Đánh giá tình tình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014

12 340 2
Đánh giá tình tình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vũ Diệp Anh – CH 23K GIỚI THIỆU 1. Lý do nghiên cứu Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, đầu tư nhà nước là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đóng góp cho tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của đầu tư công lại chưa thực sự hiệu quả và đang đặt ra yêu cầu phải thay đổi. Với yêu cầu đặt ra đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng bắt đầu có những bước chuyển biến trong việc tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình tái cơ cấu kinh tế trong đó có tái cơ cấu đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc mới được bắt đầu triển khai từ năm 2011 nhưng cũng đã có những bước chuyển biến. Bài tiểu luận sẽ “Đánh giá tình tình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài tiểu luận sẽ xem xét đến tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014. Sử dụng các số liệu thống kê và báo cáo sẽ đánh giá việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. 3. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu về việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2014 4. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của tiểu luận là tình hình và đánh giá thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2014. PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1 Vũ Diệp Anh – CH 23K TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014 Năm 2014, mặc dù kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực, huy động vốn đầu tư đạt khá, nợ đọng trong xây dựng cơ bản được các cấp, các ngành quan tâm, kiểm soát và có trách nhiệm trong xử lý. Tỉnh cũng đã thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng cơ bản nên đã hạn chế tối đa khởi công công trình mới, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nhiều dự án trọng điểm, công trình phúc lợi xã hội, dự án xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo hoàn thành nhanh, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư 1.1. Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014 1.1.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2014 - Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2014 bao gồm: Vốn ngân sách tập trùn của Nhà nước; các nguồn thu được để lại điều tiết cho các cấp theo quy định; Vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình dự án theo Quyết định của Chính phủ; Vốn trái phiếu chính phủ; Các nguồn khác do ngân sách tỉnh huy động. ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Dự toán năm 2013 Ước TH năm 2013 Dự toán năm 2014 TW Tỉnh giao TW Tỉnh giao A Tổng thu NSNN trên địa bàn 15.883.000 16.173.000 18.596.000 17.498.000 17.818.000 C Chi ngân sách địa phương 8.023.498 8.313.498 12.310.270 9.251.423 9.571.423 I Chi cân đối NSĐP 8.023.498 8.023.498 12.310.270 9.251.423 9.251.423 1 Chi đầu tư phát triển 2.912.000 2.912.000 4.724.837 3.318.000 3.318.000 Vốn XDCB tập trung 2.700.000 2.700.000 3.962.837 2.916.000 2.916.000 Từ các nguồn để lại 210.000 210.000 500.000 400.000 400.000 Chi đầu tư hỗ trợ DN 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 Chi ĐT từ nguồn vay NHPT 0 0 260.000 0 0 (Trích bảng Cân đối Ngân sách địa phương 2014 kèm theo Nghi quyết số 105/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc) 1.1.2. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển - Tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư các công trình trọng điểm ( bố trí khoảng 30% tổng chi đầu tư nguồn ngân sách cấp tỉnh) để tập trung hoàn thành các công trình văn hóa trọng điểm gồm: Nhà hát tỉnh, Văn miếu tỉnh, hạ tầng khu danh thắng Tây Thiên và hoàn thành trục giao thoong phát triển khu công nghiệp phía Bắc tỉnh gồm: đường Nguyễn Tất Thành, Đường tỉnh 310, Đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh. 2 Vũ Diệp Anh – CH 23K - Bố trí 30% tổng chi đầu tư phát triển cho thanh toán nợ xây dựng cơ bản đảm bảo xử lý hết nợ đến hết năm 2015. Tập trung xử lý nợ theo đúng Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ. - 40% vốn đầu tư còn lại cho các chương trình, nghị quyết, các dự án chuyển tiếp và một phần dự án mới, trong đó có chương trình nông thôn mới cho các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2014; tăng vốn đầu tư phát triển cho ngành y tế đạt 4% - Hạn chế tối đa khởi công mới, trừ các dự án đặc biệt quan trọng, dự á thực hiện tiêu chí nông thôn mới và dự án của một số ngành đã thanh toán hết nợ xây dựng cơ bản theo quy định. - Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Tổng dự toán tỉnh giao 2014 Chi đầu tư phát triển Ghi chú Tổng chi 5.461.272 2.278.000 E Chi đầu tư phát triển 1 Công trình trọng điểm và BT 645.000 2 Hỗ trợ đầu tư Hạ tầng kỹ thuật đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên 35.000 3 Thanh toán khối lượng hoàn thành công trình văn hóa du lịch 47.360 4 Công trình do ngành quản lý 781.390 5 Các chương trình, nghị quyết 521.390 6 Đo đạc bản đồ và cấp quyền sử dụng đất 39.000 7 Hỗ trợ hạ tầng xã nghèo 23.000 8 Hỗ trợ đầu tư hạ tầng các xã thu hồi đất sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 19/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 và số 107/2013/ NQ-HĐND ngày 20/12/2013 59.270 9 Đối ứng các dự án ODA 70.000 10 Thực hiện Nghị quyết 08/2007/ NQ-HĐND; số 107/2013/NQ- HĐND 33.190 11 Chương trình 134 8.000 12 Vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 10.000 13 Chương trình phát triển rừng và hạ tầng lâm nghiệp 5.400 3 Vũ Diệp Anh – CH 23K (Trích Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2014 kèm theo Nghị quyết số 106/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của NQ-HĐND tỉnh Vĩnh Phúc) 1.2. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 ( tính đến hết tháng 10/2014 và ước thực hiện cả năm 2014). 1.2.1. Công tác Quy hoạch xây dựng Công tác quy hoạch xây dựng được quan tâm triển khai thực hiện, trong đó đã hoàn thành, phê duyệt quy hoạch 03 vùng phía Bắc, phía Tây và phía Nam đô thị Vĩnh Phúc; hoàn thành và gửi 03 đồ án phân khu xin ý kiến Bộ Xây dựng; tiếp tục hoàn thiện các đồ án chi tiết phân khu còn lại thuộc Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc; hoàn thành và công bố 02 quy hoạch đô thị loại V (Tam Hồng và Tân Tiến); thực hiện xong quy hoạch KCN Tam Dương II, KCN Sông Lô và đang tiếp tục triển khai Quy hoạch chi tiết KCN Sông Lô I, Lập Thạch I; đã hoàn thành và công bố Quy hoạch chi tiết khu du lịchTam Đảo I, đang tích cực triển khai Quy hoạch chi tiết khu danh thắng Tây Thiên, và khu du lịch Đại Lại làm cơ sở thu hút đầu tư cho phát triển du lịch. Ngoài ra trong năm tỉnh cũng đã tập trung triển khai quy hoạch các khu đất cho doanh nghiệp thuê thuộc địa bàn các huyện làm cơ sở thu hút đầu tư, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.2. Công tác chuẩn bị đầu tư Tính đến tháng 10/2014 tỉnh đã đồng ý chủ trương chuẩn bị đầu tư 183 dự án (trong đó 48 dự án chủ trương đầu tư từ các năm trước chuyển tiếp sang 2014, kế hoạch đầu năm là 56 dự án, 79 dự án chủ trương đầu tư phát sinh trong năm), tăng 99 dự án so với cùng kỳ năm 2013 (Nguyên nhân tăng do bổ sung 6 dự án vận động vốn ODA, 16 dự án hạ tầng nông thôn mới của xã, 6 dự án chuyển từ hình thức BT sang đầu tư bằng NSNN, 4 dự án cải tạo, sửa chữa có tính chất cấp thiết, 38 dự án thuộc Nghị quyết số 19 của các xã mới được xác nhận mất đất trên 30%, 20 công trình kênh mương của các xã NTM năm 2015 được hoàn thiện thủ tục trước 31/10/2014). Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng cho tạm dừng chuẩn bị đầu tư của 8 dự án do không cân đối được nguồn và chưa thực sự cần thiết đầu tư. 10 tháng đầu năm, cấp tỉnh thẩm định 127 dự án (trong đó có 48 dự án chuyển tiếp từ các năm trước chuyển sang 2014, 21 dự án thuộc kế hoạch chuẩn bị đầu tư giao đầu năm 2014 và 58 dự án mới), tăng 74 dự án so với cùng kỳ năm 2013 (Số tăng chủ yếu dự án KCH kênh mương của các xã nông thôn mới 2014 và 2015 là 31 dự án, 6 dự án khắc phục thiên tai, 12 tiểu dự án phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án lớn, 6 dự án BT chuyển sang đầu tư bằng NSNN và 15 dự án thực hiện Nghị quyết số 19 (xã, thôn mất đất trên 30%) và 4 dự án chuẩn bị cho giai đoạn 2016-2020). Tổng mức đầu tư các dự án đã thẩm định là 2.364 tỷ đồng tăng 31% so với cùng kỳ năm 2013 (một số dự án có tổng mức đầu tư lớn như: Giai đoạn 2 khu liên hợp thể thao tỉnh 236 tỷ đồng, hạ tầng khu công nghiệp Bá Thiện 121 tỷ đồng, Giai đoạn 2 khu trung tâm lễ hội Tây Thiên: 117 tỷ đồng; Nạo vét hồ đầm vạc 86 tỷ, Đường song song đường sắt 222 tỷ, Đường đô thị kết hợp đê 4 Vũ Diệp Anh – CH 23K ngăn nước đầm Vạc 169 tỷ đồng); thông qua thẩm định đã cắt giảm khoảng 190 tỷ đồng, bằng 7,85% so với mức đầu tư do chủ đầu tư trình. Ước thực hiện cả năm cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt 135 dự án (tăng 82 dự án, bằng 164,6% so với năm 2013), với tổng mức đầu tư ước khoảng 2.405 tỷ đồng (tăng 638 tỷ đồng, bằng 130,3% so với cùng kỳ năm 2013). Cấp huyện, cấp xã thẩm định 93 dự án mới (giảm 7% so với cùng kỳ năm 2013), với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 375 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ 2013). Ước thực hiện cả năm 2014 thẩm định và phê duyệt 120 dự án mới (giảm 125 dự án so với năm 2013), với tổng mức đầu tư ước khoảng 550 tỷ đồng (giảm 44% so với năm 2013). 1.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN do địa phương quản lý là : 4.952,462 tỷ đồng (chưa kể 398 tỷ thưởng vượt thu năm 2013 và 800 tỷ đồng nguồn vượt thu năm 2013), gồm: - Ngân sách địa phương kế hoạch giao đầu năm: 3.318 tỷ đồng; - Nguồn Ngân sách TW hỗ trợ có mục tiêu: 88 tỷ đồng; - Chương trình mục tiêu quốc gia (phần chi đầu tư phát triển): 14,9 tỷ đồng; - Trái phiếu Chính phủ: 61 tỷ đồng (tổng số năm 2014 là 91 tỷ đồng, đã thu hồi 30 tỷ đồng ứng năm 2011); - Vốn ODA: Khoảng 566 tỷ đồng; - Ngân sách tỉnh năm 2013 không giải ngân hết chuyển sang năm 2014: 549 tỷ đồng; - Dự phòng năm 2013 chuyển sang 2014 chi cho phòng chống thiên tai ngập úng: 81 tỷ đồng. - Vốn Xổ số kiến thiết cho chi đầu tư phát triển: 18,16 tỷ đồng. - Vốn vay tín dụng ưu đãi đầu tư: 80 tỷ đồng; - Vốn Trái phiếu chính phủ bổ sung năm 2014 (thuộc giai đoạn 2014-2016): 5 tỷ đồng; - Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NS TW bổ sung: 60 tỷ đồng; - Bổ sung vốn cho các huyện: 20 tỷ đồng; - Ứng vốn cho trụ sở các cơ quan QLNN: 4,5 tỷ đồng; - Chuyển nguồn dự án Công viên văn hóa thể thao thành phố Vĩnh Yên cho các dự án hạ tầng đô thị Vĩnh Yên: 9,745 tỷ đồng. - Ứng vượt dự toán thu năm 2013: 77,157 tỷ đồng. Năm 2014 đã phân bổ vốn cho 1.702 công trình, tăng 34% (tăng 430 công trình) so với cùng kỳ, trong đó: cấp tỉnh phân bổ cho 1007 công trình tăng 59,3% (tăng 380 công trình bao gồm các công trình GTNT và GTNĐ), cấp huyện phân bổ cho 695 công trình tăng 9% (tăng 58 công trình) so với cùng kỳ năm 2013. 5 Vũ Diệp Anh – CH 23K Nguyên nhân số công trình được bố trí vốn tăng so với cùng kỳ năm 2013 là do phân bổ vốn chủ yếu tập trung vào thanh toán nợ các công trình hoàn thành đã quyết toán, hoàn thành chưa quyết toán,…(533 công trình) và các dự án Nông thôn mới có tổng mức đầu tư nhỏ nên phát sinh về số lượng đầu mục công trình (261 công trình). Cụ thể: - Trong 1.007 công trình cấp tỉnh phân bổ, có 723 công trình giao đầu năm (gồm: 382 công trình đã quyết toán, 65 công trình hoàn thành chưa quyết toán; 215 công trình chuyển tiếp, 66 công trình khởi công mới) và bổ sung trong năm 284 công trình (trong đó 261 công trình xây dựng nông thôn mới), gồm: 16 công trình quyết toán, 50 công trình chuyển tiếp, 218 công trình mới. - Trong 695 công trình cấp huyện phân bổ có: 135 công trình quyết toán, 142 công trình hoàn thành chưa quyết toán, 288 công trình chuyển tiếp và 130 công trình mới. 1.2.4. Khối lượng xây dựng cơ bản Theo báo cáo của các chủ đầu tư, khối lượng thực hiện 10 tháng đầu năm đạt 3733 tỷ đồng (bằng 74,4% kế hoạch) tương đương cùng kỳ năm 2013, trong đó: - Vốn Ngân sách nhà nước (gồm kế hoạch giao đầu năm, hỗ trợ có mục tiêu từ NS TW, nguồn phân cấp về huyện, vốn Xổ số kiến thiết): 3.476 tỷ đồng; - Vốn ứng trước ngân sách tỉnh: 20,808 tỷ đồng. - Chương trình mục tiêu quốc gia: 11,2 tỷ đồng. - Vốn Trái phiếu chính phủ: 54 tỷ đồng. - Vốn ODA: 170 tỷ đồng. • Ước thực hiện cả năm đạt 4450 tỷ đồng bằng 90% kế hoạch và tăng 4,1% so với thực hiện năm 2013. 1.2.5. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm: Rút kinh nghiệm việc đầu tư dàn trải những năm trước, nhằm tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án trọng điểm sớm đưa vào khai thác sử dụng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã quyết định chọn 4 công trình trọng điểm trong năm 2014 gồm: Nhà hát tỉnh; Văn Miếu tỉnh; Hạ tầng trung tâm lễ hội Tây Thiên và Trục đường giao thông phát triển Công nghiệp phía Bắc tỉnh (Đường Nguyễn Tất Thành - Phúc Yên-> Đường Nguyễn Tất Thành - Bình Xuyên -> Đường KCN Bá Thiện -> Đường tỉnh 310). Tổng mức đầu tư của các dự án trên là 2.668 tỷ đồng, tổng dự toán được duyệt là 2.499 tỷ đồng, vốn đã bố trí đến 30/10/2014 là 1.602 tỷ đồng bằng 64% so với dự toán được duyệt (trong đó riêng năm 2014 là 381 tỷ đồng). Khối lượng hoàn thành từ đầu năm đến hết tháng 10/2014 là 320 tỷ đồng bằng 83% kế hoạch, giải ngân 305 tỷ đồng bằng 80% kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2014 sẽ có 8 Dự án hoàn thành gồm: Đường tỉnh 310 (hoàn thành ½ mặt đường bên trái từ Đại Lải đi QL2C); Đường Nguyễn Tất Thành địa phận Phúc Yên; Đường Nguyễn Tất Thành địa phận Bình Xuyên; Đường Nguyễn Tất Thành 6 Vũ Diệp Anh – CH 23K nối Đường Lam Sơn thành phố Vĩnh Yên; Đường QL2C - Cầu Bì La; Văn miếu tỉnh; Hạ tầng trung tâm lễ hội Tây Thiên; Nhà hát tỉnh (hoàn thành phần kiến trúc và nội thất phòng hát chính). Tuy nhiên, để các dự án này hoàn thành trong năm 2014 theo phân kỳ đầu tư, cần bổ sung thêm 419 tỷ đồng. 1.2.6. Chương trình xây dựng nông thôn mới: Chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt ở 18 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2014, tập trung mọi nguồn lực khẩn trương hoàn thành các tiêu chí trong năm 2014. Ngân sách tỉnh đã tập trung hỗ trợ đầu tư cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM là 329,94 tỷ đồng, bao gồm cả 30 tỷ vốn Trái phiếu Chính phủ và 29,9 tỷ đồng vốn vay tín dụng cũng được tập trung ưu tiên cho các xã NTM nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo lộ trình. Để chuẩn bị cho kế hoạch 2015, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục 20 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2015. Đến nay, cơ bản các xã đã hoàn thành thủ tục XÂY DựNG CƠ BảN đáp ứng yêu cầu bố trí kế hoạch vốn năm 2015 theo quy định. 1.2.7. Nợ đọng xây dựng cơ bản: Nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở các cấp, các ngành tính đến 30 tháng 4 năm 2014 đã giảm từ 4.509 tỷ đồng xuống còn 2.977 tỷ đồng, trong đó: NS Trung ương nợ 21,1 tỷ đồng; NS địa phương nợ 2.956 tỷ đồng (NS cấp tỉnh nợ: 1.174 tỷ đồng, NS cấp huyện nợ: 611,5 tỷ đồng, NS xã nợ và nguồn khác: 1.170,5 tỷ đồng). Dự kiến đến hết năm 2014, tỉnh sẽ bố trí từ nguồn thưởng vượt thu năm 2013 cho thanh toán nợ được khoản 145 tỷ đồng, do vậy dự kiến tổng nợ đến 15/11/2014 giảm còn 2.832 tỷ đồng. PHẦN II: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014 2.1. Ưu điểm - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tốt, có xu hướng tăng, nhất là khu vực FDI và khu vực dân cư. Công tác xúc tiến đầu tư theo hướng xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hướng tới các đối tác tiềm năng, có nền công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; giai đoạn 2011-2013, tỉnh đã thu hút được 38 dự án đầu tư FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 546,6 triệu USD và 84 dự án DDI, với số vốn đăng ký đạt 9.796,8 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 – 2014, thu hút được 61 dự án FDI (kế hoạch: 100 dự án), với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.101,6 triệu USD (kế hoạch là 1.500 triệu USD) và 127 dự án DDI (kế hoạch 250 dự án), với số vốn đăng ký đạt 7 Vũ Diệp Anh – CH 23K 19.947 tỷ đồng (kế hoạch 6.000 tỷ đồng). - Thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị về các giải pháp chống nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương. Tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc bố trí vốn đầu tư của các cấp, các ngành đã theo hướng tập trung hơn, tỷ lệ số công trình hoàn thành tăng, số công trình mới giảm mạnh. - Cùng với việc thực hiện phân bổ vốn đầu tư tập trung hơn, công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án cũng được Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo về nguồn vốn để thực hiện dự án theo tiến độ, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo đủ cơ cấu đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ; vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung. Để tránh nợ đọng trong xây dựng cơ bản, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị chỉ thẩm định và phê duyệt dự án khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. - Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được Ủy ban Nhân dân tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; công tác thẩm định quyết toán đã có bước chuyển biến tích cực, đội ngũ cán bộ được tăng cường, thời gian làm thủ tục quyết toán nhanh gọn hơn và nhiều công trình được quyết toán. - Công tác lập quy hoạch xây dựng đước các cấp ngành tích cực triển khai, nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án đã làm đúng theo chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả là, 10 tháng đầu năm: cấp tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư cho 34 dự án với tổng mức đầu tư bổ sung thêm là 326 tỷ đồng. Cấp huyện, cấp xã điều chỉnh, bổ sung 27 dự án với giá trị duyệt tăng thêm là: 23,1 tỷ đồng. 2.2. Hạn chế Công tác chuẩn bị đầu tư: - Chuẩn bị đầu tư còn chậm ở các xã đăng ký đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2014, có những địa phương đến hết tháng 8/2014 vẫn chưa hoàn thiện thủ tục xây dựng cơ bản. - Lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, chất lượng công tác tư vấn còn thấp, thiếu sự sáng tạo, vẫn còn tình trạng cắt dán các ý tưởng của các dự án đặc biệt đối với các trường học, bệnh viện…. - Trách nhiệm trong chuẩn bị đầu tư và chất lượng hồ sơ dự án chưa được cải thiện nhiều so với trước đây, vẫn còn sơ sài, thiếu nhiều nội dung quan trọng như: chưa đề cập đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường; thuyết minh trong dự án không đủ căn cứ khi tính toán xác định quy mô xây dựng, do không đánh giá được hướng phát triển của đơn vị, không tính toán được lộ trình đầu tư cả về vốn và nhu cầu sử dụng, chư bám sát tiêu chuẩn định mức quy định; không tính toán chính xác khối lượng đền bù, phương án và 8 Vũ Diệp Anh – CH 23K chi phí di dân tái định cư; chưa nghiên cứu sâu để đưa ra nhiều phương án đề xuất; xác định tổng mức đầu tư chưa đủ cơ sở- không giải trình được căn cứ lập; nhiều hồ sơ thiết kế - dự toán công trình phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần do tư vấn lập hồ sơ bị thiếu khối lượng, khảo sát, thẩm tra chưa kỹ, gây khó khăn giải quyết vướng mắc, nhất là các công trình đã đấu thầu; số liệu điều tra khảo sát chưa được chủ đầu tư coi trọng, việc tiến hành nghiệm thu, kiểm tra, đối chiếu chưa nghiêm túc, trong khi số liệu khảo sát về cao độ, địa hình ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng công trình. - Công tác thẩm định nguồn vốn tuy đã có bước chuyển biến, đã hạn chế phê duyệt dự án khi chưa cân đối được vốn nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu: Theo Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ việc xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là nội dung quan trong phải có trong dự án. Nhưng hầu hết các dự án không nêu được khả năng cân đối vốn mà chỉ ghi chung là vốn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác do chủ đầu tư huy động, đặc biệt ở các dự án do huyện, xã phê duyệt. - Đến hết tháng 10 vẫn còn 12 dự án với số vốn được giao là 116,14 tỷ đồng chưa được giải ngân do phê duyệt sau thời điểm 30/10/2014. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm. - Cơ chế hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường học, Giao thông nông thôn còn có những bất cập nên có khó khăn trong việc quyết định đầu tư dự án, phân bổ vốn đầu tư các công trình trường học và xử lý nợ xây dựng cơ bản; việc đầu tư giữa các cấp học còn chưa đồng đều, nhiều trường mầm non thuộc địa bàn các xã miền núi, xã nghèo còn khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu nhiều phòng học. - Nhu cầu đầu tư các dự án đã phê duyệt quá lớn, xã hội hóa đầu tư theo hình thức BT thực hiện khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng, Nghị quyết số 01/NQ-CP dừng khởi công các dự án BT theo hình thức thanh toán bằng kinh phí nhà nước dẫn đến nhiều dự án hạ tầng có tổng mức đầu tư lớn phải chuyển sang đầu tư trực tiếp bằng ngân sách nhà nước, gây sức ép rất lớn đến việc cân đối nguồn cho đầu tư phát triển. - Công tác quyết toán vốn đầu tư mặc dù đã được thực hiện tích cực từ năm 2013, nhưng việc xử lý, đôn đốc các dự án chậm quyết toán còn chưa tốt, chưa kịp thời đề xuất cơ chế tháo gỡ, đôn đốc các vướng mắc đối với các công trình quá thời hạn quyết toán. - Nợ Xây dựng cơ bản vẫn còn ở mức cao dự kiến nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh đến thời điểm 31/10/2014 là 2.920 tỷ đồng (nếu UBND tỉnh quyết định phân bổ 57 tỷ đồng từ nguồn thưởng vượt dự toán thu năm 2013 cho thanh toán nợ xây dựng cơ bản, trong đó phần nợ ngoài cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn rất lớn 1.170 tỷ đồng. 2.3. Nguyên nhân - Năm 2014, các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới được thông báo chậm, mặt khác tính chủ động của cấp xã còn nhiều hạn chế dẫn tới việc thực hiện thủ tục dư án nông thôn mới năm 2014 chậm, kéo dài từ tháng 12/2013 đến tháng 8/2014. - Cơ chế, chính sách nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng đang dần được hoàn 9 Vũ Diệp Anh – CH 23K thiện, cần có lộ trình để thống nhất chung các quy định về đầu tư và xây dựng (vướng mắc liên quan đến chủ trương đầu tư khi thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP sẽ được giải quyết khi Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng có hiệu lực); - Hầu hết các sản phẩm tư vấn trên địa bàn đều do các doanh nghiệp của tỉnh thực hiện, trong khi đa số các đơn vị này chưa đủ điều kiện hoạt động tư vấn, do vậy chất lượng hồ sơ tư vấn còn yếu; bên cạnh đó năng lực quản lý của chủ đầu tư và tư vấn còn hạn chế, chưa kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi nghiệm thu, trình cơ quan thẩm định theo quy định. - Giải ngân vốn đầu tư chậm do: Chủ đầu tư chậm làm thủ tục thanh toán (đến hết tháng 10/2014 còn nhiều dự án chưa làm thủ tục giải ngân); Do thực hiện Nghị định 207/2013/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/2/2014 các dự án có nhu cầu tạm ứng vốn phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng theo, vì vậy nhiều nhà thầu không tạm ứng hợp đồng mà chỉ thanh toán sau khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành (Số tiền các dự án tạm ứng cho công tác xây lắp từ 01/2/2014 đến nay chỉ 95 tỷ đồng), dẫn đến việc tạm ứng thấp hơn so với mọi năm; Nhiều dự án hết hạn hợp đồng nên phải thực hiện thủ tục gia hạn làm chậm tiến độ giải ngân; Nhiều chủ đầu tư, nhà thầu còn có tư tưởng ngại thủ tục thanh toán và chờ đợi đến cuối năm thanh toán 01 lần. - Trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước của nhiều chủ đầu tư trong xây dựng cơ bản còn thấp. Một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 về các giải pháp xử lý chậm quyết toán vốn đầu tư xây dựng, chủ đầu tư còn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình, còn né tránh, đổ lỗi cho người tiền nhiệm về việc thực hiện thủ tục đầu tư liên quan đến quyết toán công trình; KẾT LUẬN Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV và theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện Chương trình hành động về triển khai thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoàn 2013-2020 và đã đạt được kết quả nhất định trên toàn bộ lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công là một trong những biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tái cơ cấu kinh tế mới được thực hiện từ năm 2011 đến nay nên vẫn có những bước tiến chưa thực sự đột phá, kết quả thực hiện vẫn còn chưa đạt những chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn gặp một số những khó khăn, vướng mắc từ 10 [...]... 105/NQ-HĐND về dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 20 tháng 12 năm 2013 Nghị quyết số 106/NQ-HĐND về phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 20 tháng 12 năm 2013 Số liệu tham khảo từ Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 11 Vũ Diệp Anh – CH 23K 12 ... cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 17 tháng 02 năm 2014 Nghị quyết số 69/NQ-HĐND về phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 21 tháng 12 năm 2012 Nghị quyết số 105/NQ-HĐND về dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc. .. các chủ đầu tư Trong những năm tiếp theo, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện để đưa nền kinh tế của tỉnh đi đúng theo định hướng, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của các năm tiếp theo 1 2 3 4 5 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2014 Chương trình hành động số 691/CTr-UBND Về triển khai thực hiện Đề . nghiên cứu của tiểu luận là tình hình và đánh giá thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2014. PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1 Vũ Diệp. sẽ đánh giá việc thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. 3. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu về việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2014 4 đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 . 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài tiểu luận sẽ xem xét đến tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014. Sử dụng

Ngày đăng: 13/07/2015, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan