Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

94 3.4K 7
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC THÁI HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Huy Cương HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1. Khái luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 4 1.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 4 1.1.1 Khái quát về vận chuyển hàng không 4 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 7 1.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 11 1.1.3.1 Vận chuyển hàng hoá quốc tế và vận chuyển hàng hoá nội địa 12 1.1.3.2 Vận chuyển thường lệ và vận chuyển không thường lệ 15 1.2 Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 16 1.2.1 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 17 1.2.2 Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 18 1.2.3 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 20 1.3 Hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 24 1.3.1 Các điều kiện có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 24 1.3.1.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 24 1.3.1.2 Sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và việc xử lý vô hiệu 31 1.3.2 Thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 32 1.3.3 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 34 1.3.3.1 Trách nhiệm của người gửi hàng hóa 34 1.3.3.2 Trách nhiệm của người vận chuyển 36 1.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển 41 hàng hóa bằng đường hàng không 1.5 Vận chuyển đa phương thức 44 1.5.1 Khái niệm và mô hình vận chuyển đa phương thức 44 1.5.2 Trách nhiệm của người vận chuyển trong vận chuyển đa phương thức 47 Chương 2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 50 2.1 Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 50 2.2 Đánh giá các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế 54 2.2.1 Những tiến bộ của các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 54 2.2.2 Một số phân tích cụ thể các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 66 Chương 3. Một số kiến nghị qua nghiên cứu về về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 77 3.1 Định hướng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 77 3.1.1 Thúc đẩy sự phát triển cảu kinh tế, văn hóa, xã hội 77 3.1.2 Bảo đảm giao lưu quốc tế 78 3.1.3 Bảo đảm an toàn trong vận chuyển hàng không 79 3.2 Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 80 Kết luận 87 Tài liệu tham khảo 89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể từ những năm 1990 đến nay và đã góp phần tích cực vào việc tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Ý thức được tầm quan trọng của hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang quan tâm tạo điều kiện cho ngành được phát triển thuận lợi nhất, góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Bên cạnh những ưu thế so với một số ngành vận chuyển khác về mặt thời gian, chất lượng dịch vụ, vận chuyển hàng không còn là một lĩnh vực chịu nhiều rủi ro và tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý, và các tác động nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh Đặc biệt hoạt động vận chuyển hàng không không chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, mà còn liên quan đến cả vấn đề an ninh lãnh thổ và sự an nguy của quốc gia nói chung. Do đó các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không có những đặc thù riêng và phải được sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm luật, cũng như của những người thi hành pháp luật. Vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm ba lĩnh vực là vận chuyển vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá, và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện và thư. Mỗi lĩnh vực có một tầm quan trọng nhất định trong sự phát triển nền kinh tế đất nước. Kể từ năm 1991, Việt Nam đã có đạo luật riêng về hàng không dân dụng với nhiều lần sửa đổi và được làm mới. Các đạo luật này đã có các qui định khá cụ thể về vận chuyển hàng không nói chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng. Tuy nhiên vận chuyển hàng không là một lĩnh vực phức tạp có liên quan tới nhiều ngành 2 luật khác và liên quan tới các điều ước quốc tế. Có thể nói đạo luật về hàng không dân dụng của Việt Nam hiện nay và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam chưa hoàn toàn đồng nhất, và bản thân nó cũng chưa chuyển hoá được một cách thích hợp nhất các điều ước quốc tế về hàng không. Trong thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật về vận chuyển hàng không còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu không chỉ về tính sát hợp giữa pháp luật và thực tiễn đời sống, mà còn cho cả việc hiểu và thi hành từng qui định cụ thể của pháp luật và điều ước quốc tế. Vì các lẽ đó, tôi lựa chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. Nhận thức rằng hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không được thực hiện trên căn bản các hợp đồng, xét về mặt pháp lý, mà trong đó hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng có vị trí trung tâm và được sự quan tâm nhiều nhất từ phía cộng đồng. 2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Luận văn hướng tới việc làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không để thông qua đó đánh giá thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, và tiến tới việc đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý và không mở rộng sang lĩnh vực kinh tế hay quốc phòng, an ninh. Luận văn cũng chủ yếu tập trung vào các vấn đề pháp luật của Việt Nam hiện nay mà không mở rộng ra các vấn đề pháp lý có tính cách toàn cầu, cũng như các vấn đề có tính cách lịch sử. Nếu các vấn đề nằm ngoài phạm vi nghiên cứu có được đề cập tới trong Luận văn thì chỉ nên xem là các minh hoạ cho việc làm rõ thêm các vấn đề pháp lý nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn. 3 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp mô hình hoá, điển hình hoá các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích qui phạm và phân tích tình huống. 4. Bố cục của Luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương: Chương I: Khái luận về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Chương II: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Chương III: Một số kiến nghị qua nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. 4 Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 1.1.1. Khái quát về vận chuyển hàng không Tàu bay ra đời là một cuộc cách mạng kỹ nghệ quan trọng giúp cho con người như được chắp thêm đôi cách có thể bay bổng trong không trung, không phụ thuộc vào địa hình. Và không bỏ lỡ cơ hội này, ngay sau đó tàu bay được ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong hoạt động sống của con người. Các mục đích này được phân chia thành hai mục đích lớn là chiến tranh và dân sự. Trong việc sử dụng tàu bay cho mục đích dân sự, người ta lại chia nhỏ thành hai mục đích là vận chuyển, và các mục đích khác (như: thể thao, y tế, cứu hộ, bản đồ, địa chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thời tiết…). Trong vận chuyển hàng không, căn cứ vào đối tượng được vận chuyển, người ta chia vận chuyển thành vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá, và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư từ. Mỗi loại vận chuyển này chịu sự điều chỉnh của các qui chế pháp lý khác nhau. Như vậy có hai sự kiện lớn buộc con người phải chú ý tới, liên quan tới sự ra đời của tàu bay: Một sự kiện liên quan tới chính sự vận hành tàu bay; và sự kiện khác liên quan tới việc đưa tàu bay vào sử dụng cho các mục đích khác nhau. Vì vậy, về lý luận tổng quát, sự ra đời của tàu bay đã kéo theo sự ra đời của một ngành khoa học pháp lý mới mẻ được ví như một thế giới vi mô pháp lý (a juridical microcosm) mà tại đó tập hợp cả các qui định về cả luật công và luật tư nhằm điều tiết một hoạt động đặc biệt liên quan tới tàu bay [22, tr. 17- 20]. Mặc dù một số qui định về hàng không đã xuất hiện vào 5 Thế kỷ XIX, nhưng cho mãi tới khi tàu bay có động cơ điều khiển ra đời, ngành luật hàng không mới được hình thành. Qua đây có thể hiểu vận chuyển hàng không là việc đưa tàu bay vào khai thác nhằm mục đích vận chuyển hành khách, và đồ vật từ nơi này tới nơi khác. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, tại Điều 109 có định nghĩa: “Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư từ bằng đường hàng không”. Điều luật này đã gián tiếp nói tới tàu bay như một phương tiện chuyên chở, bởi ngoài tàu vũ trụ và tên lửa có khả năng nào đấy trong việc chuyên chở đồ vật thì chỉ có tàu bay là thông dụng cho việc vận chuyển hành khách, và đồ vật trong không trung. Vận chuyển hàng không như vậy có các đặc điểm sau trong sự so sánh với các dạng vận chuyển khác: Thứ nhất, vận chuyển hàng không được thực hiện bằng tàu bay. Đặc điểm này dẫn tới việc phải xem xét tới các đặc điểm kỹ thuật của tàu bay trong hoạt động vận chuyển mà nhà làm luật không thể bỏ qua. Chẳng hạn như: hàng hoá phải có kích cỡ thích hợp; hàng hoá có từ tính cao hay hàng hoá có chất phóng xạ… cần phải tuân thủ các qui chế ngặt nghèo.v.v Vận chuyển hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về công nghệ, kỹ thuật, là ngành vận tải hiện đại có khả năng kết nối nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu. Thứ hai, việc vận chuyển được thực hiện trên không trung - môi trường hoạt động chủ yếu của tàu bay. Đặc điểm này dẫn tới việc phải cân nhắc tới điểm đi, điểm đến và điểm dừng trong hành trình vận chuyển. Bởi vậy khi định nghĩa vận chuyển hàng không quốc tế (dưới góc độ hợp đồng vận chuyển), các điều ước quốc tế, cũng như pháp luật của các quốc gia đều xem xét tới các yếu tố này (sẽ được nói tới dưới đây). Khoảng cách chuyên chở 6 bằng đường hàng không ngắn hơn so với các phương thức vận chuyển khác từ 15% đến 20%, do đó được xem là một lợi thế quan trọng. Thứ ba, việc vận chuyển được thực hiện một cách nhanh chóng. Đây là một trong những ưu thế của vận chuyển hàng không so với các dạng vận chuyển mặt đất khác do việc vận chuyển không phụ thuộc vào địa hình và tốc độ của tàu bay mang lại. Bởi vậy các nhà làm luật thường thể hiện chính sách của quốc gia liên quan tới giao lưu quốc tế và phát triển công nghiệp vận chuyển trong các văn bản pháp luật về hàng không. Mặc dù khối lượng hàng hoá được vận chuyển bằng tàu bay không lớn, nhất là trong thương mại quốc tế (chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá di chuyển), nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, có tính thời vụ, hàng tươi sống và hàng có tính khẩn cấp… thì vận chuyển hàng không đứng ở vị trí số một so với các dạng vận chuyển khác. Thứ tư, việc vận chuyển hàng không qua lại biên giới và vào sâu trong lãnh thổ của các quốc gia một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Đặc điểm này cũng thường là mối quan tâm của các nhà làm luật khi xây dựng các văn bản pháp luật về hàng không. Hiện nay ở tất cả các nước vận chuyển hàng không là phương thức vận chuyển quan trọng không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà đặc biệt trong cả phạm vi quốc tế. Vận chuyển hàng không được đơn giản hoá về chứng từ và thủ tục vì vận chuyển thẳng với tốc độ cao, ít qua các trạm kiểm soát, kiểm tra. Tuy có các điểm lợi nhất định so với các dạng vận chuyển mặt đất khác do các đặc điểm của vận chuyển hàng không mang lại, nhưng bên cạnh đó vận chuyển hàng không cũng có những điểm bất lợi. Trước hết, chi phí vận chuyển cao nhất so với các dạng vận chuyển khác do chí phí trang thiết bị, chi phí sân bay và cảng hàng không, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ cao. Vì vậy buôn bán qua đường hàng không khiến người ta phải lựa chọn 7 những mặt hàng phù hợp. Thứ hai, vận chuyển hàng không hạn chế đối với những hàng hoá cồng kềnh, khối lượng lớn, nên cũng khiến cho lượng hàng hoá được vận chuyển qua đường hàng không ít hơn so với các dạng vận chuyển khác. Đối với Việt Nam hiện nay, vận chuyển hàng không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách mở cửa, và là một trong các ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn cần phải đi trước để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với một lãnh thổ không lớn và địa hình không quá phức tạp như Việt Nam thì vận chuyển hàng không nội địa không phải là vấn đề trọng yếu. Tuy nhiên vận chuyển hàng không quốc tế có vai trò rất lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, bởi Việt Nam nằm ở khu vực xa các thị trường truyền thống và các thị trường đang mong muốn hướng tới (chẳng hạn như Châu Âu, Mỹ, và Châu Phi…), cũng như đang khuyến khích đầu tư từ các nước ở xa. Không chỉ được chú trọng về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế, hàng không dân dụng ở Việt Nam còn được chú trọng bởi sự liên quan của nó tới các vấn đề chủ quyền quốc gia và an ninh lãnh thổ. Việc ngăn chặn các hành vi sử dụng không phận gây thiệt hại cho đất nước, và việc trao đổi lợi ích về việc sử dụng không phận để vận chuyển hàng không đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng từ những người thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật cho tới những người thi hành pháp luật. Các vấn đề chung này của vận chuyển hàng không có những ảnh hưởng lớn tới việc điều tiết vận chuyển hàng không nói chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không [...]... Vận chuyển hàng không quốc tế và vận chuyển hàng không nội địa; vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ Tất nhiên xét từ góc độ hình thức pháp lý, có các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá tương ứng với các loại vận chuyển nêu trên, bao gồm: hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không và hợp đồng vận chuyển hàng hoá nội địa bằng đường hàng không; hợp đồng. .. chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Vì vậy hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không cần phải được phân loại để có thể hiểu một cách sâu sắc về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng được hàng không Tuy nhiên trước tiên cần nghiên cứu đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không, bởi các phân loại hợp đồng vận chuyển đồ vật đều có thể mang đặc điểm chung này Hợp đồng vận chuyển. .. không, có nghĩa là không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm do pháp luật qui định 31 Các giải pháp khác đối với hợp đồng vô hiệu đều có thể áp dụng đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vô hiệu 1.3.2 Thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tạo lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Xuất phát... bằng đường hàng không Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một dịch vụ Do đó đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là hành vi di chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác Hành vi di chuyển đó không thể được xem xét tách rời khỏi hàng hóa là đối tượng của hành vi đó Luật hàng không thường chia hàng hoá thành hai loại Đó là hàng hoá thông thường và hàng hoá nguy hiểm Hàng. .. cho hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng này 1.3.1 Các điều kiện có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 1.3.1.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Cũng giống như mọi giao dịch khác, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cũng phải đáp ứng các điều... phân loại hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không thành hợp đồng vận chuyển hàng hoá và hợp đồng vận chuyển hành lý [28, tr 41] Vận chuyển hành lý thực chất là vận chuyển đồ vật, nhưng đi kèm với hành khách (người gửi đồ vật đó) trong cùng một chuyến bay Khi nói tới hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, mọi người thường hiểu là nói tới hợp đồng thương mại, mà trong đó hàng hoá... của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Việc hợp đồng vận chuyển hàng không nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng là hợp đồng trọng hình thức Pháp luật buộc hợp đồng phải lập thành văn bản và phải tuyên bố giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển liên quan tới thiệt hại xảy ra đối với hành khách hoặc người gửi hành lý, hàng hoá trong quá trình vận chuyển. .. hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là hợp đồng có đền bù Bởi vậy Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 định nghĩa: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển ... chuyển Nếu như hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường hàng không được thể hiện bằng vé máy bay và thẻ hành lý, thì hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là vận đơn hàng không (the air waybill) hoặc biên lai hàng hoá (the cargo receipt) Các chứng từ này luôn luôn được xem là chứng cứ đầu tiên về việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, về... thấy hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cũng giống các loại hợp đồng khác về các yếu tố liên quan tới hiệu lực của giao dịch Tuy nhiên có một số điểm đặc biệt cần phải làm rõ dưới đây: A) Năng lực hành vi của người vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cho thấy hợp đồng này gồm có ba bên chủ thể - đó là người vận chuyển, . điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 7 1.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 11 1.1.3.1 Vận chuyển hàng hoá quốc tế và vận chuyển hàng. luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 4 1.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 4 1.1.1 Khái quát về vận chuyển hàng không 4. chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 17 1.2.2 Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không 18 1.2.3 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

  • 1.1.1. Khái quát về vận chuyển hàng không

  • 1.1.3. Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.2. Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.2.1. Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.2.2. Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.2.3. Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.3. Hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.3.1. Các điều kiện có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

  • 1.3.2. Thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • 1.3.3. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • 1.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • 1.5. Vận chuyển đa phương thức

  • 1.5.1. Khái niệm và mô hình vận chuyển đa phương thức

  • Chương 2.PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

  • 2.1. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

  • 2.2. Đánh giá các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế

  • 2.2.1. Những tiến bộ của các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan