Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội

87 1.3K 9
Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MAI VÂN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2013 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN MAI VÂN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS- TS. NGÔ HUY CƯƠNG HÀ NỘI - 2013 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Mai Vân iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 4 1.1 Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm 4 1.1.1 Khái niệm an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm 4 1.1.2 Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 5 1.2 Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 8 1.2.1 Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 8 1.2.2 Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 9 1.3 Các yêu cầu của pháp luật về an toàn thực phẩm 12 1.3.1 Nguyên tắc của pháp luật về an toàn thực phẩm 12 1.3.2 Nội dung chủ yếu của các yêu cầu pháp luật về an toàn thực phẩm 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 17 2.1 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 17 2.1.1 Thực trạng an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 17 v 2.1.2 Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm 18 2.1.3 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 23 2.2 Những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm 29 2.3 Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 36 2.3.1 Về thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 36 2.3.2 Những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 38 2.4 Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 45 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 53 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm 53 3.1.1 Các bất cập trong quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm 53 3.1.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm 55 3.2 Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 59 vi 3.2.1 Đẩy mạnh công tác hoàn thiện các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm 59 3.2.1.1 Công tác hoàn thiện văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm 59 3.2.1.2 Công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm 60 3.2.2 Xây dựng chương trình giữa các cơ quan chức năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 62 3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm 63 3.2.3.1 Kiểm soát các cơ sở ăn uống và sản xuất thực phẩm 63 3.2.3.2 Kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm 65 3.2.4 Triển khai công tác thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới 67 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Ký hiệu bảng Trang 1 Bảng 2.1. Các nhóm đối tượng hiểu đúng về an toàn thực phẩm qua các năm 49 2 Bảng 3.1. Tần suất sờ mó của tay với các cơ quan có lông trên cơ thể 58 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà các cơ quan nhà nước luôn quan tâm đặc biệt và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉ đạo và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Ở Việt Nam, mặc dù Luật an toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Nghị định 38/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/ NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm song khả năng áp dụng còn rất nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp dụng. Hơn nữa, việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho pháp luật mất tính giáo dục, răn đe. Nhiều hành vi đã xác định rõ chế tài xử lý nhưng mức phạt quá nhẹ khiến cho nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng nộp phạt để rồi tiếp tục tái phạm… 2 Từ những nguyên nhân đã trình bày trên, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu đề tài “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trước yêu cầu ở nước ta hiện nay. 1. Tình hình nghiên cứu Tuy có tầm quan trọng như vậy, song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là, các kết quả nghiên cứu thu được cho đến nay còn hết sức khiêm tốn. Có thể kể đến các công trình như: Điều tra ngộ độc thực phẩm – Tiến sĩ Trần Thị Phúc Nguyệt – Đại học Y Hà Nội; Một số bệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm – PGS.TS. Đỗ Thị Hòa – Giảng viên chính Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng cục an toàn thực phẩm; Ngộ độc thức ăn- GS.TS. Nguyễn Thị Dụ; “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” Luận văn thạc sĩ – Đặng Công Hiển - năm 2010, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ – Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hầu hết các công trình trên đều ít nhiều đề cập đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội , đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này và từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện. Với mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 3 - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp Phường trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về pháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; - Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các văn bản quy định và thực tiễn việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, … 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 3. Kiến nghị và giải pháp thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm [...]... an toàn thực phẩm [58] 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.1.1 Thực trạng an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi là đơn vị hành chính cơ sở) có vai trò rất quan trọng,... QUÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1 Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm 1.1.1 Khái niệm an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm Đất nước ta trong những năm gần đây kinh tế phát triển, cuộc sống của nhiều người dân đã được cải thi n, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn cả về hình thức, chất lượng cũng như cảm quan đối với thực phẩm An toàn thực phẩm hay Vệ sinh an toàn thực. .. số 17/2010/QĐ- UBND về việc ban hành “Quy định tạm thời phân công trách 23 nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội Tại điều 15 có quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cụ thể: 1 Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; 2 Tổ chức thực hiện công tác thông... pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Nắm bắt được vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm chính là góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân Trong những năm qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này Ngày 05/5/2010 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã... bảo an toàn thực phẩm Tuy nhiên việc đưa các văn bản này vào cuộc sống lại là một bài toán khó vì đây là việc mà các cấp, các ngành và mọi tổ chức cá nhân phải thực hiện tốt việc thi hành pháp luật Thi hành pháp luật là một trong bốn hình thức của thực hiện pháp luật (Thực hiện pháp luật bao gồm : Tuân thủ pháp luật; Thi hành pháp luật; Sử dụng pháp luật và Áp dụng pháp luật) , theo đó Thi hành pháp luật. .. toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về an toàn thực phẩm Nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm; làm rõ vai trò, trách nhiệm của Ủy ban... và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Tại Điều 3 của Luật An toàn thực phẩm đã quy định: 1 Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của... thông về an toàn thực phẩm cho nhân dân địa phương; 3 Xây dựng, quản lý các khu vực, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn; 4 Tổ chức thẩm định giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp; 5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh... nhân dân cùng cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở Nghị định 38/2012/NĐ- CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định tại điều 23: Ủy ban nhân dân xã, phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, huyện về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn a, Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường; 17 b, Thực hiện các... chuyển sang kinh tế thị trường nhiều thành phần Công tác quản lý về an toàn thực phẩm cần đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam và liên tục được cải cách: 12 Công tác thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm dựa trên một tam giác hạ tầng vững chắc: Luật thực phẩm (Bao hàm cả các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, chính sách) Thanh tra thực phẩm Kiểm nghiệm thực phẩm (Bao hàm cả các văn bản pháp . 2.1 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 17 2.1.1 Thực trạng an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 17 v . quát thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 3. Kiến nghị và giải pháp thi hành pháp. mất an toàn thực phẩm 18 2.1.3 Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội 23 2.2 Những quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực

Ngày đăng: 10/07/2015, 08:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

  • 1.1. Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm

  • 1.1.1 Khái niệm an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 1.1.2. Khái niệm thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm

  • 1.2. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

  • 1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

  • 1.2.2. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay:

  • 1.3. Các yêu cầu của pháp luật về an toàn thực phẩm

  • 1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật về an toàn thực phẩm

  • 1.3.2. Nội dung chủ yếu của các yêu cầu pháp luật về an toàn thực phẩm

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 2.1. Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  • 2.1.1. Thực trạng an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  • 2.1.2. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 2.1.3. Tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội:

  • 2.2. Những quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm

  • 2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan