Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

64 1.1K 4
Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật trước hết là do tính chất các phương tiện vật chất mà chủ thể sáng tạo dùng để xây dựng hình tượng loại hình đó quy định. Về mặt này, lẽ tự nhiên, văn học là nghệ thuật ngôn từ, yếu tố vật chất mang tính hình tượng của nó là lời nói của con người mà cơ sở là ngôn ngữ của một dân tộc nhất định. 1.2. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn hiện đại thuộc thế hệ 7X. Thành quả của chị trên con đường văn chương đã liên tiếp được khẳng định qua các giải thưởng: Giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II – năm 2000, giải B – Hội nhà văn Việt Nam năm 2001; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ Ủy ban toàn quốc liện hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000; Một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng. Năm 2005 chị gây xôn xao giới văn nghệ, bạn đọc với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”, sau này được giới báo chí Hàn Quốc đánh giá là: “Người phụ nữ độc chiếm thị trường và dư luận trong năm”. Bởi những lí do trên , chúng tôi đi vào tìm hiểu “Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (Qua khảo sát tập Ngày mai của những ngày mai….).

Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TẠP VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ (KHẢO SÁT QUA TẬP NGÀY MAI CỦA NHỮNG NGÀY MAI ) *** PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật trước hết là do tính chất các phương tiện vật chất mà chủ thể sáng tạo dùng để xây dựng hình tượng loại hình đó quy định. Về mặt này, lẽ tự nhiên, văn học là nghệ thuật ngôn từ, yếu tố vật chất mang tính hình tượng của nó là lời nói của con người mà cơ sở là ngôn ngữ của một dân tộc nhất định. Ngôn ngữ là một hiện tượng rất sinh động và lí thú. Nhà văn là người tổ chức ngôn từ tạo nên hình tượng nghệ thuật, chỉnh thể tác phẩm, tạo cho mình một dấu ấn riêng, một phong cách riêng. Cho nên xác định giá trị của tác phẩm, phong cách của tác giả thông qua tìm hiểu đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ là một hướng đi đã được khẳng định và do đó ngôn ngữ tác phẩm đã trở thành một đới tượng được đặc biệt quan tâm nghiên cứu bởi những đặc trưng mang tính thể loại của nó. Do vậy, việc nghiên cứu tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ là một cách quan trọng để tiếp cận tác phẩm văn học và qua đó nhận định được tính sáng tạo, tài năng của tác giả. 1.2. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn hiện đại thuộc thế hệ 7X. Thành quả của chị trên con đường văn chương đã liên tiếp được khẳng định qua các giải thưởng: Giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II – năm 2000, giải B – Hội nhà văn Việt Nam- năm 2001; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ - Ủy ban toàn quốc liện hiệp Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 1 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam- năm 2000; Một trong “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng. Năm 2005 chị gây xôn xao giới văn nghệ, bạn đọc với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”, sau này được giới báo chí Hàn Quốc đánh giá là: “Người phụ nữ độc chiếm thị trường và dư luận trong năm”. Quí III năm 2007, chị cho xuất bản tập tạp văn “Ngày mai của những ngày mai ”, hội tụ 32 bài tạp bút đặc sắc của chị. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình của nhà văn vùng đất Mũi về những câu chuyện xung quanh cuộc sống của mình, tập sách là chút lòng yêu thương gởi đến miền quê thanh bình và cuộc sống nông thôn thuần hậu. Tập sách đã phác họa một chân dung , một phong cách quen mà lạ chỉ có ở Nguyễn Ngọc Tư. Ở đấy, chúng ta bắt gặp những ưu tư, trăn trở, những nỗi buồn lúc man mác lúc đầm sâu, và vượt lên đó, là những bài học luân lí, những đạo nghĩa ở đời Bởi những lí do trên , chúng tôi đi vào tìm hiểu “Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (Qua khảo sát tập Ngày mai của những ngày mai….). 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có hơn 7 năm gia nhập làng viết, kể cả tập “Ngày mai của những ngày mai”, cô đã cho trình làng 9 tập tác phẩm. Năm 2005 chị gây tiếng vang lớn với tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Một tiếng vang vút lên, một loạt sóng âm vọng lại, tiếng cồng chen lẫn tiếng chiêng, tiếng sáo chen lẫn tiếng khèn, khen - chê lẫn nhau cùng phản hồi. Có thể nói, nhũng nhận định đánh gía về Nguyễn Ngọc Tư lúc này mới thật sự bắt đầu. Điểm qua, chúng tôi thấy có nhũng ý kiến sau: Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 2 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn Trần Hữu Dũng đã đánh giá Nguyễn Ngọc Tư như là một “đặc sản miền Nam”. Trên diễn đàn của mình (http://nguoivienxu.vietnamnet ) anh viết : “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình”. Sau khi điểm qua thành quả của chị trong những năm qua, anh có sự so sánh chị với các cây bút khác: “Một cái bệnh của những người viết trẻ bây giờ là mặc cảm (hay đua đòi) phải dùng một bút pháp mới, mô tả xã hội tân thời (thường được xem đồng nghĩa với lối sống thị thành), đôi khi phải làm ra vẻ biết nhiều, học rộng. Nguyễn Ngọc Tư không cần “làm dáng” kểu ấy. Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ. Cái lạ ở cô là tài khui mở nhũng sinh hoạt thân thuộc trước mắt ” Tháng 10/2007, tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư dã được chuyển ngữ và phát hành tại Hàn Quốc. Ông Seo Jae-Young, đại diện nhà xuất bản Asia tại Seoul, trong khi trao đổi với phóng viên Việt Nam, có những lời đánh giá rất cao về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. “Từ tác phẩm này, chúng ta thấy rằng dòng văn học hiện đại của Việt Nam có thể chia thành 2 giai đoạn, trước và sau Nguyễn Ngọc Tư. Qua tiểu thuyết của cô, người ta có thể cảm nhận được sư thay đổi về nhận thức và cuộc sống. Tác phẩm của Tư có thể khiến cho các tác phẩm văn học khác tại Việt Nam trở nên lỗi thời. Và các cây viết mới kiểu Nguyễn Ngọc Tư “sẽ xuất hiện”. “Người ta cho rằng không gì giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội là văn chương. Và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó”. “Chính nội dung của câu chuyện đã hoàn toàn cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối”. Đồng thời chúng tôi đã điểm qua những bài viết khác trên các báo, trang Wed, Blog trong và ngoài nước như: “Cánh đồng bất tận –một hiện tượng văn hoc đang gây nhiều tranh luận” của nhà văn Hoàng Khởi Phong (http://rga.org/vietnamese); “Những vụ án đình đám trong làng văn” của Hà Nguyễn (Netnam); “Bão rùng rùng ngoài kia mà maí ấm vẫn bình yên” của Thúy Nga ( Tuổi trẻ); “Nguyễn Ngọc Tư: Đang có đốt lửa lại” của Hạnh Đỗ (Tiền Phong) Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 3 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn Chúng tôi nhận thấy đó chỉ mới là những bài phỏng vấn, nhận định, đánh giá ngắn gọn, chung chung về Nguyễn Ngọc Tư, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Sinh viên Nguyễn Ngọc Mơ - ĐHSP Đồng Tháp có bài nghiên cứu khoa học: “Lớp từ địa phương trong truyện ngắn cánh đồng bất tận”. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này chỉ giới hạn ở lớp từ địa phương của một tác phẩm “Cánh đồng bất tận” và đó là thể loại truyện dài. Quí III năm 2007 tập tạp văn “Ngày mai của những ngày mai ” được trình làng. Nhà xuất bản Phụ nữ có bài giới thiệu khoảng 100 chữ về ấn phẩm của mình. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về tập tạp văn đặc sắc ấy. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tượng Chúng tôi không khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư mà chọn tập “Ngày mai của những ngày mai ” làm đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu tập tạp văn này trên bình diện từ vựng. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư. - Đưa ra những nhận định, đánh giá về thành quả sử dụng các lớp từ ngữ trong tạp văn của chị. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các biện pháp nghiên cứu như sau: -Phương pháp thống kê phân loại Chúng tôi sữ dụng phương pháp thống kê, phân loại các lớp từ ngữ theo hai tiêu chí cấu tạo và ý nghĩa Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 4 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn - Phương pháp phân tích và miêu tả Trên cơ sở thống kê phân loại, chúgn tôi đã phân tích và miêu tả từng nhóm từ cụ thể vể phương diện cấu trúc ngữ nghĩa. - Phương pháp tổng hợp Kết quả thống kê phân loại, miêu tả chỉ mới dừng lại ở các sự kiện riêng lẻ, dàn trải. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng thêm phương pháp tổng hợp để khái quát các vấn đề thành các qui luật mang tính chung, điển hình. 5. Cái mới của đề tài Việc nghiên cứu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng đã được tiến hành, nhưng việc nghiên cứu ngôn ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư thực tế chưa có tác giả nào quan tâm. Đây vẫn là một vấn đề mới mẽ cần tìm hiểu. Đề tài bước đầu tìm hiểu sự đóng góp của tác giả ở phương diện sử dụng các lớp từ ngữ trong tạp văn và khẳng định sự đa dạng về phong cách cacủ thể loại tạp văn trong thời kì mới. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương Chương I: Những vấn đề lí thuyết xung quanh đề tài Chương II: Các lớp từ ngữ đặc sắc được sử dụng trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư Chương III: Vai trò ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 5 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn PHẦN NỘI DUNG Chương 2: Những vấn đề lí thuyết xung quanh đề tài 1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và đặc điểm ngôn ngữ tạp văn 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Thật khó để tìm ra một cách diễn đạt duy nhất về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật. Nhưng chúng ta có thể hiểu: Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Bản thân ngôn ngữ nghệ thuật mang trong mình tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và đó chỉ là ngôn ngữ nghệ thuật khi có khả năng tạo nên dấu ấn riêng cho tác giả. Cũng giống như âm thanh trong âm nhạc, màu sắc trong hội hoạ, ngôn ngữ nghệ thuật được xem là chất liệu xây dựng hình tượng. Bản thân loại chất liệu này là tổng hoà của những kí hiệu hai mặt - ngữ âm và ngữ nghĩa. Với tài năng sáng tạo, nhà văn, nhà thơ hướng sự chú ý vào tổ chức văn bản, tìm mọi cách cho hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc từng câu, từng đoạn cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy, văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật cuả ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ. Thử phân tích một đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Khi sao phong gấm rũ là Giời sao tan tác như hoa giữa đường? Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Ở đây, các yếu tố ngôn ngữ được tổ chức lại theo khuôn khổ của thể thơ lục bát. Mỗi dòng thơ là một câu nghi vấn tu từ, một câu tự hỏi không có lời đáp, với sự điệp từ Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 6 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn ngữ và cấu trúc ( khi sao, giở sao, mặt sao, thân sao), rồi hàng loạt biện pháp tu từ khác đã được dùng như so sánh (mặt sao…, thân sao ), tách xen (dày gió dạn sương, bướm chán ong chường) Sự hoà phối của những chất liệu đó đã vẽ nên bức tranh về nội tâm của nàng Kiều, bức tranh “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Sự hình thành và tồn tại của ngôn ngữ nghệ thuật dựa vào ngôn ngữ tư nhiên, nhưng nó có tính độc lập với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai. Để hiểu rõ hơn về bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật, ta đặt nó bên cạnh ngôn ngữ tự nhiên, so sánh, tìm ra sự tương đồng và khác biệt của hai hệ thống này trên các bình diện: về hệ thống tín hiệu, về chức năng xã hội, về tính hệ thống, về ngữ nghĩa, về sự có mặt của các loại phương tiện ngôn ngữ, về vai trò trong ngôn ngữ dân tộc. -Xét về hệ thống tín hiệu: Ngôn ngữ tự nhiên của con gười, có thể được xác định như là một mã chung, phổ biến nhất, tức một hệ thống tín hiệu đầu tiên và quy tắc sừ dụng những tín hiêụ đó, mà con người dùng để vật hoá những ý nghĩ, tình cảm của mình, tức để diễn đạt những ý nghĩ, tình cảm này trong một hình thức được tri giác một cách cảm tính: từ ngữ, phát ngôn… Còn ngôn ngữ nghệ thuật lại là một mã phức tạp hơn, là hệ thống tín hiệu thứ hai, được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên), “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất cuả văn học”, “ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên những hình tượng diễn đạt tư tưởng nghệ trhuật” [11; Tr 48]. mỗi yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một phương tiện biểu hiện, mỗi yếu tố đó nhất thiết tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm -Xét về chức năng xã hội: Lời nói sinh hoạt hằng ngày thường có những thuộc tính như: tính diễn cảm, tính tạo hình và đôi khi cả tính hình tượng. Song vấn đề đó là mối tương quan giữa các chức năng. Chức năng có tính chất quyết định vẫn là chức năng giao tiếp. Những phẩm chất thẩm mĩ nếu có thì chỉ đóng vai trò phụ thuộc thứ yếu. Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 7 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn Ví dụ, lời trong ngôn ngữ trần thuật bình thường của một người đã đọc Truyện Kiều:“Mùa thu, thúc Sinh trở lại Lâm Tri, đi cả ngày lẫn đêm”. Còn trong ngôn ngữ của văn nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nó đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai. Ví dụ: “Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Vẫn cùng một nội dung như ví dụ trên, nhưng dòng thơ trong Truyện Kiều tạm để thông tin: hành trình ngày đêm vào mùa thu cho người đọc tự nhận biết, cái điều đầu tiên mà Nguyễn Du đem đến cho người đọc là tính bác học của ngôn ngữ, trau chuốt, giàu ước lệ, bóng bẩy, hình tượng, tức giá trị thẩm mĩ được nâng tầm trước tiên. Bản thân khái niệm chức năng thẩm mĩ ở đây cũng đựơc đổ đầy bằng một nội dung đặc trưng khác về chất: chức năng nghệ thuật – hình tượng. Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là ở chổ tín hiệu ngôn ngữ là yếu tố tạo thành của hình tượng. Nếu không thấy rõ sự khác nhau giữa các chức năng nghệ thuật – hình tượng này với các phẩm chất thẩm mĩ, nếu khôngthấy mối tương quan giữa các chức năng thì dễ đi đến chỗ coi ngôn ngữ văn chương là một phong cách chức năng, đối lập với ba phong cách gọt giũa còn lại (phong cách khoa học, phong cách chính luận và phong cách hành chính), với lí do là ngôn ngữ văn chương có đầy đủ 4 chức năng: thông tin, trao đổi, tác động, thẩm mĩ. -Xét về tính hệ thống: Ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật đều có tính hệ thống, song tính hệ thống trong mỗi kiểu ngôn ngữ có sự khác nhau về chất. Chức năng thẩm mĩ của một yếu tố ngôn ngữ được xác định bởi vị trí và vai trò của nó trong hệ thống các hình tượng của tác phẩm cũng như trong hệ thống của phong cách cá nhân tác giả. Tức là, Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 8 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn chức năng thẩm mĩ dựa vào tính hệ thống của phong cách với tư cách là một phạm trù thẩm mĩ với những thông số và thước đo gắn với phong cách cá nhân, của phong cách tác phẩm, của phong cách khuynh hướng, của phong cách trường phái văn học. Còn khái niệm phong cách chức năng của ngôn ngữ phi nghệ thuật dựa trên tính hệ thống khác về chất, tính hệ thống của cấu trúc bên trong ngôn ngữ, tính hệ thống bị quy định bởi cấu trúc của trạng thái hiện đại của ngôn ngữ, tính hệ thống gắn với sự khu biệt của xã hội đối với ngôn ngữ. Phong cách chức năng có cả một hệ thống các dấu hiệu ngôn ngữ, bao quát tất cả các cấp độ của ngôn ngữ. Ở cơ sở của toàn bộ văn bản nghệ thuật không có một hệ thống các dấu hiệu ngôn ngữ như thế. Tính hệ thống ở đây được xây dựng theo những thông số khác, những thông số thẩm mĩ, những thông số nghệ thuật của từ. -Xét về bình diện nghĩa: Ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa. Ngôn ngữ nghệ thuật có hai bình diện nghĩa. Nó có khả năng một mặt hướng vào hệ thống ngôn ngữ văn hoá với những ý nghĩa của các từ, của các hình thức ngữ pháp và mặt khác hướng vào hệ thống các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật, cái hệ thống vốn thông báo cho những thành tố ngôn ngữ cái giá trị ngữ cảnh, cái giá trị hình tượng - thẩm mĩ. Bởi vì, sự phản ánh thế giới trong tác phẩm văn học đi đôi với hư cấu nghệ thụât, cho nên từ đó nảy sinh ra khả năng thông tin đôi, vừa về khách thể được mô tả vừa về tác giả, về những đặc điểm trong cách cảm thụ thế giới, trong thế giới quan của tác giả vốn được diễn đạt trong phong cách tác phẩm. -Xét về sự có mặt của các loại phương tiện ngôn ngữ: Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hoá và rộng hơn nữa là của ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại dựa vào chuẩn mực của ngôn ngữ hiện đại. Song trong những thể loại văn học có tính lịch sử, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của chuẩn và sử dụng cả những phương tiện ngôn ngữ Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 9 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn đã cũ, trước hết là những phương tiện từ vựng, những từ cổ, những từ lịch sử của nó, tức từ này là những từ tiềm năng hoặc những từ ngẫu hợp. Ngôn ngữ nghệ thuật trong những phạm vi nhất định, sử dụng cả những ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ văn hoá như những từ địa phương, những từ của tiếng lóng, những từ tục. Ngôn ngữ nghệ thụât hiểu theo một nghĩa nào đó là giàu hơn ngôn ngữ toàn dân. -Xét về vai trò trong ngôn ngữ dân tộc Giá trị của ngôn ngữ nghệ thuật không phải chỉ xác định ở tầm bao quát rộng lớn của những phương tiện ngôn ngữ toàn dân mà nó sử dụng. Có một cái quan trọng hơn thế, đó là tính chất mẫu mực của ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ ở đây trở thành một hiện tượng nghệ thuật do sự hoàn thiện của nó, sự hoàn thiện đạt được nhờ tài năng và lao động bền bỉ của bao nhà văn ưu tú trong suốt hàng ngàn thế kỉ. Khác với ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc riêng của mỗi tác giả, phản ánh nét độc đáo không lặp lại của mỗi nhà văn. Các nhà văn lớn bao giờ cũng có một bút pháp riêng, một phong cách riêng, một ngôn ngữ riêng, làm thành hệ thống thứ hai so với hệ thống thứ nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nghệ thuật xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc . 1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn 1.1.2.1. Khái niệm tạp văn Tạp văn là một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận đồng thời cũng giàu ý nghĩa văn học. Tạp văn với tư cách là một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917-19240), là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề về xã hội, lịch sử, văn hoá, chính trị… Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng, phản ứng kịp thời, nhanh nhạy trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo. Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 10 [...]... người thể hiện 1.2.2 Các đặc điểm ngôn ngữ của tạp văn Tạp văn thuộc thể loại tự sự Do vậy, ngôn ngữ tạp văn cũng mang nét tư ng đồng như ngôn ngữ của các tác phẩm tự sự khác đặc biệt là truyện ngắn a Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn về hình thức Đi vào tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại là nhằm làm nổi bật những đặc điểm mang tính khái quát nhất Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ thể loại nói riêng không... hiện cuộc sống của nhà văn b Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn về nội dung ngữ nghĩa Văn học Việt Nam thế kỷ XX trong tiến trình hiện đại hoá đã dẫn đến sự ra đời của thể loại tạp văn Trong bước phát triển định hình những đặc trưng ngôn ngữ thể loại, bên cạnh đặc điểm về mặt hình thức ta phải nói đến đặc điểm về phương diện ngữ nghĩa Ngôn ngữ tạp văn hiện đại xét về ngữ nghĩa, có những đặc điểm sau: -Bởi có hình... chon lựa ngôn từ, mọi yếu tố phải mang nghĩa, có giá trị biểu đạt chủ đề tư tưởng, bởi một lí do: đảm bảo đặc trưng ngắn, gọn Nếu ngôn ngữ tác phẩm tự sự trung đại mang tính ước lệ, qui thức thì ngôn ngữ tạp văn hiện đại gần gũi với ngôn ngữ đời Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 12 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn thường Đặc điểm này đòi hỏi nhà văn phải xử lí... và lớp từ chỉ tâm trạng cảm xúc có vai trò như phương tiện liên kết mạch văn Đồng thời đây là cách thể hiện mang phong cách, dấu ấn riêng của Nguyễn Ngọc Tư Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 35 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn b Lớp từ miêu tả tâm trạng cảm xúc đa dạng về từ loại Theo Đỗ Thị Kim Liên , từ loại được định nghĩa như sau: “ Từ loại là lớp từ có cùng... hướng Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 18 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn nào đấy để gởi đến Cám ơn Nguyễn Ngọc Tư, vì trang văn của chị đã lay động cảm xúc và giúp mỗi chúng ta mở rộng lòng với nhau hơn - Về những đóng góp của tác giả Trong nền văn học sau 1975, cùng thời với Nhuyễn Ngọc Tư còn có: Phan Thị Vàng Anh, Ngô Tự Lập, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Ấm, Nguyễn. .. dị, mộc mạc nhưng đầy yêu thương, đồng cảm Chương 2: Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư 2.1 Từ trong ngôn ngữ và từ trong sử dụng 2.1.1 Định nghĩa về từ Các nhà ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trong Phiến…, đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về từ Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên Từ một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có... của từ: Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ với nhân tố người dung hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội…” [3; Tr 102] Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 21 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn Như vậy từ với tư cách là một đơn vị của ngôn ngữ. .. của Hội nhà văn Tp HCM Năm 2003 tập truyện Giao thừa của cô được một giải thưởng của Hội văn học -Nghệ thuật Việt nam Năm 2006, Cánh đồng bất tận lại được giải thưởng của Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 15 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn Hội nhà văn Việt Nam Ngoài ra chị là một khuôn mặt quen thuộc trên các tạp chí qua nhiều tạp văn, tạp bút - Về tư tưởng sáng... được gạn lọc Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 13 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn - Cái hấp dẫn của tạp văn không phải ở cốt truyện mà là ở ngôn từ Có những bài hầu như hoàn toàn không có cốt truyện, cái dẫn dắt độc giả là câu văn, dẫn dụ và mê hoặc đọc giả là ngôn từ Đương nhiên dòng ngôn từ cuối cùng cũng đi đến xây dựng hình tư ng, bởi hình tư ng nghệ thuật... giới nghệ thuật Nhà văn Nam Cao gây ấn tư ng bởi lối sử dụng đại từ nhân xưng: y, hắn, gã, thị… ,Nguyễn Tuân sáng tạo trong việc dùng lớp từ chỉ đồ vật và từ Hán Việt… Mỗi tác giả, bằng cảm quan nghệ thuật của cá nhân có sự chọn lựa ngôn ngữ Đặc điểm từ ngữ tạp văn Nguyễn Ngọc Tư _ Ngày mai của những ngày mai… 22 Khoá luận tốt nghiệp Trương Văn Tuấn riêng Việc lựa chọn những lớp từ nhất định nào đó . nhiều tranh luận” của nhà văn Hoàng Khởi Phong (http://rga.org/vietnamese); “Những vụ án đình đám trong làng văn” của Hà Nguyễn (Netnam); “Bão rùng rùng ngoài kia mà maí ấm vẫn bình yên” của Thúy. giá Nguyễn Ngọc Tư như là một “đặc sản miền Nam”. Trên diễn đàn của mình (http://nguoivienxu.vietnamnet ) anh viết : “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt. những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Sinh viên Nguyễn Ngọc Mơ - ĐHSP Đồng Tháp có bài nghiên cứu khoa học: “Lớp từ địa phương trong truyện ngắn cánh đồng bất tận”. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này

Ngày đăng: 14/07/2015, 09:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan