Nâng cao chất lượng quản trị của ngân hàng của Vietinbank

19 351 0
Nâng cao chất lượng quản trị của ngân hàng của Vietinbank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA VIỆT NAM Tập đoàn Toyota Motor là tập đoàn hàng đầu về sản xuất ô tô trên thế giới có những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế và có giá trị lịch sử mang lại kết quả lớn cho tập đoàn. Hiện nay những hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Motor Việt Nam áp dụng thuần thục những chiến lược của công ty mẹ và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh và tiềm lực ở Việt Nam. Toyota cũng đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí số 1 tại thị trường nội địa. I.GIỚI THIỆU CÔNG TY: 1. Lịch sử hình thành và phát triển Toyota Motor Corporation Toyota là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, hiện là hãng xe hơi số 1 thế giới ( Toyota đã vượt qua người khổng lồ General Motor năm 2008) và cũng là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Logo toàn cầu hiện nay của Toyota. Năm 1947: Tăng tốc, những chiếc ô tô thương mại đầu tiên do Toyota sản xuất là xe tải BM, xe tải nhỏ SB và xecon SA. Đây cũng là thời gian Toyota sản xuất chiếc xe thứ 100.000 trong nước. Sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi đầu thập niên, Toyota đã xuất lô xe Crown đầu tiên sang Mỹ và thành lập công ty Toyota Motor Sales tại Mỹ. Năm 1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập và đến năm 1956 là hệ thống phân phối Toyopet. Năm 1965, chiếc xe thứ 1 triệu của Toyota xuất xưởng, vinh dự được nhận Giải Deming Prize danh tiếng cho chất lượng và quy trình sản xuất. Năm 1966, Toyota đã cho ra mắt mẫu xe Corolla. Hiện nay, xe Toyota Corolla có bán ở hơn 140 nước, với tổng doanh số đã đạt trên 30 triệu chiếc, biến đây trở thành mẫu xe bán chạy nhất thế giới. Năm 1979: Đẩy mạnh xuất khẩu, tổng số xe xuất khẩu của Toyota lên 10 triệu chiếc. Toyota thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thiết kế Calty tại Mỹ vào năm 1973. Năm 1984, nhà máy liên doanh Toyota-GM tại Mỹ, mang tên New United Motor Manufacturing, Inc., bắt đầu đi vào sản xuất. Năm 1989: Thâm nhập thị trường xe sang, nhằm dọn đường cho dự án chinh phục thị trường xe hạng sang, Toyota thiết lập mạng lưới đại lý phân phối xe Lexus tại Mỹ. Năm 1994: Bành trướng, sản lượng hàng năm của Toyota ở nước ngoài đạt con số 1 triệu xe. Cũng trong năm 1994, mẫu xe thể thao việt dã cỡ nhỏ RAV4 ra mắt tại Nhật Bản và châu Âu. Năm 1997: Bắt đầu chiến dịch “xanh”, Prius, mẫu hybrid đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn, chính thức có mặt trên thị trường Nhật Bản vào năm 1997 và có mặt trên toàn thế giới 4 năm sau đó. Năm 1999, Toyota niêm yết tên trên sàn chứng khoán London và New York . Năm 2001-2002, tiến sang Trung Quốc Toyota tiếp tục mở rộng hoạt động. 2. Công ty Toyota Việt Nam Ngày thành lập: Ngày 5 tháng 9 năm 1995 (chính thức đi vào hoạt động 10/1996) Tổng vốn đầu tư: 89,6 triệu USD Lĩnh vực hoạt động chính: o Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại. o Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam. o Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việtnam. Sản phẩm: - Sản xuất và lắp rắp tại VN: Hiace, Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner - Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado Công suất: 30.000 xe/năm/2 ca làm việc II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC: 1. Tầm nhìn chiến lược về phát triển công nghiệp ô tô của các nhà sáng lập Toyota Máy dệt – sản phẩm truyền thống của dòng họ Toyoda vốn đã là một thành công lớn nhưng ông Toyoda Sakichi còn có tầm nhìn xa hơn, hướng vào ngành công nghiệp mới của tương lai, đó là ngành công nghiệp ô tô. Cần lưu ý là thời điểm mà ông Toyoda Sakichi đưa ra suy nghĩ này là năm 1918, nền công nghiệp ô tô Nhật Bản có thế nói là con số 0. Các đại gia ô tô Mỹ là Ford, GM, đang làm mưa làm gió trên thị trường Nhật Bản. Trong di chúc mà ông Toyoda Sakichi để lại cho Toyoda Kiichiro đã viết: “Toyoda Kiichiro- nhiệm vụ lớn của con là bắt đầu nghiên cứu công nghệ xe hơi. Đó là tương lai của con và bổn phận của con, của gia đình ta đối với đất nước trong thời kỳ mới”. Nhờ tầm nhìn dài hạn chiến lược sáng suốt này mà Toyotađã trở thành tập đoàn đứng đầu nền công nghiệp ô tô thế giới. 2. Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược gắn với giá trị cốt lõi của Toyota Tập đoàn Toyota đã khẳng định tên tuổi nhờ đặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng lên hàng đầu. Nhắc tới Toyota là nhắc tới 14 phương thức Toyota hay nói cách khác là 14 nguyên tắc quản trị đã khiến Toyota trở thành tập đoàn hàng đầu không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn bởi giá trị cốt loĩ của nó. 2.1. Triết lý dài hạn Nguyên lý 1: Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn 2.2. Quy trình đúng mang lại kết quả đúng Nguyên lý 2: Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục làm bộc lộ sai sót Nguyên lý 3: Sử dụng hệ thống “kéo” để tránh sản xuất quá mức Nguyên lý 4: Bình chuẩn hóa khối lượng công việc (heijunka) – hãy làm việc như chú rùa, chứ đừng như chú thỏ Nguyên lý 5: Xây dựng một thói quen biết dừng lại để giải quyết trục trặc, đạt đến chất lượng tốt ngay từ ban đầu Nguyên lý 6: Chuẩn hóa các nghiệp vụ là nền tảng của sự cải tiến liên tục cùng việc giao quyền cho nhân viên Nguyên lý 7: Quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất Nguyên lý 8: Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng toàn diện, để phục vụ các quy trình và con người của công ty 2.3. Gia tăng giá trị cho tổ chức bằng cách phát triển con người và đối tác Nguyên lý 9: Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý và truyền đạt lại cho người khác Nguyên lý 10: Phát triển các cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty Nguyên lý 11: Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách họ và giúp họ cải tiến 2.4. Giải quyết liên tục vấn đề gốc rễ định hướng học hỏi trong tổ chức Nguyên lý 12: Đích thân đi đến và xem xét hiện trường để hiểu tường tận tình hình (Genchi Genbutsu) Nguyên lý 13: Ra quyết định không vội vàng thông qua sự đồng thuận và xem xét kỹ lượng mọi khả năng, rồi nhanh chóng thực hiện (Nguyên tắc Nemawashi) Nguyên lý 14: Trở thành một tổ chức biết học hỏi bằng việc không ngừng tự phê bình (Hansei) và cải tiến liên tục (Kaizen) Tác giả Jeffrey Liker viết trong cuốn The Toyota way: “Có một điều nổi bật qua những lần tôi đến tham quan công ty này ở Nhật Bản và Mỹ, từ bộ phận kỹ thuật, thu mua vật tư đến sản xuất. Ở từng nhân viên mà tôi tiếp chuyện toát lên một tinh thần vì một sứ mệnh cao cả hơn là làm công ăn lương đơn thuần”. Sứ mệnh ấy là sản xuất ra những chiếc xe hơi tốt nhất. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng. Chiến lược phát triển mà Toyota Việt Nam lựa chọn là chia sẻ thành công với xã hội Việt Nam thông qua việc: - Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng - Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống - Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp trong nước - Bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Nam làm việc tại Toyota - Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh lâu dài và bền vững ở Việt Nam III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: 1. Môi trường kinh doanh vĩ mô 1.1. Xu hướng toàn cầu hóa: Bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO điều này đã kích thích tăng trưởng thị trường ôtô trong nước từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Chuyên nghiệp hóa sản xuất, củng cố mạng lưới bán hàng và hậu mãi là hai hướng đi chính để các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO. 1.2. Môi trường kinh tế : Theo cam kết gia nhập WTO của nước ta, thuế suất nhập khẩu (NK) của nhiều mặt hàng, trong đó có ô tô nguyên chiếc sẽ giảm dần theo lộ trình. Căn cứ đề xuất của Bộ Tài chính (đang gửi lấy ý kiến các bộ, ngành), thuế NK ô tô nguyên chiếc và linh kiện sẽ giảm mạnh từ đầu năm 2012. Ngày 3/10/2011, tính thuế nhập khẩu ưu đãi đối với bộ linh kiện ô tô rời đồng bộ và không đồng bộ nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Việt Nam đã tạo điều kiện cho các tập đoàn ô tô nói chung cũng như Toyota nói riêng giảm được chi phí vận chuyển cũng như lắp đặt, khiến giá thành có khả năng giảm. Khách hàng Năng lực đặc biệt Nhu cầu của khách hàng Ngành kinh doanh Mô hình khung 3 chiều của Derek F. Abell 1.3. Môi trường công nghệ : Toyota được hưởng lợi từ chính sách nghiên cứu phát triển công nghệ của Nhật Bản, (có tỉ trọng GDP đầu tư cho nghiên cứu lớn nhất thế giới). Môi trường này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong lĩnh vực có hàm lượng công nghê cao nói chung cũng như Toyota nói riêng. Tuy nhiên Toyota Việt Nam luôn chịu tác động của việc công nghệ thường xuyên được cải tiến, buộc Toyota phải không ngừng nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất chế tạo sản phẩm phù hợp với xu hướng thời đại. Sự phát triển của công nghệ đã đưa ra các sản phẩm cho phép sử dụng năng lượng, trọng lượng cũng như kích thước của xe ngày càng giảm đồng thời độ an toàn cũng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. Đặc biệt, thời gian gần đây, công nghệ hybrid nổi lên như một cải tiến mới trong việc tiết kiệm năng lượng cũng như hạn chế khí thải ô nhiễm môi trường. 1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội : Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến Toyota trên cả phương diện hoạt động sản xuất cũng như quản lí và định hướng khách hàng. Văn hóa Việt Nam có một số nét tương đồng với văn hóa Nhật Bản, nên Toyota Việt Nam có điều kiện thuận lợi để kế thừa những hoạt động thương mại như marketing quảng cáo giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hay các hoạt động mua bán sản phẩm trực tiếp Đây là một điểm thuận lợi cho Toyota Việt Nam để nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả. Yếu tố văn hóa đối với từng quốc gia là rất quan trọng, nếu có sự khác biệt văn hóa lớn thì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nghiên cứu rất nhiều để tránh dẫn đến kiện tụng, vi phạm pháp luật do sự bất đồng về yếu tố văn hóa xã hội gây ra (ví dụ ở các nước đạo hồi, ) 1.5. Môi trường tự nhiên : Việt Nam vốn là đất nước có một vị trí địa lý lý tưởng đặc biệt thuận lợi cho xuất nhập khẩu,vì ở vị trí giáp biển, đường thủy và đường bộ đi lại đều thuận tiện, tạo điều kiện cho việc vận chuyển xe nguyên chiếc cũng như linh kiện lắp ráp (giảm 1 phần lớn về chi phí vận chuyển ) Việt Nam lại có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hài hòa, là một đất nước khá an toàn, không phải chịu những thảm họa từ thiên tai như động đất sóng thần, núi lửa, như một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy mà sự rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra là rất ít đối với các doanh nghiệp làm việc tại Việt Nam. 1.6. Môi trường chính phủ, luật pháp chính trị : Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung cũng như Toyota Việt Nam nói riêng. Việc chính sách Thuế thay đổi liên tục và không theo xu hướng nhất định khiến cho các nhà đầu tư không tính toán được bài toán doanh thu-chi phí trong một chiến lược lâu dài. Thông tư ngày 09/03/2010 của Bộ Tài Chính quy định mức thuế suất áp dụng cho xe chở người dưới 10 chỗ là 83% thuế nhập khẩu, 45% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% VAT nhưng đến năm 2012 mức thuế này lại được điều chỉnh giảm xuống còn 78%. Cũng theo Nghị định số 45/2011, kể từ ngày 1-9-2011, mức trần lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi sẽ được nâng lên 20% thay cho mức 15% hiện đang áp dụng. 2. Môi trường kinh doanh nội bộ ngành Mô hình 5 áp lực của Forter 2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Mặc dù thời kỳ khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt song thị trường ô tô Việt Nam vẫn đang phát triển một cách nhộn nhịp với rất nhiều các hãng, các dòng xe khác nhau phù hợp với từng phân khúc thị trường từ bình dân tới cao cấp. Toyota đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt từ các hãng xe hơi nổi tiếng trên thế giới như GM, Mercedes, Ford…trong việc sản xuất các dòng xe cao cấp và sang trọng: các hãng xe như Nissan, Mazda, KIA, Honda, Hyundai…cũng như ra mắt các dòng xe hạng trung và xe du lịch. Toyota vượt lên và đứng vững trong cuộc cạnh tranh bằng cách lấy khả năng sản xuất xuất sắc làm vũ khí chiến lược với các tiêu chí: - Lọai bỏ thời gian và tài nguyên thừa: quy trình đưa ý tưởng áp dụng vào thực tiễn xuống còn bằng 1/3 thời gian so với thời gian của các đối thủ khác. - Xây dựng hệ thống chất lượng cho các hệ thống làm việc - Tìm cách giảm chi phí và các phương pháp thay thế các công nghệ mới đắt tiền - Hòan thiện các quy trình làm việc Có được thế mạnh trên cũng là kết quả của 14 nguyên tắc kinh doanh đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, Toyota phát triển không đơn giản là gắn kết kỹ thuật sản xuất mà còn là sự liên kết các nhân tố với nhau thành một hệ thống mà yếu tố quan trọng nhất là yếu tố con người. 2.2. Nguy cơ từ những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Khách hàng Nhà phân phối Sản phẩm thay thế Cạnh tranh nội bộ ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mặt trên thị trường Đe dọa của các đối thủ chưa xuất hiện Quyền lực đàm phán Quyền lực đàm phán Thách thức của sản phẩm, dịch vụ thay thế Hiện nay thị trường ô tô đang tồn tại nhiều các nhà sản xuất danh tiếng với các dòng xe chất lượng cao như BMW, Cadilac, Audi, Wolkswagen (từ 28/10/2008, Audi chính thức ra mắt đại lý đầu tiên ở Việt Nam tại thành phố HCM , ngày 29/10/2009, khai trương showroom Wolkswagen đầu tiên tại Hà Nội song cả hai mới chỉ dừng lại ở vị trí nhà cung cấp các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc chứ chưa có nhà máy lắp ráp đặt tại Việt Nam) Mặc dù các công ty đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhờ các gói kích cầu của chính phủ cùng chính sách đổi ô tô cũ lấy ô tô mới của các nhà sản xuất làm thị trường ô tô luôn sôi nổi và hấp dẫn. Có thể nói đây chính là những đối thủ tiềm ẩn không dễ đánh bại của doanh nghiệp. 2.3. Sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế Các sản phẩm chính của Toyota là : xe hơi, xe 7 chỗ, xe chuyên dụng. Trên thực tế không có nhiếu sản phẩm thay thế nào được coi là mối đe dọa nghiêm trọng của ô tô bởi tính tiện dụng của chúng. Hiện nay có 1 số sản phẩm thay thế đó là các phương tiện giao thông khác như: máy bay, tàu hỏa, xe máy hay xe đạp. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế có thể phụ thuộc vào vị trí địa lí của người tiêu dùng. Đối với những nước có cơ sở hạ tầng chưa phát triển như Việt Nam thì xe đạp, xe máy chính là các sản phẩm thay thế có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Trong nhiều năm trở lại đây tuy số lượng xe ô tô có mặt trên thị trường tăng nhưng nhìn chung vẫn còn thấp khi trung bình chỉ có 15xe/1000 dân trong khi tỷ lệ này ở xe máy lại lên tới 300xe/1000 dân. Mối đe dọa lớn đối với các dòng xe Toyota hiện nay là ô tô cũ đã qua sử dụng, với mức giá thấp hơn rất nhiều, chúng sẽ trở thành sự lựa chọn chủ yếu của những khách hàng tiêu dùng thu nhập thấp hoặc trung bình. Hơn nữa, tính năng của ô tô cũ không có điểm khác biệt quá lớn so với dòng ô tô mới, đây có thể được xem như là sản phẩm thay thế tiềm năng, một mối đe dọa với ngành sản xuất ô tô nói chung và Toyota nói riêng. Nhằm mở rộng thì trường Toyota đã cho ra đời 1 loạt các dòng xe với nhiều tính năng và mức giá khác nhau nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu khách hàng như: Toyota Vios (giá 24.700 USD) vóc dáng nhỏ gọn phù hợp với các gia đình 2 thế hệ, Toyota Yaris (giá 31.300 USD) kiểu dáng phù hợp cho phái nữ hay Toyota Fortuner (giá 40.000 USD) phong cách khỏe khoắn kết hợp dáng vẻ mạnh mẽ thể thao của dòng xe thể thao đa dụng đích thực (SUV). 2.4. Sức ép của nhà cung ứng Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp khá là thấp trong ngành công nghiệp ô tô nói chung và Toyota nói riêng. Hiện nay, khi có quá nhiều nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô thì chi phí chuyển đổi các nhà cung cấp đã giảm xuống tương đối thấp. Toyota luôn áp dụng nguyên tắc “Đối xử với các đối tác và nhà cung cấp như một phần mở rộng công việc kinh doanh của bạn”. Toyota đòi hỏi ở các nhà cung cấp khá gắt gao và tỉ mỉ song họ cũng được Toyota hướng dẫn và cùng phát triển. Chính điều này đã khiến áp lực từ phía các nhà cũng cấp lên Toyota giảm đi đáng kể. 2.5. Áp lực từ khách hàng Hiện nay trên thị trường ô tô có rất nhiều hãng xe đang cạnh tranh nhau khắt khe . Người mua có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn chiếc xe riêng của mình. Chi phí chuyển đổi xe cũng thấp. Nhiều hãng xe còn cho khách hàng trả góp , trả chậm để mua ô tô. Điều này càng làm chi phí chuyển đổi giảm. Các sản phẩm của Toyota đều chú trọng về chất lượng cũng như kiểu dáng . Toyota luôn lưu ý tới việc giảm tối đa chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng cho khách hàng. Sản phẩm của Toyota rất đa dạng đáp ứng đầu đủ nhu cầu của mọi tầng lớp cũng như rất quan tâm đến dịch vụ khách hàng ( các thủ tục mua xe đơn giản, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, bảo hành bảo dưỡng miễn phí, ) Tuy nhiên năm 2011 với 3 lỗi kỹ thuật trong quá trình lắp ráp hai dòng xe ăn khách là Innova và Fortuner, gồm áp suất dầu phanh bánh sau vượt quá tiêu chuẩn, trạng thái siết bu-lông treo trước không chuẩn và bu-lông hàng ghế sau siết không đủ lực đã khiến doanh nghiệp lao đao. Ngày 15/4, doanh nghiệp ra thông báo kiểm tra và sửa chữa miễn phí tất cả các xe Innova và Fortuner sản xuất trước ngày 23/12/2010 do có thể mắc 3 lỗi kỹ thuật. Sau gần hai tháng, số xe được kiểm tra và sửa chữa là 4.100 chiếc. 10 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam Cơ hội Thách thức Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao: GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 là 1.300 USD/người/năm => nâng cao doanh số bán hàng. Thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm (từ mức 82% năm 2011 xuống 78% năm 2012 đối với các xe dưới 10 chỗ) => lượng xe nhập khẩu tăng ảnh hưởng tới việc sản xuất xe trong nước. Dân số đạt mốc 87.84tr người => nâng cao doanh số bán hàng cũng như cung cấp nguồn lao động tại chỗ dồi dào. Nhu cầu đổi mới sản phẩm không ngừng từ phía khách hàng => buộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã. Môi trường tự nhiên, chính trị của nước ta khá ổn định và thuận lợi cho việc sản xuất => nâng cao khả năng sản xuất từ đó giảm chi phí, giảm Lệ phí trước bạ tăng lên 20% kể từ ngày 1/9/2011 đối với loại xe dưới 10 chỗ => tăng giá thành sản phẩm làm giảm sức mua của người tiêu giá thành sản phẩm. dùng. Môi trường công nghệ ngày càng được cải tiến và phát triển => giảm thời gian sản xuất cũng như chi phí sản xuất, nâng cao doanh số bán hàng. Chất lượng xe sản xuất trong nước vẫn thấp hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài => mất một lượng thị phần không nhỏ, buộc các nhà sản xuất phải tìm cách nâng cao chất lượng các dòng xe sản xuất trong nước. Cơ sở hạ tầng đang dần được nâng cao: các tuyến đường cao tốc nhiều làn, các khu chung cư tòa nhà cao tầng với diện tích trông giữ xe tăng => giảm thiểu trở ngại của người tiêu dùng khi mua xe, nâng cao doanh số bán hàng. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng. Mô hình ma trận EFE của công ty Toyota Việt Nam Các yếu tố thuộc MTKD bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm Cạnh tranh ngành 0.11 3 0.33 Thu nhập quốc dân được nâng cao 0.11 4 0.44 Môi trường tự nhiên, chính trị 0.08 3 0.24 Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm 0.12 2 0.24 Thuế trước bạ tăng 0.11 2 0.22 Cơ sở hạ tầng được cải thiện 0.07 3 0.21 Môi trường công nghệ phát triển nhanh chóng 0.1 4 0.4 Chất lượng thấp hơn so với các mặt hàng nhập khẩu 0.11 2 0.22 Tăng trưởng của thị trường 0.09 3 0.27 Nhu cầu của khách hàng 0.1 3 0.3 1 2.87  Trong ma trận này, yếu tố thuế ô tô nhập khẩu giảm nhận được mức độ quan trọng 0,12 là mức độ cao nhất, có thể hiểu đây chính là yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự thành công của doanh nghiệp. [...]... Chiến lược dịch vụ hoàn hảo của Toyota Những hoạt động Dịch vụ chất lượng Toyota đã được thiết lập để gắn kết chặt chẽ Đại lý nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng bao gồm: • Cung cấp sản phẩm có chất lượng số 1: Điều này có nghĩa là cung cấp những chiếc xe thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với môi trường sử dụng • Dịch vụ sau bán hàng số 1: Điều này có nghĩa là cung cấp dịch vụ tốt nhất trong... Về tài chính, do chính sách thuế của nhà nước nên Toyota Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu và lắp ráp Về mặt sản xuất, TMV chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về mặt số lượng Đã có những thời điểm khách hàng phải đặt hàng trước hàng tháng trời để có thể có được xe, trong khi số lượng xe bán ra của TMV vẫn đều đặn tăng lên hàng năm kể từ khi đi vào hoạt động... có một đội ngũ công nhân viên lành nghề được đào tạo với tay nghề cao đồng thời có một hệ thống sản xuất phát triển, máy móc thiết bị có tính chuyên môn hóa cao phục vụ quá trình sản xuất an toàn chất lượng  Điểm yếu: Các vấn đề về chất lượng sản phẩm trong thời gian gần đây Có nhiều nguyên nhân đằng sau những vấn đề về chất lượng ô tô của doanh nghiệp trong thời gian gần đây, từ tốc độ phát triển,... tùng chất lượng cao và kịp thời Những nhà cung cấp trong ngành xe hơi đều cho rằng Toyota là khách hàng tốt nhất của họ đồng thời cũng khó tính nhất Toyota đặt ra các tiêu chuẩn rất cao về sự tuyệt hảo và kỳ vọng mọi đối tác đều vươn tới những chuẩn mực đó Quan trọng hơn, Toyota sẽ giúp các đối tác làm được điều đó Trong vấn đề vận chuyển, Toyota xây dựng nên các bãi tập kết hàng để nhận những đơn hàng. .. ủy quyền của Toyota đã lên tới con số 28, phủ rộng tại 12 tỉnh và thành phố trên cả nước Với việc thiết lập mạng lưới đại lý trải dài khắp chiều dọc đất nước, TMV đảm bảo rằng khách hàng của mình luôn nhận được dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn Toyota Chiến lược chiêu thị TMV đã thực hiện rất tốt chiến lược chiêu thị của mình, bao gồm các hoạt động chiêu thị như trưng bày sản phẩm, quảng cáo... hơn các đối thủ để sao cho chiếc xe của khách hàng luôn ở trong tình trạng tốt nhất Vì vậy, khách hàng luôn tự tin khi vận hành xe • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Khách hàng có 4 điều trông đợi ở dịch vụ sau bán hàng như sau: 1 Đối xử chân thành 2 Sửa chữa chính xác và tin cậy 3 Giá cả hợp lý 4 Sửa chữa hiệu quả và nhanh chóng VI ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC Với nền tảng của công ty mẹ trên thế giới, Toyota... phục sự cố một cách có hệ thống và khá toàn diện nhưng mức độ tin tưởng của người dân đối với các dòng xe của TMV cũng đã giảm sút đáng kể Vì thế trong năm 2012, Toyota Việt Nam cần phải đưa ra các chính sách, kế hoạch kích thích người tiêu dùng cũng như triển khai chiến dịch lấy lại lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của mình để có thể tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô trong nước ... nhiệm là vụ quan trọng của Toyota Nam Đào có Việt tạo – không nghĩa là dạy năng làm việc và truyền kĩ kiến đạt thức khoa học mà còn giúp họ hiểu được trách nhiệm trước tập thể, trước xã hội và đất nước, mang đến cho họ tình cảm đồng đội chung sức chung lòng Đầu tư vào con người Toyota đồng nghĩa với việc đầu tư vào tương lai lâu dài của Toyota 4.3 Lĩnh vực quản trị: Chiến lược bán hàng Trong danh sách... lược chi phí thấp: Đặc biệt ở dòng xe Innova chính là có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong các dòng xe của TMW: 33% theo cách tính theo phương pháp giá trị của các nước ASEAN Chiến lược khác biệt hóa: Giá cả Ký thuật và tính năng: phù hợp với địa hình, đường xá Việt Nam 1 Phương thức sản xuất độc đáo Trong quá trình phát triển của mình Toyota đã dần hình thành nên một phương thức sản xuất đặc trưng,... đưa các chiến lược bán hàng cho các hãng xe taxi, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ thuê xe, kết hợp với các hãng bảo hiểm cũng là một chiến lược đạt được nhiều kết quả đưa Toyota dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên sau sự cố lỗi kỹ thuật ở hai dòng xe Innova và Fortuner hồi đầu năm 2011, không ít người tiêu dùng đã tỏ ý băn khoăn về vấn đề chất lượng của doanh nghiệp, điều . hoàn hảo của Toyota Những hoạt động Dịch vụ chất lượng Toyota đã được thiết lập để gắn kết chặt chẽ Đại lý nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng bao gồm: • Cung cấp sản phẩm có chất lượng số. nguyên tắc quản trị đã khiến Toyota trở thành tập đoàn hàng đầu không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn bởi giá trị cốt loĩ của nó. 2.1. Triết lý dài hạn Nguyên lý 1: Ra các quyết định quản lý. dần được nâng cao: các tuyến đường cao tốc nhiều làn, các khu chung cư tòa nhà cao tầng với diện tích trông giữ xe tăng => giảm thiểu trở ngại của người tiêu dùng khi mua xe, nâng cao doanh

Ngày đăng: 13/07/2015, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 10 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan