Tiểu luận đạo đức kinh doanh GREEN WASHING PHÂN TÍCH TRƯỜNG hợp CÔNG TY CP hữu hạn VEDAN VIỆT NAM

16 1.6K 5
Tiểu luận đạo đức kinh doanh GREEN WASHING   PHÂN TÍCH TRƯỜNG hợp CÔNG TY CP hữu hạn VEDAN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỀ TÀI 06: GREEN WASHING - PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CP HỮU HẠN VEDAN VIỆT NAM GVHD: Lê Thanh Trúc SVTH: Nhóm 3 Lớp HP:15D13020116203 Tp Hồ Chí Minh – 05/2015 NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU GREENWASHING 1.1 Khái niệm Ngày nay, ngoài việc quan tâm đến chất lượng, giá cả của hàng hóa và sản phẩm, người tiêu dùng dần ý thức hơn về quy trình, cách thức chúng được làm ra và các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề môi trường. Nắm bắt được tâm lí này, càng nhiều nhà sản xuất theo đuổi việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ xanh. Cũng từ đó, khái niệm “Greenwashing” cũng được ra đời. “Greenwashing” là thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, có nguồn gốc từ thuật ngữ “Whitewashing”- vốn được dùng trong lĩnh vực chính trị, được hiểu là những nỗ lực cố ý che giấu sự thật không hay (An intentional attempt to hide unpleasant facts, especially in a political context). “Greenwashing” được đặt ra bởi những nhà hoạt động môi trường với hàm ý diễn tả những hành động đánh lạc hướng người tiêu dùng liên quan đến hoạt động về môi trường của một công ty hoặc liên quan đến những lợi ích về môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ (the act of misleading consumers regarding the environmental practices of a company or the environmental benefits of a product or service). Một hành động được xem là “Greenwashing” khi một công ty hoặc tổ chức đầu tư thời gian cũng như tiền bạc để khẳng định sản phẩm của công ty mình là sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường (green products) thông qua công cụ quảng cáo và marketing thay vì thật sự đầu tư vào thực tiễn kinh doanh để tối thiểu hóa những tác động tiêu cực của sản phẩm đến môi trường sống. Hay nói cách khác một cách ngắn gọn hơn đó là hành động đánh bóng doanh nghiệp, phủ lên mình lớp vỏ xanh nhưng bên trong lại ấn chứa quá nhiều bất cập. 1.2 Nhận dạng greenwashing Việc nhận dạng dấu hiệu của Greenwashing từ các doanh nghiệp đã được Underwriters Laboratories – một trong những tổ chức về kiểm tra và giám định độc lập lớn nhất thế giới nghiên cứu thông qua bản báo cáo “Bảy tội ác của greenwashing” (The Seven Sins of Greenwashing) 1.2.1 Che dấu về những mối lợi bất cập hại (The Sin of the hidden Trade-off) Đây cũng được xem là một dạng của Greenwashing khi doanh nghiệp tuyên bố rằng sản phẩm của mình là “xanh” dựa trên một số ít thuộc tính mà không chú ý đến những vấn đề môi trường quan trọng khác. Lấy sản phẩm giấy là ví dụ điển hình cho dấu hiệu này. Sẽ thật là khó để cho rằng giấy là sản phẩm thân thiện với môi trường chỉ bởi vì nó có nguồn gốc từ những khu rừng được khai thác theo hướng bền vững. Những yếu tố môi trường quan trọng khác trong quy trình tạo ra giấy, có thể kể đến như năng lượng, khí thải nhà kính, ô nhiễm nước và không khí có thể là những vấn đề quan trọng và cần phải xem xét. 1.2.2 Nêu không có bằng chứng (No proof) Doanh nghiệp cũng bị xem là “greenwasher” khi đưa ra một tuyên bố về môi trường mà không thể chứng minh được bằng các thông tin dễ truy cập hoặc bởi bên thứ ba đáng tin cậy chứng thực. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy, họ tuyên bố về lượng phần trăm tái chế sản phẩm nhưng lại không có bằng chứng chứng minh. Trong báo cáo của Terra Choice – một công ty marketing về môi trường năm 2010, không giống như tội che dấu những mối lợi bất cập hại (Có khuynh hướng giảm từ 100% năm 2007 xuống còn dưới 30% năm 2010), tần suất doanh nghiệp vi phạm lỗi không có bằng chứng đang khá cao. Ước tính có hơn 70% những tuyên bố trong các quảng cáo xanh là phạm vào lỗi này, và báo cáo 2010 cũng chỉ ra đây là lỗi vi phạm phổ biến nhất. Bản thân người tiêu dùng sẽ phải cẩn thận hơn, chỉ nên tin những tuyên bố về môi trường xanh có nguồn gốc đáng tin cậy mà dễ dàng tra cứu những tuyên bố của chúng với bằng chứng rõ ràng. 1.2.3 Tạo ra sự mập mờ (vagueness) Là một tuyên bố không được định nghĩa rõ hoặc quá rộng để cho người tiêu dùng dễ dàng hiểu sai nghĩa thực của nó. Lấy ví dụ như một số sản phẩm trên thị trường có dán nhãn ‘All-natural’ (hoàn toàn tự nhiên). Nhưng đây là một thuật ngữ không rõ nghĩa và dễ làm người tiêu dùng hiểu nhầm, vì thực tế là những chất như Arsenic, uranium, mercury, và formaldehyde cũng đều là tự nhiên nhưng chúng hoàn toàn là gây độc hại. Do vậy, “all natural” chưa hẳn đã là xanh, là thân thiện với môi trường. 1.2.4 Nêu điều không thích hợp (irrelevance) Nhận dạng các doanh nghiệp thuộc trường hợp này là những doanh nghiệp đưa ra những tuyên bố về môi trường mà những tuyên bố này có thể đúng nhưng không quan trọng hay không có ích cho người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm ưa thích hơn về mặt môi trường. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh. Thông tin mà họ cũng cấp cho người tiêu dùng là không có chất CFC (“free-CFC”) – vốn được biết là chất gây phá hủy tầng ozon, ảnh hướng nghiêm trọng đến môi trường. Trong khi đó, điều này thật sự là không cần thiết bởi bản thân chất CFC là một hóa chất bị cấm sử dụng bới tất cả các quốc gia trên thế giới. 1.2.5 Chỉ nhận lỗi nhỏ (còn lờ lỗi lớn) (lesser or two evils) Một tuyên bố mà có thể trung thực trong một lĩnh vực của sản phẩm, nhưng có nguy cơ sẽ làm sao nhãng người tiêu dùng để không nhận ra các tác động lớn hơn về môi trường khi xét về tổng thể. Có thể nhận dạng các doanh nghiệp loại này là những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm về thuốc lá hữu cơ hay các dòng xe thể thao tiết kiệm nhiên liệu. Thực tế khảo sát tại Terrachoice (2010) cho thấy số lượng các sản phẩm vi phạm lỗi này cũng rất ít và có khuynh hướng giảm đáng kể, thậm chí là lỗi này gần như không xuất hiện trong năm 2010. 1.2.6 Nói dối Đây là trường hợp mà các doanh nghiêp tuyên bố sai sự thật liên quan đến môi trường. Các ví dụ phổ biến nhất là sản phẩm giả tự xưng là chứng nhận hoặc đăng ký Energy Star. Tương tự như với trường hợp “chỉ nhận lỗi nhỏ”, sự vi phạm về vấn đề này của doanh nghiệp cũng rất ít và cũng có khuynh hướng giảm. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là lỗi khá nghiêm trọng, một khi doanh nghiệp bị phát hiện là tuyên bố sai sự thật, thì uy tín, thương hiêu của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và theo đó sẽ khó có cơ hội cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hiện nay. 1.2.7 Tôn thờ nhãn mác rỡm Doanh nghiệp rơi vào trường hợp này thường có những sản phẩm mà ngôn từ và hình ảnh quảng cáo gây ấn tượng là có bên thứ ba bảo trợ nhưng trong thực tế là không như vậy, hay nói cách khác là: Nhãn mác rởm. Ví dụ điển hình, là nhiều doanh nghiệp hay dán những sản phẩm “sinh thái” (eco), môi trường, thân thiện với môi trường (environment – friendly)…mặc dù không có tổ chức nào chứng nhận như vậy cả. Theo khảo sát của Terrachoice 2010, khuynh hướng của nhãn mác rởm này đang có khuynh hướng tăng lên, từ 23% năm 2009 đến 30% năm 2010. 1.3 Những tác động tiêu cực của greenwashing Thứ nhất, Greenwashing sẽ khiến chúng ta hiểu nhầm. Cụ thể, hành động này chỉ nhằm đánh lừa chúng ta, làm chúng ta nghĩ rằng một công ty với một tiểu sử tồi tệ về bảo vệ môi trường lại là một công ty tốt. Tất nhiên, không phải tất cả các quảng cáo môi trường đều là không trung thực. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề nếu như có bất kỳ quảng cáo nào không trung thực mà lại được dán nhãn là “greenwashing” một cách hợp pháp. Thứ hai, Greenwashing có thể dẫn đến sự chủ quan của người tiêu dùng và cả công tác quản lý. Nếu một doanh nghiệp trong một ngành cụ thể nào đó nổi lên nhờ Greenwashing, thì các công ty khác sẽ làm theo cho phù hợp, do đó dẫn đến ảo tưởng về toàn ngành công nghiệp bền vững về mặt môi trường, thay vì là sự bền vững của chính ngành công nghiệp đó. Điều này tạo ra ảo tưởng về sự bền vững về mặt môi trường và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội chẳng hạn như người tiêu dùng sẽ lại tiếp tục sử dụng sản phẩm của các công ty khiến môi trường suy thoái và sẽ làm giảm chất lượng điều kiện sống cho các thế hệ tương lai. Thứ ba, Greenwashing cũng có thể tạo ra tính đa nghi: nếu người tiêu dùng cứ mong đợi những quảng cáo theo lối “mèo khen mèo dài đuôi” thậm chí từ công ty lạc hậu nhất về công nghệ xanh, thì điều này có thể khiến người tiêu dùng hoài nghi đến cả những công ty đi đầu về bảo vệ môi trường được pháp luật công nhận. Vô hình dung, các công ty thực sự cam kết chịu trách nhiệm về hành vi đối với môi trường hoàn toàn có lý khi để phải dè dặt với các “công ty greenwashing”. 2. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU HẠN VEDAN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Vedan. Ở Việt Nam, khái niệm “green washing” còn khá là mới mẻ vì thế nên chúng ta không thể tìm thấy được bất kì nghiên cứu hay là bài viết chuyên sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể cho rằng ở VN không có “green washing”, “green washer”. Lấy điển hình cho hoạt động greenwashing ở VN là công ty TNHH quốc tế Vedan. Vedan Việt Nam được thành lập vào năm 1991 như một chi nhánh của công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Vedan, một công ty của Đài Loan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Cho đến năm 2010, Công ty quốc tế Vedan đã có bốn chi nhánh hoạt động chính, ba trong số đó là ở Trung Quốc, và chi nhánh thứ bốn là ở Việt Nam. Vedan đã xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác trong khu vực ASEAN kể từ những năm 1970. Công ty là một nhà sản xuất hàng đầu Châu Á về những sản phẩm công nghiệp như amino axit lên men, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm từ bột sắn. Để mở rộng thị trường, công ty mẹ đã thành lập Vedan Việt Nam như một cơ sở sản xuất chính. Đến năm 2010, Vedan là nhà sản xuất bột ngọt (MGS) lớn nhất tại Đông Nam Á và là nhà cung cấp Lyzin & sản phẩm từ bột sắn ở Việt Nam. Vedan mô tả phong cách quản lý dựa trên “Sự khiêm tốn, trách nhiệm, đổi mới” và một phần của “nền văn hóa doanh nghiệp tương trợ”. Cho đến năm 2010, công ty đã có hơn 1.800 nhân viên Việt Nam. Ngay sau khi mới thành lập, Vedan đã xác định sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến nhất để sáng tạo ra những sản phẩm mới, có giá trị cao nhằm cung cấp cho thị trường, đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển. Và đó cũng chính là mục tiêu hướng tới của công ty Vedan nhằm đóng góp cho xã hội. 2.2 Các tuyên bố của Vedan về cộng đồng và môi trường: Vào website của doanh nghiệp này, ta luôn nhận thấy hình ảnh về một doanh nghiệp với việc thực hiện CSR hiệu quả, cụ thể là: Nâng cao phúc lợi cho công nhân, cung cấp dịch vụ y tế 24 giờ, những bữa ăn và phương tiện đi lại miễn phí cho nhân viên, nhà ở miễn phí cho những ai đến từ các huyện khác, và đặc biệt thưởng tiền nhân ngày Quốc tế Lao động và Quốc Khánh Việt Nam. Vedan cũng tổ chức các chương tình huấn luyện đội ngũ nhân viên về truyền thông, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng máy móc, an toàn lao động và vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, điều khoản khẩn cấp, cứu trợ và tiêu chuẩn hoạt động ISO 9000. Ngoài ra, Vedan cũng cộng tác với các trường Đại học của địa phương và những cơ quan nông nghiệp nhà nước trong việc cải thiện kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp để tăng năng suất. Vedan đã đạt chứng chỉ ISO 9001 : 2000 và được chính phủ Việt Nam công nhận. Các giải thưởng bao gồm Giải thưởng Xuất khẩu Bộ Thương mại năm 2001 cho công ty có giá trị xuất khẩu nổi bật và những đóng góp cho thu nhập của Việt Nam, và chứng nhận từ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2001 vì những đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn của đất nước. 2.3 Các vi phạm của Vedan Việt Nam về môi trường. Tuy nhiên, ngoài bề nổi về các tuyên bố mạnh mẽ ấy, từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m 3 /ngày ra sông. Sáu ngày sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo rằng giám đốc nhà máy Vedan Việt Nam đã được các cơ quan chính quyền triệu tập vì nhà máy đã vi phạm luật môi trường như sau: • Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất tinh bột; • Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất bột ngọt và lyzin; • Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại các nhà máy khác; • Không cung cấp các bản báo cáo đầy đủ cho các cơ quan chức năng những thông tin và dữ liệu về bảo vệ môi trường; • Không ký cam kết bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi lợn của công ty với cơ quan bảo vệ môi trường; • Phát triển và đưa vào hoạt động một dự án nâng cao năng suất của các nhà máy sản xuất soda và axít mà không đánh giá tác động đến môi trường; • Phát triển và đưa vào các dự án hoạt động để nâng cao năng suất của các nhà máy, kể cả bột ngọt, tinh bột, gia vị cao cấp, và lyzin mà không báo cáo đánh giá tác động môi trường; • Thải chất độc trực tiếp vào môi trường mà không sử dụng các thiết bị để giảm thiểu mức độ độc hại; • Không kiểm soát chất thải nguy hại theo quy định bảo vệ môi trường • Đổ nước thải vào nguồn nước tại các địa điểm không được chỉ định trong giấy phép. Vedan đã trở thành một trường hợp điển hình về việc vô trách nhiệm với môi trường, dẫn đến những hậu quả, thiệt hại về mặt tài chính và danh tiếng thay vì đáng lẽ trở thành một công ty thành công. 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GREENWASHING CỦA VEDAN. 3.1 Che dấu về những mối lợi bất cập hại Vedan quảng cáo phân bón VEDAGRO dạng lỏng ngoài khả năng cung cấp đầy đủ đạm, kali còn cung cấp các nguyên tố đa, trung vi lượng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, giúp cây trồng hấp thụ sử dụng những thành phần dinh dưỡng hữu cơ tốt nhất Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng phân lỏng nhiều trong thời gian dài sẽ khiến ô nhiễm đất, mặt nước và giảm độ pH rất nhanh, thậm chí gây độc. Thế nhưng, công ty Vedan không bao giờ đề cập đến các tác hại này khi giới thiệu sản phẩm này cho người dân. [...]... trách nhiệm rộng của Vedan thì khoản ước tính này rất trái ngược so với các báo cáo mà hội đồng môi trường Việt Nam đã đánh giá Theo đó, Vedan đã gây thiệt hại gần 90% đối với con sông Giáo sư Đài Loan cho rằng: nước thải từ Vedan chỉ gây thiệt hại đến 325 hecta khu vực nuôi thủy hải sản ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thay vì 2.400 hecta như đã công bố từ chính tỉnh này Do đó, công ty tìm cách giảm mức bồi... cần thiết cho việc xử lý kỹ thuật, nếu không nói là làm cho có Hành động của Vedan vi phạm các nguyên tắc xét dưới góc độ đạo đức kinh doanh: Tính trung thực  Hành động xả nước thải không qua xử lý của vedan là hành đông gian dối, xảo trá với thủ đoạn tinh vi để “ăn không” tiền phí bảo vệ môi trường khoảng 127 tỷ đồng  Công ty không lập hồ sơ đăng kí phát sinh amiăng (là chất thải nguy hại) với cơ... điều này, doanh nghiệp phải luôn tránh rơi vào trường hợp bị đánh giá là thực hiện “greenwashing” thông qua một số định hướng: – Hiểu biết về tất cả các tác động của môi trường của sản phẩm trong toàn bộ vòng đời của nó – Luôn theo đuổi việc cải thiện môi trường (xuyên suốt vòng đời) và khuyến khích khách hàng đi cùng với doanh nghiệp trên hành trình này – Không nên tuyên bố về lợi ích môi trường khi... mình mà chỉ thừa nhận những lỗi nhỏ để làm xoa dịu dư luận Vedan thuê Tiến Sỹ Lee Ken, một giáo sư Đài Loan để ước tính thiệt hại đối với môi trường do công ty gây ra Ông Ken báo cáo rằng các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải và các nhánh sông như Gò Đậu, Nhơn Trạch 2, Phú Mỹ 1 và Mỹ Xuân A cũng phải chịu trách nhiệm cho việc ô nhiễm này Ông nói thêm: Vedan chỉ chịu trách nhiệm từ 8,8 - 77% mức độ ô nhiệm... này càng làm ảnh hưởng trầm trọng hơn tới danh tiếng của Vedan và càng thôi thúc những yêu cầu đồi bồi thường 3.5 Nói dối Vedan công bố có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương Để nhằm giảm chi phí sản xuất, tối đa hoá lợi nhuận, công ty Vedan chỉ cho vận hành hệ thống xử lý nước thải khi có... này” Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, vị đại diện Công ty Vedan đã phải ba lần xin lỗi trước các cơ quan báo chí, nhưng lại gọi những tổn thất do họ gây ra, tạo nên cơn “sốc nặng” cho cả xã hội chỉ là những sai sót về quản lý Đại diện Vedan phát biểu: “Về bản thân, tôi chưa bao giờ nghe về hai đường ống ấy Trên danh nghĩa, đó là thiết bị hút nước, làm mát máy Công ty chúng tôi có những sai sót về vấn đề quản... khi Vedan “tiết kiệm” chi phí cho mình lại gây ra hậu quả khôn lường cho xã hội 4 KẾT LUẬN Như đã phân tích trên đây, nhu cầu về việc tiêu dùng của sản phẩm xanh ngày càng cao, và đó cũng là một xu hướng tất yếu hướng đến một xã hội bền vững Do vậy, bản thân doanh nghiệp nên nhận thức rõ về xu hướng này để hướng đến việc sản xuất bền vững, tạo ra những sản phẩm thật sự “xanh”, thân thiện với môi trường, ... vị giám đốc của Vedan đã cố tình đưa ra một lời giải thích nhằm gây ra sự không rõ ràng giữa một hệ thống xả nước thải và hệ thống hút nước, làm mát máy Từ đó, làm cho mọi người bị hiểu sai về công dụng của hai hệ thống đường ống này là vô hại với môi trường, trong khi trên thực tế thì đây là đây chính là tác nhân gây ra ô nhiễm cho dòng sông Thị Vải 3.3 Nêu điều không thích hợp Vedan công bố hệ thống... thải UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure mà Vedan thông tin cung cấp cho người tiêu dùng là giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý là 0.1mg/lít là đúng theo quy định tiêu chuẩn điều này là thật sự không cần thiết bởi bản thân một hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo tiêu chuẩn này 3.4 Chỉ nhận lỗi nhỏ Công ty tuyên bố chỉ giới hạn những lời hứa thực hiện ngay các yêu cầu... không qua xử lý của vedan là hành đông gian dối, xảo trá với thủ đoạn tinh vi để “ăn không” tiền phí bảo vệ môi trường khoảng 127 tỷ đồng  Công ty không lập hồ sơ đăng kí phát sinh amiăng (là chất thải nguy hại) với cơ quan quản lý  Xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải hiện đại nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm đối phó, ngụy trang với cơ quan chức năng và địa phương Lợi ích doanh nghiệp với . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN HỌC: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỀ TÀI 06: GREEN WASHING - PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CP HỮU HẠN VEDAN VIỆT NAM GVHD:. phải dè dặt với các công ty greenwashing”. 2. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU HẠN VEDAN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Vedan. Ở Việt Nam, khái niệm green washing còn khá. green washing , green washer”. Lấy điển hình cho hoạt động greenwashing ở VN là công ty TNHH quốc tế Vedan. Vedan Việt Nam được thành lập vào năm 1991 như một chi nhánh của công ty

Ngày đăng: 14/07/2015, 01:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2 Nhận dạng greenwashing

    • 1.2.1 Che dấu về những mối lợi bất cập hại (The Sin of the hidden Trade-off)

    • 1.2.2 Nêu không có bằng chứng (No proof)

    • 1.2.3 Tạo ra sự mập mờ (vagueness)

    • 1.2.4 Nêu điều không thích hợp (irrelevance)

    • 1.2.5 Chỉ nhận lỗi nhỏ (còn lờ lỗi lớn) (lesser or two evils)

    • 1.2.6 Nói dối

    • 1.2.7 Tôn thờ nhãn mác rỡm

    • 1.3 Những tác động tiêu cực của greenwashing

    • 2. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HỮU HẠN VEDAN VIỆT NAM

      • 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Vedan.

      • 2.2 Các tuyên bố của Vedan về cộng đồng và môi trường:

      • 2.3 Các vi phạm của Vedan Việt Nam về môi trường.

      • 3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GREENWASHING CỦA VEDAN.

        • 3.1 Che dấu về những mối lợi bất cập hại

        • 3.2 Tạo ra sự mập mờ

        • 3.3 Nêu điều không thích hợp

        • 3.5 Nói dối

        • 4. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan