng Chính phủ - Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ - nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước - nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội - thông tư liên tịch giữa chánh án tòa án nhân dân tối cao với viện trưởng viện kiem sat nd tối cao; giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang nộ với chánh án tòa án nd tối cao, vien trưởng viện kiểm sát nd tối cáo; giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ - (12) văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân 5.ĐÂM XE Từ sự kiện trên phát sinh 3 loại trách nhiệm pháp lý gồm: Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự vì: - Trách nhiệm hành chính vì: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính, xâm hại quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi Nguyễn Văn H điều khiển xe máy chưa đủ 16 tuổi chưa đủ tuổi điều khiển mô tô xe máy, bên cạnh đó trong khi điều kiện phương tiện giao thông H đã không tuân thủ luật giao thông đường bộ nên gây ra tai nạn. - Trách nhiệm dân sự mà cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì:Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại khi xâm phạm các đối tượng của các chủ thể khác nhau. Là cá nhân, đó là những thiệt hại phát sinh khi cá nhân đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp này, điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi và trong quá trình điều khiển phương tiện giaothông H đã không tuân thủ quy định của luật giao thông đường bộ nên gây tan nạn và dẫn đến là chị của chị C. Và H phải bồi thường thiệt hại cho chị C theo quy định tại Điều 610 Bộ Luật Dân sự. - Trách nhiệm hình sự vì: Theo quy định của Điều 2 BLHS thì “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” . Khi điều khiển phương tiện giao thông sai quy định nên H đã gây ra cái chết cho chị C là đã xâm phạm đến tính mạng của chị. Theo quy định của Luật hình sự thì H phải chịu trách nhiệm hình sự PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ Ý KIẾN TRÊN Dấu hiệu: là hành vi của con ng, trái pháp luật (uống rượu say, đi xe quá tốc độ, làm thiệt hại tài sản của ng dân và của cty hãng taxi, gây thương tích cho ng), chủ thể này có năng lực trách nhiệm pháp lí về cả độ tuổi và nhận thức,và là một hành động có lỗi. - vi phạm HC vì xâm hại quản lí Nnc. - Vi phạm dân sự vì xâm hại tài sản, sức khỏe của ng khác. - Vi phạm kỉ luật vì làm trái nội quy, quy định của nơi làm việc (uống rượu,vượt tốc độ) b) Trách nhiệm: hành chính, dân sự, kỉ luật. -Mặt khách quan: hành vi trái PL,hậu quả, thiệt hại vật chất và tinh thần thực tế xảy ra -Mặt chủ quan: lỗi của ng đâm xe - Chủ thể: Ng có năng lực pháp lí -Khách thể: sức khỏe, tài sản của người bị hại (bị hvi vi phạm PL xâm hại) 6: Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một thủ tục và hình thức nhất định có chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống Đặc điểm: - Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (theo luật định) - Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật) mang tính bắt buộc chung - Được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lí xảy ra - được đảm bảo thực hiện - nội dung mỗi quy phạm pháp luật đều thể hiện 2 mặt: cho phép và bắt buộc. - chuẩn mực hành vi mang tính pháp lí và phổ biến - tính xác định chặt chẽ về hình thức - Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật So sánh ,Điểm giống nhau: -Đều là văn bản pháp luật tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành. -Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thục hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan. -Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. -Đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. -Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. 1. ,Điểm khác nhau Văn bản quy phạm pháp luật -Chỉ do các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành ra. -Nội dung của văn bản có chứa đụng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. -Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong hiến pháp và các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. -Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật. -Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật: -chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành ra. -Nội dung của văn bản xác dịnh rõ quỳen và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể, hoặc cácbiện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá nhân, tổchức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được thực hiện một lần thực tế cuộc sống. -Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bẳn áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo mẫu đã quy định sẵn. -Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. -Dược ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật. **** So sánh điều luật với quy phạm pháp luật *Giống nhau: - Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục pháp lý. - Được nhà nước đảm bảo thực hiện *Khác nhau: - Khác nhau về bố cục: Một văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 3 phần: giả định, quy định, chế tài và bố cục phải rõ ràng, được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; phần, chương, mục phải có tiêu đề. Một điều luật có thể không có đầy đủ 3 phần và càng không có bố cục như văn bản quy phạm pháp luật. - Điều luật là bộ phận của văn bản quy phạm pháp luật - Khác nhau về thẩm quyền ban hành: Điều luật được ban hành bởi quốc hội, quy phạm pháp luật có thể không phải do quốc hội ban hành Câu 7:Nhà nước có tính giai cấp bởi vì nó được lập ra và duy trì nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định, giai cấp đã sinh ra nó. Nhà nước là công cụ để giai cấp đó thực hiện chuyên chính với tất cả các giai cấp khác trong xã hội. Ví dụ nhà nước chuyên chính tư sản thì phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản có vai trò áp đặt sự thống trị nên các giai cấp khác và có các công cụ bạo lực như cảnh sát, tòa án, quân đội để đàn áp. Tương tự như vậy với nhà nước chuyên chính vô sản.Không có nhà nước đứng ngoài giai cấp (phi giai cấp). Chừng nào không còn các giai cấp tồn tại thì cũng không còn nhà nước tồn tại.# Tính giai cấp của Nhà nước: thể hiện ở chỗ nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào? Trong xã hội bóc lột (xã hội chiếm hữu nô lê, xã hội phong kiến, xã hội tư sản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, chính trị và tư tưởng. 8Nhà nước: - Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng - Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ - Nhà nước thiết lập quyền lực công, mang tính chất chính trị giai cấp - Nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực [...]... thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý - Căn cứ của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, có nghĩa là trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật Nếu không có vi phạm pháp luật thì không xác định... Sự kiện pháp lý phức tạp - Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành hai loại: + Sự biến pháp lý + Hành vi pháp lý - Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia thành ba loại: + Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật + Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật + Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật Câu... mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thi t hại cho tính mạng hoặc gật thi t hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác” Câu 11 Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật: Hội đủ 3 điều kiện sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật: _Chủ thể pháp luật _Quy phạm pháp luật _Sự kiện pháp lý *Định nghĩa Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh Nó làm cho các... thể của pháp luật Biểu hiện: -Làm những gì pháp luật cấm -Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu -Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn Đây là hành vi mà chủ thể không xử sự hoặc xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật + Có lỗi của người vi phạm (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật) 1 hành vi trái luật chỉ... quan này cũng phát hiện những vấn đề không phù hợp trong pháp luật hiện hành để kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Đối với công tác tư pháp, hành pháp : Quốc hội không chỉ lập pháp mà còn tham gia phối hợp các hoạt động hành pháp, tư pháp : đình chỉ và hủy bỏ các văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, tư pháp, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyền hành pháp và tư pháp như : Quốc hội quyết định những... hệ pháp luật đặc biệt thì nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể và việc tham gia vào quan hệ đó là hoàn toàn thể hiện ý chí của nhà nước (VD: Nhà nước tham gia xử các vụ án vi phạm pháp luật giết người) _Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh Như vậy, một quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệ pháp luật. .. nhiệm pháp lý chứa đựng yếu tố là sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật Đặc điểm này thể hiện nội dung của trách nhiệm pháp lý Xuất phát từ đặc điểm này mà trách nhiệm pháp lý được coi là phương tiện tác động có hiệu quả tới chủ thể vi phạm pháp luật Vì vậy, về mặt hình thức, trách nhiệm pháp lý là việc thực hiện chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật thông qua... phạm phải thực hiện chế tài đó Như vậy, trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật cuối cùng là sự thực hiện các chế tài của quy phạm pháp luật - Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quy định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ không tách rời giữa trách nhiệm pháp lý và nhà nước Chỉ có nhà nước ( thông qua cơ quan, người... nào là hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật đó 15 Các loại trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý mà nhà nước Xã hội chủ nghĩa áp dụng có nhiều loại Thông thường chúng được chia thành 4 loại trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm pháp lý hình sự, trách nhiệm pháp lý hành chính, trách nhiệm pháp lý dân sự và trách nhiệm pháp lý kỷ luật; tương ứng với 4... vi phạm pháp luật: là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ *Các dấu hiệu nhận biết: + Vi phạm pháp luật là hành vi ( biểu hiện ra bên ngoài, ra thế giới khách quan), nó có thể tồn tại dưới dạng hành động, không hành động Mọi suy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi phạm pháp luật + Vi phạm pháp luật là . sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật: _Chủ thể pháp luật _Quy phạm pháp luật _Sự kiện pháp lý *Định nghĩa Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho. loại: + Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật. + Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. + Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Câu 13: Định nghĩa vi phạm pháp luật: là. gia xử các vụ án vi phạm pháp luật giết người) _Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh. Như vậy,

Ngày đăng: 14/07/2015, 11:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Định nghĩa vi phạm pháp luật: là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

  • *Các dấu hiệu nhận biết:

  • *Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan