Nghiên cứu sự tạo thành các pha và từ tính trong hệ perovskite dư lantan la2 xsrxcoo3

54 386 0
Nghiên cứu sự tạo thành các pha và từ tính trong hệ perovskite dư lantan la2 xsrxcoo3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU ABO 3 2 1.1 Sơ lược về hệ vật liệu perovskite ABO 3 2 1.1.1. Cấu trúc của vật liệu perovskite ABO 3 2 1.1.2 Trật tự quỹ đạo, sự tách mức năng lượng và trạng thái spin của các điện tử 3d trong trường bát diện BO 6 3 1.2 Hiệu ứng méo mạng Jahn-Teller (JT) 6 1.3 Các tương tác trao đổi trong perovskite 9 1.3.1. Tương tác siêu trao đổi 9 1.3.2. Tương tác trao đổi kép 11 1.4. Những tính chất của vật liệu perovskite chứa conbaltite 13 1.4.1.Hợp chất LaCoO 3 13 1.4.2.Sự chuyển pha trạng thái spin của ion Co hóa trị 3 14 1.4.3.Hợp chất La 1-x Sr x CoO 3 . 15 1.4.4. Giản đồ pha La 1-x Sr x CoO 3 18 1.4.5. Cạnh tranh tương tác phản sắt từ (AF) và sắt từ (FM) trong hệ La 1-x Sr x CoO 3 21 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 23 2.1 Các phương pháp chế tạo mẫu 23 2.1.1. Phương pháp gốm 23 2.1.2. Phương pháp đồng kết tủa 24 2.1.3. Phương pháp sol – gel 25 2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 26 2.2.1. Phân tích cấu trúc 26 2.2.2. Phân tích thành phần 26 2.2.3. Nghiên cứu sự tạo thành pha 26 2.2.4. Nghiên cứu cấu trúc bề mặt (SEM: Scanning Electron Microscopic) 27 2.2.5. Phép đo sự phụ thuộc độ từ hóa theo nhiệt độ bằng phương pháp từ kế mẫu rung 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 3.1 Chế tạo các mẫu nghiên cứu La 2-x Sr x CoO 3 (x=0,05; 0,08; 0,1; 0,3) 29 3.2 Phân tích thành phần 30 3.3 Nghiên cứu cấu trúc 32 3.4 Kết quả phân tích nhiệt (DTA – TGA) 37 3.5 Nghiên cứu cấu trúc bề mặt của các mẫu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) 42 3.6 Sự phụ thuộc của từ độ theo nhiệt độ 44 3.7 So sánh nhiệt độ chuyển pha T C trong các hợp chất đủ Lantan La 1-x Sr x CoO 3 và hợp chất dư Lantan La 2-x Sr x CoO 3 46 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG Hình 1.1:a, Cấu trúc perovskite ABO 3 lý tưởng 2 Hình 1.2: Trật tự quỹ đạo của các điện tử 3d trong trường bát diện MO 6 . Ion kim loại nằm ở gốc tọa độ và các ion ligan của bát diện nằm trên các trục tọa độ x,y,z 4 Hình 1.3: Sự tách mức năng lượng của các quỹ đạo của các điện tử 3d trong trường tinh thể bát diện. Δ là tham số trường tinh thể [7] 5 Hình 1.4: Sự phụ thuộc của năng lượng toàn phần E, P, Δ vào trạng thái spin của các điện tử [7] 6 Hình 1.5: Sơ đồ tách mức năng lượng do méo mạng Jahn - Teller 7 Hình 1.6: Méo mạng Jahn – Teller 8 Hình 1.7: Một số loại méo mạng 8 Hình 1.8: Sự xen phủ quỹ đạo và chuyển điện tử trong tương tác SE [9] 10 Hình 1.9a: Cấu hình tương tác phản sắt từ (mạnh) 11 gg epe   11 Hình 1.9b: Cấu hình tương tác sắt từ (yếu) 01 gg epe   11 Hình 1.9c: Cấu hình tương tác phản sắt từ (yếu) 00 gg epe   11 Hình 1.10: Mô hình cơ chế tương tác trao đổi kép của chuỗi – Mn 3+ - O 2- - Mn 4+ - Mn 3+ - O 2- - Mn 4+ - [9] 12 Hình 1.11: Đường cong FC và ZFC được đo tại các từ trường khác nhau của mẫu La 0,7 Sr 0,3 CoO 3 18 Hình 1.12: Giản đồ pha từ theo nồng độ pha tạp Sr của La 1-x Sr x CoO 3 . SG, CG, và P tương ứng là pha thủy tinh spin, thủy tinh cluster, và pha thuận từ. Đường ( ) biểu diễn đường biên pha SG – CG tại x c = 0,18 [8] 19 Hình 1.13: Giản đồ mô tả sự tồn tại của các trạng thái SGI, CGI, FFM, PMI và PMM tương ứng là các pha từ và pha điện: thủy tinh spin – điện môi, thủy tinh cluster – kim loại, sắt từ bất thỏa từ - kim loại, thuận từ - điện môi và thuận từ - kim loại trong hợp chất La 1-x Sr x CoO 3 20 Hình 1.14: Mô hình về sự tồn tại không đồng nhất các loại tương tác FM và AF trong các hợp chất perovskite ABO 3 [12] 21 Hình 2.1: Sơ đồ khối của hệ đo từ kế mẫu rung (VSM) 28 Hình 3.1: Giản đồ tán xạ năng lượng (EDS) của các mẫu La 2-x Sr x CoO 3 30 Hình 3.2a: Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu La 1,95 Sr 0,05 CoO 3 33 Hình 3.2b: Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu La 1,92 Sr 0,08 CoO 3 33 Hình 3.2c: Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu La 1,9 Sr 0,1 CoO 3 34 Hình 3.2d: Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu La 1,7 Sr 0,3 CoO 3 34 Hình 3.3: Sự phụ thuộc của các hằng số mạng vào nồng độ pha tạp Sr 37 Hình 3.4a, b: Giản đồ phép phân tích nhiệt vi sai (DTA) và độ giảm trọng lượng (TGA) của các mẫu La 2-x Sr x CoO 3 (x = 0,05; x = 0,08) 40 Hình 3.4c, d: Giản đồ phép phân tích nhiệt vi sai (DTA) và độ giảm trọng lượng (TGA) của các mẫu La 2-x Sr x CoO 3 41 Hình 3.5 a, b: Hình ảnh bề mặt mẫu 1 (x=0,05) và mẫu 2 (x=0,08) được chụp bằng kính hiển vi điện tử 43 Hình 3.5c ,d: Ảnh SEM về cấu trúc bề mặt của các mẫu La 2-x Sr x CoO 3 với x = 0,10 và x = 0,30 43 Hình 3.6: Đồ thị sự phụ thuộc của từ độ vào nhiệt độ ở từ trường H = 200 Oe của các mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………….44 Sơ đồ 2.1: Quy trình chế tạo mẫu perovskite bằng phương pháp sol - gel 25 Sơ đồ 3.1: Qui trình công nghệ chế tạo mẫu La 1-x Sr x CoO 3 tại Bộ môn vật lý Nhiệt độ thấp 29 Bảng 3.1: Thành phần tính theo phần trăm của các nguyên tố La, Sr, Co trong công thức danh định La 2-x Sr x CoO 3 và thành phần thực được xác định từ phép đo EDS 31 Bảng 3.2: Giá trị sai khác của các thành phần thực xác định từ phép đo EDS so với thành phần danh định của hệ mẫu La 2-x Sr x CoO 3……………………………………………………………………… 32 Bảng 3.3: Các hằng số mạng của các hợp chất La 2-x Sr x CoO 3 với x = 0,05; 0,08; 0,10; 0,30……………………………………………………………………………………35 Bảng 3.4: Nhiệt độ và độ giảm trọng lượng của các đỉnh tạo thành pha theo nồng độ pha tạp Sr trong hệ dư La (La 2-x Sr x CoO 3 )…………………………………………….38 Bảng 3.5: Năng lượng hấp thụ nhiệt tạo các đỉnh tạo thành các pha của hệ mẫu La 2-x Sr x CoO 3 42 Bảng 3.6: Sự phụ thuộc của các nhiệt độ chuyển pha và từ độ cực đại phụ thuộc vào nồng độ pha tạp Sr trong hệ La 2-x Sr x CoO 3 ………………………………………… 45 Bảng 3.7: So sánh nhiệt độ chuyển pha T c trong các hợp chất La 1-x Sr x CoO 3 và La 2-x Sr x CoO 3………………………………………………………………………………………………………. 46 1 MỞ ĐẦU Việc nghiên cứu các hiện tượng từ trong các vật liệu perovskite ABO 3 đang diễn ra rất sôi động trong vài năm gần đây, nó thu hút được sự chú ý và quan tâm của các nhà vật lý thực nghiệm cũng như các nhà vật lý lý thuyết. Trong các vật liệu perovskite cấu trúc bát diện tồn tại với các tương tác tĩnh điện và các tương tác từ, đó là nguyên nhân của một loạt các tính chất rất đặc biệt của các perovskite như: hiện tượng méo mạng Jahn – Teller, sự tách mức năng lượng của các quỹ đạo điện tử 3d, sự tồn tại đồng thời của các tương tác sắt từ và phản sắt từ, trật tự điện tích, sự tạo đám, thủy tinh spin, đám thủy tinh…. Trong các hợp chất Cobaltite thì La 1-x Sr x CoO 3 là hợp chất được quan tâm nhiều nhất. Hợp chất La 1-x Sr x CoO 3 khi không pha tạp là các điện môi phản sắt từ. Nhưng khi pha tạp Sr thay thế một phần cho La, thì trong hợp chất biểu hiện nhiều tính chất như: tồn tại trạng thái spin hoặc trạng thái đám thủy tinh từ. Lúc này, các loại chuyển pha xuất hiện: chuyển pha kim loại – điện môi, chuyển pha sắt từ - thuận từ có liên quan mật thiết với hiện tượng méo mạng Jahn – Teller. Nguyên nhân chính là khi thay thế Sr 2+ cho La 3+ thì để đảm bảo trung hòa về điện tích, một phần Co 3+ đã chuyển thành Co 4+ . Kéo theo đó, ngoài tương tác siêu trao đổi phản sắt từ SE của các Co cùng hóa trị, còn tồn tại các tương tác trao đổi kép sắt từ DE của các Co khác hóa trị, sự tồn tại đồng thời và cạnh tranh của các tương tác này quyết định tới tính chất từ và tính chất dẫn của vật liệu Bản luận văn này thực hiện việc nghiên cứu sự tạo thành các pha và từ tính trong hệ vật liệu perovskite dư Lantan, tập trung chính vào hệ La 2-x Sr x CoO 3 trong dải nồng độ x = 0,05; 0,08; 0,10; 0,30 nhằm tìm hiểu tính chất từ và sự tạo thành các pha của hệ vật liệu cobaltite. Bố cục luận văn gồm :  Mở đầu  Chương 1: Một số tính chất cơ bản của vật liệu ABO 3  Chương 2: Thực nghiệm  Chương 3: Kết quả và thảo luận  Kết luận  Tài liệu tham khảo 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU ABO 3 1.1 Sơ lược về hệ vật liệu perovskite ABO 3 1.1.1. Cấu trúc của vật liệu perovskite ABO 3 Hợp chất có cấu trúc perovskite có dạng công thức chung được kí hiệu là ABO 3 (A: là đất hiếm, B: kim loại chuyển tiếp). Câú trúc perovskite lý tưởng được mô tả trên hình 1.1a có dạng hình lập phương. Hình 1.1:a, Cấu trúc perovskite ABO 3 lý tưởng b, Sự sắp xếp của các bát diện trong cấu trúc perovskite lý tưởng [5,9] Ở hình 1.1a ta thấy mỗi ô mạng cơ sở là một hình lập phương có các hằng số mạng a = b = c và các góc α = β = γ = 90 0 . Vị trí các ion A nằm ở 8 đỉnh của hình lập phương, tâm của 6 mặt hình lập phương là vị trí của các ion oxy và nằm ở tâm của các ion oxy là vị trí của ion B. Như vậy xung quanh mỗi ion B có 8 ion A và 6 ion oxy, khi đó tồn tại các bát diện BO 6 nội tiếp trong ô mạng cơ sở được hình thành từ 6 ion oxy O 2- tại các đỉnh của bát diện và nằm tại tâm của bát diện có 1 ion B (hình 1.1b). Ta thấy góc liên kết B – O – B là α = 180 0 và độ dài liên kết giữa các ion B tới các đỉnh bát diện O là như nhau. Nhưng trong trường hợp méo mạng, cấu trúc sẽ không là hình lập phương do đó độ dài liên kết không đồng nhất và các góc liên kết sẽ khác 180 0 , điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới các tính chất của vật liệu ABO 3 . 3 1.1.2 Trật tự quỹ đạo, sự tách mức năng lượng và trạng thái spin của các điện tử 3d trong trường bát diện BO 6 a,Trật tự quỹ đạo và sự tách mức năng lượng Từ hình 1.1 nhận thấy cấu trúc bát diện BO 6 của các ion O 2- và ion kim loại B 3+ tạo thành trường tinh thể bát diện. Trong hợp chất perovskite ABO 3 thì trường tinh thể bát diện có thể gây ra các trật tự quỹ đạo 3d và sự tách mức năng lượng của các quỹ đạo đó. Dưới tác dụng của trường tinh thể, các điện tử d của kim loại chuyển tiếp được tách thành hai mức năng lượng khác nhau. Cụ thể, ở lớp vỏ điện tử 3d của kim loại chuyển tiếp số lượng tử chính n = 1, số lượng tử quỹ đạo l = 2 và số lượng tử từ m = 0, ±1, ±2 sẽ có 5 quỹ đạo chuyển động đó là: d xy , d yz , d xz , d 2 z , d 22 yx  . Trong hệ cấu trúc perovskite, chọn hệ tọa độ Oxyz sao cho ion 3d nằm ở gốc tọa độ, các ion oxy của bát diện nằm trên các trục tọa độ về cả hai phía của ion 3d. Các quỹ đạo d xy , d yz , d xz nằm trên đường phân giác của các góc phần tư trên hệ tọa độ Oxyz, các quỹ đạo d 2 z nằm dọc theo trục Oz, các quỹ đạo d 22 yx  nằm dọc theo các trục Ox và Oy. Lúc này, trật tự quỹ đạo 3d trong trường bát diện BO 6 được biểu diễn như hình 1.2 4 (a) Quỹ đạo d 22 yx  (b) Quỹ đạo d 2 z (c) Quỹ đạo d xy (d) Quỹ đạo d yz (e) Quỹ đạo d zx Hình 1.2: Trật tự quỹ đạo của các điện tử 3d trong trường bát diện MO 6 . Ion kim loại nằm ở gốc tọa độ và các ion ligan của bát diện nằm trên các trục tọa độ x,y,z Như vậy, có thể chia ra các điện tử d xy , d yz , d xz trên các quỹ đạo t 2g có cùng mức năng lượng, còn các điện tử d 2 z , d 22 yx  trên các quỹ đạo e g có cùng mức năng lượng. Dưới tác dụng của trường tinh thể đối xứng các quỹ đạo d của ion kim loại chuyển tiếp có các quỹ đạo được tách thành hai mức năng lượng: mức năng lượng thấp hơn gồm các quỹ đạo d xy , d yz , d xz ( có hướng theo các đường phân giác của các góc) gọi là các quỹ đạo t 2g suy biến bậc 3. Mức năng lượng cao hơn gồm các quỹ đạo d 2 z , d 22 yx  (hướng theo các trục tọa độ) gọi là quỹ đạo e g suy biến bậc 2 (hình 1.3). Δ gọi là năng lượng tách mức trường tinh thể, được tính bằng hiệu hai mức năng lượng dưới tác 5 dụng của trường tính thể bát diện Δ = E g e - E g t 2 . Năng lượng này phụ thuộc vào độ dài liên kết giữa các ion A – O, B – O, góc liên kết B – O – B và tính chất đối xứng của tinh thể. Nguyên tử 3d tự do Nguyên tử 3d trong trường tinh thể bát diện Hình 1.3: Sự tách mức năng lượng của các quỹ đạo của các điện tử 3d trong trường tinh thể bát diện. Δ là tham số trường tinh thể [7] b,Trạng thái spin của các điện tử lớp d trong trường bát diện Trong trường bát diện, các điện tử lớp d có hai trạng thái là low spin (LS) và hight spin (HL) (ngoài ra còn có cả trạng thái spin trung gian (IS) ở một số hợp chất có cấu trúc perovskite). Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tham số trường tinh thể Δ và năng lượng ghép cặp P mà các điện tử lớp 3d có các trạng thái spin khác nhau. Nếu Δ < P thì hai điện tử trên cùng một quỹ đạo có trạng thái spin là hight spin (HS), còn nếu Δ > P thì hai điện tử trên cùng một quỹ đạo có trạng thái spin là low spin (LS) (hình 1.4) 6 a.Trạng thái spin cao (HS-Hight-spin) E = E 0 + (E 0 + Δ) = 2E 0 + Δ b.Trạng thái spin thấp (LS-Low-spin) E = E 0 + (E 0 + P) = 2E 0 + P Hình 1.4: Sự phụ thuộc của năng lượng toàn phần E, P, Δ vào trạng thái spin của các điện tử [7] 1.2 Hiệu ứng méo mạng Jahn-Teller (JT ) Với các kiểu méo mạng khác nhau sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến các tính chất của hệ vật liệu. Hiện tượng ảnh hưởng mạnh đến các tính chất đối xứng tinh thể của hệ đó là hiện tượng “ méo mạng Jahn – Teller” hay còn gọi là “hiệu ứng Jahn – Teller”. Theo lý thuyết của Jahn – Teller (hiệu ứng JT), một phân tử phi tuyến với các trạng thái điện tử suy biến sẽ bị biến dạng để loại bỏ suy biến, giảm tính đối xứng và năng lượng tự do. Hiệu ứng JT thường xảy ra trong ion kim loại mà nó có chứa số lẻ các điện tử ở mức e g . Nhưng còn thể xảy ra với các mức độ yếu hơn nhiều trong các hợp chất có cấu trúc bát diện mà mức t 2g của ion kim loại chứa 1, 2, 4, 5 điện tử, song rất yếu, với các bát diện này là MnO 6 hoặc CoO 6 . Ta xét trường hợp cụ thể với ion Co 3+ trong bát diện CoO 6 có cấu trúc điện tử lớp d là 13 2 gg et , có mức t 2g suy biến bậc 3 và chứa 3 điện tử và quỹ đạo điện tử e g bị suy biến bậc 2 nên sẽ xảy ra hiện tượng méo mạng JT trong hợp chất chứa Co. Mức t 2g suy biến bậc 3, chứa 3 điện tử nên chỉ có một cách sắp xếp duy nhất (hình 1.5) là mỗi điện tử phải nằm trên một quỹ đạo khác nhau 111 ,, yzxzxy ddd , còn trên mức e g suy biến bậc 2 và có 1 điện tử nên có hai cách sắp xếp 01 222 , yxz dd  và 10 222 , yxx dd  . [...]... thường sự tạo đám trong các vật liệu perovskite từ được hiểu là sự tạo thành các vùng cùng loại tương quan Nguyên nhân của hiện tượng là do sự đồng tồn tại và cạnh tranh của các tương tác DE và SE, sự cạnh tranh của méo mạng J – T định xứ và các polaron từ dẫn đến sự tách pha tạo nên các cấu trúc cluster (đó là sự tạo đám cũng còn gọi là sự tách pha từ) và gây nên sự mất trật tự về tương tác và vị trí... sắt từ bất thỏa từ - kim loại, thuận từ - điện môi và thuận từ - kim loại trong hợp chất La1 -xSrxCoO3 20 1.4.5 Cạnh tranh tương tác phản sắt từ (AF) và sắt từ (FM) trong hệ La1 -xSrxCoO3 Vào những năm 50, lần đầu tiên thí nghiệm đã quan sát được rằng đối với hệ vật liệu La1 -xSrxCoO3 có các chuyển pha FM và AF Các tác giả đã lý giải các kết quả nghiên cứu bằng giả thiết có sự cùng tồn tại tương tác FM và. .. Co), các tính chất từ và tính chất dẫn liên quan với nhau thông qua cơ chế tương tác DE Tương quan mạnh electron – phonon dẫn đến sự định xứ của các hạt tải và các polaron mạng Tạo nên các tính chất như các chuyển pha Kim loại – Điện môi, tính chất Spin Glass, tính Spin Cluster, Trong hợp chất La1 -xSrxCoO3 có chuyển pha trạng thái spin dẫn đến méo mạng J – T liên quan đến các tính chất dẫn, tính chất từ, ... trong pha CG do tương quan pha sắt từ (FM) trong vùng giàu lỗ trống Khi tương tác trao đổi kép (DE) sắt từ đủ mạnh, các ion Co4+ tụ lại thành đám và tạo nên các cluster sắt từ 18 Hình 1.12 trình bày giản đồ pha từ của La1 -xSrxCoO3 (x≤0,5).Giản đồ pha này được đưa ra lần đầu tiên do Itoh và cộng sự, trong giản đồ này ta thấy tồn tại một giá trị tới hạn ngăn cách giữa các pha thủy tinh spin với x < 0,18 và. .. mạng do sự mất trật tự của các spin định xứ, vậy nó có điện trở lớn và mang tính điện môi hoặc bán dẫn 14 Chuyển pha sắt từ - thuận từ tại nhiệt độ Tc trong các Cobaltite có liên quan mật thiết với các hiện tượng méo mạng và được coi như hệ quả của sự cạnh tranh giữa tương tác DE và các hiệu ứng polaron liên quan đến méo mạng JT 1.4.3 Hợp chất La1 -xSrxCoO3 Trong số các Cobaltite, La1 -xSrxCoO3 là hệ vật... khác biệt cơ bản giữa SG và CG Chuyển pha SG – CG trong giản đồ pha trên hình 1.13 tại xc = 0,18 thường được coi như một chuyển pha tẩm ngưỡng, chuyển pha này xảy ra khi nồng độ các tương tác sắt từ DE đủ lớn để hình thành nên các đám (cluster) sắt từ Nồng độ pha tạp Hình 1.13: Giản đồ mô tả sự tồn tại của các trạng thái SGI, CGI, FFM, PMI và PMM tương ứng là các pha từ và pha điện: thủy tinh spin... tâm nghiên cứu nhiều nhất và có hệ thống nhất Một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các vật liệu La1 -xSrxCoO3 và thực tế là đã được đề cập tới trong hầu hết các công trình nghiên cứu về hệ vật liệu này: đó là các hiệu ứng gây bởi sự bất đồng của mật độ lỗ trống Khi La được thay thế một phần bởi Sr, vật liệu bị phân tách thành các vùng giàu và nghèo lỗ trống, hay nói cách khác là, hình thành nên các. .. theo lò đến nhiệt độ phòng Mẫu nghiên cứu (La2- xSrxCoO3) Sơ đồ 3.1: Qui trình công nghệ chế tạo mẫu La2- xSrxCoO3 tại Bộ môn vật lý Nhiệt độ thấp 29 3.2 Phân tích thành phần Hình 3.1: Giản đồ tán xạ năng lượng (EDS) của các mẫu La2- xSrxCoO3 Hệ bốn mẫu được chế tạo có thành phần danh định là La2- xSrxCoO3 (với x = 0,05; 0,08; 0,10; 0,30) Thành phần của các mẫu sau khi chế tạo được xác định thông qua phép... ứng từ trở Hiệu ứng từ trở là hệ quả của sự cạnh tranh giữa các polaron, tương tác trao đổi kép và sự méo mạng J – T gây nên Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, ngoài các điểm tương tự trong các tính chất điện – từ của các hợp chất Cobalite và Manganite chúng còn có những điểm khác biệt nhau cơ bản là: trong khi hiệu ứng từ trở của các Manganite rất lớn thì ngược lại, các Cobaltite lại gần như không... thuận từ (PM), các điện tử bị tán xạ mạng do sự mất trật tự của các spin định xứ, vậy nó có điện trở lớn và mang tính điện môi hoặc bán dẫn Chuyển pha sắt từ - thuận từ tại nhiệt độ Tc trong các cobaltite có liên quan mật thiết với các hiện tượng méo mạng và được coi như hệ quả của sự cạnh tranh giữa tương tác DE và các hiệu ứng polaron liên quan đến méo mạng J – T [11] b.Hiệu ứng từ trở Hiệu ứng từ trở . và cạnh tranh của các tương tác này quyết định tới tính chất từ và tính chất dẫn của vật liệu Bản luận văn này thực hiện việc nghiên cứu sự tạo thành các pha và từ tính trong hệ vật liệu perovskite. và độ giảm trọng lượng của các đỉnh tạo thành pha theo nồng độ pha tạp Sr trong hệ dư La (La 2-x Sr x CoO 3 )…………………………………………….38 Bảng 3.5: Năng lượng hấp thụ nhiệt tạo các đỉnh tạo thành các. vật liệu perovskite dư Lantan, tập trung chính vào hệ La 2-x Sr x CoO 3 trong dải nồng độ x = 0,05; 0,08; 0,10; 0,30 nhằm tìm hiểu tính chất từ và sự tạo thành các pha của hệ vật liệu cobaltite.

Ngày đăng: 10/07/2015, 22:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan