Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

125 2.7K 15
Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ NGA PHƯỢNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2010 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 7 1.1. Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm 7 1.1.1. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm 7 1.1.1.1. Khái niệm việc làm 7 1.1.1.2. Khái niệm giải quyết việc làm 13 1.1.2. Tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm 16 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm 19 1.2.1. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân 20 1.2.2. Nhà nước thống nhất quản lý về việc làm và giải quyết việc làm 21 1.2.3. Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động 21 1.2.4. Bình đẳng trong lĩnh vực việc làm 22 1.2.5. Ưu đãi một số đối tượng đặc thù 23 1.2.6. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động tạo ra việc làm và hỗ trợ tạo ra việc làm 23 1.3. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam 24 1.3.1. Pháp luật về giải quyết việc làm thời kỳ trước khi có Bộ luật Lao động 24 1.3.2. Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm theo Bộ luật Lao động 28 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 32 2.1. Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm 32 2.1.1. Thực trạng về lao động - việc làm 32 2.1.1.1. Thực trạng nguồn lao động 32 2.1.1.2. Hiện trạng về việc làm 34 2.1.2. Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm 40 2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm ở Việt Nam 49 2.2.1. Về trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước 49 2.2.2. Về trách nhiệm giải quyết việc làm của người sử dụng lao động 61 2.2.3. Giải quyết việc làm cho lao động dặc thù 70 2.2.3.1. Đối với lao động nữ 71 2 2.2.3.2. Đối với lao động là người tàn tật 76 2.2.4. Thực trạng pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm 81 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 88 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam 88 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam 93 3.3. Một số kiến nghị cụ thể 97 3.3.1. Về các quy định của pháp luật 97 3.3.2. Về tổ chức thực hiện 106 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm". Trong những năm qua, các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm được kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường. Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới ra đời và đi vào cuộc sống, nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã ban hành các chính sách 4 cho nhóm lao động yếu thế, góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Hòa theo xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã gia nhập và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh các cơ hội, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn tác động tới việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc làm và giải quyết việc làm, đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này, nhưng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khái lược một cách hệ thống, cơ bản về pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập, trên cơ sở đó đề ra phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập. Trong khi đó, việc nghiên cứu những bất cập, tồn tại, vướng mắc của pháp luật trong thời kỳ hội nhập để hoàn thiện pháp luật lao động, không những có ý nghĩa lý luận và còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với phát triển thị trường lao động việc làm ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý đối với việc làm bền vững cho người lao động nói riêng, sự phát triển của quốc gia nói chung. Vì những lý do nói trên, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu chung về việc làm và giải quyết việc làm, chúng ta không thể không tìm hiểu tác phẩm Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PGS. Nguyễn Hữu Dũng - PTS. Trần Hữu Trung (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Một số sinh viên cũng đã chọn đề tài pháp luật lao động về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động làm khóa luận tốt nghiệp tuy nhiên đã nhiều năm trôi qua, với rất nhiều biến động và thay đổi về cơ sở lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu của khóa luận đã không còn cập nhật và phù hợp so với tình hình hiện nay. 5 Với tính chất là cơ quan chủ quản và quản lý chuyên ngành về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này. Cụ thể như Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm các năm 2001 - 2005; Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách việc làm ở Việt Nam năm 2008; Chương trình Luận cứ khoa học xây dựng Chiến lược Việc làm Việt Nam và phát triển quan hệ lao động năm 2009; Hội thảo Chính sách việc làm, thị trường lao động và đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật Việc làm, Hà Nội Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm, đã có nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh. Dưới góc độ pháp luật thì cho đến nay đã có một số tác giả công bố các tác phẩm khoa học nghiên cứu một vấn đề, khía cạnh, bộ phận hay một số quy định pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm chẳng hạn như TS. Lê Thị Hoài Thu, "Vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11, 2002; PGS.TS Phạm Công Trứ, "Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2003; ThS. Bùi Thị Kim Ngân, "Hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về lao động nữ", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, 2004; Phạm Kim Nhuận, "Quản lý cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội và những kiến nghị", Tạp chí Lao động Xã hội, số 265, 2005; TS Nguyễn Hữu Chí, "Quỹ bảo hiểm xã hội và một số vấn đề về bảo toàn, phát triển Quỹ bảo hiểm xã hội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2006; TS. Nguyễn Hữu Chí, "Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, 2006; ThS. Phạm Trọng Nghĩa, "Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(135), 2008; TS. Lưu Bình Nhưỡng, "Thực tiễn áp dụng Bộ luật Lao động và hướng hoàn thiện pháp luật lao động", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5(142), 2009; TS. Phạm Đình Thành, "Việc làm và chính sách thị trường lao động", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 2B 6 và 3A, 2009; Nguyễn Thị Thúy Vân, "Vấn đề lao động mất việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 174, 2010; PGS.TS Phạm Công Trứ, "Cơ chế ba bên ở Việt Nam: Những ghi nhận về mặt pháp lý", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9, 2010, Nhìn chung, để có góc nhìn tương đối khái quát, hệ thống và chi tiết về chính sách việc làm và giải quyết việc làm nói chung, pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm nói riêng, nhất là đi sâu phân tích một số vấn đề nổi bật để có phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu hội nhập, đòi hỏi phải có nhiều hơn các công trình nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này là khá mới mẻ, vừa có giá trị lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, như một sự bổ sung cần thiết vào khoa học luật lao động. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Khái quát pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm, nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm để tìm ra các vướng mắc, tồn tại, bất cập để trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. - Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc làm, giải quyết việc làm, pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm; + Nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm của Nhà nước, của người sử dụng lao động, của tổ chức dịch vụ việc làm, việc làm cho lao động đặc thù cũng như thực trạng pháp luật trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm; + Nghiên cứu tổng quát bối cảnh hội nhập quốc tế, trong nước, cơ hội và thách thức cũng như thực trạng về việc làm, giải quyết việc làm ở Việt 7 Nam, tồn tại và bất cập của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập để làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; + Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta cũng như những quy định pháp luật trong lĩnh vực việc làm và giải quyết việc làm. Ngoài ra, luận văn vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Hơn nữa trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm, đặc biệt là các quy định của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm của Việt Nam, trên cơ sở tham khảo pháp luật lao động của một số nước trên thế giới. Với các nội dung cụ thể của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm, theo tác giả sẽ còn được nghiên cứu trong những công trình khoa học tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Cách tiếp cận của đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm, nhất là trong thời kỳ hội nhập. - Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ và nghiên cứu cho sinh viên, học sinh. 8 - Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và những ai quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về việc làm và giải quyết việc làm. Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập. 9 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1. Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm 1.1.1. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm 1.1.1.1. Khái niệm việc làm Bất cứ một sinh vật nào, muốn tồn tại buộc phải tiến hành những hoạt động nhằm tạo ra và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất đối với bản thân và cộng đồng. Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới sinh vật nói chung và loài người nói riêng. Không chỉ đóng vai trò duy trì cuộc sống con người, hoạt động kiếm sống còn là cơ sở để cải tạo con người, cải biến con người từ những sinh vật hoang dã thành những thành viên của xã hội, làm hình thành xã hội và phát triển xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. Việc làm gắn liền với nhu cầu mưu sinh của mỗi cá nhân, là một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của một đất nước. Tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những biện pháp tốt nhất để từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững. Để nghiên cứu về vấn đề việc làm, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm việc làm và các khái niệm có liên quan. Bởi lẽ, hệ thống khái niệm sẽ là cơ sở để xác định chuẩn xác về tỷ lệ người có việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp, từ đó, hoạch định chính sách, tìm giải pháp tác động, hướng dẫn và điều tiết thị trường lao động trong nước, khu vực và trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm, tùy theo các cách tiếp cận khác nhau: Hiểu theo nghĩa thông thường thì việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công. [...]... bổ sung để hoàn thiện, góp phần thúc đẩy giải quyết việc làm và hướng tới mục tiêu việc làm bền vững, nhân văn 33 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 2.1 Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm 2.1.1 Thực trạng về lao động - việc làm 2.1.1.1 Thực trạng nguồn lao động Việt Nam là một trong những nước có số dân đông trên thế... việc làm và giải quyết việc làm, pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm cần phải áp dụng và tuân thủ một số nguyên tắc sau đây 1.2.1 Đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm phải bảo đảm mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới... pháp giải quyết việc làm, tạo thu nhập nâng cao đời sống cho người lao động, xây dựng và phát triển quốc gia Rõ ràng, việc làm và giải quyết việc làm là một trong những cơ sở đầu tiên làm phát sinh các vấn đề pháp lý có liên quan tới quan hệ lao động 1.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm được hiểu... Bộ luật Lao động, các vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm còn được đề cập khá nhiều trong một số đạo luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Công đoàn, Luật Giáo dục… Bộ luật Lao động đã khẳng định quyền làm việc và tự do chọn việc làm: "Mọi người đều có quyền làm việc, tự lựa chọn việc làm và nghề nghiệp Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, ... thành và phát triển pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam 1.3.1 Pháp luật về giải quyết việc làm thời kỳ trước khi có Bộ luật Lao động Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, là thời kỳ đầu của nước Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong điều kiện các văn bản pháp luật hầu như chưa có, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh cho tạm thời giữ lại các luật lệ của chế độ cũ ở các... tưởng chủ đạo, xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm về việc làm và giải quyết việc làm 21 Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm đã và đang tồn tại ở nhiều quốc gia Mục tiêu của giải quyết việc làm ở các nước nhìn chung đều giống nhau: chống thất nghiệp, tăng thu nhập, sử dụng tối đa tiềm năng xã hội, nâng cao đời sống và tăng trưởng kinh tế Để quy định và điều chỉnh lĩnh vực việc. .. làm, biến chủ trương, chính sách về việc làm thành các quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, với các thời cơ và thách thức đặt ra trong thời kỳ hội nhập, pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm cần phải có những sửa đổi,... biện pháp thực hiện Chính những văn bản pháp quy trong lĩnh vực việc làm và những kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng đã là cơ sở để xây dựng chương "Việc làm" trong Bộ luật Lao động, được thông qua ngày 23/6/1994 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX 1.3.2 Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm theo Bộ luật Lao động Bộ luật Lao động được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 17/6/1994 (sau đây gọi là Bộ luật. .. hiểu khái quát về giải quyết việc làm như sau: Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có nhu cầu tìm việc làm với mức tiền công thịnh hành trên thị trường đều có cơ hội làm việc 17 1.1.2 Tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng... Bộ luật Lao động Nội dung của các quy định này là sự bảo đảm về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi, khả năng, nguyện vọng của mình có được cơ hội tìm kiếm việc làm và có quyền làm việc Đồng thời, để người lao động thực hiện được quyền của mình, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội trong việc tạo điều kiện và cơ hội để người lao động tìm kiếm và . lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập. . thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; + Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc. và thách thức cũng như thực trạng về việc làm, giải quyết việc làm ở Việt 7 Nam, tồn tại và bất cập của pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập để làm

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm

  • 1.1.1. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm

  • 1.1.2. Tầm quan trọng của việc làm và giải quyết việc làm

  • 1.2.1. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

  • 1.2.2. Nhà nước thống nhất quản lý về việc làm và giải quyết việc làm

  • 1.2.3. Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động

  • 1.2.4. Bình đẳng trong lĩnh vực việc làm

  • 1.2.5. Ưu đãi một số đối tượng đặc thù

  • 1.3.2. Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm theo Bộ luật Lao động

  • 2.1. Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm

  • 2.1.1. Thực trạng về lao động - việc làm

  • 2.1.2. Thực trạng pháp luật về lao động - việc làm

  • 2.2. Thực trạng pháp luật về giải quyết việc làm ở Việt Nam

  • 2.2.1. Về trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước

  • 2.2.2. Về trách nhiệm giải quyết việc làm của người sử dụng lao động

  • 2.2.3. Giải quyết việc làm cho lao động dặc thù

  • 2.2.4. Thực trạng pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm

  • 3.3. Một số kiến nghị cụ thể

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan