SKKN Vận dụng nguyên tắc nhân xác suất để rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học cho học sinh lớp 12 THPT

37 419 0
SKKN Vận dụng nguyên tắc nhân xác suất để rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học cho học sinh lớp 12 THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến “Vận dụng nguyên tắc nhân xác suất để rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học cho học sinh lớp 12 THPT ”. A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết Theo mục tiêu giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, HS học xong cấp THPT phải đạt được các mặt giáo dục sau: tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật và hướng nghiệp; kĩ năng học tập và vận dụng kiến thức; về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ. Để thực hiện được mục tiêu này, giáo viên cần phải: thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Mặt khác, xu hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay là giảng dạy tích hợp các môn khoa học. Trong giảng dạy bộ môn sinh học có thể tích hợp nhiều môn khoa học khác như: toán học, hóa học, vật lí, môi trường, Trong đó toán học là bộ môn có thể ứng dụng trong phần di truyền học để giúp HS sáng tỏ hơn kiến thức sinh học. Trong những năm gần đây, câu hỏi và bài tập khó về phần kiến thức di truyền học có ứng dụng nguyên tắc xác suất được nhiều tác giả ra đề thi quan tâm, xuất hiện nhiều trong các đề thi HS giỏi quốc gia, thi đại học và các kì thi khác. Với kinh nghiệm giảng dạy kiến thức phổ thông và bồi dưỡng HSG môn sinh học trong nhiều năm qua tại trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn tôi nhận thấy, sau khi học xong lí thuyết phần di truyền học HS gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập, HS thiếu kĩ năng vận dụng, do đó để rèn luyện nâng cao kĩ năng giải các bài tập sinh học khó thì các em phải vận dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc xác suất trong sinh học, đặc biệt là nguyên tắc nhân xác suất. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc nhân xác suất để rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học cho học sinh lớp 12 THPT ”. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 1 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến Giải pháp mới giúp HS lớp 12 THPT: - Sáng tỏ hơn kiến thức về các hiện tượng di truyền. - Giúp HS rèn luyện, nâng cao kĩ năng giải các bài tập về ứng dụng xác suất trong sinh học. - HS có kĩ năng xác định nhanh và chính xác các kết quả của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn ở phần di truyền học. - Giải pháp góp phần làm tăng tính hứng thú bộ môn và kết quả trong các kì thi. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chỉ đề cập đến việc vận dụng NTNXS để giải một số dạng bài tập di truyền cơ bản trong chương trình sinh học ở bậc THPT, từ đó giúp HS có thể vận dụng để giải các dạng bài tập khác tương tự. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí thuyết xác suất 1.1.1. Khái niệm xác suất Xác suất (P) của một sự kiện (hay biến cố) sẽ xảy ra là tỷ số giữa số lần sự kiện đó xảy ra (a) chia cho tổng số cơ may mà sự kiện đó có thể xảy ra trong thực tế (n) P = a n Chúng ta có thể giả sử khi tung đồng xu, xác suất để có một mặt nhất định ngửa lên trên là 1/2. Tương tự như vậy, xác suất để một mặt nhất định của hạt xúc sắc xuất hiện trong mỗi lần gieo xúc sắc là 1/6 (bởi vì khả năng xuất hiện của một trong sáu mặt 1, 2, 3, 4, 5 và 6) là như nhau. 1.1.2. Nguyên tắc nhân xác suất * Khái niệm: Hai biến cố được gọi là độc lập với nhau nghĩa là sự xảy ra hay không của biến cố này không ảnh hưởng đến sự xảy ra của biến cố kia. * Nguyên tắc nhân xác suất được phát biểu là: Xác suất trùng hợp của cả hai biến cố độc lập bằng tích xác suất riêng rẽ của chúng. * Áp dụng: 2 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến - Nguyên tắc nhân xác suất được áp dụng đối với các sự kiện xảy ra riêng rẽ hoặc các sự kiện xảy ra theo một trật tự nhất định. - Nếu sự kiện thứ nhất “và” sự kiện thứ hai“và”… xảy ra đồng thời thì nhân xác suất Ví dụ: Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp tử về một bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường quy định là bệnh bạch tạng. Nếu cặp vợ chồng này sinh 3 đứa trẻ, thì xác suất ngẫu nhiên để 3 đứa trẻ đều biểu hiện bệnh (đồng hợp tử lặn) là bao nhiêu? Xác suất mỗi đứa trẻ nhận được kiểu gen đồng hợp tử lặn trong mỗi lần sinh là 1/4. Vậy xác suất để cả ba đứa trẻ đều có kiểu gen này là: 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/64 1.1.3. Nguyên tắc cộng xác suất * Khái niệm: - Hai sự kiện được gọi là xung khắc với nhau nghĩa là sự xảy ra của sự kiện này thì sự kiện kia không bao giờ xuất hiện cùng lúc. * Nguyên tắc cộng xác suất được phát biểu là: Xác suất kết hợp của cả hai (hoặc nhiều) sự kiện xung khắc từng đôi xảy ra bằng tổng xác suất riêng rẽ của chúng. * Áp dụng: - Nguyên tắc cộng xác suất được áp dụng đối với các sự kiện có ảnh hưởng tương quan qua lại lẫn nhau. - Nếu “sự kiện thứ nhất xảy ra “hoặc” sự kiện thứ hai xảy ra “hoặc”… thì cộng xác suất Ví dụ: Trong phép lai một tính trạng của Men đen về tính trạng màu sắc hoa có kết quả con lai là: 1/4 hoa màu đỏ : 2/4 hoa màu hồng : 1/4 hoa màu trắng. Như vậy xác suất để một bông hoa bất kỳ có màu đỏ hoặc màu hồng sẽ là: 1/4 + 2/4 = 3/4. 1.1.4. Phép hoán vị * Khái niệm: Phép hoán vị là cách sắp xếp thức tự các yếu tố khác đi nhưng kết quả cuối cùng không thay đổi. * Ví dụ: Khi ta gieo 2 viên xúc sắc để thu được 2 mặt 6 chỉ có 1 khả năng duy nhất là mặt 6 của cả 2 viên đều phải ngửa lên trên. Tuy nhiên nếu ta muốn có một mặt 3 và một mặt 6 thì có hai khả năng, xác suất xuất hiện của mỗi khả năng là như nhau là: khả năng thứ nhất là viên thứ nhất mặt 3, viên thứ 2 mặt 6. Khả năng thứ hai là viên thứ nhất mặt 6, viên thứ hai mặt 3. Đó chính là hai cách hoán vị (hay còn gọi là cách tổ hợp). Xác suất P (3 và 6) = 1/6 x 1/6 x 2 = 1/18 3 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến * Áp dụng: Số khả năng hoán vị (hay tổ hợp) được tính dựa trên hàm nhị thức mở rộng (p +q) n . Trong đó p là xác suất của sự kiện này (ví dụ: xác suất của đứa trẻ bình thường là 3/4) còn q là xác suất của sự kiện còn lại (xác suất của đứa trẻ bị bạch tạng là 1/4) và n là số sự kiện có thể diễn ra (trong trường hợp này là tổng số đứa trẻ). Chú ý rằng p + q = 1. Nếu có n đứa trẻ, xác suất để có a đứa trẻ bình thường và b đứa trẻ bị bệnh sẽ là : Công thức: P = p a x q b x (1) Số khả năng hoán vị được tính trong biểu thức được gọi là hệ số hoán vị ( a n C = ), còn p a , q b là xác suất xảy ra các sự kiện theo một trật tự xác định. Lưu ý: p + q = 1 và a + b = n. 1.2. Cơ sở lí thuyết di truyền học 1.2.1. Di truyền học tế bào Qúa trình phân bào giảm phân: - Giảm phân gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi NST. - Trong giảm phân I, các NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi đoạn NST từ đó hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. - Trong giảm phân I, các NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa, do sự sắp xếp và phân li ngẫu nhiên giữa các NST kép của các cặp khác nhau ở kì sau đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST khác nhau trong giảm phân là các sự kiện độc lập, việc xác định số lượng giao tử, tỉ lệ các loại giao tử xuất hiện tuân theo các nguyên tắc tính xác suất. - Kết quả của quá trình giảm phân, từ 1 TB mẹ cho ra 4 TB con có số lượng NST giảm đi một nửa. Ở các loài động vật, từ 1 TB sinh tinh (2n) qua quá trình giảm phân đã tạo ra 4 tinh trùng (n), từ 1 TB sinh trứng qua quá trình giảm phân đã tạo ra 1 TB trứng (n) có kích thước lớn và 3 thể cực (n) có kích thước nhỏ bị tiêu biến. 1.2.2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền * Quy luật phân li độc lập của Men đen - Nội dung: Khi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp 4 ! ! ! n a b ! !( )! n a n a− ! ! ! n a b THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. - Sự phân li của mỗi locut gen (nằm trên các NST khác nhau) là một sự kiện xảy ra độc lập. Do đó cách thức đơn giản nhất để tính tần số phối hợp của các sự kiện xảy ra độc lập (tức là xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của con lai) thông qua nguyên tắc tính xác xuất. * Quy luật hoán vị gen Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện các giao tử mới, từ đó xuất hiện các tổ hợp gen mới. 1.2.3. Di truyền học quần thể Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối - Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên 1 lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. - Quần thể ngẫu phối duy trì được sự đa dạng di truyền (quần thể ngẫu phối nổi bậc ở đặc điểm đa hình: nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình). Giả sử quần thể có số gen là n, mỗi gen có r alen khác nhau, trong đó các gen phân li độc lập, thì số kiểu gen khác nhau trong quần thể được tính bằng công thức: n Công thức: (2) 1.3. Cơ sở thực tiễn - Xuất phát từ nhu cầu phải nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là nâng cao kết quả trong các kì thi. - Kĩ năng giải bài tập sinh học có ứng dụng xác suất của HS còn nhiều hạn chế. - HS chưa có khả năng tự tìm ra phương pháp giải nhanh bài tập di truyền. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 2.1. Các biện pháp tiến hành - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết toán xác suất và cơ sở lí thuyết di truyền học. - Xây dựng các dạng câu hỏi – bài tập có ứng dụng NTNXS và dự kiến tình huấn trả lời của HS. 5 ( 1) 2 r r +       THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến - Thực nghiệm giảng dạy trên các lớp và chỉnh sửa theo giải pháp đề ra. - Thu thập, xử lý kết quả thực nghiệm và đưa ra nhận xét. 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp: Từ ngày 15/8/2012 đến ngày 10/3/2014. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu 1. Xây dựng các dạng bài tập trong phần di truyền học có ứng dụng NTNXS. 2. Giảng dạy thực nghiệm trên các lớp 12Si, 12H, 12A 1 , 12A 2 ở trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn tỉnh Bình Định để thăm dò hiệu quả của giải pháp. II. Mô tả giải pháp của đề tài 1. Tính mới và nội dụng của đề tài 1.1. Tính mới của đề tài: - Đề tài thiết kế các dạng bài tập di truyền có ứng dụng NTNXS và đưa ra phương pháp giải cụ thể cho từng dạng, giúp HS không nhầm lẫn. - Đề tài đã tích hợp NTNXS trong giảng dạy sinh học giúp HS sáng tỏ các hiện tượng di truyền. - Đề tài cũng giúp HS giải nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm di truyền. 1.2. Một số dạng bài tập di truyền học vận dụng nguyên tắc nhân xác suất 1.2.1. Di truyền học tế bào. Các dạng bài tập xác định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân Nguyên tắc nhân xác suất: Những loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội (2n) trong quá trình giảm phân do các cặp NST đồng dạng khác nhau PLĐL, nên số loại giao tử tối đa mà các cá thể tạo ra chính bằng tích số loại giao tử tạo thành của từng cặp NST khác nhau. DẠNG I: Xác định số loại giao tử khi xét một tế bào của sinh vật với bộ NST 2n thực hiện giảm phân. Bài toán 1: Một cơ thể động vật, trong tế bào có kiểu gen: AB ab DdEeGgHh . 6 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến Xác định số loại tinh trùng và trứng được tạo thành trong các trường hợp sau đây (chọn một phương án đúng) Trường hợp 1: Khi 1 tế bào sinh tinh và 1 tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân không xảy ra TĐC. Số loại tinh trùng và trứng được tạo thành lần lượt là: A. 2 và 1 B. 4 và 4 C. 32 và 32 D. 64 và 32 Trường hợp 2: Khi 1 tế bào sinh tinh và 1 tế bào sinh trứng thực hiện giảm phân có xảy ra TĐC. Số loại tinh trùng và trứng được tạo thành lần lượt là: A. 4 và 1 B. 32 và 4 C. 4 và 32 D. 64 và 32 Hướng dẫn: Suy luận sai lầm của HS Chỉnh sửa theo NTNXS Trường hợp 1: HS thường chọn C vì các em cho rằng mỗi cặp NST tạo ra 2 loại giao tử khác nhau và số loại tinh trùng và trứng đều là 2 5 = 32. HS nhầm vì đề chỉ xét đến 1 tế bào mà các em tính cho 1 cơ thể. - Một tế bào sinh tinh khi giảm phân tạo ra 4 tinh trùng. Nếu không xảy ra TĐC chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng khác nhau. - Một tế bào sinh trứng khi giảm phân nếu xảy ra TĐC hay không đều chỉ tạo ra 1 loại trứng. Chọn A Trường hợp 2: HS thường chọn B, các em nhầm như trường hợp 1. - Một tế bào sinh tinh khi giảm phân tạo ra 4 tinh trùng. Nếu xảy ra TĐC tạo ra 4 loại tinh trùng khác nhau. - Một tế bào sinh trứng khi giảm phân nếu xảy ra TĐC hay không đều chỉ tạo ra 1 loại trứng. Chọn A DẠNG II: Xác định số loại giao tử tối đa và tối thiểu khi xét m tế bào của cá thể sinh vật, với bộ NST 2n khi thực hiện giảm phân Bài toán 1: Một cơ thể động vật, người ta xác định trong tế bào có kiểu gen: Hh. Khi các tế bào trong cơ quan sinh dục đực thực hiện giảm phân để tạo tinh trùng. Xác định số loại tinh trùng tối đa và số loại tinh trùng tối thiểu có thể tạo thành khi giảm phân trong các trường hợp sau đây (chọn một phương án đúng) 7 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến Trường hợp 1: Khi quan sát quá trình giảm phân của 10 tế bào sinh tinh trên kính hiển vi, nhìn thấy cả 10 tế bào không xảy ra TĐC ở tế bào nào trong 4 cặp NST đang xét, số loại tinh trùng tối đa và tối thiểu lần lượt là A. 16 và 2 B. 20 và 2 C. 40 và 4 D. 16 và 4 Trường hợp 2: Khi quan sát quá trình giảm phân của 5 tế bào sinh tinh trên kính hiển vi, nhìn thấy ở cả 5 tế bào đều xảy ra TĐC ở cặp NST có kiểu gen , các cặp còn lại không xảy ra TĐC, số loại tinh trùng tối đa và tối thiểu lần lượt là A. 20 và 4 B. 32 và 4 C. 32 và 2 D. 128 và 4 Trường hợp 3: Khi quan sát quá trình giảm phân của 15 tế bào sinh tinh trên kính hiển vi, nhìn thấy cả 15 tế bào đều xảy ra TĐC ở 1 cặp NST trong 3 cặp NST có liên kết gen, nhưng không xác định được cặp NST nào, số loại tinh trùng tối đa và tối thiểu lần lượt là A. 60 và 4 B. 32 và 4 C. 96 và 2 D. 128 và 4 Trường hợp 4: Khi quan sát quá trình giảm phân của 50 tế bào sinh tinh trên kính hiển vi nhìn thấy ở cả 50 tế bào đều có xảy ra TĐC ở 2 cặp NST trong 3 cặp NST có liên kết gen, nhưng không xác định được cặp NST nào, số loại tinh trùng tối đa và tối thiểu là A. 192 và 4 B. 200 và 4 C. 100 và 2 D. 192 và 2 Hướng dẫn: Suy luận sai lầm của HS Chỉnh sửa theo NTNXS Trường hợp 1: HS thường chọn C (sai) Vì cho rằng: 1 tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân tạo 4 loại tinh trùng. Nên10 tế bào nói trên giảm phân đều không TĐC sẽ tạo ra tối đa 10 x 4 = 40 loại và tối thiểu là 2 loại tinh trùng. - Một tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân không có TĐC chỉ tạo 2 loại tinh trùng. - Theo NTNXS thì cơ thể có kiểu gen đang xét khi giảm phân không xảy ra TĐC chỉ tạo tối đa 16 loại tinh trùng (2 4 ) - Thực tế khi 10 tế bào nói trên giảm phân đều không TĐC sẽ tạo ra tối đa 10 x 2 = 20>16 loại, lúc này các cặp NST của 10 tế bào có cách sắp xếp khác nhau. - Vậy số loại tinh trùng tối đa do 10 tế bào tạo ra không thể vượt quá 16 loại. - Số loại tinh trùng tạo thành tối thiểu là 2 vì lúc này 10 TB giảm phân cách xếp các NST là như nhau. Chọn A 8 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến Trường hợp 2: HS thường chọn B (sai) Vì cho rằng: 1 tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân có TĐC ở 1 cặp NST tạo 4 loại tinh trùng. Nên 5 tế bào nói trên giảm phân đều TĐC ở 1 cặp NST sẽ tạo ra tối đa 10 x 2 = 20 loại và tối thiểu là 4 loại tinh trùng. - Một tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân có TĐC ở 1 cặp NST tạo 4 loại tinh trùng. - Theo NTNXS thì cơ thể có kiểu gen đang xét khi giảm phân xảy ra TĐC ở 1 cặp NST xác định sẽ tạo tối đa 32 loại tinh trùng (4x2x2x2= 32) - Thực tế khi 5 tế bào nói trên giảm phân đều TĐC ở 1 cặp NST xác định sẽ tạo ra tối đa 4 x 5 = 20<32 loại, lúc này các cặp NST của 5 tế bào có cách sắp xếp khác nhau. - Vậy số loại tinh trùng tối đa là 20 và số loại tinh trùng tối thiểu là 4 (Chọn A) Trường hợp 3: HS thường chọn B (sai) Vì cho rằng: 1 tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân có TĐC ở 1 cặp NST tạo 4 loại tinh trùng. Nên theo NTNXS thì cơ thể có kiểu gen đang xét khi giảm phân xảy ra TĐC ở 1 cặp NST không xác định trong 3 cặp sẽ tạo tối đa 32 loại tinh trùng (4x2x2x2= 32) HS chưa hiểu rõ phép hoán vị. - Một tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân có TĐC ở 1 cặp NST tạo 4 loại tinh trùng. - Theo NTNXS thì cơ thể có kiểu gen đang xét khi giảm phân xảy ra TĐC ở 1 cặp NST không xác định trong 3 cặp sẽ tạo tối đa 96 loại tinh trùng (4x2x2x2x 1 3 C = 96) - Thực tế khi 15 tế bào nói trên giảm phân đều TĐC ở 1 cặp NST không xác định sẽ tạo ra tối đa 15 x 4 = 60<96 loại. - Vậy số loại tinh trùng tối đa là 60 và số loại tinh trùng tối thiểu là 4 (Chọn A) Trường hợp 4: HS thường chọn B (sai) Vì cho rằng: 1 tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân có TĐC ở 1 cặp NST tạo 4 loại tinh trùng. Nên 50 tế bào nói trên giảm - Một tế bào có kiểu gen đang xét khi giảm phân có TĐC ở 1 cặp NST tạo 4 loại tinh trùng. - Theo NTNXS thì cơ thể có kiểu gen đang xét khi giảm phân xảy ra TĐC ở 2 cặp NST không xác định trong 3 cặp sẽ tạo tối đa 192 loại tinh trùng (4x4x2x2x 2 3 C = 192) - Thực tế khi 50 tế bào nói trên giảm phân đều TĐC ở 9 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến phân đều TĐC ở 1 cặp NST sẽ tạo ra tối đa 50 x 4 = 200 loại và tối thiểu là 4 loại tinh trùng. 2 cặp NST trong 3 cặp có liên kết gen sẽ tạo ra tối đa 50 x 4 = 200>192 loại. - Vậy số loại tinh trùng tối đa là 192 và số loại tinh trùng tối thiểu là 4 (Chọn A) Bài toán 2: Một cơ thể động vật, người ta xác định trong tế bào có kiểu gen: HH. Khi các tế bào trong cơ quan sinh dục cái thực hiện giảm phân để tạo tế bào trứng, xác định số loại tế bào trứng tối đa và số loại tế bào trứng tối thiểu có thể tạo thành khi giảm phân trong các trường hợp được xét sau đây (chọn một phương án đúng) Trường hợp 1: Khi quan sát quá trình giảm phân của 16 tế bào sinh trứng trên kính hiển vi, nhìn thấy cả 16 tế bào không xảy ra TĐC, số loại trứng tối đa và tối thiểu lần lượt là A. 8 và 1 B. 16 và 2 C. 16 và 4 D. 8 và 4 Trường hợp 2: Khi quan sát quá trình giảm phân của 15 tế bào sinh trứng trên kính hiển vi, nhìn thấy cả 15 tế bào đều xảy ra TĐC ở cặp NST có kiểu gen , các cặp còn lại không xảy ra TĐC, số loại trứng tối đa và tối thiểu lần lượt là A. 15 và 1 B. 16 và 4 C. 60 và 15 D. 30 và 4 Trường hợp 3: Khi quan sát quá trình giảm phân của 50 tế bào sinh trứng trên kính hiển vi, nhìn thấy cả 50 tế bào đều xảy ra TĐC ở 1 cặp NST, nhưng không xác định được cặp NST nào, số loại trứng tối đa và tối thiểu lần lượt là A. 48 và 1 B. 50 và 2 C. 16 và 2 D. 200 và 4 Trường hợp 4: Khi quan sát quá trình giảm phân của 20 tế bào sinh trứng trên kính hiển vi, nhìn thấy cả 20 tế bào đều có xảy ra TĐC ở 2 cặp NST, nhưng không xác định được cặp NST nào, số loại trứng tối đa và tối thiểu lần lượt là: A. 20 và 1 B. 96 và 20 C. 80 và 4 D.20 và 4 Hướng dẫn: Suy luận sai lầm của HS Chỉnh sửa theo NTNXS Trường hợp 1: HS thường chọn B (sai) Vì - Một tế bào sinh trứng có kiểu gen đang xét khi giảm phân không có TĐC chỉ tạo 1 loại trứng. 10 [...]... 2010 (chưa áp dụng giải pháp) 2 012 – 2013 (đã áp dụng giải pháp) Hiệu quả sau khi áp dụng giải pháp Số giải HSG cấp tỉnh lớp 12 Số giải HSGQG lớp 12 8 giải (1 giải nhì, 7 giải KK) 1 giải ba 9 giải ( 1giải 4 giải (2 nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba và 2 giải ba và 1 giải giải KK KK) Tăng 1 giải Tăng 3 giải Điểm trung bình thi đại học HS lớp chuyên sinh HS lớp không chuyên 7,19 điểm (28 HS) 6,815 điểm (80 HS)... phần di truyền học: di truyền tế bào, tính quy luật của hiện tượng di truyền và di truyền quần thể và giảng dạy thực nghiệm giải pháp này tại trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn ở các lớp 12Si, 12H, 12A1, 12A2 , trong năm học 2 012 – 2013 Tôi tiến hành theo dõi kết quả thi HSG lớp 12 cấp tỉnh, HSGQG và thi đại học khối B ở các lớp 12Si, 12H, 12A1, 12A2 , trong năm học 2009 – 2010, khi chưa thực hiện giải. .. chứng, tạo hứng thú nhất định cho HS trong việc nghiên cứu bộ môn sinh học 2 Đề tài đã thiết kế và sắp xếp các dạng bài tập di truyền điển hình, giúp HS có thể giải quyết tốt các dạng bài tập tương tự Đề tài bước đầu đã khẳng định hiệu quả của việc vận dụng NTNXS để rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho HS, giúp HS lớp 12 nâng cao kết quả trong các kì thi HSG và thi đại học 3 Đề tài là những kinh nghiệm... pháp để so sánh, bước đầu thăm dò hiệu quả của giải pháp Sau khi tiến hành giảng dạy lí thuyết, tôi thiết kế và lựa chọn các dạng bài tập để luyện tập và kiểm tra kĩ năng vận dụng của HS, chủ yếu là những bài tập vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao Kết quả và nhận xét Bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp Năm học 2009 – 2010 (chưa áp dụng giải pháp) 2 012 – 2013 (đã áp dụng. .. tính trạng lặn lần lượt là: A 27 /128 ; 54 /128 ; 36 /128 ; 10 /128 và 1 /128 B 27 /128 ; 81 /128 ; 54 /128 ; 12/ 128 và 1 /128 23 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến C 27 /128 ; 36 /128 ; 54 /128 ; 10 /128 và 1 /128 D 27 /128 ; 10 /128 ; 36 /128 ; 54 /128 và 1 /128 Hướng dẫn: Suy luận sai lầm của HS HS thường chọn B (sai) Chỉnh sửa theo NTNXS Bước 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình của con lai ở từng - Bài toán này kiểu gen của bố cặp... NST 2 Kết quả áp dụng đề tài Trong thời gian nghiên cứu, tôi đã thực nghiệm giải pháp một số chương của phần di truyền học có ứng dụng NTNXS ở 4 lớp 12 nhằm tìm hiểu, đánh giá tác động của giải pháp đến tinh thần học tập đối với bộ môn, đến kĩ năng giải quyết tình huấn và kết quả học tập của HS 34 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến Tôi tiến hành thiết kế các dạng bài tập có ứng dụng NTNXS trong... giải một số dạng bài tập di truyền học cho HS đã giúp cho HS sáng tỏ hơn về lí thuyết sinh học, các em nắm được nguyên tắc ứng dụng lí thuyết xác suất xuyên suốt nội dung phần di truyền học Từ đó giúp HS có thể giải nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm phức tạp của phần di truyền học, nâng cao được kết quả trong các kì thi Mặt khác, giải pháp đã góp phần phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng thế... (HSGQG: Học sinh giỏi quốc gia; HSG: Học sinh giỏi; KK: khuyến khích) Căn cứ vào bảng kết quả trên tôi nhận thấy: - Kết quả HSG cấp tỉnh lớp 12 khi áp dụng giải pháp tăng 1 giải và chất lượng giải cao hơn, có 1 giải nhất, 3 giải nhì và chỉ có 1 giải KK, trong khi đó lớp chưa áp dụng giải pháp chất lượng giải thấp, nhiều giải KK 35 THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến - Kết quả thi HSGQG lớp 12 khi... đại học của HS khối 12 đối với bộ môn 3 Lợi ích kinh tế - xã hội - Đề tài đã giúp HS tiết kiệm thời gian - Đề tài tạo ra niềm đam mê môn học, nâng cao kết qủa trong các kì thi - Cung cấp nguồn tư liệu cho HS và giáo viên bộ môn tham khảo C KẾT LUẬN I Kết luận Từ kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, tôi rút ra các kết luận sau: 1 Việc vận dụng NTNXS để rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền. .. Đôn Nguyễn Hoàng Chiến - Kết quả thi HSGQG lớp 12 khi áp dụng giải pháp tăng 3 giải và chất lượng giải tương đối, có 2 giải ba và 2 giải KK, trong khi đó lớp chưa áp dụng giải pháp chỉ có 1 giải ba - Kết quả thi đại học khi áp dụng giải pháp tăng 1,06 điểm ở lớp chuyên và tăng 0,579 điểm ở HS các lớp không chuyên Điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp đã bước đầu đem lại hiệu quả nhất định trong việc . THPT chuyên Lê Quý Đôn Nguyễn Hoàng Chiến Vận dụng nguyên tắc nhân xác suất để rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học cho học sinh lớp 12 THPT ”. A. MỞ ĐẦU I các nguyên tắc xác suất trong sinh học, đặc biệt là nguyên tắc nhân xác suất. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Vận dụng nguyên tắc nhân xác suất để rèn luyện kĩ năng giải một số. phần di truyền học HS gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập, HS thiếu kĩ năng vận dụng, do đó để rèn luyện nâng cao kĩ năng giải các bài tập sinh học khó thì các em phải vận dụng

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nếu bố và mẹ mỗi bên đều mang hai cặp gen dị hợp (Aa và Bb ), bất luận cơ sở tế bào học như thế nào, tần số HVG bao nhiêu, ta luôn nhận được ở đời con F1 có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình thoả mãn các hệ thức toán học sau:

  • - Phép lai ở 2 cặp gen x , tần số HVG 20% ta có thể sử dụng hệ quả của quy luật HVG để xác định tỉ lệ kiểu gen ở đời con mà không cần lập khung punnett.

  • - Phép lai ở 2 cặp gen x , tần số HVG 20% ta có thể sử dụng hệ quả của quy luật HVG để xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con mà không cần lập khung punnett.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan