phân tích bài thơ vội vàng xuân diệu

8 1.4K 15
phân tích bài thơ vội vàng xuân diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Đề bài: Phân tích bài thơ “Vội vàng” Hướng dẫn làm bài A. MỞ BÀI: “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Tác phẩm được rút ra từ tập “Thơ thơ” (1938). Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy có một quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. B. THÂN BÀI: 1. Thiên đường ngay trên mặt đất. Trong lời giới thiệu tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, Thế Lữ đã khẳng định: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu sức mạnh”: “Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất” (Thanh niên - Xuân Diệu) Còn Hoài Thanh đã nhận xét: Thế Lữ xui mọi người lên tiên nhưng Xuân Diệu lại đốt cảnh bồng lai xua mọi người về với hạ giới. Đối với Xuân Diệu, mặt đất này là vườn trần tươi tốt, là một thiên đường trong tầm tay với người bình thường quanh chúng ta. Này đây hoa thơm, trái ngọt của mùa xuân tươi thắm đang chào mời chúng ta thật hấp dẫn: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si” Với tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và khát khao giao cảm mãnh liệt, Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ xuân tươi phơi phới đầy tình tứ và ngon lành ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta: cảnh ong đưa và bướm lượn dập dìu bỗng chốc trở thành “tuần tháng mật” của tình vợ chồng. “Hoa của đồng nội” cũng trở nên thắm sắc, ngát hương hơn. Cành cây bình thường cũng hoá thành “cành tơ” căng tràn nhựa sống với những chiếc lá phơ phất bay đầy tình tứ. Và tiếng hót đắm say của chim yến, Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn chim oanh bỗng chốc cũng hoá thành điệu tình si mê đắm lòng người. Thi sĩ như muốn nói với chúng ta: sao người ta cứ đi tìm Bồng lai Tiên cảnh, cõi Niết bàn cực lạc ở mãi chốn mông lung hão huyền, viễn vông nào kia. Nó ở ngay giữa cuộc sống quanh ta đây, ngay trong giây phút hiện tại đây. Nó là cái có thực, luôn luôn diễn ra sinh động trước mắt ta. Hàng loạt từ “này đây” vừa như liệt kê những của ngon vật lạ phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ của trần gian, vừa như mời mọc thiết tha, vừa tạo cho đoạn thơ một nhịp điệu thúc giục hối hả. Vậy còn chờ gì nữa, hãy yêu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy tươi vui này. Thực ra, cái thế giới tươi đẹp đó, vườn xuân mơn mởn xanh tươi đó đâu phải bây giờ mới có. Nhưng xưa nay, ta chưa có con mắt nhìn, chưa chịu nhìn nên không thấy. Nhà thơ Xuân Diệu không tạo ra thế giới mới nhưng có con mắt nhìn mới. Thi sĩ gọi đó là con mắt “xanh non”. Thoát hỏi hệ thống ước lệ có tính chất phi cá thể của văn chương cổ điển, cặp mắt “xanh non” của thơ Mới tiêu biểu hơn hết là Xuân Diệu ngơ ngác, vui sướng như lần đầu tiên trông thấy trời xanh hoá lá, cái gì cũng lạ, cũng đẹp, cũng non tươi; cái gì cũng mê, cũng say. 2. Đẹp nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Nhưng đối với Xuân Diệu, thế giới trần gian này đẹp nhất, hấp dẫn nhất vẫn là vì có con người, đặc biệt là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thơ ca cổ điển thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Ở đây, Xuân Diệu đã đưa ra một tiêu chuẩn khác: con người hồng hào mơn mởn xinh đẹp giữa tuổi yêu đương là đẹp nhất. Ấy mới là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên thế giới này. Con người là thước đo thẩm mỹ của vũ trụ. Vẻ đẹp của con người trần thế là tác phẩm kỳ diệu nhất của tạo hoá. Đó là ý nghĩa nhân bản mỹ học Xuân Diệu. Nó cũng đã tiếp nối được truyền thống nhân đạo của nhân dân ta khi cho rằng “người ta là hoa đất”. Tư tưởng thẩm mĩ ấy đã giúp Xuân Diệu sáng tạo nên được những hình ảnh mới mẻ, đẹp đẽ gây cảm xúc đặc biệt cho người đọc. Chẳng hạn, hình ảnh “và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng suốt một đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang. Nhưng “Vội vàng” còn có một hình ảnh rất độc đáo và táo bạo, rất trần gian nhưng cũng thật tuyệt mĩ, tuyệt vời, chỉ có tạo hoá - bà mẹ toàn năng đầy phép lạ mới có thể sáng tác nên được. Đó là hình ảnh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. “Tháng giêng” thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh và hương thơm trở thành “cặp môi gần” rất “ngon”, ngọt của Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn người tình nhân. Thật là một hình ảnh rất gợi cảm, giàu hình tượng, rất thanh tao, trong sáng không thoáng gợn một chút nhục cảm. 3. Hãy sống cao độ mỗi giây phút của tuổi thanh xuân. Nhưng tạo hoá có sinh ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn địa đàng trần gian này đâu! Đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại. Thực ra, từ ngàn đời nay, văn chương cũng đã từng than thở về sự ngắn ngủi của kiếp người. Các thi sĩ xem “cuộc đời như ánh chớp có rồi không”. Một nhà thơ đầy bản lĩnh như Nguyễn Công Trứ mà cũng phải thốt lên: “Ôi! Nhân sinh là thế. Như bóng đèn. Như mây nổi. Như gió thổi. Như chiêm bao!” Nhưng ngày xưa, các thi nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ cho nên chết chưa hẳn đã là chết, là hư vô, vẫn có thể cùng cộng đồng, cùng trời đất mà tuần hoàn. Song niềm tin ấy đâu còn nữa ở các nhà thơ Mới đã thức tỉnh được ý thức cá nhân. Vũ trụ luôn luôn biến đồi, thời gian luôn luôn chảy trôi, có cái gì bền vững đâu, nhất là ngày xuân, tuổi xuân: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là tôi sẽ già Mà xuân hết thì đời tôi cũng mất” Cái nghịch lý éo le giữa quy luật nghiệt ngã của thời gian qua nhanh chóng không gì có thể níu kéo được với khát vọng được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc giữa mùa xuân và tuổi trẻ được tô đậm bằng những cặp từ ngữ, hình ảnh tương phản: “đương tới” - “đương qua”, “còn non”- “sẽ già”, “lòng tôi rộng” - “lượng trời cứ chật”…và song hành “xuân hết” // “cũng mất”. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân đất trời có thể tuần hoàn, nhưng “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại; còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Ở đây, Xuân Diệu đã lấy cá nhân, đặc biệt là lấy “tuổi trẻ” - khoảng thời gian ngắn ngủi nhất nhưng có ý nghĩa nhất của đời người làm thước đo thời gian. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Than khóc chăng? Không! Nhà thơ Xuân Diệu đã có một ý muốn, một khát vọng thật táo bạo, một khát vọng rất thanh niên và cũng rất Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” Nhưng không thể được! Làm sao có thể cưỡng lại được quy luật sinh sôi vĩnh hằng nghiệt ngã của vũ trụ? Vậy chỉ còn một cách thôi, hãy “mau lên” hãy “vội vàng lên”, hãy chạy đua với thời gian và sống cao độ, hết mình cho từng giây, từng phút tuổi trẻ của mình giữa mùa xuân cuộc đời và vũ trụ. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Đề 2: Phân tích: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Hướng dẫn làm bài A. MỞ BÀI: Ngày Xuân Diệu mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh đã có một đánh giá rất xác đáng "Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời sống vội vàng". Có lẽ cái nét đặc sắc ấy của hồn thơ Xuân Diệu được biểu hiện đầy đủ nhất trong bài thơ "Vội vàng", mà đoạn bình giảng dưới đây là đoạn hay nhất của bài thơ. B. THÂN BÀI: Bài thơ "Vội vàng" nằm trong tập "Thơ thơ", xuất bản năm 1938, là bài thơ tiêu hiểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ xuân Diệu nói chung. Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Thiên đường là ở ngay trên mặt đất chúng ta với biết bao điều hấp dẫn và quyến rũ. Vì vậy, hãy yêu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy tươi vui này. Nó bộc lộ niềm ham sống, khát sống, tận hưởng đến vô biên và tuyệt đích của thi nhân. Nó làm ta nhớ tới câu thơ nổi tiếng của Tago "Ta muốn uống cạn cái ly tràn đầy sự sống". Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hoá có sinh ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại "giục giã" chúng ta phải "nhanh lên", "vội vàng lên" để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi mà "mùa chưa ngả chiều hôm", khi mà xuân đang non. xuân chưa già: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn "Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn" "Ở trên, tác giả xưng "tôi" để đối thoại với đồng loại, ở dưới lại xưng "ta" để đối diện với sự sống" (Chu Văn Sơn). Giữa những câu thơ dài, đột ngột xen vào một câu thơ rất ngắn, chỉ có ba chữ "ta muốn ôm". Câu thơ như thắt ngang giữa bài làm ta liên tưởng đến vòng tay đang ôm bó, níu giữ, quấn quýt "cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn", non tơ của nhà thơ. "Mơn mởn" là từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm giác sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức sống: "Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quýt cả vườn xuân Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất" (Thanh niên) Lần theo bước chân "vội vàng", cuống quýt và trái tim "say đắm", "nồng nàn", "tha thiết" với sự sống của thi nhân, ta bước vào một thế giới đầy ắp những hình ảnh sinh động, đẹp đẽ của mùa xuân và cuộc đời: "Ta muốn riết mây đưa và gió lượn … cắn vào ngươi" Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ "ta muốn" được lặp đi lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Nó đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Nhất là mỗi lần điệp, lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm" - "riết" - "say" - "thâu", để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam “Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi". Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt "xanh non", "biếc rờn" của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn có sắc. Mùa xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén nổi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu: "Ta muốn cắn vào ngươi" Hay: "Mặt trăng của mẹ Mẹ nâng trên tay Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 5 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Mặt trăng tươi thế? Mẹ cắn vào đây" (Hôn con - Anh Thơ). Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của "một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Mới từ điệu tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ đến cách đặt câu, dùng từ. Ngay cả liên từ "và" được dùng có vẻ thừa thãi nhưng cũng đã thể hiện được một cách đậm nét cái "tôi" của Xuân Diệu. Nghĩa là làm nổi rõ được cái cảm xúc tham lam, ham hố đang trào lên mãnh liệt trong trái tim yêu đời của Xuân Diệu. Câu thơ: "Cho chuếnh choáng mùi thơm … Cho no nê thanh sắc của thời tươi", Mới đọc qua tưởng như là một câu văn xuôi tầm thường, nhưng thực ra lại rất thơ. Điệp từ "cho" với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thoả thuê, sung mãn, trọn vẹn. Và với chữ "hồng" độc đáo rất gợi hình, gợi cảm, với một loạt từ láy tính từ "chuếnh choáng", "đã đầy", "no nê", chỉ cảm giác về hưởng thụ vật chất cụ thể trong nghệ thuật ẩm thực kèm theo trong câu thơ trên, nhà thơ không chỉ đã diễn tả được ý thơ ấy (thoả thuê, sung mãn) mà còn gợi cho ta ý nghĩ: thế giới này vừa hiện ra như một người tình hồng hào sức xuân mà thi sĩ là một tình nhân đắm say, vừa được bày ra như một bữa tiệc lớn với những thực đơn đầy của ngon vật lạ và thi nhân là một thực khách đang trong trạng thái khát thèm đến cháy lòng. C. KẾT BÀI: Xuân Diệu đã có lần viết: "Tôi gửi tâm hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ long, những "Thơ thơ"' cũng là những cái bỏng lưỡi hay những cơn buốt môi, vì đã uống tham vào suối của mặt trời, đã ăn hàm hồ vào suối xuân Và khi người ta đã xua tan không còn khát thèm, là lúc người ta không còn vui sống nữa". Và vì vui sống mà Xuân Diệu "say đắm với tình yêu và hăng say với mùa xuân, thả mình bơi trong nắng, rung động với bướm chim, chất trong tim mấy trời thanh sắc" (Thế Lữ). Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 6 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn ĐỀ BÀI: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ PHONG CÁCH THƠ XUÂN DIỆU GỢI Ý CÁCH LÀM : Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới và là một trong những cây bút lớn của nền văn học VN hiện đại. Thơ Xuân Diệu có phong cách độc đáo và hấp dẫn. Dưới đây là những nét chủ yếu của phong cách thơ ông. 1. Có thể nói Xuân Diệu là một trái tim lớn,một nguồn tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống trần thế; một cách mãnh liệt đến say mê cuồng nhiệt (trước khi mất, Xuân Diệu để lại cho đời những vần thơ cảm động: Hãy để cho tôi được giã từ Vẫy chào cõi thực để vào hư Trong hơi thở chót dâng trời đất Cũng vẫn si tình đến ngất ngư.) (Không đề ) Đây là một cá tính tự nhiên của Xuân Diệu.Nhưng cá tính cũng có liên quan đến hoàn cảnh gia đình và môi trường thiên nhiên và xã hội, nơi ông sinh ra và lớn lên. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng rất nhiều của người bố. Đó là một ông đồ xứ Nghệ, cần cù chịu khó, ham học. Mẹ Xuân Diệu người Quy Nhơn, Xuân Diệu lớn lên ở đây, nơi có “ gió nồm thổi lên tươi mát”. Sau này ra Hà Nội rồi vào Huế học. Cảnh lộng lẫy của đất Thăng Long cùng với vẻ đẹp đầy mộng mơ của Huế, “gió nồm Nam biển dạt dào Quy Nhơn” đã khơi dậy ở tâm hồn Xuân Diệu một tình yêu đời say đắm. 2. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, nghĩa là có ý thức sâu sắc, khẳng định cái tôi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca. Nhưng khác với nhiều nhà thơ cùng thời trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát ly với cuộc sống này; trái lại, ông muốn khẳng định nó trong quan hệ gắn bó với đời; đời” hiểu theo nghĩa hiện thực nhất. Đời: là con người, là trời đất, hoa lá, cỏ cây ở quanh ta đây. Ông quan niệm được sống mãi với đời là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất. Mà trên đời này có gì đáng yêu hơn là mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu. Đó là nguồn thơ phong phú của ông, là đề tài chủ yếu của Xuân Diệu. 3. Với niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần thế này, 1 cách tự nhiên Xuân Diệu là nhà thơ tình yêu. Vì tình yêu là niềm giao cảm mãnh liệt nhất và trần thế nhất. Đây là loại tình cảm bao giờ cũng đòi hỏi cao độ… người ta đã tặng cho Xuân Diệu danh hiệu “Nhà thơ tình số một”, là “ông Hoàng của thơ tình yêu” Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 7 Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn 4. Tha thiết với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, Xuân Diệu đã đi đến một cách tân đáng kể về thi pháp. Nếu thơ văn xưa, coi tự nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì giờ Xuân Diệu đảo ngược lại: đối với ông, không gì hoàn mĩ bằng con người, nhất là phụ nữ giữa tuổi xuân. Một quan điểm thẩm mĩ như vậy đã tạo nên trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu những hình tượng giàu sức sống và đầy “xuân tình xuân sắc”. Tuy nhiên trong xã hội cũ, Xuân Diệu cảm thấy tình yêu say đắm, nồng nàn của mình không được đáp lại xứng đáng, tựa như “nước đổ lá khoai”. Với Xuân Diệu, thơ mới là đào sâu vào tâm hồn của cái tôi cá nhân, cá thể. Và càng đi sâu càng lạnh. Cho nên con người yêu đời là vậy mà lắm lúc cảm thấy cô đơn, thậm chí muốn trốn đời và trốn cả bản thân mình. Vì vậy trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu mùa xuân và bình minh đi liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh. 5. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của nền văn chương Đông Tây, cổ điển vá hiện đại. Xuân Diệu đặc biệt chịu ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng của Pháp, như Bô-đơ-le Rim-bo Vec-len. Thơ tượng trưng hết sức đề cao quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính nhạc của thơ và mài sắc các giác quan để cảm nhận và diễn tả được những biến thái tinh vi nhất của tạo vật và lòng người. 2 nguồn văn hoá Đông Tây được kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp cho Xuân Diệu sáng tạo nên những vần thơ súc tích như kết đọng biết bao tinh hoa. Kết luận: là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu đã dễ dàng gắn bó với con người, với nhân dân. Từ một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới lãng mạn, Xuân Diệu đã trở thành nhà thơ lớn của văn học CM. Là một nghệ sĩ đa tài, sau CM, Xuân Diệu càng phát huy năng khiếu của mình trên nhiều thể loại: bút ký, tuỳ bút, dịch thuật, đặc biệt là nghiên cứu và phê bình văn học. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có những đóng góp rất có giá trị. Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 8 . bài thơ. B. THÂN BÀI: Bài thơ " ;Vội vàng& quot; nằm trong tập " ;Thơ thơ", xuất bản năm 1938, là bài thơ tiêu hiểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ xuân Diệu nói chung. Cả bài thơ. văn Đề bài: Phân tích bài thơ Vội vàng Hướng dẫn làm bài A. MỞ BÀI: Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Tác phẩm được rút ra từ tập Thơ. xác đáng " ;Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời sống vội vàng& quot;. Có lẽ cái nét đặc sắc ấy của hồn thơ Xuân Diệu được biểu hiện đầy đủ nhất trong bài thơ " ;Vội vàng& quot;, mà

Ngày đăng: 09/07/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan