Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

93 844 3
Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ 6 1.1. Quan niệm về học nghề 6 1.1.1. Khái niệm học nghề 6 1.1.2. Sự cần thiết phải học nghề trong lĩnh vực giải quyết việc làm hiện nay 7 1.1.3. Phân loại học nghề 11 1.1.3.1. Phân loại theo trình độ nghề 11 1.1.3.2. Phân loại theo cách thức tổ chức dạy và học nghề 13 1.1.3.3. Phân loại theo mục tiêu của người học 13 1.2. Quan niệm về hợp đồng học nghề 14 1.2.1. Khái niệm hợp đồng học nghề 14 1.2.2. Phân loại hợp đồng học nghề 17 1.2.3. Nội dung hợp đồng học nghề 19 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định học nghề trong pháp luật lao động Việt Nam 22 1.3.1. Giai đoạn 1945-1954 22 1.3.2. Giai đoạn 1955-1985 23 1.3.3. Giai đoạn 1986-1994 25 1.3.4. Giai đoạn 1995 đến nay 27 29 Chương 2: HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ THEO LUẬT DẠY NGHỀ VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 2.1. Giao kết hợp đồng học nghề 29 2.1.1. Chủ thể giao kết hợp đồng học nghề 29 2.1.1.1. Người học nghề 29 2.1.1.2. Cơ sở dạy nghề 31 2.1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng học nghề 33 2.1.2.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện 33 2.1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng 34 2.1.2.3. Nguyên tắc không trái pháp luật 35 2.1.3. Hình thức hợp đồng học nghề 35 2.1.4. Trình tự giao kết hợp đồng học nghề 37 2.1.4.1. Một trong các bên sẽ đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng 37 2.1.4.2. Hai bên thỏa thuận nội dung và các vấn đề liên quan đến hợp đồng học nghề 38 2.1.4.3. Hai bên hoàn thiện và giao kết hợp đồng 39 2.2. Chấm dứt hợp đồng học nghề 39 2.2.1. Chấm dứt hợp đồng học nghề do ý chí hai bên 40 2.2.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề 40 2.2.3. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng học nghề 40 2.3. Thực hiện hợp đồng học nghề 42 2.3.1. Trong doanh nghiệp nhà nước 42 2.3.2. Trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44 2.3.3. Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 45 2.4. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng học nghề 48 53 Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ Ở VIỆT NAM 3.1. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng hợp đồng học nghề 53 3.1.1. Về ưu điểm 53 3.1.2. Về hạn chế 60 3.2. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng học nghề 70 3.2.1. Đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ hợp đồng học nghề 70 3.2.2. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu đào tạo nghề ở Việt Nam 71 3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng học nghề phải đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện pháp luật về lao động và pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam 73 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng học nghề ở Việt Nam 75 3.3.1. Về các quy định của pháp luật 75 3.3.2. Về quá trình tổ chức và thực hiện 79 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi cần phải có một cơ cấu lao động hợp lý. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa IX) về giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: "Phải đặc biệt nâng cao chất lượng dạy nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng; mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở" [16]. Quan điểm này thể hiện rõ tinh thần xác định lao động kỹ thuật là lực lượng xung kích trong tiến trình xây dựng và phát triển một đất nước công nghiệp ở nước ta. Theo đó, nhiều cơ sở dạy nghề được thành lập để đào tạo ra những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nhân lành nghề cung cấp cho thị trường lao động hiện nay. Quan hệ dạy và học nghề giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề có thể được hình thành bằng một trong hai con đường: tuyển sinh theo chỉ tiêu Nhà nước giao hoặc giao kết hợp đồng học nghề. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề thì quan hệ học nghề được thiết lập và duy trì bằng hình thức hợp đồng học nghề. Hợp đồng học nghề là hình thức pháp lý thiết lập và duy trì quan hệ học nghề theo quy định của pháp luật. Trong hệ thống pháp luật lao động, hợp đồng học nghề là chế định không thể thiếu trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động. Bộ luật Lao động năm 1994 ra đời đánh dấu sự phát triển của pháp luật lao động và lần đầu tiên chế định về học nghề được quy định thành một chương riêng thể hiện vai trò của việc dạy và học nghề đối với việc cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động nước ta. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho quản lý hình thức dạy và học nghề đa dạng hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/06/2007. Theo đó, quan hệ giữa người dạy và người học nghề trong hợp đồng học nghề cũng bắt đầu được điều chỉnh theo Luật Dạy nghề năm 2006. Sau một thời gian thực hiện pháp luật hợp đồng học nghề, bên cạnh những ưu điểm như: đảm bảo quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, hình thức học nghề, nơi học nghề của người học nghề, đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ học nghề góp phần giải quyết việc làm cho xã hội thì pháp luật về dạy nghề nói chung và hợp đồng học nghề nói riêng đã bộc lộ một số bất hợp lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu của quan hệ học nghề trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Bất cập lớn nhất của chúng ta là chưa đảm bảo chặt chẽ quyền lợi của người học nghề khi giao kết hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, quy định của pháp luật chưa đầy đủ để giải quyết triệt để các vấn đề tranh chấp trong hợp đồng học nghề. Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng học nghề, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật hợp đồng học nghề thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về học nghề nói chung và hợp đồng học nghề nói riêng là một nhu cầu cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những điều trình bày trên, học viên đã chọn đề tài "Hợp đồng học nghề theo Luật Dạy nghề ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể nói "Hợp đồng học nghề" là một vấn đề đã được các nhà khoa học luật quan tâm nghiên cứu. Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Đề tài: Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học của Đào Thị Mộng Điệp, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội (2002), tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ dạy và học theo quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên tác giả lại không đề cập nhiều về vấn đề hợp đồng học nghề; hay đề tài Đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động theo hợp đồng học nghề, khóa luận tốt nghiệp của Chu Bá Hữu, Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), hợp đồng học nghề được tác giả nghiên cứu theo Bộ luật Lao động cũ năm 1994 vì thời điểm này Luật Dạy nghề chưa ra đời. Học nghề - cơ hội việc làm mới cho người lao động, khóa luận tốt nghiệp của Ninh Thị Hồng Thoa, Trường Đại học Luật Hà Nội (2003) hay Đào tạo nghề - thực trạng và một số kiến nghị, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), ở hai đề tài này, nội dung hợp đồng học nghề được tác giả nêu ra có tính chất gợi mở mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hợp đồng học nghề cả về lý luận và thực tiễn. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của pháp luật lao động về học nghề trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 6, 2003 hay Tuổi trẻ Việt Nam với việc học nghề và lập nghiệp của tác giả Tòng Thị Phóng đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, 2010 mới chỉ đề cập đến ý nghĩa, vai trò của học nghề chứ chưa đi sâu phân tích về nội dung, hình thức, các loại hợp đồng học nghề. Tóm lại, cho đến nay, dường như chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về hợp đồng học nghề theo pháp luật về dạy nghề. Các công trình nghiên cứu trên hoặc chủ yếu tập trung vào những mảng khác nhau của quan hệ học nghề hoặc nghiên cứu hợp đồng học nghề theo pháp luật cũ. Do vậy, các công trình nghiên cứu trên so với đề tài của luận văn này là hoàn toàn không có sự trùng lắp về mặt nội dung. Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề mới với hi vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật liên quan tới hợp đồng học nghề. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng học nghề cũng như sự cần thiết của việc ban hành các quy định về hợp đồng học nghề. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích các quy định về hợp đồng học nghề và thực tế thực hiện trong các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận văn còn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng học nghề và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng học nghề cũng như sự cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về hợp đồng học nghề. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng học nghề và việc thực thi trên thực tế; đánh giá những kết quả cũng như sự bất cập và nguyên nhân của sự bất cập, hạn chế đó. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng học nghề và nâng cao hiệu quả áp dụng chúng trong thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu hướng vào tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng học nghề ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về hợp đồng học nghề theo pháp luật hiện hành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, cải cách hành chính xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê … 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng học nghề. Chương 2: Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề và thực trạng áp dụng ở Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng học nghề ở Việt Nam. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ 1.1. QUAN NIỆM VỀ HỌC NGHỀ 1.1.1. Khái niệm học nghề Con người sinh ra đều có các nhu cầu về ăn, mặc, ở. Để thỏa mãn các nhu cầu bản thân, con người tiến hành các hoạt động lao động nhằm tạo ra của cải vật chất. Tuy nhiên, mỗi người có cách lao động kiếm sống khác nhau và trước khi tiến hành tạo ra của cải vật chất con người đều phải trải qua giai đoạn tiền lao động là học nghề. Học nghề có thể hiểu là quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của con người để giải quyết nhu cầu quan trọng và chủ yếu là việc làm. Theo nghĩa này, học nghề được thực hiện bằng nhiều hình thức như học tập, rèn luyện, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng… hay là cả quá trình tự học của con người. Song, pháp luật luật lao động Việt Nam không điều chỉnh các quan hệ xã hội về học nghề theo nghĩa trên. Không giống như những hình thức học tập khác, theo nghĩa hẹp, học nghề được hiểu là hình thức học thông qua làm việc có hướng dẫn để người học đạt được sự thành thạo nhất định về nghề nghiệp. Quá trình này diễn ra các hoạt động làm quen, học tập, tích lũy, rèn luyện… của người học nhằm nắm bắt kỹ năng thực hành một nghề nhất định, thành thạo về chuyên môn nghề. Quá trình học nghề có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc yêu cầu của nghề được đào tạo cũng như khả năng của người học và người dạy. Có thể phân biệt quan hệ học nghề do pháp luật lao động điều chỉnh với các quan hệ khác trong lĩnh vực học tập không do pháp luật lao động điều chỉnh, đó là quan hệ học nghề bao giờ cũng phát sinh trên cơ sở hợp đồng học nghề. Các quy định của pháp luật về dạy nghề trong Luật Dạy nghề hay Bộ luật Lao động đều hướng tới việc thiết lập và điều chỉnh quan hệ dạy - học giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề thông qua hợp đồng học nghề. Học nghề là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ lao động, thường đan xen với quan hệ lao động hay phát sinh trước để tạo điều kiện cho quan hệ lao động hình thành. Do đó, pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ học nghề trong phạm vi liên quan đến quan hệ lao động xác định. Dưới góc độ pháp luật lao động, học nghề là chế định của luật lao động, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định về quyền học nghề; điều kiện của người học nghề; quyền dạy nghề, điều kiện của người dạy nghề; hợp đồng học nghề và những vấn đề liên quan tới hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai bên; chính sách áp dụng đối với cơ sở dạy nghề; vấn đề giải quyết việc làm cho người học nghề trong một số trường hợp cụ thể [52, tr. 189-190]. 1.1.2. Sự cần thiết phải học nghề trong lĩnh vực giải quyết việc làm hiện nay Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế nói chung. Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, người ta thường căn cứ vào các chỉ số như chỉ số tăng trưởng GDP (chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội), HDI (chỉ số phát triển con người), chỉ số lạm phát, chỉ số thất nghiệp. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ hạn chế được số lượng lao động thất nghiệp, kiểm soát được thất nghiệp. Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nhưng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm. Dạy và học nghề là một trong những biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp hiện nay. Bởi lẽ, [...]... đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng học nghề, trong đó Điều 24 chỉ ghi nhận "Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề" [33] Quy định này chỉ xác định được hình thức của hợp đồng học nghề và các bên trong hợp đồng học nghề mà chưa nêu được bản chất của hợp đồng học nghề Luật Dạy nghề năm 2006 ra đời dành hẳn... thành hai loại: hợp đồng học nghề bằng văn bản và hợp đồng học nghề bằng lời nói Hợp đồng học nghề bằng văn bản là hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay, có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt loại hình học nghề, thời hạn học nghề, chủ thể giao kết hợp đồng Để nâng cao giá trị pháp lý của hợp đồng học nghề, pháp luật quy định bắt buộc áp dụng hợp đồng học nghề trong trường hợp doanh nghiệp... đào tạo nghề mà từ trước đến nay chưa có Đặc biệt, trong Luật Dạy nghề, hợp đồng học nghề được quy định thành một nội dung với những điều khoản cụ thể về khái niệm hợp đồng học nghề, hình thức, nội dung, chấm dứt hợp đồng học nghề và bồi thường chi phí đào tạo nghề của người học nghề và cơ sở dạy nghề hợp đồng học nghề là cầu nối giữa người học nghề và cơ sở dạy nghề, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng... giới Chương 2 HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ THEO LUẬT DẠY NGHỀ VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 2.1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ 2.1.1 Chủ thể giao kết hợp đồng học nghề Hợp đồng học nghề là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể giao kết hợp đồng, nhưng không phải bất kì cá nhân, tổ chức nào cũng trở thành chủ thể của hợp đồng học nghề Pháp luật đặt ra những quy định về điều kiện chủ thể khi tham gia quan hệ học nghề Chủ thể... điều chỉnh của pháp luật về dạy và học nghề, ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Dạy nghề Theo đó, những quy định về học nghề như: trình độ nghề, các cơ sở dạy nghề, hợp đồng học nghề, chứng chỉ nghề, chính sách đối với học nghề được quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong Luật Dạy nghề Việc ban hành Luật Dạy nghề đã bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về chế định học nghề Đây là sự biến... hai loại: hợp đồng học nghề hợp pháp và hợp đồng học nghề vô hiệu Cách phân loại này nhằm mục đích giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi nghi ngờ giá trị pháp lý của hợp đồng học nghề Theo đó, hợp đồng học nghề hợp pháp là loại hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về điều kiện chủ thể giao kết, nguyên tắc giao kết, nội dung, hình thức của hợp đồng Còn hợp đồng học nghề vô hiệu... căn cứ thì hợp đồng học nghề bằng lời nói có nhiều hạn chế hơn hợp đồng học nghề bằng văn bản Do đó, Nhà nước giới hạn phạm vi áp dụng đồng thời khuyến khích các bên sử dụng hình thức hợp đồng học nghề bằng văn bản Tuy nhiên, trong một số trường hợp học nghề đơn giản, ít xảy ra mâu thuẫn pháp luật vẫn chấp nhận hình thức hợp đồng học nghề bằng lời nói Theo giá trị pháp lý, hợp đồng học nghề được chia... bên trong hợp đồng học nghề Theo quy định của pháp luật, các bên khi giao kết hợp đồng học nghề thỏa thuận đầy đủ các nội dung chủ yếu được đặt ra Tùy thuộc vào cách thức tổ chức dạy và học nghề trên thực tế của từng loại cơ sở dạy nghề Nhà nước quy định những nội dung trong hợp đồng học nghề cho phù hợp Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề gồm những điều khoản sau: - Tên nghề, kỹ năng nghề đạt được;... quy định về hợp đồng học nghề Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Dạy nghề năm 2006, "hợp đồng học nghề là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề" [38] Từ định nghĩa trên dễ nhận thấy, hợp đồng học nghề chính là bản "giao kèo" để ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia quan hệ học nghề Lần đầu tiên khái niệm hợp đồng học nghề được quy... triển kỹ năng nghề Tại Việt Nam, hợp đồng học nghề được coi là một loại hợp đồng nên mang bản chất của một hợp đồng thông thường Nội dung cơ bản của một hợp đồng học nghề bao gồm: Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được, nơi học và nơi thực tập, thời gian hoàn thành khóa học, mức học phí và phương thức thanh toán học phí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng Bộ luật Lao động . Chương 2: HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ THEO LUẬT DẠY NGHỀ VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 2.1. Giao kết hợp đồng học nghề 29 2.1.1. Chủ thể giao kết hợp đồng học nghề 29 2.1.1.1. Người học nghề 29 2.1.1.2 vào hình thức, hợp đồng học nghề được chia thành hai loại: hợp đồng học nghề bằng văn bản và hợp đồng học nghề bằng lời nói. Hợp đồng học nghề bằng văn bản là hình thức hợp đồng phổ biến hiện. VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ 1.2.1. Khái niệm hợp đồng học nghề Hợp đồng học nghề là hình thức pháp lý thiết lập và duy trì quan hệ dạy và học nghề theo quy định của pháp luật lao động. Nó là cơ sở

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. QUAN NIỆM VỀ HỌC NGHỀ

  • 1.1.1. Khái niệm học nghề

  • 1.1.3. Phân loại học nghề

  • 1.2. QUAN NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ

  • 1.2.1. Khái niệm hợp đồng học nghề

  • 1.2.2. Phân loại hợp đồng học nghề

  • 1.2.3. Nội dung hợp đồng học nghề

  • 1.3.1. Giai đoạn 1945-1954

  • 1.3.2. Giai đoạn 1955-1985

  • 1.3.3. Giai đoạn 1986-1994

  • 1.3.4. Giai đoạn 1995 đến nay

  • 2.1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ

  • 2.1.1. Chủ thể giao kết hợp đồng học nghề

  • 2.1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng học nghề

  • 2.1.3. Hình thức hợp đồng học nghề

  • 2.1.4. Trình tự giao kết hợp đồng học nghề

  • 2.2. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ

  • 2.2.1. Chấm dứt hợp đồng học nghề do ý chí hai bên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan