Tìm hiểu một số đặc trưng trong hệ hợp chất thiếu lantan la ca mn o3

58 280 0
Tìm hiểu một số đặc trưng trong hệ hợp chất thiếu lantan la ca mn o3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU PEROVSKITE ABO 3 3 1.1. Tìm hiểu về cấu trúc tinh thể hệ vật liệu Perovskite ABO 3 . 3 1.2. Ảnh hưởng của trường tinh thể bát diện BO 6 trong vật liệu ABO 3 . 4 1.3. Cấu hình spin của các điện tử d trong trường tinh thể bát diện BO 6 . 6 1.4. Các tương tác trao đổi trong hệ vật liệu Perovskite ABO 3 . 8 1.4.1. Tương tác siêu trao đổi (Super exchange - SE). 8 1.4.2. Tương tác trao đổi kép (Double exchange - DE). 10 1.5. Sự cạnh tranh giữa hai loại tương tác AFM và FM trong hợp chất manganite có pha tạp. 11 1.6. Hiệu ứng méo mạng Jahn – Teller. 12 1.7. Tìm hiểu giản đồ pha của hệ Perovskite La 1-x Ca x MnO 3 14 1.8. Một số đặc điểm của vật liệu Perovskite La 1-x Ca x MnO 3-δ thiếu lantan. 15 1.9. Hiệu ứng từ nhiệt trong vật liệu Perovskite La 1-x Ca x MnO 3-δ . 16 1.10. Hiệu ứng từ trở khổng lồ (CMR) trong Perovskite manganite. 17 1.10.1. Sự gia tăng nồng độ hạt tải do cơ chế DE. 18 1.10.2. Cơ chế tán xạ phụ thuộc spin. 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 20 2.1. Sơ lược một vài phương pháp chế tạo mẫu khối loại Perovskite. 20 2.1.1. Chế tạo mẫu bằng công nghệ gốm. 20 2.1.2. Phương pháp đồng kết tủa. 22 2.1.3. Phương pháp sol – gel. 23 2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. 24 2.2.1. Phép đo nhiễu xạ bột Rơn - Ghen ở nhiệt độ phòng. 24 ii 2.2.2. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ tán sắc năng lượng ( EDS). 25 2.2.3. Đo từ hóa phụ thuộc nhiệt độ bằng phương pháp từ kế mẫu rung. 27 2.2.4. Phép đo điện trở. 28 2.2.5.Hiệu ứng từ nhiệt. 29 2.2.6. Phép đo từ trở. 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 3.1. Chế tạo mẫu nghiên cứu. 33 3.2. Kết quả phân tích cấu trúc. 34 3.3. Phân tích phổ tán sắc năng lượng (EDS). 35 3.4. Xác định tỷ số ion Mn 3+ và Mn 4+ . 37 3.5. Phép đo từ độ phụ thuộc nhiệt độ trong vùng 77 350K T K  . 38 3.6. Phép đo hệ số từ hoá động. 40 3.7. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. 41 3.8. Phép đo hiệu ứng từ nhiệt. 43 3.9. Xác định hiệu ứng từ trở trong hợp chất 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 45 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Giá trị các hằng số mạng và thể tích ô cơ bản của hợp chất thiếu Lantan 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 35 Bảng 3.2. Các thành phần tính theo hợp thức danh định và thành phần xác định từ phép đo EDS của hợp chất 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 37 Bảng 3.3. Tương quan giữa tỷ số Mn 3+ : Mn 4+ và sự tồn tại của các chuyển pha điện và từ trong các vật liệu perovskite chứa Mn. 38 Bảng 3.4. Độ biến thiên entropy từ của hợp chất 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 44 Bảng 3.5. Giá trị cực đại của CMR (%) trong hợp chất 0,45 0,43 3 La Ca MnO   46 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể Perovskite lý tưởng (a) và sự sắp xếp của cấu trúc Perovskite lý tưởng (b). 3 Hình 1.2. Sơ đồ tách mức năng lượng của ion Mn 3+ . 5 Hình 1.3. Hình dạng của các hàm sóng e g : (a) 22 yx d  , (b) 2 z d . 6 Hình 1.4. Hình dạng của các hàm sóng t 2g : (a) d xy , (b) d yz và (c) d zx . 6 Hình 1.5. Sự phụ thuộc của năng lượng toàn phần E, P và  vào trạng thái spin của các điện tử. 7 Hình 1.6. Sự sắp xếp các điện tử trên các mức năng lượng suy biến và trạng thái spin. 8 Hình 1.7. Sự xen phủ quỹ đạo và chuyển điện tử trong tương tác SE. 9 Hình 1.9. Mô hình về sự tồn tại không đồng nhất 11 các loại tương tác trong các chất bán dẫn từ. 11 Hình 1.10. Méo mạng Jahn – Teller 12 Hình1.11. Giản đồ pha của hệ La 1-x Ca x MnO 3 [29]. 14 Hình 1.12. Mô hình hai dòng về sự tán xạ của các điện tử trong các cấu trúc từ. 18 Hình 1.13. Sơ đồ mạch điện trở tương đương với sự sắp xếp phản sắt từ (a) 19 Hình 2.1. Qúa trình khuếch tán giữa hai kim loại A và B. 21 Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt quá trình chế tạo mẫu bằng phương pháp sol-gel. 23 Hình 2.3. Phản xạ Bragg từ các mặt phẳng mạng song song . 24 Hình 2.4. Sơ đồ khối của kính hiển vi điện tử quét (SEM). 26 Hình 2.5. Sơ đồ khối của hệ đo từ kế mẫu rung (VSM) 28 Hình 2.6. Sơ đồ chi tiết hệ đo điện trở bằng phương pháp bốn mũi dò. 29 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chế tạo mẫu nghiên cứu perovskite bằng phương pháp gốm. 33 Hình 3.2. Giản đồ nhiễu xạ Rơnghen của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   đo ở nhiệt độ phòng. 34 Hình 3.3. Kết quả phân tích EDS của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 36 v Hình 3.4. Ảnh chụp bề mặt của mẫu bởi kính hiển vi điện từ quét (SEM). 37 Hình 3.5. Sự phụ thuộc của từ độ theo nhiệt độ của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 38 Hình 3.6. Sự phụ thuộc cúa hệ sô từ hóa động ac  theo nhiệt độ 40 của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 40 Hình 3.7. Sự phụ thuộc của điện trở theo nhiệt độ của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 41 Hình 3.8. Đường cong từ hóa đẳng nhiệt của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 43 Hình 3.9. Đường cong biến thiên entropi từ của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 44 Hình 3.10. Sự phụ thuộc của điện trở theo nhiệt độ của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   trường hợp H = 0T và H = 0,3T. 45 Hình 3.11. Đường cong CMR(%) phụ thuộc từ trường (H = -03T – 0,3T) ở các nhiệt độ 225K, 256K và 162K của mẫu 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . 46 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU 1. Các chữ viết tắt Chữ viết tắt Nội dung Chữ viết tắt Nội dung AFM Phản sắt từ. MCE Hiệu ứng từ nhiệt. AFI Phản sắt từ - Điện môi. MR Hiệu ứng từ điện trở. CMR Từ trở khổng lồ. MT Kim loại. CO Trật tự điện tích. PI Thuận từ - Điện môi. DE Trao đổi kép. PM Thuận từ. EDS Phổ tán sắc năng lượng. SC Bán dẫn. FC Làm lạnh trong từ trường. SE Siêu trao đổi. FM Sắt từ. SEM Kính hiển vi điện tử quét. FMI Sắt từ - Điện môi. VSM Từ kế mẫu rung. HS Trạng thái spin thấp. XPD Nhiễu xạ tia X. LS Trạng thái spin cao. ZFC Làm lạnh không từ trường. 2. Các ký hiệu M FC : Từ độ của mẫu sau khi được làm lạnh trong từ trường. M ZFC : Từ độ của mẫu sau khi được làm lạnh không từ trường. T C : Nhiệt độ chuyển pha sắt từ - thuận từ (nhiệt độ Curie). T CO : Nhiệt độ chuyển pha trật tự điện tích. T P : Nhiệt độ chuyển pha kim loại - điện môi. ad T : Tham số biến thiên nhiệt độ đoạn nhiệt max mag S  : Sự biến thiên entropy từ cực đại. CF  : Năng lượng tách mức trường tinh thể . 1 MỞ ĐẦU Ngày nay, sự phát triển của các ngành kỹ thuật như chế tạo cơ khí, xây dựng, công nghiệp hoá học, kỹ thuật điện và điện tử, giao thông vận tải đều gắn liền với vật liệu, đặc biệt là các ngành kỹ thuật cao, nhu cầu sử dụng các vật liệu có tính năng đa dạng và chất lượng cao đang trở thành vấn đề thiết yếu. Do đó việc tìm tòi, nghiên cứu và phát triển những vật liệu đã trở thành một trong các hướng mũi nhọn của các nước. Trong số các vật liệu từ đã được biết đến thì vật liệu có cấu trúc Perovskite ABO 3 , trong đó A là nguyên tố đất hiếm, B là nguyên tố kim loại chuyển tiếp được nghiên cứu tương đối rộng rãi và trở nên phổ biến trong lĩnh vực khoa học vật liệu mới, mà đặc biệt là các vật liệu Perovskite chứa mangan [27]. Hệ vật liệu Perovskite 1 3x x La Ca MnO    có những tính chất vô cùng phức tạp và hấp dẫn, tuy nhiên nhiệt độ chuyển pha sắt từ - thuận từ (nhiệt độ Curie) còn thấp hơn nhiệt độ phòng khoảng 30K. Do đó yêu cầu đặt ra cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước là tìm cách nâng cao nhiệt độ chuyển pha Curie lên càng gần nhiệt độ phòng càng tốt [4]. Một trong những vật liệu quan trọng thuộc họ vật liệu Perovskite đó là đó là hệ Perovskite thiếu Lantan 3 La Ca Mn O   . Trong hệ Perovskite thiếu Lantan có đầy đủ các tính chất đặc trưng của hệ vật liệu Perovskite, đặc biệt nó khắc phục được một số nhược điểm của hệ vật liệu Perovskite đủ Lantan đó là có hiệu ứng từ nhiệt lớn, nhiệt độ chuyển pha Curie cao, cỡ nhiệt độ phòng, đây là đặc điểm quan trọng cho việc ứng dụng. Trong quá trình nghiên cứu hệ vật liệu Perovskite, cơ sở chủ yếu để giải thích cho tính chất điện và từ của vật liệu là dựa trên các cơ chế tương tác DE và SE [15,18,33, 35]. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy việc vận dụng các mô hình tương tác trao đổi vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu để giải thích cho tính chất của hệ vật liệu này. Chính vì vậy việc bổ sung vào mô hình này các hiệu ứng méo mạng Jahn – Teller và những thay đổi động học spin trong vùng xung quanh giá trị nhiệt độ chuyển pha Curie đã đóng vai trò quan trọng. 2 Trên cơ sở những nghiên cứu về vật liệu Perovskite, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các tính chất vật lý của hợp chất thiếu Lantan 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . Trong hợp thức này tổng số lượng Lantan nhỏ hơn trong hợp thức danh định. Từ đó làm cho tính chất của vật liệu bị thay đổi [26,28,30]. Đặc biệt là sự thay đổi đáng kể trong các chuyển pha: Thuận từ - sắt từ; sắt từ - phản sắt từ và chuyển pha trật tự điện tích trong vật liệu này. Khi thay thế một phần kim loại La bởi các kim loại kiềm thổ trong hợp chất LaMnO 3 trong vật liệu hình thành tương tác trao đổi kép (DE) giữa các ion Mn 3+ và Mn 4+ , dẫn đến sự xuất hiện của chuyển pha kim loại - điện môi, hiệu ứng từ trở và từ nhiệt lớn [31]. Một số kết quả nghiên cứu về hợp chất thiếu Lantan đã cho thấy rằng [25]: Nhiệt độ chuyển pha Curie của các vật liệu này đã được nâng lên gần hoặc cao hơn nhiệt độ phòng, tỷ số từ điện trở của chúng cũng được nâng cao, đặc biệt là trong vùng từ trường thấp. Mặt khác hiệu ứng từ nhiệt lớn, có khả năng ứng dụng vật liệu này trong việc chế tạo các sensơ đo từ trường hoặc các thiết bị làm lạnh thế hệ mới [7,12]. Đây là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: ‘‘Tìm hiểu một số đặc trưng trong hệ hợp chất thiếu Lantan 3 La Ca Mn O   ” mà cụ thể là nghiên cứu về hợp chất 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . Nội dung của khoá luận gồm:  Phần mở đầu.  Chương 1: Tổng quan về tính chất cơ bản của vật liệu Perovskite ABO 3 .  Chương 2: Phương pháp thực nghiệm.  Chương 3: Kết quả và thảo luận.  Kết luận.  Tài liệu tham khảo. Luận văn này được thực hiện tại Bộ môn Vật lý Nhiệt độ thấp, Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3 CHƯƠNG 1 TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU PEROVSKITE ABO 3 1.1. Tìm hiểu về cấu trúc tinh thể hệ vật liệu Perovskite ABO 3 . Cấu trúc Perovskite được H. D. Megaw đưa ra vào năm 1964 [23] khi xác định cấu trúc của vật liệu CaTiO 3 . Ngày nay thuật ngữ này được dùng chung cho các vật liệu Perovskite có công thức chung là ABO 3 . Cấu trúc tinh thể của họ Perovskite lý tưởng ABO 3 được thể hiện trên hình 1.1a, trong đó, ô mạng cơ sở là một hình lập phương có các hằng số mạng a = b = c và các góc α = β = γ = 90 [11]. Vị trí 8 đỉnh của hình lập phương là cation A (vị trí A), tâm của hình lập phương là vị trí của cation B (vị trí B), tâm của 6 mặt lập phương là anion Ôxy (ion ligand). Như vậy, xung quanh mỗi cation B có 8 cation A và 6 anion Ôxy, quanh mỗi cation A có 12 anion Ôxy phối vị (hình 1.1b). (a) (b) Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể Perovskite lý tưởng (a) và sự sắp xếp của cấu trúc Perovskite lý tưởng (b). Đặc trưng quan trọng của vật liệu Perovskite là sự tồn tại bát diện BO 6 , nội tiếp ô mạng cơ sở, các đỉnh của bát diện là 6 ion Ôxy và tâm của bát diện là 1 cation B. Có thể biểu diễn cấu trúc Perovskite như là bao gồm nhiều bát diện BO 6 xếp cạnh nhau, được tạo thành từ 6 anion Ôxy và 1 cation B. Trên hình 1.1b mô tả cấu trúc tinh thể khi tịnh tiến trục toạ độ đi 1 2 ô mạng. Theo cách mô tả này thì góc 4 liên kết B - O - B là 180 o và độ dài các liên kết B - O là bằng nhau theo các trục. Phần lớn các vật liệu Perovskite không pha tạp là các điện môi phản sắt từ. Khi pha tạp, tuỳ theo nồng độ và loại ion pha tạp mà cấu trúc tinh thể không còn là lập phương, góc liên kết B - O - B không còn là 180 o và độ dài liên kết B - O theo các trục không bằng nhau nữa. Khi đó, cấu trúc tinh thể có thể thay đổi từ lập phương sang các dạng khác như trực giao hay trực thoi khi các iôn A hay B bị thay thế bởi các nguyên tố khác mà hình thức giống như việc mạng tinh thể bị bóp méo đi, gọi là méo mạng Jahn - Teller. Điều này gây ra nhiều hiệu ứng khác, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều hiện tượng vật lí thú vị. 1.2. Ảnh hưởng của trường tinh thể bát diện BO 6 trong vật liệu ABO 3 . Sự hình thành trường bát diện trong cấu trúc tinh thể Perovskite: Trong vật liệu Perovskite ABO 3 tồn tại bát diện BO 6 , các bát diện BO 6 quyết định tính chất điện và tính chất từ trong cấu trúc Perovskite. Trong hợp chất LaMnO 3 (khi B là Mangan) là bát diện MnO 6 . Các tính chất điện, từ của manganite phụ thuộc rất mạnh vào vị trí của ion từ Mn (vị trí B). Từ cấu trúc tinh thể Perovskite (hình 1.1) chúng ta có thể thấy 6 ion Ôxy mang điện tích âm ở đỉnh bát diện và 1 ion kim loại chuyển tiếp Mn 3+ mang điện tích dương ở tâm bát diện. Trường tĩnh điện tạo bởi các ion Ôxy nằm ở đỉnh bát diện như hình 1.1 gọi là trường tinh thể bát diện (octahedra field). Trên cơ sở cấu trúc bát diện BO 6, sự tương tác tĩnh điện giữa các ion Mn 3+ và ion O 2- ta đi xét sự tách mức năng lượng và trường tinh thể bát diện gây ảnh hưởng đến trạng thái của các điện tử d của các ion kim loại chuyển tiếp trên các mức năng lượng khác nhau. Đối với một nguyên tử tự do, các quỹ đạo có cùng số lượng tử n là suy biến và có cùng một mức năng lượng. Tuy nhiên dưới tác dụng của trường tinh thể bát diện trong hợp chất Perovskite, các quỹ đạo d của các kim loại chuyển tiếp được tách ra ở các mức năng lượng khác nhau. Lớp vỏ 3d của nguyên tử kim loại chuyển tiếp Mn có số lượng tử quỹ đạo l = 2, số lượng tử từ m = 0; ±1; ±2 tức là có 5 hàm sóng quỹ đạo (5 orbital). Các quỹ đạo này được kí hiệu là 2 z d , 22 yx d  , [...]... toàn, hợp chất chuyển thành hợp chất khác nên nhiệt độ chuyển pha sẽ khác với nhiệt độ chuyển pha ban đầu khi chưa pha tạp 1.8 Một số đặc điểm của vật liệu Perovskite La1 -xCaxMnO3-δ thiếu lantan Các vật liệu Perovskite manganite thiếu Lantan dạng La1 -xCaxMnO3-δ (x+y < 1)có nhiều tính chất phức tạp và hấp dẫn Trong hệ vật liệu này, tùy theo mức độ thiếu Lantan khác nhau mà hệ có thể có tính chất đặc trưng. .. Khi tỉ số Mn3 +: Mn4 + nhỏ hơn 0,25: Tương tác SE lại trở nên thống trị, đặc trưng phản sắt từ điện môi ở vùng nhiệt độ thấp lại được quan sát thấy trong vật liệu này Đối với các vật liệu thiếu lantan, tổng số lượng lantan và canxi sẽ nhỏ hơn 1 trong hợp thức danh định Như vậy, tỷ số Mn3 +: Mn4 + sẽ thay đổi khác với tỷ số này trong hợp chất đủ lantan Từ đó sẽ gây nên những thay đổi đáng kể trong các chuyển... kết hợp với hiện tượng méo mạng tinh thể Jahn-Teller dùng giải thich các tính chất trong vật liệu perovskite Trong vật liệu đủ lantan La1 -xCaxMnO3-δ, có bao nhiêu phần trăm lantan được thay thế thì có bấy nhiêu phần trăm ion Mn3 + chuyển thành ion Mn4 +, do đó làm thay đổi tỷ lệ giữa các ion Mn3 + và Mn4 + Về mặt bản chất, tương quan giữa tương tác DE và SE được quy định bởi tỉ số Mn3 + : Mn4 +: - Khi tỉ số. .. dẫn của vật liệu Perovskite và đặc biệt là hiệu ứng trật tự điện tích (CO) trong các Perovskite manganite 1.7 Tìm hiểu giản đồ pha của hệ Perovskite La1 -xCaxMnO3 Bằng thực nghiệm Schiffer cùng các đồng nghiệp đã xây dựng được giản đồ pha TC (K) của hệ La1 -xCaxMnO3 như trên hình 1.11 Hình1.11 Giản đồ pha của hệ La1 -xCaxMnO3 [29] - Khi chưa có sự pha tạp (x = 0) thì hợp chất có tính phản sắt từ điện môi... điện tích trong vật liệu này Đây là điểm đặc biệt hấp dẫn trong họ vật liệu Perovskite La1 -xCaxMnO3-δ Các kết quả nghiên cứu trong hợp chất thiếu lantan cho thấy, vật liệu này có một số đặc điểm sau: - Có nhiệt độ chuyển pha TC ở vùng nhiệt độ phòng - Có hiệu ứng từ nhiệt tương lớn và sự thay đổi entropy từ xung quanh nhiệt độ TC tương đối lớn - Có nhiệt độ chuyển pha trật tự điện tích TCO khá cao Điều... (R3+1-xA2+x)(M3+1-xM4+x )O3 Khi đó trong hợp chất sẽ tồn tại đồng thời cả Mn3 + và Mn4 + và người ta gọi đó là hợp chất hoá trị hỗn hợp [9, 15] Thí nghiệm cho thấy rằng trong các hợp chất Mangan không pha tạp thì chúng là phản sắt từ điện môi (kí hiệu AFI), còn trong các hợp chất có pha tạp bởi một lượng kim loại kiềm hoá trị hai thì chúng có tính dẫn điện kiểu kim loại và có tính sắt từ (Kí hiệu FMM) Khi pha tạp đến một nồng... điện tích (CO), hiệu ứng từ nhiêt (MCE), hiệu ứng từ trở khổng lồ (CMR) Đặc điểm nổi bật quan trọng nhất của các vật liệu thiếu lantan dạng La1 -xCaxMnO3-δ là tương tác sắt từ mạnh, thể hiện ở nhiệt độ chuyển pha Curi cao, cỡ nhiệt độ phòng và hiệu ứng từ trở lớn Đặc điểm này làm cho vật liệu thiếu lantan có nhiều ứng dụng quan trọng trong các thiết bị làm lạnh từ Các cơ chế tương tác trao đổi kép DE,... vật liệu thiếu lantan cho vật liệu làm lạnh từ ở vùng nhiệt độ phòng 1.9 Hiệu ứng từ nhiệt trong vật liệu Perovskite La1 -xCaxMnO3-δ Hiệu ứng từ nhiệt thực chất là sự chuyển hóa năng lượng từ - nhiệt trong các vật liệu từ Hiệu ứng từ nhiệt là một hiện tượng nhiệt động học từ tính, là sự thay đổi nhiệt độ (bị đốt nóng hay làm lạnh) của vật liệu từ trong quá trình từ hóa hoặc khử từ Khi ta đặt một từ trường... Khi có sự pha tạp x< 0.2 thì có sự xuất hiện tương tác sắt từ Mn+ 3- Mn+ 3, Mn+ 4Mn+ 4 Hệ mang tính phản sắt từ, tuy nhiên sự pha tạp nhỏ nên chưa phá vỡ được tính chất điện môi - Khi 0.2< x < 0.5: Tương tác DE chiếm ưu thế, hợp chất mang tính sắt từ kim loại - Khi 0,5 < x < 0.8: Sự đổng tồn tại và canh tranh giữa tương tác DE và SE trong hợp chất được thể hiện rõ nét Kết quả là sự tồn tại chuyển pha trật... công nghệ gốm Phương pháp làm của công nghệ gốm xuất phát từ các phối liệu ban đầu là hỗn hợp của các ôxit hoặc một số muối như muối cacbonat, muối axêtat, hay các muối khác của các kim loại hợp phần, đem trộn với nhau tạo thành một hỗn hợp Hỗn hợp sau đó được nghiền trộn, ép, nung lại nhiều lần để tạo sản phẩm gốm như mong muốn Cơ sở của phương pháp này là quá trình xâm nhập của các nguyên tử chất rắn . Perovskite thiếu Lantan 3 La Ca Mn O   . Trong hệ Perovskite thiếu Lantan có đầy đủ các tính chất đặc trưng của hệ vật liệu Perovskite, đặc biệt nó khắc phục được một số nhược điểm của hệ vật. chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: ‘ Tìm hiểu một số đặc trưng trong hệ hợp chất thiếu Lantan 3 La Ca Mn O   ” mà cụ thể là nghiên cứu về hợp chất 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . Nội dung. nghiên cứu các tính chất vật lý của hợp chất thiếu Lantan 0,45 0,43 3 La Ca MnO   . Trong hợp thức này tổng số lượng Lantan nhỏ hơn trong hợp thức danh định. Từ đó làm cho tính chất của vật liệu

Ngày đăng: 10/07/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan