Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Asean từ năm 1991 đến năm 2010

40 859 6
Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Asean từ năm 1991 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khóa luận với đề tài "Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của trường Đại học sư phạm Hà nội 2; của các thầy cô trong khoa Giáo dục chính ừị; Thư viện quốc gia; Viện nghiên cứu Trung Quốc Đặc biệt là sự tận tình của cô giáo: Nguyễn Thị Nga Nhân khóa luận được hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn đến nhà trường, tới khoa, các cán bộ trong Thư viện Quốc gia và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Nga. Do tính mới mẻ của đề tài cũng như những hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu nghiên cứu, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của của các thầy cô và các bạn để làm cho khoa luận hoàn thiện hơn. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Khóa luận với đề tài “Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010”, chưa từng công bố ở bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. MUC LUC • • LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC • ■ MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Page 1 of 101 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của khóa luận 6. Bố cục khóa luận NỘI DUNG » Chương 1: Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN trước năm 1991 1.1. Cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN 1.1.1. Cơ sở chủ quan 1.1.1.1 .Điều kiện tự nhiện, văn hóa và xã hội 1.1.1.2. Nhu cầu hợp tác hai bên 1.1.2. Cơ sở khách quan 1.1.2.1. Xu thế hòa bĩnh sau chiến tranh Lanh 1.1.2.2. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa 1.2. Quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN trước năm 1991 Chương 2: Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991đến năm 2010 2.1. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 1991-2000 2.1.1. Bối cảnh lịch sử 2.1.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 1991 - 2000 2.1.2.1. Trên lĩnh vực thương mại 2.1.2.2. Trên lĩnh vực đầu tư - viện trợ 2.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2000-2010 2.2.1. Bổi cảnh lịch sử 2.2.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2000- 2010 2.2.2.1. Trên lĩnh vực thương mại 2.22.2. Trên lĩnh vực đầu tư Chưong 3: Đánh giá chung về mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN 3.1. Kết quả và hạn chế trong quan hệ kinh tế Trung Quốc -ASEAN 3.1.1. Kết quả 3.1.2. Những hạn chế 3.2. Cơ hội và thách thức của mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN Page 2 of 101 3.2.1. Cơ hội 3.2.2. Thách thức KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc. Việc chấm dứt chiến tranh Lạnh cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu làm cho cục diện chính trị thay đổi, một trật tự thế giới mới đang hình thành. Quan hệ quốc tế lúc này chuyển từ đối đàu sang đối thoại, hòa bình họp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn thế giới. Nhân tố kinh tế đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. Cùng với đó, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu thế chung của các quốc gia, dân tộc và các tổ chức kinh tế. Trước hoàn cảnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị trí trên thị trường quốc tế, hội nhập và họp tác đã trở thành xu thế chủ yếu của toàn thế giới. Là một nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bĩnh Dương, với những thành tựu đạt được trong quá trình cải cách mở của kinh tế. Sau chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Với chính sách “láng giềng hữu nghị ”, ASEAN trở thành một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong bối cảnh thế giới mới. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc từng bước đạt được nhiều kết quả khả quan và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Page 3 of 101 Việt Nam là một thành viên của ASEAN, đồng thời cũng là láng giềng của Trung Quốc. Vì vậy, sự phát triển tốt đẹp mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN sẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách kinh tế và xây dựng đất nước. Việc nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa về cả lí luận lẫn thực tiễn giúp cho Đảng và Nhà nước ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để có chính sách phù hợp hơn trong việc hoạt định chính sách đối ngoại với Trung Quốc và ASEAN. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự phát triển quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010 là một đề tài mang tính thời sự thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu lịch sử, kinh tế, ngoại giao. Trên thực tế, đã có rất nhiều sách vở, báo chí, hội thảo .nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Trước tiên phải kể đến cuốn sách: "Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nỏ đến Việt Nam ” của Vũ Văn Hà do Nhà xuất bản Khoa học xã hội và nhân văn xuất bản năm 2007. Trong tác phẩm của mình tác giả đã đi phân tích rõ đặc điểm, xu hướng phát triển của ba thực thể Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản. Trong đó, quan hệ Trung Quốc - ASEAN cũng được phát triển rõ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh và tác động của nó đến Việt Nam. Hay trong cuốn sách: “Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Quá trình hình thành và friển vọng” của Hồ Châu, Hoàng Giáp, Hoàng Thị Quế được nhà xuất bản Lí luận chính trị xuất bản năm 2006. Các tác giả đã phân tích nhu cầu càn thiết của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN cũng như phân tích của các bên khi tham gia khu vực này. Quá trình hình thành và những thành tựu đạt được cũng như triển vọng của nó. Hay trong bài viết: “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc: Cơ hội, thách thức và tác động đổi với các nước thành viên mới của ASEÂN” Tham luận của Thitapha Wattanapruttipaisan, Chuyên viên cao cấp, Bộ phận dịch vụ công nghiệp, Ban thư ký ASEAN tại Hội thảo khu vực về “Những thuận lợi và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ” do Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao Việt Nam và Quỹ Hanns Siedel, Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày Page 4 of 101 21/6/2002, đã phân tích những thành quả của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, từ đó đánh giá những cơ hội, thách thức đối với từng nước ASEAN tham gia khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Bên cạnh những tài liệu ừên, là số lượng lớn các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Kinh tế và phát triển, tạp chí Lí luận .cũng đề cập rất nhiều đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: "Quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN, Cơ hội và thách thức đến thương mại Việt Nam ” của GS,TS.Đặng Đình Hào, Ths.Đặng Thị Hồng đăng ừên tạp chí Kinh tế và phát triển, số 100 tháng 10 năm 2005. Tác giả đã khái quát lại quan hệ thương mại của Trung Quốc - ASEAN, quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - ASEAN. Từ đó đưa ra những dự báo về cơ hội và thách thức đối với nền thương mại của Việt Nam. Trong bài viết: “Trung Quốc với sự phát friển kinh tế của các nước ẨSEAN, tác động tích cực và những nhân tổ không ổn định” của tác giả Nguyễn Minh Hằng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(23) năm 1999. Tác giả phân tích vai trò của Trung Quốc đối với sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN được thể hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á (1997-1998). Trên cơ sở đó phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Hay trong bài viết: “Quá trình phát triển mối quan hệ Trung Quốc - ẨSEẨN” của Nguyễn Thu Mỹ nghiên cứu quá ừình phát triển của quan hệ này trên những mốc đạt được, thành tựu mà hai bên đạt được trong quá trình hợp tác. Nhìn chung, hàu hết các bài viết, nghiên cứu của các tác giả chưa trình bày cụ thể mối quan hệ của Trung Quốc và ASEAN cũng như những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Vĩ vậy, việc tổng hợp một cách đầy đủ, chi tiết cụ thể về quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010 là điều có ý nghĩa thực tiễn. Trên cơ sở tài liệu của người đi trước để lại, tác giả xin tập hợp, phân tích, lí giải, xây dựng lại bức tranh toàn cảnh và hoàn chỉnh về quan hệ Trung Quốc - ASEAN 3. Mục đích và nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu vấn đề Muc đích: Page 5 of 101 Luận văn tái hiện lại bức tranh toàn diện phản ánh mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 1991-2010 trên lĩnh vực kinh tế. Từ đó, đưa ra một số nhận xét và dự báo về mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN. Nhiệm vụ Để đạt được kết quả ừên, đề tài tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau: + Khái quát lại quan hệ của Trung Quốc - ASEAN trước 1991. + Tập hợp, phân tích những kết quả đạt được ừong tiến trình phát triển mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010. + Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN, từ đó dự báo triển vọng của nó. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp biện chứng kết họp với các phương pháp liên ngành khác như đối chiếu, phương pháp tập họp; phương pháp chứng minh, phân tích, liệt kê để hệ thống hóa, dựng lại hoàn chính bức tranh quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010 với những đặc trưng và triển vọng của nó. 4. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991-2010 trên lĩnh vực kinh tế. -Phạm vi nghiên cứu: về không gian: Đe tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN trên lĩnh vực kinh tế. về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2010. 5. Đóng góp của đề tài Hiện nay, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đang ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau song cùng đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại song phương là một quyết định sáng suốt của hai bên trong quá trình theo Page 6 of 101 đuổi những cơ hội phát triển mới, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nhiều năm suy thoái của cường quốc kinh tế khu vực Nhật Bản, Mĩ Hơn nữa, điều này sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế ở khu vực và cho phép ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN có ý nghĩa về mặt lí luận quan trọng. Nó làm rõ, bổ sung và làm phong phú hơn về các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu, cái nhìn cụ thể hơn về nền kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển, đường lối ngoại giao trong thời kì mới của các nước trên thế giới, đặc biệt là Vệt Nam. Việc nghiên cứu quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc còn mang ý nhĩa thực tiễn quan trọng làm sáng tỏ nội dung cơ bản của quan hệ kinh tế Trung Quốc và ASEAN, làm tài tiệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa ra những mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế phù họp, chuẩn bị đầy đủ để tham gia có hiệu quả hội nhập kinh tế ừong khu vực và thế giới. Mặt khác, đề tài còn góp phàn làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy cho học sinh, sinh viên, giáo viên 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầuvà kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Quan hệ Trung Quốc - ASEAN trước năm 1991. Chương 2: quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010. Chương 3: Đánh giá chung về mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN NÔI DUNG Chương 1 QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC - ASEAN TRƯỚC NĂM 1991 1.1. Ctf sở hình thành mối quan hệ kỉnh tế TQ - ASEAN 1.1.1. Ctf sở chủ quan Page 7 of 101 1.1.1.1. Điều kiên tư nhiên, văn hóa, xã hôi ( • ' y m Trung Quốc và các nước ASEAN là những nước láng giềng có hoàn cảnh địa lí gần gũi, có truyền thống văn hóa lâu đời gắn bó với nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các nước ASEAN và Trung Quốc đã chia sẻ những giá trị chung của nền văn minh phương Đông. Nhân dân ASEAN và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp truyền thống và lâu dài đã trải qua thử thách của thời gian. Do Trung Quốc và ASEAN có những điểm tương đồng, bổ sung lẫn nhau, tạo cơ sở cho mối quan hệ lâu dài Trung Quốc - ASEAN. Thứ nhất, sự gần gũi về mặt địa lí là cơ sở để hĩnh thành nên mối quan hệ khu vực. Xét về mặt địa lí, một khu vực thường được xác định như một nhóm quốc gia nằm trong một vùng đặc thù về địa lí. Có thể coi ASEAN và Trung Quốc nằm trong khu vực Đông Á, nên có ý thức về địa bàn chung và môi trường chung. Sự gàn gũi là cơ sở quan trọng để hình thành lên mối quan hệ địa lí - nhân văn giữa các quốc gia trong vùng. Các nước ASEAN và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông. Có đường biên giới dài hàng nghìn km, có điều kiện địa lí rất thuận lợi. Trung Quốc giáp với nhiều nước như Việt Nam, Lào, Mianma, và gần những nước ASEAN còn lại như Brunây, Singapo, Philippin. Ví dụ: Tỉnh Quảng Tây là tỉnh nối liền Trung Quốc với các nước ASEAN chiếm 4061km đường biên giới trong tổng số 20.000 km đường biên giới. Tỉnh Quảng Tây là cửa ngõ của Trung Quốc với nhiều nước ASEAN như: Philipin, Singapo, Malaixia. Vị trí địa lí gàn kề là ưu thế thuận lợi cho việc giao thông, liên lạc, xúc tiến các hoạt động mậu dịch, xuất nhập khẩu hàng hóa cho hai bên. Thứ hai, về mặt lịch sử, hàu hết các cộng đồng ở đây đều có mối quan hệ lịch sử khá lâu dài. Có những quan hệ được hình thành cách đây hàng nghìn năm. Mối quan hệ này tồn tại trên cả hai kênh nhân dân và nhân dân, nhà nước và nhà nước. Sự liên hệ giữa các nước này đều diễn ra trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ kinh tế, chính trị đến xã hội văn hóa [10; tr. 108-109]. Có vô số chứng minh lịch sử cũng như dấu vết thực tiễn chứng minh điều này. Ví dụ như trường hợp Việt nam có quan hệ hàng nghìn năm lịch sử với Trung Quốc. Quá trình này vẫn được tiếp tục trong quá trình chống lại sự xâm lấn của chủ nghĩa thực dân. Hàng thế kỉ nô dịch của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã làm tăng ý thức đoàn kết khu vực trước sự can thiệp của bên ngoài. Việc cùng là Page 8 of 101 nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và can thiệp cường quyền khiến các nước trong khu vực có ý thức hơn về số phận lịch sử chung. Hoàn cảnh lịch sử đó đã góp phàn dẫn đến nhu càu liên kết với nhau để hạn chế bớt tác động tiêu cực từ bên ngoài, là cơ sở để tạo tính đồng nhất của khu vực. Xét về góc độ xã hội, thì sự di dân lâu đời giữa các cộng đồng trong khu vực đã tạo lên hĩnh thế phân bố đan xen và những liên hệ cộng đồng ừải khắp khu vực. Trong thời kì chủ nghĩa thực dân sự di dân vẫn tiếp tục. Quá trình này tạo điều kiện cho sự thúc đẩy trao đổi văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất càng trở nên sâu sắc. Ví như: Do sự di dân ừong thời gian dài mà có một số lượng lớn Hoa kiều sống trong khu vực Đông Nam Á. Như ở Inđônixia là 7.2 triệu người chiếm 3.5% dân số; Thái Lan là 5.8 triệu người chiến 10% dân số; Malaixia là 5.4 triệu người [40; tr.66] tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động họp tác giao lưu về văn hóa, xã hội, kinh tế giữa những nước này. Thứ ba, về văn hóa, sự giao thoa giữa hai nền văn minh lớn Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra trong nhiều quốc gia trong khu vực. Quá trình giao thoa này diễn ra lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia đó. Sự giao thoa này tạo điều kiện hình thành những giá trị chung của các quốc gia ừong khu vực, giúp thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và tăng cường giao lưu của các cộng đồng dân tộc. Mặt khác, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á là tương đối lớn. Anh hưởng đó không chỉ diễn ra trong quá khứ mà còn tiếp tục trong hiện tại thông qua lực lượng Hoa kiều đang có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực cũng như do vị thế của Trung Quốc hiện đại. Ảnh hưởng này tuy đậm nhạt ở nhiều quốc gia khác nhau, song cũng có tác dụng nhất định trong việc hĩnh thành những nét riêng của khu vực Đông Nam Á. Có thể nói sự tương đồng về văn hóa và sự gần gũi về phong tục tập quán được nảy sinh trên nền văn minh lúa nước là nhân tố hết sức quan trọng tạo nên truyền thống láng giềng hòa hảo, gàn gũi và dễ thông cảm lẫn nhau. Sự gàn gũi về mặt văn hóa là yếu tố vô cùng thuận lợi trong việc truyền bá các giá trị văn hóa Trung Quốc. về tôn giáo, khu vực Đông Á có những tôn giáo xuyên biên giới trên nhiều vùng rộng lớn như đạo Phật hay Hồi giáo đem lại sự tương đồng nhất định giữa các cộng đồng cùng tôn giáo. Nhiều giá trị tôn giáo đã trở thành giá trị dân tộc và từ đó là điểm Page 9 of 101 chung liên quốc gia. Tôn giáo không chỉ đem lại sự tương đồng trong giá trị và niềm tin mà còn làm nảy sinh những tình cảm xuyên biên giới giữa các cộng đồng cùng tôn giáo. Như vậy, trên cơ sở những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của Trung Quốc và ASEAN. Quan hệ chính trị hai bên dần dần được hình thành. Hai bên thiết lập quan hệ bình đẳng hợp tác tin tưởng lẫn nhau tương đối tốt. Đó là điều kiện thuận lợi hơn nữa cơ sở chính trị về hợp tác kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho hợp tác kinh tế hai bên. 1.1.1.2. Nhu cầu hợp tác hai bên. • Đối với ASEAN Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa số các nước ASEAN và Trung Quốc đều là những nước đã và đang xây dựng nền kinh tế thị trường. Không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Với mục tiêu của ASEAN hiện nay là duy trì ổn định, tập trung phát triển kinh tế, tăng cường liên kết trong ASEAN. Đa dạng hóa và đa phương hóa hoạt động đối ngoại, cân bằng quan hệ với các nước lớn, nâng cao vai ừò vị thế của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Nước láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về văn hóa, có chung biên giới với các quốc gia ASEAN. Có vai ừò quan trọng trong an ninh và phát triển của ASEAN. Vì vậy từ những năm 1990, các nước ASEAN đã thay đổi cách nhìn nhận đối với Trung Quốc theo hướng linh hoạt và mềm dẻo hơn. “Mặc dù vẫn e ngại về hệ quả lớn mạnh của Trung Quốc đổi với khu vực. Song các nước ASEAN thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, thấy được mặt tích cực của Trung Quốc đổi với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực” [16; tr.4]. Do vậy, ASEAN đã điều chỉnh chính sách đẩy mạnh tiếp xúc, hợp tác với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực nhằm tranh thủ những yếu tố thuận lợi, hạn chế bất lợi và thông qua phát triển quan hệ với Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với các nước khác trên thế giới. về khía cạnh an ninh, là những nước bên cạnh nước lớn đang hiện đại hóa về quân sự, lại có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số nước thành viên của ASEAN. Các nước ASEAN ít nhiều lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc. Cho nên, qua tiếp xúc Page 10 of [...]... Trung Quốc tại Bali, Inđônixia Như vậy, trong thời kì chiến tranh Lạnh, quan hệ buôn bán đa phương giữa Trung Quốc và ASEAN, song phương giữa Trung Quốc và các nước thành viên ừong khối ASEAN đã đạt được những kết quả đáng chú ý Nó là tiền đề cho sự phát triển họp tác kinh tế, thương mại của Trung Quốc - ASEAN trong giai đoạn sau Chương 2 QUAN HỆ KINH TÉ QUỐC TÉ TRUNG QUỐC - ASEAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM... triển quan hệ Trung Quốc và ASEAN trong tương lai Từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã mở rộng quan hệ hợp tác để cùng đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Trong năm 1997, Trung Quốc và ASEAN đã đưa ra Tuyên bố chung về họp tác Trung Quốc - ASEAN hướng tới thế kỉ XXI Trong hai năm 1999 - 2000, Trung Quốc đã làn lượt kí Hiệp định khung về tuyên bố chung với 10 thành viên của ASEAN về quan. .. một mối quan hệ lâu dài trong tương lai 2.1.2 Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN trên lĩnh vực thương mại Trên lĩnh vực thương mại, việc buôn bán giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng được chính phủ hai bên quan tâm và mở rộng thông qua các hiệp định thương mại Từ năm 1991 đến năm 1996, Trung Quốc đã phát triển quan hệ thương mại và kinh tế với 6 nước thành viên và 4 quốc gia chưa gia nhập ASEAN vào thời... của ASEAN, Trung Quốc và ASEAN đã thành lập ủy ban hợp tác liên họp Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ quản lý quan hệ đối thoại, và tháng 2/1997 thành lập cơ chế hội nghị tại Bắc Kinh Ngoài ra, hai bên còn thành lập Quỹ họp tác Trung Quốc - ASEAN để ủng hộ hai bên phát triển họp tác Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997 là bước ngoặt quan trọng ừong quan hệ đối tác Trung Quốc - ASEAN Trung Quốc. .. phối các cặp quan hệ quốc tế Các quốc gia khẳng định sức mạnh quốc gia mình không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà còn bằng sức mạnh kinh tế Trong bối cảnh chung ấy, quan hệ Trung Quốc - ASEAN cũng được nâng lên một tàng cao mới Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng gàn gũi của nhau, hai bên có lịch sử giao lưu lâu đời Từ khi ASEAN thành lập tháng 8/1967, đến năm 1991, Trung Quốc và ASEAN chính thức... của ASEAN Cho nên, khoảng bảy năm từ 1967 đến năm 1974, Trung Quốc không có bất cứ quan hệ nào với các nước thành viên ASEAN Bước sang những năm 70, tình hình trên thế giới và khu vực có nhiều thay đổi Các cặp quan hệ Xô - Trung căng thẳng, Trung Quốc - Mĩ hòa dịu Trung Quốc đã thay Đài Loan về quyền đại diện những người Trung Hoa ở Liên Hợp Quốc, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi về quan hệ quốc. .. những thay đổi về quan hệ quốc tế của Trung Quốc với hàng loạt các nước thân Mĩ đã làm cho quan hệ của Trung Quốc - ASEAN trở nên gần gũi hơn Chính vì vậy, buôn bán Trung Quốc và ASEAN vào năm 1977 lên tới 1 tỉ USD tăng gấp 4 lần năm 1970 và chiếm 6.6% tổng số buôn bán đối ngoại của Trung Quốc [10; ừ 154] Từ năm 1978, Trung Quốc đã quyết định tập trung vào các nhiệm vụ kinh tế mở đầu cho công cuộc cải... vực hóa kinh tế quan hệ Trung Quốc - ASEAN ngày càng được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế Hiện nay, cả Trung Quốc và ASEAN đều là những quốc gia đang phát triển và xây dựng nền kinh tế thị trường Đều có mục tiêu cao nhất là tận dụng cao nhất nguồn ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tăng cường họp tác Trung Quốc - ASEAN đáp... nhưng bất ổn trong bối cảnh quốc tế hiện nay về chủ quan thì tình hình kinh tế của cả Trung Quốc và ASEAN đều có những thay đổi và phát triển Trung Quốc đã tỏ rõ vai trò của mình đối với nền kinh tế của các nước ASEAN nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng Từ khi Trung Quốc thực hiện mở cửa, tăng trưởng kinh tế của nước này luôn đạt trên 8% hàng năm Đặc biệt vào năm 199 7-1 998, trong khi các nước... tăng từ 90 triệu USD (1991) đến 4.22 tỉ USD (1998) vốn FDI thực hiện năm 1999, 2000 có giảm chút ít do cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ năm 199 7-1 999 nổ ra Năm 1999, vốn FDI vào Trung Quốc là 3.28 tỉ USD và năm 2000 là 2.84 tỉ USD [ 14; tr.51] Nhờ vào sự phục hồi kinh tế, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc ngày một tăng Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và Họp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC), vào cuối năm . Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 ến năm 2010 2.1. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 199 1-2 000 2.1.1. Bối cảnh lịch sử 2.1.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 1991 - 2000 2.1.2.1 chương: Chương 1: Quan hệ Trung Quốc - ASEAN trước năm 1991. Chương 2: quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010. Chương 3: Đánh giá chung về mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN NÔI DUNG Chương. cứu quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ năm 199 1-2 010 trên lĩnh vực kinh tế. -Phạm vi nghiên cứu: về không gian: Đe tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN trên lĩnh vực kinh tế. về

Ngày đăng: 13/07/2015, 09:44

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI CAM ĐOAN

    • 3.2.1. Cơ hội

    • 3.2.2. Thách thức KẾT LUẬN

    • MỞ ĐẦU

      • 1. Lý do chọn đề tài

      • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

      • 6. Cấu trúc đề tài

      • 2010.

      • NÔI DUNG

        • 1.1.2. Cơ sở khách quan

        • 2.1.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN trên lĩnh vực thương mại

        • 2.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN giai đoạn từ năm 2000-2010

        • 2.2.1. Bối cảnh lỉch sử

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan