Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp

119 918 1
Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2010 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT Hà Nội – 2010 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết qủa nghiên cứu của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Phƣơng Thảo 3 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục chữ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 9 1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp 9 1.1.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu - pháp luật về thành lập doanh nghiệp 9 1.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu so sánh 15 1.2. Nhu cầu và thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 18 1.2.1. Nhu cầu nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 18 1.2.2. Thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước ta hiện nay 22 Chƣơng 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 28 2.1. So sánh về các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập 30 2.1.1. So sánh về loại hình doanh nghiệp tư nhân 30 2.1.2. So sánh về loại hình công ty hợp danh 32 2.1.3. So sánh về loại hình công ty cổ phần 38 2.1.4. So sánh về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 42 2.2. So sánh về một số điều kiện thành lập doanh nghiệp 49 4 2.2.1. So sánh điều kiện về chủ thể 49 2.2.2. So sánh điều kiện về vốn góp 54 2.2.3. So sánh điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh 60 2.2.4. So sánh điều kiện về tên của doanh nghiệp 66 2.3. So sánh về thủ tục thành lập doanh nghiệp 70 2.3.1. Các thủ tục chuẩn bị thành lập doanh nghiệp 72 2.3.2. Các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 79 2.3.3. Các thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 85 2.4. So sánh về xử lý vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp 86 Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ BAN ĐẦU TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 94 3.1. Phân loại đa dạng doanh nghiệp và quy định cụ thể về thành lập cho từng loại hình 95 3.2. Xác định địa vị pháp lý phù hợp để thúc dẩy việc thành lập loại hình hợp danh 99 3.3. Quy định về đăng ký và bảo lưu tên gọi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp 101 3.4. Quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập doanh nghiệp và có cơ chế thẩm định, giám sát phù hợp 104 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ĐKKD : Đăng ký kinh doanh DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân EURL : Entreprise unipersonelle à responsabilité limitée (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Pháp) KK : Kabushiky-Kaisha (Công ty cổ phần của Nhật Bản) LLC : Limited Liability Company (Công ty trách nhiệm hữu hạn) SA : Soicété Anonyme (Công ty cổ phần của Pháp) SARL Société à responsabilité limitée (Công ty trách nhiệm hữu hạn của Pháp) TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Uỷ ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2005 và tiếp theo đó là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn được ban hành đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật thành lập doanh nghiệp. Những quy định cụ thể và tương đối phù hợp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thành lập, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng sẵn có và bước đầu tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11 tháng 01 năm 2007. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh nói chung và về thành lập doanh nghiệp nói riêng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, không những phải đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa đường lối, chủ chương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, điều chỉnh có hiệu quả hoạt động kinh doanh của quốc gia, mà còn phải phù hợp với pháp luật kinh doanh của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam cần được so sánh, đối chiếu với pháp luật thành lập doanh nghiệp của các nước để nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế và tham khảo, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để từng bước hoàn thiện pháp luật kinh doanh của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu Đề tài "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp" là rất cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay đã có một số công trình khoa học, bài viết hoặc tham luận khoa học được công bố trên các sách chuyên khảo, tạp chí khoa học 7 chuyên ngành hoặc các diễn đàn khoa học đề cập đến so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, như: Dự án VIE/97/016 so sánh về luật doanh nghiệp của 4 nước: Singapore, Malaysia, Philipine và Thái Lan của Nguyễn Toàn Phan và John Bentley; "Hình thức pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh" của TS Nguyễn Am Hiểu; “Sự thay đổi trong luật công ty Đức và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam” và "Uớc mơ nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung: Luật doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh" của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ luật công ty của Nhật và Luật doanh nghiệp của Việt Nam” của Th.s Nguyễn Đức Lam… Nhưng hầu hết những công trình khoa học hoặc bài viết đó hoặc là nghiên cứu so sánh chung về luật doanh nghiệp, hoặc là nghiên cứu so sánh một lĩnh vực cụ thể nào đó của luật doanh nghiệp chứ chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh riêng về pháp luật thành lập doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước khác. Đề tài "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp" là một đề tài hoàn toàn mới và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn trong khoa học pháp lý của Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: so sánh pháp luật về thành lâp doanh nghiệp của Việt Nam với một số nước nhằm làm rõ sự tương đồng, khác biệt và rút ra những giá trị có thể tham khảo, học hỏi góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp; so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam với một số nước; đề xuất những khuyến nghị ban đầu qua việc nghiên cứu so sánh nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam. 8 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: pháp luật về thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và của một số nước được chọn lựa so sánh. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu pháp luật về việc thành lập mới một số loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (tương ứng với các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam); không nghiên cứu việc thành lập các loại hình doanh nghiệp khác (như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) cũng như việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic, đối chiếu so sánh. 6. Đóng góp khoa học của đề tài Góp phần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, học tập về pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam và một số nước trên thế giới, góp phần làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp Chương 2: So sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp Chương 3: Một số khuyến nghị ban đầu từ nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp 9 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp 1.1.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu - pháp luật về thành lập doanh nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp Nếu ví doanh nghiệp như một thực thể sống bình thường (thuật ngữ "pháp nhân" cũng chính là sự ví von ấy: người do pháp luật sáng tạo ra, có những quyền như một con người thực sự) thì có thể thấy, một doanh nghiệp cũng phải được "sinh ra" trên cơ sở “thai nghén” từ những ý tưởng kinh doanh của một chủ thể nhất định. "Vạn sự khởi đầu nan", bước thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên, khó khăn nhất để biến những dự định của người kinh doanh thành hiện thực. Thành lập doanh nghiệp thực chất là quá trình khai sinh và công khai hóa sự tồn tại và xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trước xã hội trên cơ sở những quy định của pháp luật. Thành lập doanh nghiệp là hành vi hợp pháp hóa sự tồn tại và hoạt động của chủ thể kinh doanh. Việc thành lập doanh nghiệp là một biện pháp bảo vệ lợi ích cho các tổ chức và cá nhân trên thương trường. Khi có một địa vị pháp lý hợp pháp họ có thể chính thức tìm kiếm thị trường, thuê lao động, ký kết hợp đồng, xuất nhập khẩu, vay vốn của các tổ chức tín dụng, phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư, tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh cụ thể. Mặt khác, doanh nghiệp sau khi thành lập có cơ hội tiếp cận với thị trường nước ngoài, liên doanh, hợp tác, mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Khi tiến hành thủ tục thành lập, các thông tin cơ bản về doanh nghiệp sẽ được lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tiếp xúc với thông tin đó, nhờ vậy, các doanh nghiệp trên thị trường biết [...]... kết hợp đồng Pháp luật điều chỉnh về quản lý doanh nghiệp và những 11 hoạt động cụ thể của doanh nghiệp chỉ có thể hình thành sau khi đã có pháp luật về thành lập doanh nghiệp và nó phải phù hợp với pháp luật về thành lập doanh nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp của các nước có sự tương đồng và khác biệt Pháp luật về thành lập doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa kinh doanh của mỗi... một chế định nhỏ là pháp luật về thành lập doanh nghiệp Vì vậy, trong 15 phạm vi luận văn này, tác giả chỉ lựa chọn so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của một số nước dựa trên một số tiêu chí nhất định Thành lập doanh nghiệp là lĩnh vực thuộc về kinh tế, thương mại, vì vậy, lựa chọn pháp luật về thành lập doanh nghiệp của những nước để so sánh với pháp luật thành lập doanh nghiệp của Việt Nam... nghiên cứu so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp của 4 loại hình cơ bản là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần (là các loại hình doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam) không nghiên cứu việc thành lập các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Pháp luật về thành lập doanh nghiệp không... hợp người nước ngoài thành lập doanh nghiệp hay thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài) 1.2 Nhu cầu và thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nƣớc ta hiện nay 1.2.1 Nhu cầu nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước ta hiện nay Mỗi một hiện tượng xã hội được cấu thành từ những yếu tố, điều kiện khác nhau, thông qua hoạt động so sánh có thể nhận biết... thủ tục thành lập doanh nghiệp Hai khái niệm: pháp luật về thành lập doanh nghiệp và pháp luật về đăng ký kinh doanh có một số khác biệt Khái niệm "pháp luật về thành lập doanh nghiệp" rộng hơn khái niệm "pháp luật về đăng ký kinh doanh" Nếu 10 pháp luật về đăng ký kinh doanh chủ yếu điều chỉnh hành vi "đăng ký" của người kinh doanh trước một cơ quan nhà nước nhất định để hoàn tất những thủ tục pháp lý... của công trình nghiên cứu Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để lựa chọn phương pháp, xác định những nội dung trọng tâm cần nghiên cứu và đảm bảo cho việc nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp được đúng hướng, mang lại những kết quả có giá trị 27 Chƣơng 2 SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2.1 So sánh về các loại hình doanh nghiệp đƣợc phép thành lập Cũng giống... Sự đa dạng của pháp luật cũng giống như sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa Hầu như các nước đều có pháp luật về thành lập doanh nghiệp, trong đó quy định về các loại hình doanh nghiệp đuợc thành lập, điều kiện thành lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp Tuy nhiên, do sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, về văn hóa pháp lý, về ngôn ngữ pháp luật về thành lập doanh nghiệp của mỗi... tượng so sánh và giới hạn phạm vi so sánh Không thể so sánh những nội dung không thuộc pháp luật thành lập doanh nghiệp và cũng không thể so sánh với pháp luật của những nước không có mối liên hệ gì với Việt Nam hoặc nếu có so sánh cũng không phục 26 vụ cho mục đích tìm hiểu, tham khảo, học hỏi Do đó, cần xác định nội hàm của khái niệm pháp luật thành lập doanh nghiệp, khẳng định pháp luật thành lập doanh. .. cầu nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước ta hiện nay là rất cấp thiết nhưng công việc này cho đến nay vẫn còn khá mới mẻ 22 Đã có một số bài viết, bài tham luận có liên quan và một số công trình khoa học, luận án, đề tài nghiên cứu so sánh về pháp luật thành lập doanh nghiệp, nhưng hầu hết những công trình khoa học hoặc bài viết đó hoặc là nghiên cứu so sánh chung về pháp luật. .. việc thành lập của cả 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty TNHH vào chung trong Luật Doanh nghiệp 2005 - Pháp luật về thành lập doanh nghiệp, có nước quy định về thành lập doanh nghiệp ở luật, có nước lại quy định cả ở những văn bản dưới luật Ở hầu hết các nước, việc thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể và chi tiết trong các văn bản luật . VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 9 1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp 9 1.1.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu - pháp luật về thành lập doanh. chung về nghiên cứu so sánh pháp luật thành lập doanh nghiệp Chương 2: So sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp Chương 3: Một số khuyến nghị ban đầu từ nghiên cứu so sánh pháp luật về thành. luật về thành lập doanh nghiệp 9 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp 1.1.1.

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • 1.1. Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp

  • 1.1.1. Nhận dạng đối tượng nghiên cứu - pháp luật về thành lập doanh nghiệp

  • 1.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu so sánh

  • 1.2. Nhu cầu và thực trạng nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp của nước ta hiện nay

  • Chương 2 SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • 2.1. So sánh về các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập

  • 2.1.1. So sánh về loại hình doanh nghiệp tư nhân

  • 2.1.2. So sánh về loại hình công ty hợp danh

  • 2.1.3. So sánh về loại hình công ty cổ phần

  • 2.1.4. So sánh về loại hình công ty TNHH

  • 2.2. So sánh về một số điều kiện thành lập doanh nghiệp

  • 2.2.1. So sánh điều kiện về chủ thể

  • 2.2.2. So sánh điều kiện về vốn góp

  • 2.2.3. So sánh điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh

  • 2.2.4. So sánh điều kiện về tên của doanh nghiệp

  • 2.3. So sánh về thủ tục thành lập doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan